MỘT CẦU THANG LÀM BẰNG THỦY TINH TRONG SUỐT (TRANSPARENT GLASS) ĐANG GÂY PHIỀN TOÁI CHO PHỤ NỮ KHI HỌ PHẢI ĐẾN TÒA ÁN QUẬN HẠT FRANKLIN , BANG OHIO .
SAU ĐÂY LÀ LINK :
http://cnn.com/video/?/video/us/2011/06/09/oh.glass.staircase.wbns
For years, women across America have dealt with glass ceilings. But now, women in Ohio have a new problem - glass floors.TRONG NHIỀU NĂM , PHỤ NỮ KHẮP NƯỚC MỸ ĐÃ PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI TRẦN NHÀ THỦY TINH . NHƯNG NAY , PHỤ NỮ TẠI BANG OHIO CÓ 1 VẤN ĐỀ MỚI - SÀN NHÀ BẰNG THỦY TINH .
A $105 million courthouse opened in Franklin County, Ohio, on Monday, but the builders seemed to have forgotten one thing - the bottom of the stairs, reports affiliate 10TV. The staircase is made of glass.
Dress wearers need to avoid taking the stairs, according to Franklin County Judge Julie Lynch, who wears dresses under her robes almost every day. MỘT TÒA ÁN TRỊ GIÁ 195 TRIỆU ĐÔ VỪA KHÁNH THÀNH NGÀY THỨ HAI Ở QUẬN FRANKLIN , BANG OHIO , NHƯNG CÁC NHÀ XÂY DỰNG QUÊN 1 ĐIỀU - SÀN CỦA CẦU THANG , THEO ĐÀI 10TV . CẦU THANG NÀY LÀM BẰNG THỦY TINH . NHỮNG NGƯỜI MẶC VÁY CẦN TRÁNH XỬ DỤNG CẦU THANG NÀY , THEO NỮ CHÁNH ÁN JULIE LYNCH , NGƯỜI MẶC VÁY (DRESS) BÊN DƯỚI ÁO CHOÀNG (ROBE) GẦN NHƯ MỖI NGÀY .
"I wear dresses because that's my personal choice," Lynch told 10TV. "When you stand under the stairwell, you can see right up through them.” "TÔI MẶC VÁY BỞI VÌ ĐÓ LÀ LỰA CHỌN CÁ NHÂN CỦA TÔI , " BÀ LYNCH NÓI VỚI ĐÀI 10TV . "KHI BẠN ĐỨNG BÊN DƯỚI CẦU THANG , BẠN CÓ THỂ THẤY NHỬNG GÌ BÊN TRÊN CẦU THANG."
She speculates that men, who didn’t take half the population into account, designed the stairs.
Attorney Lori Johnson was startled by the transparent stairs. She worries not only about stares, but also how many cell phones have cameras attached. BÀ PHỎNG ĐOÁN (SPECULATE) RẰNG CÁC ÔNG , CHƯA CHIẾM PHÂN NỮA DÂN SỐ NHÂN LOẠI , ĐÃ THIẾT KẾ CẦU THANG NÀY . NỮ LUẬT SƯ LORI JOHNSON ĐÃ GIẬT MÌNH/HOẢNG HỐT (STARTLE) VÌ CẦU THANG TRONG SUỐT NÀY . BÀ LO LẮNG (WORRY) RẰNG KHÔNG CHỈ CÓ NHỮNG CÁI NHÌN CHÒNG CHỌC (STARE) , MÀ CŨNG CÓ RẤT NHIỀU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CÓ GẮN CAMERA .
“The next thing you know, you’re on the internet,” Johnson said, according to 10TV. “It sounds like a lawsuit in the making.”"BẠN BIẾT ĐẤY , ĐIỀU KẾ TIẾP LÀ BẠN SẼ XUẤT HIỆN TRÊN INTERNET , " BÀ JOHNSON NÓI , THEO ĐÀI 10TV . "NÓ BÁO HIỆU/CẢNH BÁO (SOUND) RẰNG SẼ CÓ KIỆN TỤNG . "
While security guards warn women about taking the stairs, it seems most are just hoping people will be mature about the situation.TRONG KHI NHÂN VIÊN AN NINH CẢNH BÁO PHỤ NỮ KHI DÙNG CẦU THANG , HÌNH NHƯ/CÓ VẺ (IT SEEMS) PHẦN LỚN MỌI NGƯỜI ĐỀU HY VỌNG RẰNG MỌI NGƯỜI SẼ CHÍN CHẮN/TRƯỞNG THÀNH (MATURE) TRONG TÌNH HUỐNG (SITUATION) NÀY .
