nguồn :
http://www.mayinlequan.com/tu-van-ky-thuat/222-cach-dung-pin-laptop-cho-hop-ly.html
I. Sơ lược về pin MTXT
Có 3 loại pin đã và đang được dùng phổ biến trên MTXT:
Nickel-Cadmium (NiCd): đã được dùng từ lâu nhưng chỉ cho dung lượng trung bình. Pin Ni-Cad có chứa Cadmi – một kim loại độc nên đang dần bị thay thế.
Nickel Metal Hydride (NiMH): Cho dung lượng cao gấp 2-3 lần so với pin NiCad có cùng kích thước. Do không sử dụng cadmi làm điện cực âm, nên pin NiMH được đánh giá là thân thiện hơn với môi trường.
Li-ion: hiện đang là loại pin phổ biến nhất trong MTXT, có thể nói đến 90% các MTXT hiện nay đều dùng loại pin này do nhiều ưu điểm so với NiCad và NiMH. Pin Li-ion thực chất là một tổ hợp của nhiều khoang (cell) pin nhỏ (từ 3-18 cell, phổ biến là từ 4-9 cell) được nối với nhau, cộng thêm một mạch điện tử quản lý việc sạc/xả và đo dung lượng pin. Mỗi cell pin Li-ion có mức hiệu điện thế tiêu chuẩn phổ biến là 3,6V (gấp 3 lần so với mức hiệu điện thế của pin NiCd và NiMH là 1,2V). Tuy nhiên, khi sử dụng cho MTXT, chúng thường được nối nối tiếp 3-4 cell với nhau, và kết quả là hiện nay pin MTXT thường có điện thế nằm trong dải từ 10,8 -14,4v.
Li-ion Polymer (Li-Poly) là một dạng khác của pin Li-ion, có ưu điểm là độ bền cao hơn (có thể lên đến 1000 lần sạc) và có thể chế tạo dưới nhiều hình dạng, phù hợp với không gian sử dụng (chứ không phải chỉ là các cell như pin Li-ion). Trên MTXT MacBook của Apple hiện nay chủ yếu dùng pin Li-Poly.
Vì pin Li-ion hiện được sử dụng rộng rãi nhất trong MTXT, nên phần còn lại của bài viết chúng tôi chỉ tập trung vào loại pin này.
II. Theo dõi thông tin về pin
Phần lớn các phần mềm theo dõi thông tin về hệ thống đều cho phép bạn theo dõi thông tin về pin, ví dụ một phần mềm rất nổi tiếng là Everest. Bạn vào Computer -> Power Management để theo dõi thông số về pin của mình. (Ngoài Everest, bạn có thể dùng phần mềm BatteryCare miễn phí, tải tại địa chỉ http://batterycare.net/en/download.html)
Ngoài những thông số tùy thuộc vào từng model và từng loại pin, còn lại tất cả các pin đều có những thông số chung sau đây:
- Dung lượng thiết kế (Designed Capacity): được tính bằng Watt-giờ - Wh, hay mWh (1Wh tương ứng với nguồn điện có công suất 1W trong 1 giờ, 1Wh = 1000 mWh). Dung lượng thiết kế của pin phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cell của pin (hiện phổ biến các loại pin 4-cell, 6-cell và 9-cell), và phụ thuộc một phần nhỏ vào từng nhà sản xuất. Ví dụ, cùng là pin 6-cell, nhưng có nhà sản xuất chỉ cho bạn 48Wh, có nhà sản xuất “hào phóng” hơn, cho bạn dung lượng lên đến 56-57, hay thậm chí là 60Wh.
- Dung lượng tối đa (Fully charged capacity): Cùng với thời gian, dung lượng tối đa sẽ giảm dần, tùy theo tuổi thọ, chất lượng của pin và cách sử dụng. Một suy nghĩ rất logic là dung lượng tối đa phải luôn nhỏ hơn dung lượng thiết kế, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Một số nhà sản xuất có thể cho dung lượng tối đa của pin cao hơn dung lượng thiết kế. Dung lượng tối đa do mạch điều khiển (IC) trên pin đọc, dựa vào mức sạc đầy và mức cạn kiệt, có thể không phản ánh đúng tình trạng thực với pin của bạn, điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.
Dung lượng tối đa sẽ là cơ sở để tính độ chai của pin (wear level). Cách tính wear level khá đơn giản: 100% - (dung lượng tối đa/dung lượng thiết kế). Độ chai của pin càng lớn có nghĩa phần dung lượng tối đa bạn có thể sử dụng càng giảm, và đến khi wear level đạt đến 100% thì nghĩa là pin của bạn đã hỏng hoàn toàn. Thông thường, độ chai sẽ tăng theo thời gian, tuy nhiên, vẫn có cách để lấy lại phần dung lượng đã bị mất này.
