Search This Blog

Thursday, August 27, 2015

Hãy quán chiếu sự sống trong phút giây hiện tại
- Cái đáng trân quý nhất là tìm lại được nhau, có nhau, "I love you too" "trong hiện tại. 
  
(Bài này do một ng quen ở bang Washington gửi , vì thấy nó có giá trị nên đăng lại tren blog mình và xin chia xẻ đến các bạn . Tựa bài do tôi đặt -- Tài) .


"Thank chị D. H. !
"Đã đưa một câu chuyện câu chuyện cảm động. Quá để cho H. hiểu thêm về  những tương quan trong đời sống: tình yêu, cái chết. Cũng để hiểu chắc chắn cái đáng trân quý nhất là tìm lại được nhau, có nhau, "I love you too" "trong hiện tại.
Hãy quán chiếu sự sống trong phút giây hiện tại"

TÌNH YÊU
Hương và cậu con trai lớn, khuôn mặt mới này cũng chỉ như một món đồ vừa được mua về ở tiệm, bầy đó, lấp một khoảng trống nào đó mà thôi. Ai vậy? Một chú két có màu xanh lá cây với những đường viền đỏ cam, vàng rực rỡ với đôi mắt sáng quắc tròn xoe, cái mỏ dài ngoằng hơi khoằm khoằm và một bên bàn chân bị khuyết tật!
“Tại sao con lại mua một con két có tật như vậy hả Duy?”
Đứa con trai lớn của Hương nhún vai cười:
“Có sao đâu mẹ? Nó vẫn đứng, vẫn bay bình thường như mọi con két khác trong khi nó đẹp nhất trong lồng mà lại rẻ và biết nói sẵn nữa, con khỏi phải “train” nó!”
Nàng vẫn cứ thắc mắc về một bên ngón chân bị cụt đến gần 2 đốt của con két tên Joshua mà Duy vừa mua về. Hương giao hẹn với con trai:
“Con chơi, con phải “take care” nó đó!”
“Mẹ đừng lo! Con lo cho nó mà!”
“Tại sao con biết là nó biết nói sẵn? Nó nói tiếng gì?”
“Chủ nó là một bà Mỹ, vậy chắc nó chỉ biết tiếng Mỹ!”
Duy lại nhìn mẹ cười, nụ cười của cậu thanh niên mới lớn thật tươi và thật dễ mến.
“Bà ta già phải vào nursing home nên mới gửi tiệm bán. Con mua rẻ lắm!”
Hương không nói gì mà chỉ lo con két làm bẩn nhà. Duy nhốt Joshua trong phòng ngủ và căn dặn mẹ cùng mọi người trong nhà đừng mở cửa phòng sợ Joshua bay mất. Nhốt nó vào lồng thì nó không chịu, nó sẽ chết! Hương than thầm trong bụng:
“Tại sao nó không chơi con gì khác cho sạch sẽ, dễ trông coi!” Nên ngay từ phút đầu Joshua có mang lại sự chú ý của Hương nhưng thiện cảm thì không! Nhưng chiều con, nàng cũng không cằn nhằn thêm.
Bắt đầu từ ngày đó trở đi trong nhà nàng lại có một “tù nhân” là con két xanh tên Joshua. Cửa phòng Duy lúc nào cũng khép trừ lúc có ai trong phòng. Cả nhà cũng chẳng mấy khi thấy mặt con Joshua, nên nó có đó mà cũng như không có. Thỉnh thoảng Hương mới thấy nó kêu chứ chưa hề thấy Joshua nói! Nhiều lần nàng định hỏi con xem con két đã nói những gì rồi thương hại Duy lại thôi.
Một hôm, Hương mở cửa vào phòng Duy. Con Joshua đang đứng trên thanh gỗ ngang. Đó là một loại chuồng chim nhưng trống cả bốn phía và chỉ đơn sơ có một thanh ngang làm chỗ đứng suốt ngày đêm cho Joshua, hai đầu một bên là thức ăn, một bên là nước uống. Bên dưới có một khay tròn lớn đựng cát để hứng mọi thứ chất dơ do Joshua thải ra. Thấy nàng bỗng nhiên Joshua xòe rộng hai cánh, vươn người lên nhún nhẩy và huýt gió.
Duy la lên:
“Mẹ thấy không, nó huýt gió đấy! Hễ thấy đàn bà, con gái là nó huýt gió! Nó thích mẹ đấy!”
Hương phì cười, nghĩ bụng " Nói thì không nói mà chỉ huýt gió!" Nàng đến gần, ngắm nghía chú két. Một mối thiện cảm nào đó nẩy sinh. Nàng nghiêng đầu nhìn nó. Nó cũng ngoẹo đầu nhìn Hương như muốn nói một cái gì? Hương bắt đầu chú ý đến sự có mặt của Joshua trong nhà. Từ hôm ấy, mỗi tối, nàng đều vào phòng Duy, ngồi bệt xuống thảm, gần chỗ con Joshua, và thử dậy nó nói vài chữ tiếng .. Việt.
Vài tháng trôi đi, một chữ tiếng Anh Joshua cũng không nói chứ đừng hòng gì đến nửa chữ tiếng Việt! Nhưng cứ mỗi lần thấy Hương là nó huýt sáo và vươn cánh làm đẹp. Nàng cũng thấy vui vui và dần dà quên mất đến chuyện là con két này không biết nói và đành chấp nhận nó như thế!