"They hope people will be mature? That's not a solution," Lynch said to 10TV. "If we had mature people that didn't violate the law, we wouldn't have this building." "HỌ HY VỌNG MỌI NGƯỜI SẼ CHÍN CHẮN ? ĐẤY KO PHẢI LÀ GIẢI PHÁP , " BÀ LYNCH NÓI VỚI ĐÀII 10TV . "NẾU CHÚNG TA CÓ NHỮNG NGƯỜI CHÍN CHẮN KO VI PHẠM LUẬT PHÁP , CHÚNG TA ĐÃ KO CÓ TÒA NHÀ NÀY . "
" TÔI LÀM VIỆC NHƯ LÀ TÔI SẼ SỐNG 100 NĂM VÀ TÔI SỐNG NHƯ LÀ TÔI SẼ CHẾT VÀO NGÀY MAI " . RUDY PEREZ , NHẠC SĨ NỖI TIẾNG NGƯỜI MỸ GỐC CUBA .
Search This Blog
Saturday, December 16, 2017
Saturday, December 9, 2017
TRONG gđ có những ng sau đây TRẢ NỢ DỒN (vì sanh ngày 4 , 13 hay 31) như Lý/sinh ngày 4 , Ngọc/sinh ngày 13 , và cô tư/sinh ngày 31 (P. A) .
Họ sẽ chịu biết bao cay đắng , nhục nhã của cuộc đời .
Riêng những người sau BỊ LẬN ĐẬN (vì có ngày sanh hay tên cộng lại bằng 18) như cô Hương/tên cộng lại bằng 18 , Nhơn/sanh ngày 18 , Thủ/tên và ngày sanh đều bằng 18 , và cô tư/tên cộng lại bằng 18 (nghĩa là vừa trả nợ dồn , vừa lận đận) . Người bị lận đận còn hy vọng qua được , còn trả nợ dồn thì khổ hơn , vì có ai trả nợ mà sung sướng đâu .
Trả nợ dồn là nợ từ nhiều kiếp trước , kiếp này họ cố gắng trả dứt điểm , chấp nhận mọi khổ đau và nhục nhã .
Còn người số lận đận , kiếp trước họ rất giỏi , nhưng do kiêu ngạo hay phạm sai lầm nào đó nên bị đày xuống kiếp này để chịu đựng hình phạt , nhưng ko khắc nghiệt bằng trả nợ dồn .
Họ sẽ chịu biết bao cay đắng , nhục nhã của cuộc đời .
Riêng những người sau BỊ LẬN ĐẬN (vì có ngày sanh hay tên cộng lại bằng 18) như cô Hương/tên cộng lại bằng 18 , Nhơn/sanh ngày 18 , Thủ/tên và ngày sanh đều bằng 18 , và cô tư/tên cộng lại bằng 18 (nghĩa là vừa trả nợ dồn , vừa lận đận) . Người bị lận đận còn hy vọng qua được , còn trả nợ dồn thì khổ hơn , vì có ai trả nợ mà sung sướng đâu .
Trả nợ dồn là nợ từ nhiều kiếp trước , kiếp này họ cố gắng trả dứt điểm , chấp nhận mọi khổ đau và nhục nhã .
Còn người số lận đận , kiếp trước họ rất giỏi , nhưng do kiêu ngạo hay phạm sai lầm nào đó nên bị đày xuống kiếp này để chịu đựng hình phạt , nhưng ko khắc nghiệt bằng trả nợ dồn .