- Cycle count: được hiểu nôm na là số lần sạc. Đây là khái niệm dễ gây hiểu nhầm. Không phải bạn cứ cắm sạc 1 chút cũng được tính là 1 lần sạc, mà thực tế, khi bạn sạc được tương ứng khoảng 85% - 90% mới được tính. Ví dụ, ngày hôm nay bạn sạc khoảng 40%, ngày mai sạc đầy và dùng tiếp 50% rồi lại sạc đầy, mới được tính là một lần sạc. Tuổi thọ của cell pin MTXT có thể đạt từ 300 đến 500 lần sạc (tùy theo nhà sản xuất cell của pin, theo kinh nghiệm của chúng tôi, cell do Panasonic sản xuất thường có chất lượng tốt nhất, có tuổi thọ cao hơn cell của một số nhãn hiệu khác), tuy nhiên con số này chỉ mang ý nghĩa trung bình và bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách sử dụng.
Cần chú ý: với một số mẫu máy nhất định, đặc biệt là máy tính thuộc nhãn hiệu Sony Vaio, Everest và một số phần mềm khác nhận diện pin thuộc kiểu Non-rechargeable Li-ion, điều này là không chính xác vì hiện tại tất cả pin trên MTXT đều là kiểu Rechargeable (có thể sạc lại)
Ngoài những thông số trên, bạn có thể theo dõi một thông số trạng thái rất quan trọng là nhiệt độ của pin. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Với Everest, bạn có thể theo dõi tại mục Computer -> sensor.
III. Dùng pin sao cho hợp lý
Pin MTXT không hề rẻ, vì vậy việc sử dụng pin sao cho hiệu quả và lâu bền là điều mà những người dùng MTXT đều mong muốn. Tuổi thọ của pin Li-ion hiện nay vào khoảng 1 năm với từ 300-500 lần sạc (Đây là lý do mà hầu hết các hãng MTXT đều đề ra chính sách bảo hành 1 năm với pin). Tất nhiên, không phải sau 1 năm thì pin MTXT sẽ “chết đột ngột”, mà dung lượng tối đa sẽ giảm dần. Đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu sử dụng hợp lý, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của pin thêm từ 6-12 tháng với mức dung lượng tối đa đáng kể
Mặc định, pin được cung cấp kèm MTXT, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bạn sẽ phải mua pin mới để thay thế hoặc bổ sung. Lời khuyên của chúng tôi trong trường hợp này là: hãy sử dụng pin chính hãng. Pin chính hãng thường đắt hơn khá nhiều so với pin được gắn mác “compatible” – tương thích. Tuy nhiên, đây là cái “đắt” hợp lý vì thông thường, pin chính hãng được chế tạo với cell tốt hơn, và được trang bị sẵn một số tính năng như mạch chống quá tải, quá dòng nhằm bảo vệ pin khỏi tác động tiêu cực khi sạc. Pin tương thích có thể thiếu hẳn các tính năng này và tuổi thọ sẽ ngắn hơn đáng kể.
Ngoài những vấn đề trên, việc sử dụng pin thế nào cho hợp lý là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười vì những nhầm lẫn.
Hiện nay, pin trên MTXT chủ yếu là pin Li-ion, (một số nhỏ là pin Li-polyme) như đã nói ở trên. Pin Li-ion không có hiệu ứng nhớ như pin Cad-Niken nên hoàn toàn không cần thiết (và rất không nên) dùng pin MTXT đến cạn kiệt rồi mới sạc, cũng không nhất thiết mỗi lần sạc phải thật đầy. Việc sử dụng pin MTXT đến cạn kiệt (5-10%) thường xuyên sẽ không tốt cho tuổi thọ của pin, và mỗi lần sạc như vậy sẽ trở thành một cycle count, góp phần làm pin nhanh lão hóa. Nhiều chuyên gia về pin khuyên rằng việc sạc nhiều lần, mỗi lần 1 ít sẽ tốt cho pin hơn là xả hết – sạc đầy. Bạn có thể tháo và cắm sạc bất cứ khi nào bạn muốn.
Một vấn đề gây tranh cãi từ lâu là liệu có nên tháo pin laptop ra khi cắm nguồn AC không. Nhiều người lo rằng, làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng pin laptop vừa sạc, vừa xả, khiến pin mau bị chai. Nhiều bạn vì lo pin bị chai nên đã làm thêm một “thao tác” khi cắm sạc là tháo pin ra. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy, khi bạn cắm sạc, thì sạc sẽ đồng thời vừa sạc pin vừa là nguồn nuôi laptop. Có thể kiểm chứng điều này bằng thí nghiệm nhỏ với phần mềm Everest.
