Search This Blog

Friday, November 25, 2011

MỘT TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG CỦA SĐ 22 BÔ BINH VNCH , VÌ THƯƠNG TIẾC CẤP DƯỚI NÊN KHÔNG CHỊU DI TẢN NÊN ĐẢ CHẾT Ở BẢI BIỂN QUI NHƠN NGÀY 2/4/1975 .

NGUỒN : KHÓA 16 VỎ BỊ ĐÀ LẠT

THƯA CÁC BẠN ,
TRONG CÁC BÀI TRƯỚC ĐÂY , TÔI HAY NÓI RẰNG KHÓA 16 VBĐL ĐẢ CUNG CẤP CHO QUÂN LỰC VNCH RẤT NHIỀU ANH HÙNG NHƯ ĐT ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH - TR.Đ 12 SĐ 7 BB  (TÔI CÓ MẤY BÀI NÓI VỀ ĐT THÀNH VÌ ĐT ĐẢ TẠO NÊN CHIẾN THẮNG LỚN LAO VÀ CUỐI CÙNG CỦA QLVNCH TRƯỚC KHI TAN HÀNG NGÀY 30/4 VÀ ĐƯỢC BÁO CHÍ QUỐC TẾ PHỎNG VẤN TRONG ĐÓ CÓ PARIS-MATCH - TAT ) . KẾ ĐÓ LÀ TRUNG TÁ NGUYỂN XUÂN PHÚC - LỬ ĐOÀN TRƯỞNG TQLC ,   TRUNG TÁ ĐỔ HỬU TÙNG - LỬ ĐOÀN PHÓ TQLC , HAI VỊ NÀY ĐẢ MẤT TÍCH TẠI BẢI BIỂN ĐÀ NẲNG .  NAY , TÔI ĐƯỢC BIẾT KHÓA NÀY CÓ THÊM MỘT ANH HÙNG KHÁC LÀ ĐT NGUYỂN HỬU THÔNG , TR.Đ 42 SĐ 22 BB ĐẢ HY SINH TẠI BẢI BIỂN QUY NHƠN NGÀY 2.4.1975 . BA VỊ TRÊN LÀ  NHỬNG NGƯỜI CÓ PHƯƠNG TIỆN TRONG TAY NHƯNG KO CHỊU DI TẢN , Ở LẠI ĐƠN VỊ TỚI GIỜ CHÓT ĐỂ ĐIỀU ĐỘNG CẤP DƯỚI ; RÚT CỤC HỌ ĐẢ HY SINH . TRONG TƯƠNG LAI , TÔI SẺ TÌM THÊM CÁC ANH HÙNG KHÁC CỦA KHÓA NÀY .



ĐẠI TÁ THÔNG K16
Lê Đình Thọ K28
Thưa Quý Niên trưởng và Quý Bạn,
 
Nhân dịp ngày 2 tháng 4, một số cựu Quân nhân của một đơn vị QLVNCH, đã làm lễ giỗ một cấp chỉ huy của họ.  Cấp chỉ huy ấy là Trung đoàn trưởng từng là SVSQ trường VBQGVN.
 
Thưa Quý vị
 
Trong văn hoá Việt Nam chúng ta, hằng năm đến ngày cúng giỗ Ông Bà, Cha Mẹ là bổn phận con cháu phải làm theo truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc.  Đó là chuyện tất nhiên ở bất cứ gia đình Việt Nam nào còn giữ được tinh thần lễ giáo.  Trừ trường hợp đặc biệt là những vị Anh hùng dân tộc từ các đời vua nước Việt.  Những vị đã có công bảo vệ biên cương mà được ghi vào những trang sử oai hùng và mặc nhiên đuợc toàn dân Việt ghi nhận không nói làm gì.  Ở đây, những thuộc cấp, những người lính còn sống ở trong nước, họ tổ chức lập bàn thờ, thờ cúng vị Trung Đoàn Trưởng của họ như thờ cúng Cha Mẹ vậy.  Đó là điều đáng nói. 
 
Hằng năm ở trong nước họ vẫn quy tụ lại làm lễ giỗ; còn ở tại San Jose thì một số cựu Quân nhân từng là thuộc cấp của vị trung Đoàn trưởng ấy ngồi lại với nhau cũng bày biện thức ăn, hoa quả, hương đèn để tưởng nhớ về một Trung Đoàn trưởng.  Đó là Cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông K16 VBQG, Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 42 , Sư đoàn 22 BB, QLVNCH
Theo lời kể của một ĐĐT trinh sát; những ngày cuối tháng 3 năm 1975, SD 22 BB rút về Qui nhơn. Trên đường lui binh Trung đoàn 42 vừa lui, vừa đánh giạt, hay tiêu diệt gọn nhiều đơn vị quân Bắc Việt suốt dọc đường QL19 khi ra khỏi Pleiku di chuyển về đồng bằng, qua khỏi sông Côn thuộc Quận Bình Khê, tỉnh Bình định.
 
Sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 42 về gần đến Qui nhơn thi phân làm hai ngả để tiến vào thành phố. 
 