Nhãn:
ẢNH CÁ NHÂN GIA ĐÌNH VÀ BÀ CON,
lý thuyết số,
số 18,
số 4 8 13 17 22 26 và 31,
số lận đận,
trả nợ dồn
Wednesday, November 22, 2017
HƠN 200 BỘ ĐỘI MIỀN BẮC , PHẦN LỚN LÀ SV CỦA ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI , TRONG NGÀY 3/10/1973 , ĐÃ CHẾT TẠI MỘT RỪNG TRÀM THUỘC TỈNH KIẾN TƯỜNG VÌ BỊ TRỰC THĂNG VNCH PHÁT HIỆN VÀ TẤN CÔNG . . .
Thưa bạn ,
Thời gian gần đây , trong lúc lang thang trên mạng để tìm thông tin về trận đánh đồn Ngả Sáu vào ngày 11.3.75 , tôi được biết trung đoàn 24 của CSBV đã tấn công đồn này và 1 trong 2 trung đoàn 207 và 320 CSBV đã phục kích tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH (mà tôi phục vụ) , trên đường đi tiếp viện cho đồn này , gây thiệt hại nặng cho TĐ tôi .
Khi vào website của trung đoàn 24 , ở mục "Đồng đội ơi" , tôi thấy có bài "Miếu thờ những ông Thành hoàng đội mũ cối " : một cái tựa khá lạ lùng . Tò mò , tôi đã đọc và biết trên 200 bộ đội thuộc trung đoàn 207 bộ đội miền Bắc , vừa mới xâm nhập vào Nam , đã chết vì "bị (trực thăng) đổ chụp " tại một rừng tràm ở Mộc hóa , Kiến tường . Vì thấy có nhiều thông tin cần thiết cho người trong cuộc từ cả hai phía nên tôi xin được đăng lại dưới đây .
(Xin nói thêm , thời gian xảy ra trận "bị đổ chụp" này thì tôi ko có mặt tại đơn vị (hình như đi họp ở Đồng Tâm gì đó , ko nhớ rõ) , chỉ nghe lính kể lại là TĐ đã được trực thăng vận đến 1 địa điểm ở Đồng tháp Muời để tấn công đối phương (đang đóng quân giửa rừng tràm ) mà trước đó trực thăng đã xạ kích dữ dội . Sau khi nhảy xuống , kể cả mấy anh "đít đen" (mang nồi to và đen để nấu cơm cho cả tiểu đội) cũng thu được súng . Nay đọc lại bài " Miếu thờ những ông . . . " thì tôi thấy có sự trùng khớp .
Và lạ lùng thay , đến ngày 11.3.75 , TĐ tôi có lẽ đã "gặp lại " trung đoàn 207 tại cánh đồng trống kế kinh Bằng Lăng . Và lần này thì TĐ tôi gần như tan hàng , với trên dưới 100 SQ , HSQ và BS bị tử thương ; ko kể số bị thương và mất tích . (Tôi có đăng trên blog của tôi) .
Tôi đăng lại bài " Miếu thờ nhửng ông Thành hoàng . . . " , nhằm đốt nén hương lòng cầu nguyện cho những người đã chết từ cả hai phía . Không ai muốn xa gia đình hay vợ con để đi chiến đấu xa nhà . Họ ra đi vì thực thi nghĩa vụ quân sự (miền Bắc) hay vì quân dịch (miền Nam) . Họ phải tuân lịnh cấp trên và khi gặp đối phương thì phải giết nếu ko muốn bị giết . - - Tài .
Thời gian gần đây , trong lúc lang thang trên mạng để tìm thông tin về trận đánh đồn Ngả Sáu vào ngày 11.3.75 , tôi được biết trung đoàn 24 của CSBV đã tấn công đồn này và 1 trong 2 trung đoàn 207 và 320 CSBV đã phục kích tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH (mà tôi phục vụ) , trên đường đi tiếp viện cho đồn này , gây thiệt hại nặng cho TĐ tôi .