Khi tháo sạc:
Khi cắm sạc:
Bạn có thể thấy, ngay khi cắm sạc thì máy chỉ dùng nguồn từ sạc. Việc tháo pin khi cắm sạc không những phiền phức mà còn là một nguy cơ đối với dữ liệu của bạn: pin của MTXT có thể coi như một nguồn điện dự phòng, điều gì sẽ xảy ra khi mất điện đột ngột và bạn đang tháo pin?
Vấn đề lớn nhất của việc để pin khi cắm nguồn AC là nhiệt độ. Như đã nói ở trên, nhiệt độ cao có thể phá hỏng vĩnh viễn pin Li-ion và khiến nó bị chai không thể phục hồi được. Nhiệt độ dưới 30 độ C được coi là khá lý tưởng cho tuổi thọ của pin, từ 30-35 độ là bình thường, còn trên 40 độ sẽ tăng tốc độ chai pin đáng kể. Nếu theo dõi thấy nhiệt độ của pin liên tục ở mức cao, hãy cân nhắc đến giải pháp làm mát thích hợp. Dưới đây là bảng dung lượng tối đa của pin sau 1 năm lưu trữ (không sử dụng). Trong điều kiện sử dụng, dĩ nhiên mức chai sẽ còn cao hơn nhiều
Recalibrate pin
Đây là một trong những phương pháp khá hiệu quả có thể dùng với pin nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu và sử dụng đúng.
Như đã nói ở trên, việc xác định dung lượng tối đa của pin được thực hiện bằng cách đọc mạch điều khiển trong pin để xác định chỉ số “full capacity”. Mạch điều khiển trong pin sẽ sử dụng giá trị này để quản lý việc sạc pin, và ngăn việc sạc tiếp khi đã đầy, cũng như ngăn pin xả sau khi đã cạn kiệt. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, có những khi mạch IC này làm việc không thật sự chính xác, vì vậy nó sẽ báo nhầm giá trị dung lượng tối đa (thấp hơn dung lượng thực) và/hoặc dung lượng tối thiểu (cao hơn dung lượng thực). Điều này sẽ làm bạn không thể sử dụng được một phần dung lượng mà lẽ ra pin vẫn có thể cung cấp
Calibate là việc "cân chỉnh" lại pin, thực tế là giúp mạch IC trên pin đọc đúng dung lượng thực của pin, chính xác hơn nữa, là giúp mạch IC đọc đúng hiệu điện thế khi pin đầy và khi pin cạn kiệt. Quá trình này bao gồm 3 bước cơ bản:
+ Sạc pin đến đầy hoàn toàn (có người khuyến cáo là sau khi pin đã đạt 100% tiếp tục cắm sạc thêm 2 tiếng nữa). Trong quá trình này vẫn có thể sử dụng máy bình thường.
+ Dùng pin đến cạn kiệt. Mức “cạn kiệt” ở đây có thể là 3-5%. Bạn có thể thiết lập trong Power Options của Windows để máy tự động tắt hoặc ngủ đông khi pin xuống đến mức này.
+ Sạc đầy lại lần nữa.
Như vậy, Recalibrate không làm tăng dung lượng pin của bạn, nó chỉ giúp mạch điều khiển (và qua đó các trình điều khiển và phần mềm) xác định đúng dung lượng của pin để sạc cho đúng. Tùy vào tình trạng của pin, sau khi recalibrate, dung lượng tối đa có thể tăng hay giảm. Nói cách khác, recalibrate không phải là cây đũa thần mà có thể là con dao hai lưỡi:
+ Lợi ích lớn nhất của Recalibrate là giúp cho bạn lấy lại dung lượng của pin: Đa phần trường hợp, bạn sẽ lấy được 3-7 Wh đã bị mất.
+ Một số trường hợp, Recalibrate có thể khôi phục tình trạng của pin từ Poor sang Good
Tuy nhiên, Recalibrate cũng đem lại các nguy cơ:
+ Reclibrate bằng một lần xạc và xả đầy. Như đã nói ở trên, điều này sẽ góp phần làm giảm bớt tuổi thọ pin của bạn.
+ Trong một số trường hợp, Recalibrate có thể khiến pin của bạn “ra đi”.