Duy đi mua một lô sách về nghiên cứu và tuyên bố với mẹ:
“Joshua chắc bị “shock” nặng nên nó không nói nữa!”
Và rồi câu chuyện của chú két xanh Joshua tưởng chỉ có vậy!
Cho đến một hôm, Hương đến tiệm Pet Shop, nơi mà Duy đã mua con két, để mua thức ăn cho Joshua. Bà chủ tiệm là người Việt, rất niềm nở khi thấy người đồng hương. Bà ta chỉ dẫn cặn kẽ loại thức ăn nào hợp cho két, nuôi dưỡng ra sao...
Trong câu chuyện trao đổi, Hương chợt hỏi:
“Thường những con bà bán ra mà có giấy tờ khai sinh, bà có lưu lại bản nào không?” “Có chứ ạ! Chúng tôi còn giữ lại tên và địa chỉ người bán, người mua, đủ hết”
“Cháu trai của tôi mua một con két ở đây tên Joshua, chân nó hơi có tật..”
Bà chủ tiệm nói ngay không đợi Hương nói thêm:
“Joshua! Tôi nhớ chứ! Một bà già Mỹ đã nhờ tôi bán khi bà ta phải vào nursing home. À! Cậu đó là con bà đấy ư?”
“Vâng, đúng đấy! Bà có trí nhớ tốt quá!”
“Cậu con bà có thích con Joshua không?”
“Chúng tôi quý nó lắm..có điều sao nó chẳng biết nói gì cả?”
“Có trường hợp như vậy xảy ra khi con vật bị sống xa chủ nhân của nó. Nhưng nhiều khi chỉ một thời gian nó quen với môi trường mới lại nói như két ngay ấy mà!”
Hương chép miệng:
“Cả hơn một năm rồi, đâu thấy nó nói gì đâu! Nó chỉ biết huýt sáo và kêu thôi!”
Bà chủ tiệm nhún vai, không biết phải trả lời thế nào trước sự than phiền của người khách.
Hương trả tiền đi ra, nhưng nghĩ sao nàng lại quay trở lại tìm người chủ tiệm:
“Bà có địa chỉ của bà cụ già trong nursing home, chủ trước của Joshua không?”
“Có chứ, để tôi lấy! Trừ phi bà ấy chết hay đổi chỗ thì chịu thua!”
Bà ta tìm một lúc rồi mặt tươi lên, hí hoáy viết vào tờ giấy đưa cho Hương:
“Chúc bà may mắn!”
Cầm tờ giấy trong tay Hương không biết mình sẽ làm gì? Vào gặp và thăm bà lão, nói chuyện về con két tên Joshua hay đưa Joshua vào thăm chủ cũ? Để làm gì? Nàng cũng chẳng hiểu tại sao những ý nghĩ đó lại đến trong đầu và rồi cứ lẩn quẩn ngày này sang ngày khác.
Một ngày Chủ Nhật cuối tuần, Hương và Joshua tìm đường vào nursing home mang tên là Pine Haven. Chưa bao giờ đặt chân vào một nursing home nào cả nên Hương cũng hơi tò mò. Nơi đây dù không xa nhà thương Memorial bao nhiêu nhưng nằm khuất trong một con đường cụt yên tĩnh rộng rãi, nhiều cây cối bao bọc chung quanh, có cả vườn cảnh cho người đi dạo tạo một cảm giác thật an bình.
Hương nhìn xuống tờ giấy, lẩm nhẩm tên bà lão:
“Alice Park! Alice ..Park!”
Joshua đậu trên vai Hương có vẻ thích thú khi được ra ngoài. Nó kêu những tiếng trong cổ họng nhịp theo với bước chân Hương tiến dần vào khuôn viên nursing home. Một vài người già ngồi trên xe lăn, phía sau có y tá đẩy. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Hương là những khuôn mặt già nua bệnh hoạn bạc thếch theo với thời gian. Những khuôn mặt trắng nhờ nhờ với làn da trắng xanh không còn sinh khí hay những gương mặt da màu đã sạm lại và teo tóp.
Những đôi mắt u uẩn hay những cái nhìn mông lung vào một cõi nào xa xăm như thể tất cả đang sống trong một thế giơi riêng biệt mà những ngôn từ, động tác cử động cũng theo một cách thế khác. Nhịp sống nơi đây chắc chắn không giống như nhịp sống bên ngoài kia.
Người nữ tiếp viên ngồi ngay cửa vào ngửng lên nhìn Hương mỉm cười chào hỏi. Hương hỏi ngay:
“Tôi muốn vào thăm bà Alice Park. Chẳng hay bà ấy ở phòng số bao nhiêu hả cô?”
Cô gái cắm cúi giở sổ tìm rồi nhoẻn miệng cười thật xinh: “Dẫy A. Phòng số 210. Bà đi thẳng vào trong rồi quẹo trái, đến gần cuối hành lang là đúng chỗ đấy.”
“Cám ơn cô nhé!”