Khi vào website của trung đoàn 24 , ở mục "Đồng đội ơi" , tôi thấy có bài "Miếu thờ những ông Thành hoàng đội mũ cối " : một cái tựa khá lạ lùng . Tò mò , tôi đã đọc và biết trên 200 bộ đội thuộc trung đoàn 207 bộ đội miền Bắc , vừa mới xâm nhập vào Nam , đã chết vì "bị (trực thăng) đổ chụp " tại một rừng tràm ở Mộc hóa , Kiến tường . Vì thấy có nhiều thông tin cần thiết cho người trong cuộc từ cả hai phía nên tôi xin được đăng lại dưới đây .
(Xin nói thêm , thời gian xảy ra trận "bị đổ chụp" này thì tôi ko có mặt tại đơn vị (hình như đi họp ở Đồng Tâm gì đó , ko nhớ rõ) , chỉ nghe lính kể lại là TĐ đã được trực thăng vận đến 1 địa điểm ở Đồng tháp Muời để tấn công đối phương (đang đóng quân giửa rừng tràm ) mà trước đó trực thăng đã xạ kích dữ dội . Sau khi nhảy xuống , kể cả mấy anh "đít đen" (mang nồi to và đen để nấu cơm cho cả tiểu đội) cũng thu được súng . Nay đọc lại bài " Miếu thờ những ông . . . " thì tôi thấy có sự trùng khớp .
Và lạ lùng thay , đến ngày 11.3.75 , TĐ tôi có lẽ đã "gặp lại " trung đoàn 207 tại cánh đồng trống kế kinh Bằng Lăng . Và lần này thì TĐ tôi gần như tan hàng , với trên dưới 100 SQ , HSQ và BS bị tử thương ; ko kể số bị thương và mất tích . (Tôi có đăng trên blog của tôi) .
Tôi đăng lại bài " Miếu thờ nhửng ông Thành hoàng . . . " , nhằm đốt nén hương lòng cầu nguyện cho những người đã chết từ cả hai phía . Không ai muốn xa gia đình hay vợ con để đi chiến đấu xa nhà . Họ ra đi vì thực thi nghĩa vụ quân sự (miền Bắc) hay vì quân dịch (miền Nam) . Họ phải tuân lịnh cấp trên và khi gặp đối phương thì phải giết nếu ko muốn bị giết . - - Tài .
=============
Bài đầu tiên của chuyên mục này, E24.com xin trân trọng giới thiệu một bài viết về một địa danh thảm khốc, nơi hơn hai trăm con người, phần lớn là sinh viên Đại học Xây Dựng Hà Nội, trong một ngày ( 3/10/1973 tại khu vực Đá Biên – Mộc Hóa – Kiến Tường nay là ấp Đá Biên – xã Thạnh phước – huyện Thạnh hóa – Tỉnh Long An) đã mãi mãi nằm lại trên vùng trũng Tháp Mười mà lính ta quen gọi nơi ấy là CÁNH ĐỒNG CHÓ NGÁP! Bài viết do anh Nguyen Hoai Nam gởi đến quản trị E24 qua Email, với tựa đề: MIẾU BẮC BỎ VÀ NHỮNG ÔNG THÀNH HOÀNG ĐỘI MŨ CỐI. Tuy nhiên, tựa đề này đau quá, mặc dù nó là cái tên gần như chính xác cho tới thời điểm này... (Xem thêm trong comment) . Tôi, và các anh em CCB đều muốn đổi tên bài viết thành: Miếu thờ NHỮNG ÔNG THÀNH HOÀNG ĐỘI MŨ CỐI. Tôi đã Email cho Hoài Nam về việc đổi tên bài viết này cho nó... nhẹ hơn. Chắc là tác giả cũng hiểu cho tấm lòng những người lính CCB Miền Bắc như chúng tôi! Mong rằng sau bài viết này, E24 sẽ tiếp nhận nhiều bài viết của các đ/c Cựu chiến binh và các bạn, để những khoảng khắc ấy sẽ sống mãi, là lời nhắn gởi sẻ chia với các gia đình Liệt sĩ và là lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ khi nghĩ về cuộc sống thanh bình hôm nay... (Nguyễn Mạnh Bình)
Miếu thờ NHỮNG “ÔNG THÀNH HOÀNG” ĐỘI MŨ CỐI
Kính dâng hương hồn các Liệt sĩ Trung đoàn 207 khu 8 hy sinh ngày 3/10/1973 tại khu vực Đá Biên – Mộc Hóa – Kiến Tường nay là ấp Đá Biên – xã Thạnh phước – huyện Thạnh hóa – Tỉnh Long An.