Vậy sử dụng Recalibrate thế nào cho đúng?
|
+ Như đã nói ở trên, bạn không nên Recalibrate pin thường xuyên. Một số người khuyến cáo nên recalibrate sau mỗi 30 chu kỳ xạc/xả pin, đây có thể là một cách làm tốt, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế sử dụng của chúng tôi cho thấy chỉ khi nào dung lượng của pin tụt một cách đáng kể, hoặc khi pin vẫn báo dung lượng cao nhưng thực tế sử dụng lại được rất ngắn. Còn nếu pin vẫn bình thường (dung lượng không giảm nhiều, thời gian dùng pin thực tế đúng với thời gian do phần mềm báo), thì việc recalibrate không thật sự cần thiết..
+ Khi recalibrate pin, mặc dù về nguyên tắc bạn có thể làm bằng tay theo 3 bước trên, tuy nhiên, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý pin mà nhà sản xuất laptop cung cấp, hoặc tính năng được tích hợp sẵn trong BIOS,…Trong trường hợp hãng sản xuất hoặc dòng laptop bạn đang sử dụng không có phần mềm quản lý pin mới nên recalibrate bằng tay.
+ Quá trình recalibrate thường khá dài, có thể lên đến 6 tiếng hay hơn nữa, và trong thời gian này pin sẽ rất nóng, hãy chú ý đến vấn đề tản nhiệt của pin Một mẹo nhỏ để quá trình recalibrate diễn ra nhanh hơn: khi tiến hành xả pin, bạn có thể chỉnh để máy chuyển sang chế độ tốc độ cao (high performance), tăng độ sáng lên tối đa, có thể dùng thêm một phần mềm stress CPU hay mở một film độ nét cao (HD – high definition)…, nói chung là để MTXT chạy full-load. Điều này sẽ giảm đáng kể thời gian chờ của bạn. Xin nhắc lại một lần nữa rằng recalibrate không phải là một cây đũa thần, bạn chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết chứ không nên lạm dụng.
Bảo quản pin
Khi không sử dụng MTXT trong thời gian dài, bạn có thể cân nhắc tháo pin ra khỏi máy và bảo quản riêng. Như đã nói ở trên, pin MTXT lưu trữ tốt nhất khi được sạc ở 40% và ở 0 độ C. Hãy sạc pin đến chỉ số này, tắt máy, tháo pin ra, cho vào túi bóng buộc chặt (để tránh ẩm, có thể dùng thêm gói chống ẩm) và… cho vào ngăn mát của tủ lạnh (chú ý ngăn mát chứ không phải ngăn đá, để tránh hiện tượng pin MTXT bị đóng băng). Khi cần sử dụng trở lại, bạn có thể lấy pin ra và để nó ấm lên 1 cách tự nhiên cho đến lúc bằng nhiệt độ phòng rồi sử dụng.
Chính vì pin Li-ion tự chai khi lưu trữ, dù có sử dụng hay không, bạn không nên mua sẵn pin “để dành”, hãy mua pin dự phòng chỉ khi thật cần thiết và chắc chắn bạn sẽ sử dụng nó.
Một số rất ít MTXT cho phép thiết lập các giới hạn (threshold) sạc pin: chỉ bắt đầu sạc khi dung lượng dưới mức tối thiểu và ngừng sạc khi dung lượng đạt mức tối đa. Điều này cho phép kéo dài tuổi thọ của pin đối với những người thường xuyên cắm sạc vì tránh được tình trạng pin bị sạc liên tục và tránh pin luôn luôn đầy. Hiện chúng tôi mới chỉ thấy tính năng này trên phần mềm Power Manager của Lenovo Thinkpad. Nếu bạn đang sử dụng laptop thuộc nhãn hiệu khác, có thể bỏ qua mục này vì hiện chúng tôi chưa thấy có phần mềm nào cho phép thực hiện việc đó trên các MTXT khác (một số MTXT khác như Ideapad cũng của Lenovo có thể có tính năng tương tự nhưng giới hạn khá nhiều, chẳng hạn, bạn có thể chỉ chọn được 2 mức sạc tối đa là 80% và 100%).
Để thiết lập tính năng này, bạn mở Power Manager, chuyển sang tab Battery và nhấn vào Battery Maintainance:
Mức tới hạn nào là phù hợp? Một số người dùng nhiều kinh nghiệm thường thiết lập là 40-95%. Đây có thể là một chỉ số tốt cho việc giữ gìn pin, tuy nhiên, đôi lúc nó sẽ không hoàn toàn tiện lợi cho quá trình sử dụng của bạn, chẳng hạn khi bạn cần đi ra ngoài mà pin lại đang ở mức 40% thì coi như bạn đã mất đến 60% thời gian dùng pin. Tùy theo yêu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mức threshold phù hợp nhất cho mình.
