Việc cài đặt phần mềm trên hệ điều hành Linux không như trên các hệ điều hành khác. Dưới đây là 10 lỗi cần tránh khi cài đặt phần mềm trên hệ điều hành Linux
1. Thực hiện cài đặt từ nguồn khi hệ thống có nền tảng .rpm hay .deb
Nhiều người mới dùng Linux không biết rằng cả rpm và apt (hay dkpg) đều theo dõi mọi phần mềm được cài đặt trên hệ thống. Tuy nhiên, những hệ thống này (rpm, apt và dkpg) chỉ có thể theo dõi những phần mềm mà chúng cài đặt. Vì vậy khi bạn thấy một phần mềm không rõ ràng chỉ được lưu ở nguồn và bạn tự hiệu chỉnh nó thì hệ thống quản lý phần mềm sẽ không theo dõi được nó. Thay vào đó, bạn chỉ cần tạo một file .rpm hay .deb từ nguồn và cài đặt với hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống có thể theo dõi mọi phần mềm được cài đặt.
2. Không chú ý tới nhóm ứng dụng quản lý phần mềm đồ họa ngoại vi
Hầu hết người dùng thậm chí không biết ra rằng có nhiều thiết bị đồ họa ngoại vi còn thực hiện đánh giá ngoài việc cài đặt phần mềm trong Linux. Với lệnh yum (một dòng lệnh của hệ thống quản lý phần mềm đối với rpm), bạn có thể sử dụng Yumex cho yum (được cài đặt cùng với yum install yumex), sử dụng Synaptic hay Adept cho apt (được cài đặt với apt-get install synaptic hay apt-get install adept).
3. Không cập nhật danh sách phần mềm hiện có thường xuyên
Khi sử dụng apt-get hay yum, chắc chắn rằng bạn đã cập nhật danh sách phần mềm hiện có, nếu không hệ thống của bạn sẽ không cập nhật được những phần mềm mới được cài đặt. Dùng lệnh apt-get update để cập nhật với apt-get, và dùng lệnh yum check-update để thực hiện cập nhật với yum.
4. Không bổ sung vùng lưu trữ cho yum hay apt-get
Cả yum và apt-get sử dụng danh sách vùng lưu trữ cho biết vị trí những phần mềm hiện có được lưu trữ. Nhưng vùng lưu trữ mặc định (thường được gọi là repos) không bao gồm những phần mềm Linux quen thuộc với Linuxkind. Vì thế nếu bạn thực hiện cài đặt một chương trình thì yum (hay apt-get) sẽ không thể tìm thấy phần mềm đó, rất có thể bạn sẽ phải bổ sung một vùng lưu trữ vào danh sách nguồn.
Đối với yum, những nguồn đó nằm trong file /etc/yum.conf. Còn nguồn của apt-get nằm trong file /etc/apt/sources.list. Sau khi bổ sung một vùng lưu trữ mới, bạn phải thực hiện cập nhật để apt hay rpm nhận biết được vùng mới này.
5. Không thực hiện cài đặt nhanh từ một trình duyệt
Giống như hệ điều hành Windows, khi nhận thấy người dùng đang cố gắng tải về một ứng dụng có thể cài đặt, hệ thống sẽ hỏi xem có muốn hệ thống quản lý phần mềm thực hiện cài đặt file không hay chỉ lưu file vào ổ đĩa. Trong cả hai trường hợp này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu gốc (vì thế bạn phải có quyền truy cập để hệ thống tiếp tục làm việc). Phương pháp này khá hữu dụng (thực hiện với hệ thống nền tảng yum hay dpkg) vì nó giúp cho việc định vị và bổ sung các thành phần phụ.
Thông thường, phương pháp này chỉ thực hiện được khi bạn đang tải một file tương thích với hệ thống. Nếu bạn cố gắng tải một file rpm trên một hệ thống nền tảng Debian, thì bạn sẽ không có tùy chọn thực hiện cài đặt file. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện cài đặt nhanh bằng cách lựa chọn hộp chọn Always Do This … trong phần popup của Firefox để mỗi lần bạn tải về một file cùng với hệ thống quản lý phần mềm nó sẽ tự động yêu cầu mật khẩu gốc và tiếp tục thực hiện cài đặt.