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sỹ, theo chân gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Tế và đồng đội của Trung đoàn 207 đi tìm hài cốt Liệt sĩ, tôi vô tình biết được giữa mênh mông vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười có một ấp không ai dám nói dối và có những “Ông thành hoàng” đội mũ cối…
NHÂN CHỨNG SỐNG
Ông Ba Thi (Phan Xuân Thi- nguyên là cán bộ Trinh sát Trung đoàn 207, Quân Khu 8 cũ ) nay là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và CCB Trung Đoàn đưa chúng tôi đi tìm lại chiến trường xưa nơi Trung đoàn 207 đã có một trận chiến đấu oanh liệt kể lại: Tháng 10 năm 1973, đơn vị ông nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc (vùng 8 Kiến Tường cũ). Đêm ngày 3 tháng 10, trung đoàn Triển khai đội hình hành quân từ Mỏ Vẹt (giáp biên giới Căm Pu Chia) bí mật vượt sông Vàm cỏ tây đến Ấp Đá Biên Huyện Mộc Hoá, nay thuộc Huyện Thạnh Hoá Tỉnh Long An thì trời vừa sáng nên phải ém quân vào một rừng tràm để nghỉ . Do hành quân bộ suốt đêm giữa đồng nước, bộ đội mệt mỏi rã rời, rừng tràm nhỏ, thưa thớt không đủ che giấu đoàn quân. Anh em phần lớn là tân binh mới nhập ngũ từ trường Đại học Xây Dựng Hà Nội mới bổ sung về đơn vị trước đó 2 ngày chưa quen chiến trường đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm nên bị máy bay trinh sát của địch phát hiện. Ngay lập tức chúng huy động 12 chiếc trực thăng bao vây bắn xối xả xuống trận địa và ồ ạt đổ quân và xe tăng M113 ập vào hòng bắt sống sở chỉ huy Trung Đoàn. Trước tình thế hiểm nguy đơn vị đã nhanh chóng triển khai chiến đấu với tinh thần cảm tử, bắn cháy 1 máy bay trực thăng tiêu diệt nhiều tên địch mở đường máu đưa được sở chỉ huy Trung đoàn thoát khỏi vòng vây của địch an toàn. Các chiến sỹ cảm tử quân (chủ yếu là tiểu đoàn 1) đã bám sát trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhưng vì địa hình phức tạp, bị tập kích bất ngờ, lực lượng chiến đấu không cân sức , anh em đã anh dũng hy sinh hơn 200 đồng chí.. Những ngày sau đó địch tiếp tục đưa trực thăng tới quần đảo tại khu vực này nhằm tiêu diệt bất cứ mầm sống nào còn sót lại trên cánh đồng hoang vu mênh mông nước, chúng cho quân canh giữ không cho ta lấy tử sỹ. 12 ngày sau đại đội trinh sát cùng với lực lượng địa phương mới tổ chức được lực lượng đưa quân vào tìm đồng đội. Chỉ duy nhất 1 đồng chí cán bộ bị thương nặng, được bà con cấp cứu thuốc men, giấu ngoài đồng hàng đêm đưa cơm ra nuôi sau này đưa về đơn vị chiến đấu (đồng chí này nay vẫn còn sống). Giữa cánh đồng xác các anh nổi lên đồng đội phải dùng màn để vớt vì cánh đồng ngập nước không có đất chôn nên các anh phải bó lại treo lên, hoặc cột chặt vào cây tràm để mùa khô đồng bào chôn giúp. Giao cho địa phương xong đơn vị lại tiếp tục hành quân vào trận chiến mới. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi chiến tranh biên giới tây nam. Theo yêu cầu nhiệm vụ mới Trung đoàn 207 giải thể, khu 8 sát nhập khu 9, Tỉnh Kiến Tường sát nhập vào Tỉnh Long An, Long An sát nhập vào Quân Khu 7 … Mới đó đây mà đã 38 năm…