I. Sơ lược về pin MTXT
Có 3 loại pin đã và đang được dùng phổ biến trên MTXT:
Nickel-Cadmium (NiCd): đã được dùng từ lâu nhưng chỉ cho dung lượng trung bình. Pin Ni-Cad có chứa Cadmi – một kim loại độc nên đang dần bị thay thế.
Nickel Metal Hydride (NiMH): Cho dung lượng cao gấp 2-3 lần so với pin NiCad có cùng kích thước. Do không sử dụng cadmi làm điện cực âm, nên pin NiMH được đánh giá là thân thiện hơn với môi trường.
Li-ion: hiện đang là loại pin phổ biến nhất trong MTXT, có thể nói đến 90% các MTXT hiện nay đều dùng loại pin này do nhiều ưu điểm so với NiCad và NiMH. Pin Li-ion thực chất là một tổ hợp của nhiều khoang (cell) pin nhỏ (từ 3-18 cell, phổ biến là từ 4-9 cell) được nối với nhau, cộng thêm một mạch điện tử quản lý việc sạc/xả và đo dung lượng pin. Mỗi cell pin Li-ion có mức hiệu điện thế tiêu chuẩn phổ biến là 3,6V (gấp 3 lần so với mức hiệu điện thế của pin NiCd và NiMH là 1,2V). Tuy nhiên, khi sử dụng cho MTXT, chúng thường được nối nối tiếp 3-4 cell với nhau, và kết quả là hiện nay pin MTXT thường có điện thế nằm trong dải từ 10,8 -14,4v.
Li-ion Polymer (Li-Poly) là một dạng khác của pin Li-ion, có ưu điểm là độ bền cao hơn (có thể lên đến 1000 lần sạc) và có thể chế tạo dưới nhiều hình dạng, phù hợp với không gian sử dụng (chứ không phải chỉ là các cell như pin Li-ion). Trên MTXT MacBook của Apple hiện nay chủ yếu dùng pin Li-Poly.
Vì pin Li-ion hiện được sử dụng rộng rãi nhất trong MTXT, nên phần còn lại của bài viết chúng tôi chỉ tập trung vào loại pin này.
II. Theo dõi thông tin về pin
Phần lớn các phần mềm theo dõi thông tin về hệ thống đều cho phép bạn theo dõi thông tin về pin, ví dụ một phần mềm rất nổi tiếng là Everest. Bạn vào Computer -> Power Management để theo dõi thông số về pin của mình. (Ngoài Everest, bạn có thể dùng phần mềm BatteryCare miễn phí, tải tại địa chỉ http://batterycare.net/en/download.html)
Ngoài những thông số tùy thuộc vào từng model và từng loại pin, còn lại tất cả các pin đều có những thông số chung sau đây:
- Dung lượng thiết kế (Designed Capacity): được tính bằng Watt-giờ - Wh, hay mWh (1Wh tương ứng với nguồn điện có công suất 1W trong 1 giờ, 1Wh = 1000 mWh). Dung lượng thiết kế của pin phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cell của pin (hiện phổ biến các loại pin 4-cell, 6-cell và 9-cell), và phụ thuộc một phần nhỏ vào từng nhà sản xuất. Ví dụ, cùng là pin 6-cell, nhưng có nhà sản xuất chỉ cho bạn 48Wh, có nhà sản xuất “hào phóng” hơn, cho bạn dung lượng lên đến 56-57, hay thậm chí là 60Wh.
- Dung lượng tối đa (Fully charged capacity): Cùng với thời gian, dung lượng tối đa sẽ giảm dần, tùy theo tuổi thọ, chất lượng của pin và cách sử dụng. Một suy nghĩ rất logic là dung lượng tối đa phải luôn nhỏ hơn dung lượng thiết kế, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Một số nhà sản xuất có thể cho dung lượng tối đa của pin cao hơn dung lượng thiết kế. Dung lượng tối đa do mạch điều khiển (IC) trên pin đọc, dựa vào mức sạc đầy và mức cạn kiệt, có thể không phản ánh đúng tình trạng thực với pin của bạn, điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.
Dung lượng tối đa sẽ là cơ sở để tính độ chai của pin (wear level). Cách tính wear level khá đơn giản: 100% - (dung lượng tối đa/dung lượng thiết kế). Độ chai của pin càng lớn có nghĩa phần dung lượng tối đa bạn có thể sử dụng càng giảm, và đến khi wear level đạt đến 100% thì nghĩa là pin của bạn đã hỏng hoàn toàn. Thông thường, độ chai sẽ tăng theo thời gian, tuy nhiên, vẫn có cách để lấy lại phần dung lượng đã bị mất này.