Một ngả là cải lộ tuyến (gọi là xa lộ Quang Trung) cũng từ trục QL19 tách theo hướng tây nam giữa 2 triền núi, đi vào phía nghĩa trang khu 6 rồi chạy về trung tâm thành phố hay ra biển Qui nhơn. 
 
Một ngả vào là trục lộ 19  có Cầu đôi đi vào thành phố theo hướng đông bắc.  Ngay gần Cầu đôi, có một tháp Chàm quen gọi là Tháp đôi nhìn ra đầm Thị Nại, biển Qui nhơn, Cộng quân đã xâm nhập từ ven biển thuộc lãnh thổ quận Tuy phước và đã chiếm giữ điểm cao này nhằm khống chế Thành phố Qui nhơn, nhưng lập tức đám giặc Cộng này bị một đơn vị Trung đoàn 42 tiêu diệt. 
 
Trung đoàn 42 đi vào Qui nhơn và ra biển để chờ lên tàu Hải Quân VNCH đang neo tại đây để di chuyển vào Nam.  Trong khi hầu hết ba Tiểu đoàn đã lên tàu thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh đì đùng với Cộng quân ở khu vực nghiã trang hướng tây nam của Thành phố chạy dài xuống hướng trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật nằm trên đường Nguyễn Huệ, sát biển.
 
Tuy đã lên tàu HQ, Đại tá Thông vẫn cố gắng liên lạc những Tiểu đoàn thuộc quyền. 
 Một Tiểu đoàn bị mất liên lạc!
 
Trong khi đại liên vẫn nổ dòn giã cùng những tiếng M79 nghe rất gần, đã khiến ĐT Thông không thể nào yên tâm đứng trên tàu mà bỏ đi, trong khi chiến hữu của ông còn đang anh dũng chiến đấu với giặc Cộng.   Vì quá nóng lòng, ông đã nhảy xuống tàu và bơi trở lại bờ cát, biển Qui Nhơn.  Trên khoảng cách từ tàu Hải quân đến bãi biển cũng hơi xa, một phần vì mất ngủ thiếu sức, vì nhiều ngày đêm rút quân từ Tây nguyên về Qui nhơn vừa đánh vừa rút; nên bơi không được nhanh.  Khi Đại tá Thông bơi đến gần đến bãi cát thì ông bị pháo giặc.  Một số chiến hữu của ông còn trú ẩn trên bờ biển gần đó nhào ra cứu ông nhưng ông cũng đã tắt thở trong cảnh xô bồ của dân chúng đang hỗn loạn. 
 
Những binh sĩ dưới quyền của Đại tá Thông khóc ông như khóc người anh ruột của  mình!
 
Sinh thời còn là Trung Đoàn trưởng Trung đòan 42, Đại tá thông luôn luôn sống gần gũi, sát với chiến hữu thuộc cấp.  Đại tá Thông lo chu đáo cho đời sống của từng người lính và gia đình.  Ông đi sát từng tiểu đội để lo về sức khoẻ cho họ. Hỏi về các tiêu chuẩn quân trang, quân dụng như giày trận, poncho.  Ai đã lãnh ai, chưa đuợc lãnh?  Ai đã đi phép, ai chưa có phép?  Lương hướng của từng chiến binh lãnh ra chi tiêu bao nhiêu, còn gởi về cho vợ con được bao nhiêu?  Ông buộc lính phải tiêu hạn chế, và gởi lương về cho vợ con từng tháng trông chờ. 
 
Có lẽ đây là một cách an dân của cấp chỉ huy để người lính thuộc quyền yên tâm mà đánh giặc.  Có lẽ vì cách sống có nghĩa có tình với thuộc cấp của ông đã khiến những người lính suốt đời thương mến ông.
Sau nhiều năm từ khi mất nước, 1975, lòng thương mến ấy đã khiến lính và thuộc cấp, dù ở trong nước hay lưu lạc tại San Jose này, hàng năm họ ngồi lại với nhau cúng giỗ và tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Hữu Thông như một người anh, hay như cha mẹ. 
 
Sự thương mến kính trọng thể hiện việc thờ phượng, cúng giỗ hàng năm như một bổn phận này của những người chiễn hữu thuộc quyền đối với cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông, cựu SVSQ K16 trường VBQG, quả là hiếm. 
Đây chỉ là tình cờ được ăn giỗ và nghe thuật lại về cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông. Chắc có thể không được khách quan.  Nếu Quý Nt nào từng chiến đâu dưới quyền Cố Đại tá Thông thấy những chi tiết kể thiếu khách quan về trường họp cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông nên điều chỉnh.  Riêng tôi nhìn thấy lòng mến mộ của lính đối với Đại tá Nguyễn Hữu Thông như thế này thì suy nghĩ rằng, Ông quả là người lãnh đạo chỉ huy giỏi và đạo đức nên mới được một kết quả tốt để an ủi Anh Linh của ông.
 
Lê Đình Thọ K28

No comments:

Post a Comment