Ngồi trước chúng tôi là một người phụ nữ nhỏ bé đã ngoài 60 tuổi đó là bà Hai Đấu nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Kiến tường nguyên huyện ủy viên huyện Mộc hóa trưởng phòng TBXH huyện Mộc hóa. Khi chưa thành lập tỉnh Long An, chưa phân huyện thì vùng Thạnh hóa vẫn thuộc về Mộc hóa và chính bà đã phụ trách vùng này. Chúng tôi tìm đến nhà bà trong cơn mưa tầm tã. Biết chúng tôi đi tìm thân nhân liệt sỹ hy sinh trong trận rạch Đá Biên đêm ngày 3 tháng 10 năm 1973 bà cho biết chính bà đã cùng du kích nhiều đêm chèo xuồng tìm thương binh, liệt sĩ hy sinh trong trận đó nhưng không gặp ai sống sót. Sau này do công tác bà không có điều kiện để quay lại để tìm hài cốt các anh nhưng trong lòng vẫn đáu đáu nỗi đau. Đến năm 1992 khi về làm trưởng phòng TBXH huyện bà đã cùng 4 cán bộ đi xuồng về chiến trường cũ. Lúc này sau hòa bình nhân dân đã về vùng này khai hoang trồng lúa sống chung với lũ. Khi gặp hài cốt liệt sĩ phần thì không phân biệt được ai với ai, phần thì hài cốt thì nhiều nên nhân dân đã chôn chung các anh với nhau. Khi đi truy tập bà đau lòng quá mà không biết làm sao nên đành đưa các anh về chôn chung thành ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Mộc hóa. Nói chuyện với chúng tôi mà nỗi đau xót còn hiện trên gương mặt bà, nước mắt bà chảy giữa cơn mưa tầm tã của vùng rốn lũ…
MIẾU BẮC BỎ VÀ NHỮNG ÔNG THÀNH HOÀNG ĐỘI MŨ CỐI
Dừng chân tại đầu cầu 79, chúng tôi gửi xe để thuê ghe máy đi vào chiến trường cũ của Liệt sĩ. Trên cầu anh Ba Thi chỉ cho chúng tôi xa xa là rạch Đá Biên, nơi đơn vị hành quân về và bị tập kích bất ngờ. Nghe chúng tôi đi tìm ghe mà nói giọng Bắc người đàn ông địa phương hỏi ngay có phải chúng tôi tìm vào miếu Bắc bỏ không? Anh Ba Thi hỏi sao gọi là miếu Bắc bỏ? Ông ta trả lời dân vùng này ai không biết miếu đó, đó là miếu dân địa phương tự lập ra thờ những người bộ đội miền Bắc chết bỏ xác tại đó nên có tên như vậy. Chúng tôi thuê ghe máy chạy chừng 3km tính từ chân cầu 79. Dòng kênh này năm 1979 mới đào nên có tên vậy. Đang chạy ngon trớn, chiếc ghe máy bỗng giảm tốc rồi rẽ sang bên phải, hai bên dòng kênh nhỏ dần, xung quanh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút tài công cho ghe ghé vào một gò đất. Nền đất được đắp nổi xung quanh 4 bên là các dòng kênh. Trên nền là một chòi lợp tôn đơn sơ, giữa chòi là một tấm bia xây bằng gạch đỏ chẳng tô trát gì. Trên vách là lá cờ đỏ sao vàng. Bên dưới tấm bia là bát nhang và ly, dĩa. Trên nền xi măng là dòng chữ HY SINH GÌ (VÌ) TỔ QUỐC và ngày tháng lập bia. Nhìn cảnh tượng trên giữa mênh mông rừng tràm có lẽ kí ức xưa kia hiện vể anh Ba Thi gục đầu khóc nấc lên: các đồng chí ơi, đau xót quá 40 năm rồi vẫn cứ nằm đây chẳng ai quan tâm. Vừa khóc anh vừa đập đầu xuống nền đất làm cả đoàn không ai cầm được nước mắt, nhìn nhau ai cũng nước mắt rưng rưng …Thấy chúng tôi ghé lên miếu, vợ chồng anh chị Tư Tờ - người đã hiến hơn 200m đất lập miếu và là “thủ từ” lâu nay cũng chạy ghe lại. Rồi chúng tôi cùng nhau sắp lễ dâng lên các anh. Đồ lễ thì thật đơn giản nhưng khi vợ Tư Tờ khấn: các ông ơi về nhận lễ này, đồng đội tới thăm đây, gia đình tới thăm này, có ai nhận ra thân nhân thì theo về chứ cứ than không biết đường về hoài thì anh Ba Thi lại òa lên khóc. Có lẽ trận chiến với hơn 200 đồng đội hy sinh vẫn là nỗi đau trong lòng không thể nguôi ngoai của người cựu chiến binh này…