Cô gái nở nụ cười thay cho lời nói. Joshua bỗng huýt gió vang dội làm cả Hương lẫn cô gái phải bật cười.
“Nó tên gì vậy bà?”
“Joshua!”
“Hi Hoshua! Hi!”
Joshua chỉ nhìn cô gái và tiếp tục huýt sáo một cách thích thú. Cô ta còn giơ tay vẫy vẫy nó. Hương lại nhớ đến lời Duy bảo:”Nó thích đàn bà, con gái mẹ à!” Mà có lẽ thế thật!
Nàng và Joshua theo lời chỉ dẫn của cô gái. Bên trong cũng đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng thoang thoảng mùi hôi, mùi khai quyện lấy mùi thuốc sát trùng. Dọc hành lang, bóng những cô y tá lên xuống nườm nượp. Đi ngang những căn phòng mở rộng cửa, Hương nhìn thấy những khổ ải của thân phận con người mà bệnh hoạn là một trong những thứ làm biến đổi người ta nhanh nhất.
Không giống nhà thương, mỗi phòng được trang trí một cách khác theo với ý thích của người bệnh hay người thân. Hương đi rất chậm để quan sát. Đầu giường những người bệnh hầu như đều có hình ảnh của một cuộc đời bên ngoài kia mà đã có một lần họ đã sống qua. Chút kỷ niệm hay chỉ là một nhắc nhở về mối liên hệ sao đó để người bệnh đỡ thấy lẻ loi, cô độc chăng?
Rẽ sang mé trái, Hương thấy ít y tá hơn và mùi hôi cũng giảm đi nhiều, hầu như không thấy mấy. Hương lẩm nhẩm trong đầu tìm số 210. “À! Đây rồi!”, nàng nhủ thầm. Phòng số 210 cũng không khác những phòng kia bao nhiêu và theo bảng tên ở ngoài thì bà Alice Park nằm bên mé trong, sau tấm màn kéo màu xanh nhạt. Giường bên ngoài không thấy người dù rất nhiều đồ đạc. Hương vào bên trong.
Đằng sau tấm màn, một bà lão tóc trắng phau, uốn quăn thưa thớt, đang ngồi dựa soải chân trên một xe lăn. Hai bàn tay bà trắng bệch và trong suốt với nhiều đường gân xanh tím chằng chịt. Cả hai bàn tay bám lấy hai thành xe lăn. Nghe tiếng động bà ta nhìn lên. Đôi mắt nhỏ xíu bỗng mở to lộ hai tròng con ngươi màu xanh đá nhạt lờ mờ như được dấu sau một bức phim mỏng. Cái miệng mỏng dính không còn thấy rõ mầu môi bỗng hơi há ra. Mắt bà ta như dán chặt vào con két trên vai Hương. Đôi bàn tay bà lão đang bám lấy thành xe lăn bỗng buông ra và run rẩy, giật liên hồi.
Tất cả những biến chuyển đó chỉ xảy ra trong vòng vài giây ngắn ngủi của thời gian đang cô đọng trong căn phòng chật hẹp mà Hương là người nhìn thấy rõ nhất. Nàng chưa kịp lên tiếng chào hay hỏi han xem bà lão có đúng là bà Alice Park hay không, nhưng Joshua đã nhanh hơn nàng. Nó bay sà đến đậu vào lòng bà ta và chợt kêu lên:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama!”
Từ tiếng kêu đột ngột. Không! Phải nói là tiếng nói đột ngột thoát ra từ Joshua chợt như một tiếng ngân, mà sự vang dội cũng như cái tha thiết kéo dài run rẩy trong cái sẽ sàng làm cho sự tĩnh lặng đọng trong căn phòng chợt vỡ tan. Những đường nét cứng nhắc mỏi mệt trên khuôn mặt già nua của bà lão dường như hồi sinh theo với cái nhếch mép, há miệng mà những tiếng nói vẫn còn bị nhốt kín sâu thẳm trong tận cùng cổ họng, hay trong sâu thẳm của trái tim héo hon? Từng thớ thịt trên mặt bà lão giật nhẹ, đôi mắt cố mở to nhìn Joshua. Môi bà lão run run mà vẫn không tạo nên được một âm thanh nào. Chỉ có đôi mắt chớp khẽ. Riềm mi dưới đã ngả sang màu xám bạc chợt đậm màu hơn theo với giòng nước mắt đang tù từ lăn xuống.
Joshua hai chân bấu vào áo bà lão, vươn cổ, dùng mỏ ngoạm vào áo bà ta để trèo lên cho gần với khuôn mặt bà lão. Nó lại kêu lên, vẫn cái giọng đó:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama! Joshua love ya!”