6. Quên dòng lệnh
Giả sử bạn đã cài đặt một máy chủ sử dụng Ubuntu hay Debian (một cài đặt phổ biến cho những máy chủ Linux) và chưa cài đặt giao diện đồ họa và màn hình. Để thực hiện bảo trì, bạn phải đăng nhập thông qua ssh (thường là như vậy) và bị giới hạn thực hiện lệnh. Dù vậy thì khả năng giữ cho hệ thống luôn ở trạng thái được cập nhật hay cài đặt những ứng dụng mới cũng không bị giới hạn. Bạn vẫn có thể dùng lệnh yum hay apt-get để quản lý phần mềm.
Đối với hệ thống nền tảng Debian, bạn có một lựa chọn khác đó là aptitude. Từ dòng lệnh, nhập lệnh aptitude và bạn sẽ thấy một giao diện khác hẳn so với apt. Hệ thống này rất dễ sử dụng và cung cấp cho bạn những tùy chọn cho phép duy trì một máy chủ không có giao diện đồ họa mà không làm mất đi chức năng nào. Aptitude liệt kê những bản cập nhật bảo mật, phần mềm có thể nâng cấp, phần mềm mới, phần mềm không được cài đặt, phần mềm không dùng được, phần mềm ảo và tác vụ. Khi kiểm tra trong danh sách, bạn không chỉ thấy những phần mềm đã được cài đặt và số lượng những phần mềm mới mà còn có một bản mô tả của mỗi phần mềm. Sau khi sử dụng aptitude, bạn sẽ thấy việc cập nhật phần mềm tron Linux đơn giản như thế nào, thậm chí là từ dòng lệnh thực hiện cập nhật.
7. Không chú ý khi giải nén file tar
Rất nhiều lần bạn thực hiện tải một phần mềm, và ngay lập tức giải nén mà không quan tâm tới nội dung của nó. Thông thường thì việc này không có vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp người tạo file nén/người bảo dưỡng file đã không cho biết toàn bộ nội dung của gói hiện không được lưu trữ trong một thư mục chính hay không. Do đó, thay vì tạo ra một thư mục mới chứa những nội dung của file nén (có thể gồm có hàng trăm file hay thư mục), thì những file này lại bị bung ra trong thư mục bạn giải nén chúng vào đó.
Để tránh điều này, bạn cần tạo một thư mục tạm thời và di chuyển file nén vào đó. Sau đó, khi giải nén, cho dù file nén có nằm trong một thư mục chính hay không thì cũng không đáng lo ngại. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp trong những trường hợp tương tự khi mà người tạo file nén không đưa tất cả các file vào một chung một thư mục.
8. Xóa file Makefile
Khi đang cài đặt từ nguồn, bạn có thể sẽ chạy make clean để xóa bỏ những file nguồn không cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn xóa bỏ file Makefile thì việc gỡ bỏ không hề dễ dàng. Nếu bạn giữ nó lại, bạn có thể thường xuyên gỡ bỏ những chương trình bằng cách dùng lệnh make uninstall từ thư mục chứa file Makefile.
Chú ý: Không được đặt tất cả các file Makefle vào trong một thu mục. Trước tiên cần đổi tên chúng để biết chúng thuộc về chương trình nào. Khi bạn muốn gỡ bỏ chương trình đó, di chuyển file Makefile sang thư mục khác, đổi lại sang tên cũ và sau đó chạy lệnh uninstall. Sau khi đã gỡ bỏ được chương trình bạn có thể xóa file Makefile của chương trình đó.
9. Cài đặt sai cấu trúc
Bạn có thể thấy rằng nhiều file rpm sẽ có cấu trúc i386, i586. I686, PPC, 64, … Đó là vì nếu trong tên file rpm không có từ “noarch” thì file đó được tạo cho một cấu trúc cụ thể, và khi những file này được tạo ra cho cấu trúc đó thì chúng đã được tùy chỉnh cho phù hợp để chạy tốt hơn. Điều đó có nghĩa là không thể cài đặt một file cấu trúc i586 trên máy chuẩn 386? Tất nhiên là có. Tuy nhiên nó sẽ không chạy hiệu quả như trên cấu trúc chỉ định. Nhưng, hiện giờ bạn không thể cài đặt một file rpm cấu trúc PPC trên cấu trúc x86 vì cấu trúc PPC dành cho bộ chip Motorola. Và bạn cũng không thể cài đặt file cấu trúc 64 bit trên cấu trúc 32 bit. Ngược lại, bạn có thể cài đặt file cấu trúc 32 bit trên cấu trúc 64 bit (như trong trường hợp bạn muốn Firefox chạy với Flash trên máy cấu trúc 64 bit).