Sau khi thắp nhang cho các anh xong chúng tôi hỏi anhTư Tờ về hoàn cảnh lập miếu, Tư Tờ nói: thôi các anh đã tới đây thì ghé nhà tôi nói chuyện, sẵn tôi làm bữa cơm mời mấy ảnh liệt sỹ cùng về uống rượu luôn. Nói xong hai vợ chồng Tư Tờ thắp nhang khấn: sẵn có đồng đội tới thăm tôi làm mâm cơm, có chén rượu các anh ghé nhà tôi luôn nha. Nghe Tư Tờ nói khơi khơi vậy mà thái độ chân thành làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.
Dừng chân tại đầu cầu 79, chúng tôi gửi xe để thuê ghe máy đi vào chiến trường cũ của Liệt sĩ. Trên cầu anh Ba Thi chỉ cho chúng tôi xa xa là rạch Đá Biên, nơi đơn vị hành quân về và bị tập kích bất ngờ. Nghe chúng tôi đi tìm ghe mà nói giọng Bắc người đàn ông địa phương hỏi ngay có phải chúng tôi tìm vào miếu Bắc bỏ không? Anh Ba Thi hỏi sao gọi là miếu Bắc bỏ? Ông ta trả lời dân vùng này ai không biết miếu đó, đó là miếu dân địa phương tự lập ra thờ những người bộ đội miền Bắc chết bỏ xác tại đó nên có tên như vậy. Chúng tôi thuê ghe máy chạy chừng 3km tính từ chân cầu 79. Dòng kênh này năm 1979 mới đào nên có tên vậy. Đang chạy ngon trớn, chiếc ghe máy bỗng giảm tốc rồi rẽ sang bên phải, hai bên dòng kênh nhỏ dần, xung quanh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút tài công cho ghe ghé vào một gò đất. Nền đất được đắp nổi xung quanh 4 bên là các dòng kênh. Trên nền là một chòi lợp tôn đơn sơ, giữa chòi là một tấm bia xây bằng gạch đỏ chẳng tô trát gì. Trên vách là lá cờ đỏ sao vàng. Bên dưới tấm bia là bát nhang và ly, dĩa. Trên nền xi măng là dòng chữ HY SINH GÌ (VÌ) TỔ QUỐC và ngày tháng lập bia. Nhìn cảnh tượng trên giữa mênh mông rừng tràm có lẽ kí ức xưa kia hiện vể anh Ba Thi gục đầu khóc nấc lên: các đồng chí ơi, đau xót quá 40 năm rồi vẫn cứ nằm đây chẳng ai quan tâm. Vừa khóc anh vừa đập đầu xuống nền đất làm cả đoàn không ai cầm được nước mắt, nhìn nhau ai cũng nước mắt rưng rưng …Thấy chúng tôi ghé lên miếu, vợ chồng anh chị Tư Tờ - người đã hiến hơn 200m đất lập miếu và là “thủ từ” lâu nay cũng chạy ghe lại. Rồi chúng tôi cùng nhau sắp lễ dâng lên các anh. Đồ lễ thì thật đơn giản nhưng khi vợ Tư Tờ khấn: các ông ơi về nhận lễ này, đồng đội tới thăm đây, gia đình tới thăm này, có ai nhận ra thân nhân thì theo về chứ cứ than không biết đường về hoài thì anh Ba Thi lại òa lên khóc. Có lẽ trận chiến với hơn 200 đồng đội hy sinh vẫn là nỗi đau trong lòng không thể nguôi ngoai của người cựu chiến binh này…
Sau khi thắp nhang cho các anh xong chúng tôi hỏi anhTư Tờ về hoàn cảnh lập miếu, Tư Tờ nói: thôi các anh đã tới đây thì ghé nhà tôi nói chuyện, sẵn tôi làm bữa cơm mời mấy ảnh liệt sỹ cùng về uống rượu luôn. Nói xong hai vợ chồng Tư Tờ thắp nhang khấn: sẵn có đồng đội tới thăm tôi làm mâm cơm, có chén rượu các anh ghé nhà tôi luôn nha. Nghe Tư Tờ nói khơi khơi vậy mà thái độ chân thành làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.