Không hiểu trong tiếng kêu thống thiết kỳ lạ đó có gì mà Hương thấy lồng ngực mình thắt lại. Bởi vì nàng không chỉ nhìn thấy, chỉ nghe, mà còn cảm nhận được cái tình yêu giữa Joshua và chủ cũ của nó như phút chốc nàng biến thành bà lão ngồi trên xe lăn kia, cũng chẩy nước mắt đón nhận lời nói yêu thương và cũng thấy lòng rạt rào những cảm xúc kỳ dị. Làm như thế gian này chỉ có một tình yêu và cả hai thực sự thuộc về nhau, như một nửa mảnh đời này tìm lại đúng nửa mảnh đời kia và ráp lại khít khao thành một khối duy nhất, không có gì có thể chia lìa. Joshua ở trong bà lão và ngược lại. Bà lão nhìn trong Joshua và thấy tình yêu của mình. Bà ta lắp bắp đôi môi nhưng không thành tiếng. Khuôn mặt bà lão bỗng tươi nhuận hẳn lên. Tình yêu, sự hiện diện của Joshua đã mang lại mạch sống cho bà. Và tình yêu đó tràn ngập căn phòng nhỏ. Joshua và bà Alice không còn biết đến sự có mặt của Hương.
Joshua vùi cái mỏ cứng nhắc của nó vào cổ bà lão, mắt nó lim dim như tận hưởng một sự trao gửi thiêng liêng nào đó mà chỉ có nó và người nhận hiểu được. Mãi, bà lão mới tìm lại được tiếng nói của mình. Giọng bà ta yếu ớt và thanh tao khi đưa hai tay vuốt ve Joshua:
“I love you too. Joshua! Mama love you!”
Con Joshua kêu lên những tiếng nho nhỏ trong cổ họng và cứ để yên cho bàn tay bà lão vuốt trên từng mảng lông của nó. Những ngón tay nhăn nheo, xương xẩu kia như một cây đũa thần làm Joshua biến đổi hẳn. Nó không còn là con két xanh đứng hai chân trên thanh ngang suốt ngày cú rũ trong căn phòng đóng kín cửa. Nó không còn là tên tù bị giam lỏng trong bốn bức tường kín ở nhà Hương. Joshua lại nói với bà lão:
“He hurt me!”
Bà ta sờ lần trên ngón chân khuyết tật của Joshua như thương cảm rồi ôm Joshua vào lòng:
“My poor baby! He’s gone! He’ll not hurt you anymore. Not anymore baby! He’s gone, baby! Do you miss me, Joshua?”
Joshua lập lại y hệt như vậy:
“Do you miss me, Joshua?”
Bà lão bật cười:
“No! Do you miss me, Mama?”
Nó lại lập lại vẫn với giọng lảnh lót:
“No! Do you miss me, Mama?”
Tự dưng Hương cũng cười theo. Lúc ấy bà lão mới để ý đến sự có mặt của nàng trong phòng. Tay vẫn ôm Joshua, bà ta nheo mắt nhìn Hương:
“Cô mang Joshua đến đây?”
Câu hỏi này thay cho câu hỏi: “Cô là chủ mới của Joshua?”. Có lẽ bà Alice vẫn xem như chỉ có bà là chủ của Joshua. Và bất cứ ai đó đến sau bà chỉ là người thay bà săn sóc nó mà thôi. Hương thấy ngay điều này nên nàng chỉ mỉm cười và đáp gọn:
“Vâng!”
Hương cũng chẳng tự giới thiệu mình là ai mà bà lão cũng chẳng hỏi tại sao nàng lại biết tìm đến đây. Tự dưng nàng cảm thấy như sự có mặt của mình ở đây là thừa thãi nên Hương lẳng lặng bước ra ngoài khi thấy bà Alice lại quay sang Joshua thầm thì những gì nàng nghe không rõ.
Nàng đi dọc theo hành lang ra ngoài đến sân sau. Chẳng ai hỏi gì mà cũng chẳng ai để ý đến ai. Hương tìm một băng ghế dưới gốc cây. Bây giờ đã là tháng Mười. Trời đã dịu hơn. Nắng vẫn rực rỡ như những ngày hè nhưng sao lại mát hơn? Có lẽ mùa Thu đã đến ở đâu đó và đang bứt dần những chiếc lá ra khỏi cành. Một đành đoạn chia ly tất nhiên! Nàng dựa lưng vào băng ghế nhìn những chiếc lá khô lao xao trên đỉnh đầu rồi lìa cành. Có những chiếc lá còn tiếc nuối, bay lượn vài vòng trước khi rơi chạm mặt đất, có chiếc rơi thật nhanh chúi đầu lao xuống, có chiếc vẫn run rẩy, không chịu lìa cây. Và những chiếc lá còn lại trên cây đang nhìn lên trời xanh trên kia hay nhìn xuống mặt đất để tiếc thương thay cho những chiếc lá đã bỏ đi trước? Nhưng có một điều chắc chắn những chiếc lá còn lại trên những tàng cây kia nhìn thấy được nỗi ngậm ngùi trong nàng ở ánh mắt không còn trong nữa. Cuộc đời, con người, và những tương quan trong đời sống, tình yêu, nỗi chết, rồi cũng chỉ như thế thôi!
Và rồi, Hương lại nghĩ đến hình ảnh trong căn phòng nhỏ sau lưng nàng: Joshua và bà Alice. Bà lão còn bao nhiêu thời gian để nói câu:”I love you too! Joshua!”, còn bao nhiêu thời gian nữa để ngập chìm trong yêu thương ấy?