10. Không xác đinh được lỗi khi cập nhật kernel
Thông thường việc cập nhật các kernel là một nhiêm vụ của chuyên viên máy tính. Tuy nhiên với hệ thống quản lý gói, bất cứ ai cũng có thể cập nhật kernel. Nhưng cũng có một số vấn đề bạn cần biết. Thứ nhất đó là dung lượng bộ nhớ. Khi tiến hành cập nhật kernel, kernel cũ luôn được giữ lại. Nếu bạn liên tục cập nhật kernel, bộ nhớ hệ thống có thể bị đầy rất nhanh. Vì vậy tốt nhất bạn nên kiểm tra xem những kernel cũ nào có thể xóa bỏ được. Nếu bạn sử dụng rpm, chỉ cần dùng lệnh rpm –qa|grep kernel để kiểm tra bạn đã cài đặt những gì. Bạn có thể gỡ bỏ tất cả ngoại trừ hai kernel được cài đặt cuối cùng. Tốt nhất bạn nên giữ lại hai kernel này phòng trường hợp kernel bạn đang dùng bị lỗi.
Một vấn đề khác có liên quan tới driver của NDIVIA. Nếu bạn sử dụng kho chứa livna, bạn sẽ có cảm giác bị kẹt trong kernel livna. Vì vậy, trước tiên cần tiến hành cập nhật kernel sau đó tải và cài đặt driver của NVIDIA tương thích với kernel đó. Khi đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn tìm đúng file rpm cho driver của NVIDIA, nhưng nó sẽ buộc bạn phải sử dụng kernel livna. Có thể bạn đã từng bị kẹt trong hệ thống này và gặp phải những vấn đề về video/kernel bị cô lập với file livna. Nếu đang sử dụng hệ thống Ubuntu, bạn có thể tránh những tình huống này bằng cách sử dụng Envy. Nhóm công cụ này sẽ giúp bạn cài đặt driver NVIDIA tốt nhất mà không làm ảnh hưởng tới kernel yêu thích của bạn. Sau khi kernel được nâng cấp bạn cần khởi động lại máy tính. Đó là lần duy nhất bạn phải khởi động lại máy Linux. Mặc dù bạn không khởi động lại thì máy của bạn vẫn hoạt động bình thường, nhưng nó hoạt động nhờ vào kernel cũ không có các tính năng mới và các biện pháp tăng cường bảo mật (và nhiều tính năng mới bổ sung khác).
Nhiều người mới dùng Linux không biết rằng cả rpm và apt (hay dkpg) đều theo dõi mọi phần mềm được cài đặt trên hệ thống. Tuy nhiên, những hệ thống này (rpm, apt và dkpg) chỉ có thể theo dõi những phần mềm mà chúng cài đặt. Vì vậy khi bạn thấy một phần mềm không rõ ràng chỉ được lưu ở nguồn và bạn tự hiệu chỉnh nó thì hệ thống quản lý phần mềm sẽ không theo dõi được nó. Thay vào đó, bạn chỉ cần tạo một file .rpm hay .deb từ nguồn và cài đặt với hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống có thể theo dõi mọi phần mềm được cài đặt.
2. Không chú ý tới nhóm ứng dụng quản lý phần mềm đồ họa ngoại vi
Hầu hết người dùng thậm chí không biết ra rằng có nhiều thiết bị đồ họa ngoại vi còn thực hiện đánh giá ngoài việc cài đặt phần mềm trong Linux. Với lệnh yum (một dòng lệnh của hệ thống quản lý phần mềm đối với rpm), bạn có thể sử dụng Yumex cho yum (được cài đặt cùng với yum install yumex), sử dụng Synaptic hay Adept cho apt (được cài đặt với apt-get install synaptic hay apt-get install adept).
3. Không cập nhật danh sách phần mềm hiện có thường xuyên
Khi sử dụng apt-get hay yum, chắc chắn rằng bạn đã cập nhật danh sách phần mềm hiện có, nếu không hệ thống của bạn sẽ không cập nhật được những phần mềm mới được cài đặt. Dùng lệnh apt-get update để cập nhật với apt-get, và dùng lệnh yum check-update để thực hiện cập nhật với yum.
4. Không bổ sung vùng lưu trữ cho yum hay apt-get
Cả yum và apt-get sử dụng danh sách vùng lưu trữ cho biết vị trí những phần mềm hiện có được lưu trữ. Nhưng vùng lưu trữ mặc định (thường được gọi là repos) không bao gồm những phần mềm Linux quen thuộc với Linuxkind. Vì thế nếu bạn thực hiện cài đặt một chương trình thì yum (hay apt-get) sẽ không thể tìm thấy phần mềm đó, rất có thể bạn sẽ phải bổ sung một vùng lưu trữ vào danh sách nguồn.