- Cycle count: được hiểu nôm na là số lần sạc. Đây là khái niệm dễ gây hiểu nhầm. Không phải bạn cứ cắm sạc 1 chút cũng được tính là 1 lần sạc, mà thực tế, khi bạn sạc được tương ứng khoảng 85% - 90% mới được tính. Ví dụ, ngày hôm nay bạn sạc khoảng 40%, ngày mai sạc đầy và dùng tiếp 50% rồi lại sạc đầy, mới được tính là một lần sạc. Tuổi thọ của cell pin MTXT có thể đạt từ 300 đến 500 lần sạc (tùy theo nhà sản xuất cell của pin, theo kinh nghiệm của chúng tôi, cell do Panasonic sản xuất thường có chất lượng tốt nhất, có tuổi thọ cao hơn cell của một số nhãn hiệu khác), tuy nhiên con số này chỉ mang ý nghĩa trung bình và bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách sử dụng.
Cần chú ý: với một số mẫu máy nhất định, đặc biệt là máy tính thuộc nhãn hiệu Sony Vaio, Everest và một số phần mềm khác nhận diện pin thuộc kiểu Non-rechargeable Li-ion, điều này là không chính xác vì hiện tại tất cả pin trên MTXT đều là kiểu Rechargeable (có thể sạc lại)
Ngoài những thông số trên, bạn có thể theo dõi một thông số trạng thái rất quan trọng là nhiệt độ của pin. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Với Everest, bạn có thể theo dõi tại mục Computer -> sensor.
III. Dùng pin sao cho hợp lý
Pin MTXT không hề rẻ, vì vậy việc sử dụng pin sao cho hiệu quả và lâu bền là điều mà những người dùng MTXT đều mong muốn. Tuổi thọ của pin Li-ion hiện nay vào khoảng 1 năm với từ 300-500 lần sạc (Đây là lý do mà hầu hết các hãng MTXT đều đề ra chính sách bảo hành 1 năm với pin). Tất nhiên, không phải sau 1 năm thì pin MTXT sẽ “chết đột ngột”, mà dung lượng tối đa sẽ giảm dần. Đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu sử dụng hợp lý, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của pin thêm từ 6-12 tháng với mức dung lượng tối đa đáng kể
Mặc định, pin được cung cấp kèm MTXT, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bạn sẽ phải mua pin mới để thay thế hoặc bổ sung. Lời khuyên của chúng tôi trong trường hợp này là: hãy sử dụng pin chính hãng. Pin chính hãng thường đắt hơn khá nhiều so với pin được gắn mác “compatible” – tương thích. Tuy nhiên, đây là cái “đắt” hợp lý vì thông thường, pin chính hãng được chế tạo với cell tốt hơn, và được trang bị sẵn một số tính năng như mạch chống quá tải, quá dòng nhằm bảo vệ pin khỏi tác động tiêu cực khi sạc. Pin tương thích có thể thiếu hẳn các tính năng này và tuổi thọ sẽ ngắn hơn đáng kể.
Ngoài những vấn đề trên, việc sử dụng pin thế nào cho hợp lý là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười vì những nhầm lẫn.
Hiện nay, pin trên MTXT chủ yếu là pin Li-ion, (một số nhỏ là pin Li-polyme) như đã nói ở trên. Pin Li-ion không có hiệu ứng nhớ như pin Cad-Niken nên hoàn toàn không cần thiết (và rất không nên) dùng pin MTXT đến cạn kiệt rồi mới sạc, cũng không nhất thiết mỗi lần sạc phải thật đầy. Việc sử dụng pin MTXT đến cạn kiệt (5-10%) thường xuyên sẽ không tốt cho tuổi thọ của pin, và mỗi lần sạc như vậy sẽ trở thành một cycle count, góp phần làm pin nhanh lão hóa. Nhiều chuyên gia về pin khuyên rằng việc sạc nhiều lần, mỗi lần 1 ít sẽ tốt cho pin hơn là xả hết – sạc đầy. Bạn có thể tháo và cắm sạc bất cứ khi nào bạn muốn.
Một vấn đề gây tranh cãi từ lâu là liệu có nên tháo pin laptop ra khi cắm nguồn AC không. Nhiều người lo rằng, làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng pin laptop vừa sạc, vừa xả, khiến pin mau bị chai. Nhiều bạn vì lo pin bị chai nên đã làm thêm một “thao tác” khi cắm sạc là tháo pin ra. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy, khi bạn cắm sạc, thì sạc sẽ đồng thời vừa sạc pin vừa là nguồn nuôi laptop. Có thể kiểm chứng điều này bằng thí nghiệm nhỏ với phần mềm Everest.