Joshua? Thời gian của con két xanh với những riềm vàng, đỏ, cam rực rỡ, là bao xa? Nhưng có lẽ chắc chắn lúc này, cả bà lão và con Joshua đều chỉ biết đến cái hạnh phúc trân quý tìm lại được nhau, có nhau, cho dù thời gian đang trôi qua và ngày mai, ngày hôm sau nữa và những ngày kế tiếp có còn đến nữa hay không!
Nàng ngồi giữa cảnh trời bao la trong vắt trên cao kia trong những suy tưởng miên man. Thời gian qua bao lâu rồi? Hương nhìn đồng hồ: "2:30 chiều!" Nàng đã ở chỗ này lâu đến thế kia à? Đã đến lúc phải đưa Joshua trở về. Joshua phải trở về căn phòng của Duy và trở lại làm tù nhân trong một nơi chốn với đầy đủ thức ăn, nước uống, chỉ thiếu bàn tay của bà Alice!
Khi Hương trở lại căn phòng số 210, cảnh tượng âu yếm lúc trước không còn nữa. Joshua đang đậu trên thành giường, còn bà Alice nằm trên giường với bao nhiêu dây nhợ gắn vào người: nào là dây truyền thuốc, dây truyền thức ăn. Trông bà ta có vẻ mệt mỏi. Cô y tá da mầu có nụ cười xinh tươi nhìn Hương rồi hỏi: “Cô quen thế nào với bà Alice?”
Hương chỉ con Joshua:
“Qua con két này!”
“Thật à?”
Câu hỏi tuy ngắn, gọn nhưng bao hàm nhiều câu hỏi khác nữa. Hương phải giải thích sơ sơ:
“Bà ta là chủ trước của nó. Tôi đưa nó đến thăm chủ cũ. Vậy thôi!”
“Cô tử tế quá!”
Lần đầu tiên từ lúc gặp gỡ Hương thấy bà Alice nhìn nàng lâu hơn. Ánh mắt dịu xuống.
Hương đến gần Joshua và gọi, nàng làm như nó hiểu: “Joshua! Đến lúc phải đi về..”
Hình như nó biết nên cứ chần chờ. Mấy cái móng bấu chặt xuống thành giường, trừ ngón khuyết tật. Hương đến gần, nó càng nhích đi xa, mấy cái móng vẫn quặp chặt như một câu trả lời rõ ràng. Hương không biết phải làm sao! Joshua không huýt sáo như mỗi lần Hương gọi nó nữa! Như đọc được tất cả những ý nghĩ trong đầu của cả Hương và con Joshua, bà Alice gọi nó:
“Joshua!”
“Mama!”
Cô y tá thích thú kêu lên:
“Ồ nó nói được!”
“Go home, Joshua! Go home!”
Nó lập lại lời bà Alice:
“Go home! Go home!”
Nhưng vẫn không nhúc nhích, Joshua lại kêu lên:
“Love ya, Mama! Go home!”
Bà lão nhấc khẽ cánh tay đầy dây nhợ và xòe lòng bàn tay trắng bệch. Joshua bay lại, đậu trong lòng bàn tay bà lão. Nó dụi cái mỏ vào lòng bàn tay bà. Hương thấy bà ta nhắm mắt lại, không phải để đón nhận tình yêu như trước đây nhưng như một sự cam chịu hay một sự chống trả rất âm thầm nào đó. Bà lão lại nói với Joshua bằng một giọng thật nhỏ, như chỉ để cho mình nó nghe và hiểu:
“Go home, baby! You can not stay here.. I have no home now! Go, baby!..Go..”
Hương chợt thấy mi mắt nàng nặng trĩu. Quay sang người y tá, Hương hỏi một câu hỏi mà trong thâm tâm nàng cho rằng đây chỉ là một câu hỏi cầu may:
“Nó ở lại với bà cụ được không cô?” Cô y tá lắc đầu: “Ở đây toàn là người bệnh, luật không cho phép người bệnh nuôi thú vật trong này.”
Hương lặng im.
Và Joshua. Hình như hiểu được tất cả những gì bà Alice nói gọn trong vài chữ đó, hay chỉ là những cảm nhận thiêng liêng giữa Joshua và bà Alice. Chỉ giữa con két xanh và bà lão. Nó bay lên và đậu vào vai Hương nhưng vẫn kêu lên: “Love ya Mama!”
“I love you too, Joshua!”
Mở mắt ra, nhìn Hương, bà lão ngập ngừng nói:
“Cám ơn cô.. đã mang Joshua đến đây.. Thỉnh thoảng nếu được gặp nó thì.. vui lắm.”
Hương đến gần, nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà Alice và nhẹ nhàng nói:
“Mỗi tuần tôi sẽ mang Joshua vào thăm bà!”
Bà Alice chợt nhắm mắt lại. Bà ta ngập ngừng:
“Cám ơn cô.. cám ơn cô nhiều lắm!”
Nàng đi ra và không nỡ quay lại nhìn căn phòng nhỏ có bà lão gầy gò với bao dây nhợ quanh người đang nằm đếm thời gian.
Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?
Mặc Bích