Đối với yum, những nguồn đó nằm trong file /etc/yum.conf. Còn nguồn của apt-get nằm trong file /etc/apt/sources.list. Sau khi bổ sung một vùng lưu trữ mới, bạn phải thực hiện cập nhật để apt hay rpm nhận biết được vùng mới này.
5. Không thực hiện cài đặt nhanh từ một trình duyệt
Giống như hệ điều hành Windows, khi nhận thấy người dùng đang cố gắng tải về một ứng dụng có thể cài đặt, hệ thống sẽ hỏi xem có muốn hệ thống quản lý phần mềm thực hiện cài đặt file không hay chỉ lưu file vào ổ đĩa. Trong cả hai trường hợp này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu gốc (vì thế bạn phải có quyền truy cập để hệ thống tiếp tục làm việc). Phương pháp này khá hữu dụng (thực hiện với hệ thống nền tảng yum hay dpkg) vì nó giúp cho việc định vị và bổ sung các thành phần phụ.
Thông thường, phương pháp này chỉ thực hiện được khi bạn đang tải một file tương thích với hệ thống. Nếu bạn cố gắng tải một file rpm trên một hệ thống nền tảng Debian, thì bạn sẽ không có tùy chọn thực hiện cài đặt file. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện cài đặt nhanh bằng cách lựa chọn hộp chọn Always Do This … trong phần popup của Firefox để mỗi lần bạn tải về một file cùng với hệ thống quản lý phần mềm nó sẽ tự động yêu cầu mật khẩu gốc và tiếp tục thực hiện cài đặt.
6. Quên dòng lệnh
Giả sử bạn đã cài đặt một máy chủ sử dụng Ubuntu hay Debian (một cài đặt phổ biến cho những máy chủ Linux) và chưa cài đặt giao diện đồ họa và màn hình. Để thực hiện bảo trì, bạn phải đăng nhập thông qua ssh (thường là như vậy) và bị giới hạn thực hiện lệnh. Dù vậy thì khả năng giữ cho hệ thống luôn ở trạng thái được cập nhật hay cài đặt những ứng dụng mới cũng không bị giới hạn. Bạn vẫn có thể dùng lệnh yum hay apt-get để quản lý phần mềm.
Đối với hệ thống nền tảng Debian, bạn có một lựa chọn khác đó là aptitude. Từ dòng lệnh, nhập lệnh aptitude và bạn sẽ thấy một giao diện khác hẳn so với apt. Hệ thống này rất dễ sử dụng và cung cấp cho bạn những tùy chọn cho phép duy trì một máy chủ không có giao diện đồ họa mà không làm mất đi chức năng nào. Aptitude liệt kê những bản cập nhật bảo mật, phần mềm có thể nâng cấp, phần mềm mới, phần mềm không được cài đặt, phần mềm không dùng được, phần mềm ảo và tác vụ. Khi kiểm tra trong danh sách, bạn không chỉ thấy những phần mềm đã được cài đặt và số lượng những phần mềm mới mà còn có một bản mô tả của mỗi phần mềm. Sau khi sử dụng aptitude, bạn sẽ thấy việc cập nhật phần mềm tron Linux đơn giản như thế nào, thậm chí là từ dòng lệnh thực hiện cập nhật.
7. Không chú ý khi giải nén file tar
Rất nhiều lần bạn thực hiện tải một phần mềm, và ngay lập tức giải nén mà không quan tâm tới nội dung của nó. Thông thường thì việc này không có vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp người tạo file nén/người bảo dưỡng file đã không cho biết toàn bộ nội dung của gói hiện không được lưu trữ trong một thư mục chính hay không. Do đó, thay vì tạo ra một thư mục mới chứa những nội dung của file nén (có thể gồm có hàng trăm file hay thư mục), thì những file này lại bị bung ra trong thư mục bạn giải nén chúng vào đó.
Để tránh điều này, bạn cần tạo một thư mục tạm thời và di chuyển file nén vào đó. Sau đó, khi giải nén, cho dù file nén có nằm trong một thư mục chính hay không thì cũng không đáng lo ngại. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp trong những trường hợp tương tự khi mà người tạo file nén không đưa tất cả các file vào một chung một thư mục.