Khi tháo sạc:
Khi cắm sạc:
Bạn có thể thấy, ngay khi cắm sạc thì máy chỉ dùng nguồn từ sạc. Việc tháo pin khi cắm sạc không những phiền phức mà còn là một nguy cơ đối với dữ liệu của bạn: pin của MTXT có thể coi như một nguồn điện dự phòng, điều gì sẽ xảy ra khi mất điện đột ngột và bạn đang tháo pin?
Vấn đề lớn nhất của việc để pin khi cắm nguồn AC là nhiệt độ. Như đã nói ở trên, nhiệt độ cao có thể phá hỏng vĩnh viễn pin Li-ion và khiến nó bị chai không thể phục hồi được. Nhiệt độ dưới 30 độ C được coi là khá lý tưởng cho tuổi thọ của pin, từ 30-35 độ là bình thường, còn trên 40 độ sẽ tăng tốc độ chai pin đáng kể. Nếu theo dõi thấy nhiệt độ của pin liên tục ở mức cao, hãy cân nhắc đến giải pháp làm mát thích hợp. Dưới đây là bảng dung lượng tối đa của pin sau 1 năm lưu trữ (không sử dụng). Trong điều kiện sử dụng, dĩ nhiên mức chai sẽ còn cao hơn nhiều
Recalibrate pin
Đây là một trong những phương pháp khá hiệu quả có thể dùng với pin nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu và sử dụng đúng.
Như đã nói ở trên, việc xác định dung lượng tối đa của pin được thực hiện bằng cách đọc mạch điều khiển trong pin để xác định chỉ số “full capacity”. Mạch điều khiển trong pin sẽ sử dụng giá trị này để quản lý việc sạc pin, và ngăn việc sạc tiếp khi đã đầy, cũng như ngăn pin xả sau khi đã cạn kiệt. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, có những khi mạch IC này làm việc không thật sự chính xác, vì vậy nó sẽ báo nhầm giá trị dung lượng tối đa (thấp hơn dung lượng thực) và/hoặc dung lượng tối thiểu (cao hơn dung lượng thực). Điều này sẽ làm bạn không thể sử dụng được một phần dung lượng mà lẽ ra pin vẫn có thể cung cấp
Calibate là việc "cân chỉnh" lại pin, thực tế là giúp mạch IC trên pin đọc đúng dung lượng thực của pin, chính xác hơn nữa, là giúp mạch IC đọc đúng hiệu điện thế khi pin đầy và khi pin cạn kiệt. Quá trình này bao gồm 3 bước cơ bản:
+ Sạc pin đến đầy hoàn toàn (có người khuyến cáo là sau khi pin đã đạt 100% tiếp tục cắm sạc thêm 2 tiếng nữa). Trong quá trình này vẫn có thể sử dụng máy bình thường.
+ Dùng pin đến cạn kiệt. Mức “cạn kiệt” ở đây có thể là 3-5%. Bạn có thể thiết lập trong Power Options của Windows để máy tự động tắt hoặc ngủ đông khi pin xuống đến mức này.
+ Sạc đầy lại lần nữa.
Như vậy, Recalibrate không làm tăng dung lượng pin của bạn, nó chỉ giúp mạch điều khiển (và qua đó các trình điều khiển và phần mềm) xác định đúng dung lượng của pin để sạc cho đúng. Tùy vào tình trạng của pin, sau khi recalibrate, dung lượng tối đa có thể tăng hay giảm. Nói cách khác, recalibrate không phải là cây đũa thần mà có thể là con dao hai lưỡi:
+ Lợi ích lớn nhất của Recalibrate là giúp cho bạn lấy lại dung lượng của pin: Đa phần trường hợp, bạn sẽ lấy được 3-7 Wh đã bị mất.
+ Một số trường hợp, Recalibrate có thể khôi phục tình trạng của pin từ Poor sang Good
Tuy nhiên, Recalibrate cũng đem lại các nguy cơ:
+ Reclibrate bằng một lần xạc và xả đầy. Như đã nói ở trên, điều này sẽ góp phần làm giảm bớt tuổi thọ pin của bạn.
+ Trong một số trường hợp, Recalibrate có thể khiến pin của bạn “ra đi”.