Friday, August 21, 2015

ĐỜI LÀ VỞ TUỒNG , MÀ CHÚNG TA LÀ DIỂN VIÊN : CHÚNG TA PHẢI ĐÓNG TRỌN VẸN VAI TRÒ ĐƯỢC GIAO  -- ĐẠI VĂN HÀO SHAKESPEARE . 

TRONG VAI CHUẪN ÚY : CHỤP TẠI SÂN THƯỢNG CỦA NHÀ Ở ĐƯỜNG ĐỖ THÀNH NHÂN , QUẬN 4 , SÀI GÒN , KHOẢNG 1969-70 .
TRONG VAI THIẾU ÚY CHỤP TẠI TÒA ĐÔ CHÁNH, KHOẢNG 1971.

TRONG VAI TRUNG ÚY CỦA SĐ 7 BỘ BINH VNCH , CHỤP NĂM 1973-74 .


TRONG VAI BÁN HÀNG CHO CỬA HÀNG QUẦN JEAN TẠI HỘI CHỢ QUANG TRUNG NĂM CÓ ĐỔI TIỀN 1985 .
TRONG VAI THÔNG DỊCH VIÊN CHO MỘT TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ  PHÁP TẠI SÀI GÒN . CHỤP TRƯỚC TỦ SÁCH Ở NHÀ (ẢNH TRÊN) VÀ TRƯỚC NHÀ THỜ DI LINH, KHOẢNG ĐẦU THẬP NIÊN 1990 (ẢNH DƯỚI) .
HÌNH CHỤP LÀM HỒ SƠ ĐI MỸ NĂM 1994 VÌ ĐÓNG VAI TÙ NHÂN GẦN SÁU NĂM TỪ NAM CHÍ BẮC (1975-81) .
TRONG VAI THÀY GIÁO DẠY TOÁN TẠI MỸ TỪ 1998-2001 . HÌNH 1 , TẠI BÀN LÀM VIỆC TRONG PHÒNG NGỦ ; H2 , VỚI CÁC HỌC TRÒ , TRỪ NGƯỜI MANG SỐ 1 VÀ 2 .

Tuesday, July 21, 2015

GIỔ BA MÁ , ẢNH  NHẬN NGÀY 20/7/2015 .
















Friday, April 3, 2015

một ông bạn đi khám phổi ở stanford và đc bs cho biết sẽ xạ trị hay hóa trị cho ông . mới nghe , tôi biết ông bị ung thư phổi .
vì đã lớn tuổi , 8

Thursday, March 19, 2015

"Tôi làm việc như 
là tôi sẽ sống 100 
năm và tôi sống 
như là tôi sẽ chết
vào ngày mai " .
Nhạc sĩ Rudy Perez
Ngày 19/3/15 .
Không nơi nào
cất giấu của cải 
tốt nhứt bằng 
đầu của bạn !

Saturday, March 14, 2015

Trong những ngày tháng 4/1975 , nhân đi họp CTCT tại Đồng Tâm , tôi đã về SG thăm gđ và có đọc số báo Paris Match phỏng vấn ĐT ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH TĐT Trung đoàn 12 SĐ 7 BB sau chiến thắng Bến Tranh . Trong trận này , Tr.Đ. đã bẻ gảy mưu toan cắt đứt QL 4 ở khu vực Bến Tranh . Đây có thể là chiến thắng LỚN LAO và CUỐI CÙNG của QLVNCH - đc báo chí thế giới biết tới . Sau đó (những ngày cuối cùng của tháng 4) , vẫn có những vụ đụng độ giửa quân CSBV - đang thừa thắng xông lên - và những đv lớn và nhỏ của VNCH VẪN CÒN quyết tâm bảo vệ phần đất quê hương . Những trận đánh này , báo chí quốc tế không biết , và chúng ta cũng chỉ đc biết sau đó nhiều năm bởi quân nhân dự trận khi họ đã ở nước ngoài . Thành ra bài báo của Paris-Match VẪN LÀ bài báo nước ngoài cuối cùng về QLVNCH trước khi tan hàng vào ngày 30.4 . Khi sang Mỹ , dựa vào trí nhớ và nhờ bạn bè ở Canada và Pháp giúp đở bằng cách vào thư viện chụp lại bài báo (nếu đặt mua từ PM thì rất đắc) , tôi nghĩ rằng mình đã có đóng góp nhỏ để chúng ta không quên một ANH HÙNG , tuy ông ko tự sát vào ngày 30.4 nhưng đã chết vì ĐÒN THÙ của cai tù sau khi trốn trại thất bại .
Cùng khóa 16 VBĐL với ông , có một số Tr.Đoàn trưởng đã tự sát , mất tích , v.v... trên đường di tản (đã kể trong danh sách những người ANH HÙNG của bạn Vũ đức Khanh) .

Tuesday, March 3, 2015

II/ Theo khoa tử vi Numerology (Lý thuyết Số , có từ trước đây hơn 2.000 năm tại cỗ Hy Lạp) thì tên ng ta gồm ba (hay bốn * hay năm) phần gồm họ , chữ lót và tên ; mỗi phần này tạo nên bởi các chữ/letter ; mỗi chữ đều có một trị số riêng , như a = 1 , b=2 , c= 3 , d = 4 , e = 5 , v.v... (xem bản trị số đính kèm) .
Ví dụ : Trần thị Anh .
Nay ta tính mỗi phần này bằng bao nhiêu , sau đó cộng lại các phần này .
a/ Trần = 4 + 2 + 1 + 5 = 12 . Số này phải thu nhỏ vì lớn hơn 9 . Do vậy : 12 = 1 + 2 = 3 .
b/ Thị = 4 + 5 + 1 = 10 , thu nhỏ bằng : 1 + 0 = 1 .
c/ Anh = 1 + 5 + 5 = 11 , số này KHÔNG THỂ  thu nhỏ (22 cũng vậy) .
Cộng ba phần  : 3 + 1 + 11 = 15 . Rất may mắn .
* Trần Thị Thu Thủy .

Bản trị số của các chữ theo Numerology .
MỘT BẠN TRẺ SANH NGÀY 12/6 . SAU ĐÂY LÀ Ý NGHĨA CỦA SỐ NÀY THEO NUMEROLOGY .