8. Xóa file Makefile
Khi đang cài đặt từ nguồn, bạn có thể sẽ chạy make clean để xóa bỏ những file nguồn không cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn xóa bỏ file Makefile thì việc gỡ bỏ không hề dễ dàng. Nếu bạn giữ nó lại, bạn có thể thường xuyên gỡ bỏ những chương trình bằng cách dùng lệnh make uninstall từ thư mục chứa file Makefile.
Chú ý: Không được đặt tất cả các file Makefle vào trong một thu mục. Trước tiên cần đổi tên chúng để biết chúng thuộc về chương trình nào. Khi bạn muốn gỡ bỏ chương trình đó, di chuyển file Makefile sang thư mục khác, đổi lại sang tên cũ và sau đó chạy lệnh uninstall. Sau khi đã gỡ bỏ được chương trình bạn có thể xóa file Makefile của chương trình đó.
9. Cài đặt sai cấu trúc
Bạn có thể thấy rằng nhiều file rpm sẽ có cấu trúc i386, i586. I686, PPC, 64, … Đó là vì nếu trong tên file rpm không có từ “noarch” thì file đó được tạo cho một cấu trúc cụ thể, và khi những file này được tạo ra cho cấu trúc đó thì chúng đã được tùy chỉnh cho phù hợp để chạy tốt hơn. Điều đó có nghĩa là không thể cài đặt một file cấu trúc i586 trên máy chuẩn 386? Tất nhiên là có. Tuy nhiên nó sẽ không chạy hiệu quả như trên cấu trúc chỉ định. Nhưng, hiện giờ bạn không thể cài đặt một file rpm cấu trúc PPC trên cấu trúc x86 vì cấu trúc PPC dành cho bộ chip Motorola. Và bạn cũng không thể cài đặt file cấu trúc 64 bit trên cấu trúc 32 bit. Ngược lại, bạn có thể cài đặt file cấu trúc 32 bit trên cấu trúc 64 bit (như trong trường hợp bạn muốn Firefox chạy với Flash trên máy cấu trúc 64 bit).
10. Không xác đinh được lỗi khi cập nhật kernel
Thông thường việc cập nhật các kernel là một nhiêm vụ của chuyên viên máy tính. Tuy nhiên với hệ thống quản lý gói, bất cứ ai cũng có thể cập nhật kernel. Nhưng cũng có một số vấn đề bạn cần biết. Thứ nhất đó là dung lượng bộ nhớ. Khi tiến hành cập nhật kernel, kernel cũ luôn được giữ lại. Nếu bạn liên tục cập nhật kernel, bộ nhớ hệ thống có thể bị đầy rất nhanh. Vì vậy tốt nhất bạn nên kiểm tra xem những kernel cũ nào có thể xóa bỏ được. Nếu bạn sử dụng rpm, chỉ cần dùng lệnh rpm –qa|grep kernel để kiểm tra bạn đã cài đặt những gì. Bạn có thể gỡ bỏ tất cả ngoại trừ hai kernel được cài đặt cuối cùng. Tốt nhất bạn nên giữ lại hai kernel này phòng trường hợp kernel bạn đang dùng bị lỗi.
Một vấn đề khác có liên quan tới driver của NDIVIA. Nếu bạn sử dụng kho chứa livna, bạn sẽ có cảm giác bị kẹt trong kernel livna. Vì vậy, trước tiên cần tiến hành cập nhật kernel sau đó tải và cài đặt driver của NVIDIA tương thích với kernel đó. Khi đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn tìm đúng file rpm cho driver của NVIDIA, nhưng nó sẽ buộc bạn phải sử dụng kernel livna. Có thể bạn đã từng bị kẹt trong hệ thống này và gặp phải những vấn đề về video/kernel bị cô lập với file livna. Nếu đang sử dụng hệ thống Ubuntu, bạn có thể tránh những tình huống này bằng cách sử dụng Envy. Nhóm công cụ này sẽ giúp bạn cài đặt driver NVIDIA tốt nhất mà không làm ảnh hưởng tới kernel yêu thích của bạn. Sau khi kernel được nâng cấp bạn cần khởi động lại máy tính. Đó là lần duy nhất bạn phải khởi động lại máy Linux. Mặc dù bạn không khởi động lại thì máy của bạn vẫn hoạt động bình thường, nhưng nó hoạt động nhờ vào kernel cũ không có các tính năng mới và các biện pháp tăng cường bảo mật (và nhiều tính năng mới bổ sung khác).