Tại sao không có cây cầu nổi bắt qua Cửa Tư Hiền và Hải Quân găp nhiều khó khăn để bốc LĐ147 TQLC phía nam Thuận An , Huế .
Trong e-mail anh nói đã đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” xuẩt bản năm 2005. (Tập hồi ký này là bản dịch quyển “The Twenty-Five Year Century” do Viện Đại Học University of North Texas xuất bản năm 2002, nghĩa là 7 năm trước khi viện đại học này xuất bản tác phẩm “Hell in An Loc.” Tôi nghĩ rằng anh đã viết bài “Những Người Lính Bị Bỏ Rôi” trước khi anh đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” vì quyển sách này có một chương rất dài nói về sự sụp đổ VICT, và vì thế có thể giài đáp những thắc mắc về sự triệt thoái khỏi Huế và Đànẳng tháng 3, 1975. Tuy nhiên, tôi vẫn trả lời vắn tắt sau đây những thắc mắc của các đồng đội của anh để anh phổ biến đến các anh em này.
Theo tôi thấy thì anh đã nêu lên những thắc mắc chánh sau đây:
a). tại sao không rút lui theo QL1;
b) tại sao không có cây cầu nổi bắt qua Cửa Tư Hiền và Hải Quân gập nhiều khó khăn để bốc LĐ147 TQLC phía nam Thuận An và
c) tại sao không có sự yểm trợ đầy đủ của Không Quân.
Về điểm thứ nhứt, trong quyên “25 Năm Thế Kỷ” (trang 476, 477), tôi đã có tường thuật rằng trong đêm 22 tháng 3, Trung Đoàn 101 của SĐ325 BV, sau nhiều đợt tấn công dữ dội, đã đánh bật TD60 BDQ ra khỏi đồi 500 kế cận phía tây QL1 và vì thế địch quân đã kiểm soát được hành lang Phú Lộc. Sau khi hay tin Đồi 500 đã rơi vào tay địch, tôi gọi Tướng Trưởng và yêu cầu ông chỉ thị LĐ258TQLC đóng phía bắc Đèo Hải Vân phối hợp với LĐ15BĐQ để phản công tái chiếm Đồi 500 và giải toả QL1. (Lúc bấy giờ SĐ1BB bung ra quá mỏng và không còn lực lượng trừ bị để phản công). Tướng Trưởng hứa sẽ nghiên cứu những gì có thể làm được, nhưng cuối cùng cuộc phản công, không rõ vì lý do gì, đã không được thực hiện. Và cũng vì vậy cho nên Của Tư Hiền và bải biển Thuận An là đường lui quân duy nhất còn lại.
Kế hoặch triệt thoái của tôi là SĐ1 sẽ di chuyển qua ngả Tư Hiền và LĐ147 sẽ được lực lượng đặc nhiệm HQ - do Saìgòn gởi ra tăng cường QĐI và gồm nhiều chiếc LST (Landing Ship, Tank) - bốc lên ở phía nam Thuận An. Tôi nhấn mạnh với Tướng Trưởng rằng sự triệt thoái SĐ1 chỉ có thể thực hiện với hai điều kiện: (1) một cây cầu nổi phải được bắt ngang Đầm Của Tư Hiền và (2) Núi Vĩnh Phong, cao điểm phía nam cửa Tư Hiền, phải do một đơn vị TQLC chiếm đóng. Tướng Trưởng hỏi ý kiến của BTM của ông và họ cho là hai điều kiện này có thể thoả mãn được. Chiều ngày 23, Tướng Trưởng họp với Tướng Lân, TL/SĐTQLC, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQVICT, và trung tá chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 10 Công Binh. Ông Thoại bảo đảm với Tướng Trưởng rằng ông sẽ cho đánh chìm một chiếc tàu HQ ở giữa Cửa Tư Hiền để cho SĐ1 di qua và Tướng Lận cũng bảo đảm rằng ông sẽ cho chiếm đóng các cao điểm phía nam cửa Tư Hiền. Nhưng cuối cùng hai nhiệm vụ này cũng không được thực hiện, và điều này đã gây nhiều tổn thất cho các đơn vị rút quân qua ngả Tư Hiền.