                               SỰ HY SINH – NẠN NHÂN
                        (THE SACRIFICE– THE VICTIM)
Sau đây là  tử vi và lời khuyên dành cho người sanh ngày 12 hoặc có tên cộng lại bằng 12 . Người này  định kỳ sẽ bị hy sinh  cho những kế hoạch hoặc âm mưu của những kẻ khác . Số 12  cũng cảnh báo về sự cần thiết phải tỉnh táo ( alert ) trong mọi hoàn cảnh , phải coi chừng ( aware ) những lời nịnh hót giả tạo từ những người dùng nó để đạt những mục đích riêng  của họ . Phải nghi ngờ những người hứa giao phó chức vụ cao , và phải cẩn thận phân tách động cơ ( motive ) này . Mặc dù sự lừa gạt không phải lúc nào cũng có nhưng cẩn tắc vô ưu ( forewarned is forearmed ) . Có một mức độ nào đó lo lắng về tinh thần , tạo nên bởi nhu cầu phải hy sinh mục đích của cá nhân cho tham vọng của những kẻ khác .
Một  ý nghĩa thứ hai của số 12 cũng nên được xem xét . Số 1 là thày giáo . Số 2 là người học trò đang quỳ gối , phục tùng . Đôi khi kết quả của sự căng thẳng nặng nề về tình cảm  ( emotional stress)  và nỗi đau đớn về tinh thần (mental anguish ) sẽ tạo ra chứng quên (amnesia) :  sự quên lãng những bài học đã học trước đây . Số 12 tượng trưng cho quá trình giáo dục/học vấn  ở mọi trình độ  , sự tuân thủ của ý muốn đã đặt ra  ( submission of the will required) và những hy sinh cần thiết để đạt kiến thức và khôn ngoan , trên cả hai lãnh vực tinh thần và trí tuệ . Khi trí tuệ (intellect) được hy sinh cho tình cảm (feelings) , lý trí (mind) sẽ được soi sáng với những giải đáp mà (lý trí) đã tìm kiếm . Hảy nhìn vào bên trong để tìm giải pháp . Nếu đáp ứng thỏa đáng  được những yêu cầu  của giáo dục/học vấn thì sẽ chấm dứt đau khổ và mang lại thành công ./.
Dịch từ Linda Goodman's Star Signs , trang 251 .

Thursday, February 19, 2015

ẢNH TẾT ẤT MÙI 2015 CỦA GIA ĐÌNH LINH CHƯƠNG TẠI FLORIDA .

ẢNH TRÊN VÀ DƯỚI : BÀN THỜ ÔNG NỘI  ÔNG BÀ NGOẠI BÁC THĂNG
MÂM NGŨ QUẢ
CHƯƠNG VÀ CHÁU CHANTE .
ẢNH TRÊN VÀ DƯỚI : CÀNH MAI VÀ MÂM NGŨ QUẢ .

CHÁU CHANTE
CHÁU CHRISTINA CHANTE





Tuesday, February 10, 2015

Phụ nữ miền Nam Việt Nam trong chiến tranh và trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến .








Friday, January 2, 2015


Ý NGHĨA CỦA SỐ 2

Số 2 tuợng trưng cho sự tuởng tuợng , tình mẫu/phụ tử , và tính  dễ cảm xúc .Nó củng là số của sự thụ thai , sanh đẻ và giấc mơ . Nguời  số 2 là nguời sanh vào ngày 2 , 11 , 20 , hay 29 trong tháng .
Định nghỉa sau đây áp dụng cho nguời có ngày sanh kể trên củng như cho nguời có tên cộng lại cũng bằng như vậy . Nguời số 2 thuờng mơ tuởng hảo huyền , có khuynh huớng sợ điều chưa biết và những gì xa lạ . Họ rất giàu tuởng tuợng và sáng tạo , nhưng không luôn luôn có hai  tính này khi họ thực hiện kế hoạch hay ý tuởng của họ . Phần lớn nguời  số 2 ít khi khỏe mạnh như các nguời sinh ngày 1, 9, 3, hay 6 .
Họ có bản tính rất lãng mạn , và bí mật/kín đáo . Trực giác phát triển cao . Một trong những điểm nổi bật của họ là sợ mất mát . Họ sợ mất đủ mọi thứ như : mất tình yêu , nhà cửa  , tiền , tình bạn , việc làm – mất nguời thân yêu do chết chóc hay do các hình thức  chia ly khác . Họ cần một ngôi nhà làm căn cứ , và dù cho họ thích thuờng xuyên du lịch khắp thế giới khi tài chính cho phép , họ phải có một ngôi nhà  để trở về . Họ không thể nào làm “nguời lính đánh thuê “ , vì chỉ có nhà là nơi  họ có thể treo nón . Họ hết lòng một cách  quá đáng  hay để hết tâm trí  (theo nghỉa  tiêu cực hay tích cực) đối với cha mẹ , đặc biệt là Mẹ .Họ cũng là bậc cha mẹ lý tuởng , nhưng họ phải cẩn thận không nên bao bọc/phủ kín  con cái với một tình yêu có tính chiếm hửu .
Nguời số 2 rất cực kỳ quan tâm đến sự an vui/hạnh phúc của bè bạn và thân nhân . Họ để mắt đến mọi nguời , bảo đảm các nguời này không bị cảm cúm , không xài  tiền bừa bải , và v.v...   “ Hảy ăn tí cháo gà nóng và mang vớ vào ; không thì chết vì sưng phổi đấy . “ Nguời số  2 rất thận trọng , và ghét cờ bạc hay trò chơi may rủi . Họ yêu  tiền , nhưng thích tích lũy  chúng  một cách an toàn , ổn định , rồi đầu tư một cách bảo đảm , sao cho chúng  có thể gia tăng qua tiền lãi cổ phiếu và tiền lãi . Họ cũng rất bí mật , và không bao giờ để ai biết buớc đi sắp tới là gì . Họ là chuyên gia trong việc lấy bí mật từ kẻ khác , nhưng họ không cho bạn xâm nhập vào sự riêng tư của họ . Họ đổi chiều từ phải qua trái và thụt lùi , rồi bất thình lình lao tới truớc tấn công mục tiêu . Tiền bạc hình như dính vào họ như keo , do vậy bạn hầu như không bao giờ thấy nguời số 2 (hay nguời số 8 ) xin welfare hay food stamp . Họ rất bác ái/thuơng nguời  ( đặc biệt với gia đình ) và có khuynh huớng cầm đầu  các việc gây quỹ cứu trợ , nhưng họ sẽ rùng mình ngay cả khi nghĩ đến việc xin cứu trợ cho chính họ   . Họ luồn lách né tránh thất bại để bảo vệ  tài sản , đây là tội lỗi chủ yếu của  họ . Khi nguời số 2 học đuợc cách vuợt qua sự sợ hải , tính khư khư giử  của , và sự thận trọng không cần thiết ; thì sự giàu tuởng tuợng , tính  thích ứng , và trực giác của họ sẽ giúp họ đạt  đuợc mọi giấc mơ của họ .
( Dịch xong lúc 11:27 tối ngày 01/04/2010  từ trang 229-230 của quyển Linda Goodman's Star Signs) .