Vậy sử dụng Recalibrate thế nào cho đúng?
|
+ Như đã nói ở trên, bạn không nên Recalibrate pin thường xuyên. Một số người khuyến cáo nên recalibrate sau mỗi 30 chu kỳ xạc/xả pin, đây có thể là một cách làm tốt, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế sử dụng của chúng tôi cho thấy chỉ khi nào dung lượng của pin tụt một cách đáng kể, hoặc khi pin vẫn báo dung lượng cao nhưng thực tế sử dụng lại được rất ngắn. Còn nếu pin vẫn bình thường (dung lượng không giảm nhiều, thời gian dùng pin thực tế đúng với thời gian do phần mềm báo), thì việc recalibrate không thật sự cần thiết..
+ Khi recalibrate pin, mặc dù về nguyên tắc bạn có thể làm bằng tay theo 3 bước trên, tuy nhiên, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý pin mà nhà sản xuất laptop cung cấp, hoặc tính năng được tích hợp sẵn trong BIOS,…Trong trường hợp hãng sản xuất hoặc dòng laptop bạn đang sử dụng không có phần mềm quản lý pin mới nên recalibrate bằng tay.
+ Quá trình recalibrate thường khá dài, có thể lên đến 6 tiếng hay hơn nữa, và trong thời gian này pin sẽ rất nóng, hãy chú ý đến vấn đề tản nhiệt của pin Một mẹo nhỏ để quá trình recalibrate diễn ra nhanh hơn: khi tiến hành xả pin, bạn có thể chỉnh để máy chuyển sang chế độ tốc độ cao (high performance), tăng độ sáng lên tối đa, có thể dùng thêm một phần mềm stress CPU hay mở một film độ nét cao (HD – high definition)…, nói chung là để MTXT chạy full-load. Điều này sẽ giảm đáng kể thời gian chờ của bạn. Xin nhắc lại một lần nữa rằng recalibrate không phải là một cây đũa thần, bạn chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết chứ không nên lạm dụng.
Bảo quản pin
Khi không sử dụng MTXT trong thời gian dài, bạn có thể cân nhắc tháo pin ra khỏi máy và bảo quản riêng. Như đã nói ở trên, pin MTXT lưu trữ tốt nhất khi được sạc ở 40% và ở 0 độ C. Hãy sạc pin đến chỉ số này, tắt máy, tháo pin ra, cho vào túi bóng buộc chặt (để tránh ẩm, có thể dùng thêm gói chống ẩm) và… cho vào ngăn mát của tủ lạnh (chú ý ngăn mát chứ không phải ngăn đá, để tránh hiện tượng pin MTXT bị đóng băng). Khi cần sử dụng trở lại, bạn có thể lấy pin ra và để nó ấm lên 1 cách tự nhiên cho đến lúc bằng nhiệt độ phòng rồi sử dụng.
Chính vì pin Li-ion tự chai khi lưu trữ, dù có sử dụng hay không, bạn không nên mua sẵn pin “để dành”, hãy mua pin dự phòng chỉ khi thật cần thiết và chắc chắn bạn sẽ sử dụng nó.
Một số rất ít MTXT cho phép thiết lập các giới hạn (threshold) sạc pin: chỉ bắt đầu sạc khi dung lượng dưới mức tối thiểu và ngừng sạc khi dung lượng đạt mức tối đa. Điều này cho phép kéo dài tuổi thọ của pin đối với những người thường xuyên cắm sạc vì tránh được tình trạng pin bị sạc liên tục và tránh pin luôn luôn đầy. Hiện chúng tôi mới chỉ thấy tính năng này trên phần mềm Power Manager của Lenovo Thinkpad. Nếu bạn đang sử dụng laptop thuộc nhãn hiệu khác, có thể bỏ qua mục này vì hiện chúng tôi chưa thấy có phần mềm nào cho phép thực hiện việc đó trên các MTXT khác (một số MTXT khác như Ideapad cũng của Lenovo có thể có tính năng tương tự nhưng giới hạn khá nhiều, chẳng hạn, bạn có thể chỉ chọn được 2 mức sạc tối đa là 80% và 100%).
Để thiết lập tính năng này, bạn mở Power Manager, chuyển sang tab Battery và nhấn vào Battery Maintainance:
Mức tới hạn nào là phù hợp? Một số người dùng nhiều kinh nghiệm thường thiết lập là 40-95%. Đây có thể là một chỉ số tốt cho việc giữ gìn pin, tuy nhiên, đôi lúc nó sẽ không hoàn toàn tiện lợi cho quá trình sử dụng của bạn, chẳng hạn khi bạn cần đi ra ngoài mà pin lại đang ở mức 40% thì coi như bạn đã mất đến 60% thời gian dùng pin. Tùy theo yêu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mức threshold phù hợp nhất cho mình.
No comments:
Post a Comment