Mặc khác, rủi ro cho LĐ 147TQLC, các tàu LST của BTL/HQ tăng cường cho QĐI gặp rất nhiều khó khăn cặp bải để đón các anh em vì biển động, sống to và các bảỉ biển cạn. Mặc dầu vậy, phần lớn anh em TQLC của LĐ147 đã được bốc về Đà Nẳng trong những ngày 24, 25 và 26 tháng Ba.
Về điểm LĐ147 TQLC không được KQ yểm trợ đầy đủ, dó cũng là hậu quả của việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho QLVNCH. Thật vậy, ngày 4 tháng Tư, 1974, Quốc Hội Hoa Kỳ, một lần nữa, cắt viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam từ 1 tỷ MK xuống còn 750 triệu MK cho tài khóa 1974-1975. Nhưng trong số 750 triệu MK này, 300 triệu dành để trả lương cho nhân viên Văn Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ ở Sàigòn. Một điểm đáng được lưu ý là Do Thái nhận được 2 tỷ rưỡi MK viện trợ quân sự trong trận chiến ba tuần Yom Kippur năm 1973. Nói khác đi, trong vòng một năm, NVN nhận được 21% của sự viện trợ Do Thái nhận được trong vòng ba tuần lễ.
Trong lúc các đơn vỉ Lục Quân thiếu thốn trầm trọng về xe vận tải và đạn dược thì Không Quân cũng rất thiếu thốn về nhiên liệu và quân dụng thay thế; quân chũng này phải cho nằm ụ tổng số là 224 phi cơ đủ loại: chiến đấu cơ AD6, các phi cơ vận tải C47, và C113. Trong lúc năm 1972, KQ có thể di chuyển một trung đoàn từ Quân Khu này đến Quân Khu khác, năm 1975 KQ chỉ có thể di chuyển vào khoảng một tiểu đoàn mà thôi. Riêng tại VICT, trực thăng khiển dụng chỉ có thể chuyên chở một đại đội Bộ Binh cùng một lúc. Cũng vì thế cho nên không yểm cho các đơn vị chạm địch cũng bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, trong lúc các đơn vị Bắc Đèo Hải Vân đang rút quân thì hai tỉnh cực nam của VICT đang bị tấn công nặng và có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào. Do đó không yểm của SĐ1 KQ ở Đà Nẳng, vốn đã bị hạn chế, còn phải được xử dụng để yểm trợ cho các đơn vị phía nam VCT.
* * * * *
Tôi hy vọng những chi tiếc trên đây sẽ giài tỏa những thắc mắc của anh em TQLC.
Trưóc khi chấm dứt, tôi có đôi lời nhắn nhủ với các chiến hữu. Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại lời nói của Tướng Charles De Gaulle của Pháp trong kỳ Đệ II Thế Chiến. Sau khi rút tàn quân Pháp qua Anh Quốc để chờ ngày trở về giải phóng quê hương, Tướng De Gaulle tuyên bố một câu bất hủ: “Nous avons perdu une bataille, mais nous n’avons pas perdu la guerre” (Chúng ta đã thua một trận đánh, nhưng chúng ta chưa thua cuộc chiến tranh) Chúng ta cũng vậy; chúng ta đã thua một trận đánh nắm 1975, nhưng cuộc Chiến Tranh Việt Nam còn đang tiếp diễn duới mọi hình thức. CSVN hiện nay đang đứng trên bờ vực thẩm vì chúng đang phải đương đầu với những bế tắc không lối thoát trên phuơng diện kinh tế và chánh trị. Vì thê, nếu chúng ta tiếp tục xử dụng quyền lực kinh tế và chánh trị càng ngày càng tăng gia của Cộng Đồng VN Hải Ngoại để gây ảnh hưởng có lợi cho cuộc chiến đấu của chúng ta; nếu chúng ta tiếp tục khai thác các phưong tiện truyền thông hiện đại để khuyến khích và giúp đở người dân trong nước đứng lên đói quyền sống của mình; nếu chúng ta tiếp tục khuyến khích các thê hệ hậu duệ mạnh dạn dấn thân vào hệ thống chánh trị các xứ tạm dung để tiếng nói chúng ta càng ngày được lắng nghe, thì tôi tin chắc rằng cuộc Chiến Tranh Việt Nam Thứ Hai, cuộc chiến tranh để đem lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho quê hương Việt Nam, cuộc chiến tranh này nhứt định chúng ta sẽ thắng.
Lâm Quang Thi
No comments:
Post a Comment