Thursday, January 1, 2015


Ý Nghĩa Của Số 16 (theo Linda Goodman) .
                        THE SHATTERED  CITADEL  (THÀNH QUÁCH TAN VỞ)

Theo nguời Chaldeans cỗ đại  thì số 16 đuợc biểu tuợng bởi hình ảnh “ một Tòa Tháp bị Sét đánh , từ đó một nguời đang rơi xuống , với  một Vuơng miện trên đầu .” (a Tower struck by Lightning , from which a man is falling , which a Crown on his head”) . Số này cảnh báo về một tai họa tiền định lạ lùng (strange fatality) , củng như sự nguy hiểm của các tai nạn và sự thất bại của những kế hoạch của nguời mang số đó . Nếu tên bằng 16 , điều dỉ nhiên là khôn ngoan đổi tên để tránh tác động của nó .  Nếu  ngày sanh là ngày 16 của bất cứ tháng nào , sự thử thách của số 16 phải đuợc cẩn thận đón nhận/đáp ứng, để cho tác động/ảnh huởng  có thể giảm nhẹ tới một mức không khắc nghiệt lắm (the challenge of the 16 must be met, so that its effect may be diluted to a milder vibration) . Để tránh khuynh huớng tiền định đầy khắc nghiệt này (the fatalistic tendency) của  ngày sanh là số 16 , nguời (có ngày sanh là 16) này phải cố gắng lập kế hoạch truớc khi làm bất cứ việc gì (one must endeavor to make all plans in advance) , để chắc chắn rằng mọi  khả năng của thất bại phải đuợc tiên liệu/biết truớc (making certain that any possibility of failure is anticipated)  và phải đuợc né tránh/đi vòng quanh /đổi huớng (circumvented) bằng cách chú ý cẩn thận từng chi tiết . Số 16 cũng mang đến cùng với nó sự bắt buộc và trách nhiệm phải nghe theo tiếng nói từ bên trong của số 7 , tiếng nói này sẽ luôn luôn cảnh báo về nguy hiểm thông qua  những giấc mơ hoặc trực giác  để tránh kịp thời (intuition in time to avoid it) . Không nên coi thuờng tiếng nói từ bên trong . Như tôi (tức bà Linda Goodman – TTT) truớc  đây đã giải thích phần nào về sự kiện rằng tên “Abraham Lincoln” bằng số 16 , rằng ông Lincoln đã đuợc cảnh báo nhiều lần về  việc ám sát ông là tiềm tàng/có thể xảy ra thông qua những giấc mơ của ông (was warned repeatedly of his potential assasination by his dreams) . . . và cũng như bởi  vài ông đồng bà bóng  (“sensitives” or “mediums”) đuợc đưa vào Tòa Nhà Trắng bởi bà Mary Todd Lincoln . Ông đã coi thuờng/không nghe theo nhửng cảnh báo rỏ ràng này , và đã từ chối thực hiện những biện pháp phòng ngừa (precautions) cần thiết , vì vậy , đã không thể tránh khỏi tai họa tiền định này (was unable to avoid his fate) .Nhưng điều này đã có thể tránh đuợc (but it could have been) , và đây là điều quan trọng mà nguời có ngày sanh là 16 phải nhớ . Để tìm kiếm hạnh phúc bằng những cách khác hơn là làm lảnh đạo cấp cao (leadership at the top)(Tòa Tháp và Vuơng Miện) – thì  nên từ bỏ sự nổi tiếng/tiếng tăm và danh vọng (to renounce fame and celebrity) – đây chính là cách để giảm nhẹ khía cạnh/mặt tiêu cực (negative aspect) của số 16 .
Lincoln đã không làm như vậy , vì nghĩ rằng điều quan trọng là phải cố gắng thống nhứt đất nuớc (feeling it was more important to attempt to keep the nation united) hơn là huởng thụ hạnh phúc (fulfillment) của một cuộc sống riêng tư , mặc dù ông đã nhận chức Tổng thống  với nhiều miễn cuỡng và nổi buồn sâu thẳm (with much reluctance and a profound sadness) .
( Dịch từ trang 254-255 của sách đả dẩn của bà chiêm tinh gia nổi tiếng nguời Mỹ Linda Goodman) .

San Jose ngày thứ hai 15/03/2010 lúc 12:03 trưa .