MIỀU BẮC BỎ (Photo: Nguyen Hoai Nam)
BIẾN NGÀY GIỖ LIỆT SỸ THÀNH NGÀY HỘI CỦA LÀNG
Năm 1974, sau khi vùng này hòa bình, Tư Tờ cùng gia đình về sống lại tại vùng này. Lúc đó còn nhỏ, Tư Tờ thích nón cối nên chống xuồng đi tìm đồ của bộ đội. Không ít lần đi tìm, Tư Tờ gặp phải hài cốt Liệt sĩ, khi ít xương, lúc cái sọ. Còn nhỏ quá nên Tư Tờ cũng chỉ biết bỏ chạy khi gặp cảnh đó. Theo Tư Tờ hài cốt còn nhiều lắm. Sau năm 1975, hòa bình lập lại dân ngày càng về sống tại đó đông hơn. Rồi người ta đốn tràm làm ruộng, lúc cày ruộng gặp rất nhiều hài cốt bộ đội dân chỉ biết gom lại chôn chung. Cũng có người như ông H. gom xương lại đốt nên bị hành điên dại mấy năm trời. Rồi chuyện các anh về báo mộng … Có gia đình bà B. đêm đêm nge tiếng gọi: Ông bà ơi có gì cho con ăn với, con đói lắm, con lạnh lắm, con còn nằm trên cây. Sáng ngày tỉnh mộng bà và gia đình ra tìm thì quả thật trên ngọn tràm vẫn còn gói hài cốt. Bản thân nhà Tư Tờ thì gặp hoài, lâu lâu các anh lại “nhập” vào cô con gái rồi than là đói, lạnh và không nhớ đường về quê. Có lúc nhậu chưa hết chai mang cất , các anh lại “giận” nói rằng đông vậy uống chưa ”đã” mà mang cất là sao…Rồi cô con gái bệnh, mang chữa hết viện nọ viện kia mà không hết, bí quá về khấn các anh thì quả nhiên con hết bệnh…Cứ vậy, người này đồn người kia, ai cũng nói các anh chết trẻ và chết vì Tổ quốc nên linh thiêng lắm nên Tư Tờ tự xây miếu để thờ. Lần thứ nhất che tạm bằng lá rồi có người cho tôn che tạm. Lần thứ hai mua gạch về xây thì các anh “bảo” nhỏ quá ở không đủ lại đập đi mua gạch xây lại lần ba cho tới giờ. Tôi nhìn nhà Tư Tờ, cả nhà “không có cục gạch chọi chim” vì động cơ gì mà người đàn ông này 3 lần dựng miếu thờ Liệt sĩ? Tư Tờ cười hồn nhiên: không phải riêng nhà tôi, cả khu này nhân dân thờ các ảnh như “thần hoàng”. Hằng năm cứ ngày các ảnh hy sinh (mồng 8 tháng 9 âm lịch) là nhân dân cả vùng ghé về. Có gì cúng nấy. Ai có cá, ai có gà, vịt có rượu thì tự mang tới. Trước là cúng các ảnh sau là xin các ảnh phù hộ cho làm ăn may mắn, không có bệnh tật. Rồi ở lại tự “hưởng lộc”, đàn ca cho các ảnh nghe thâu đêm. Vui lắm!!!
Và đặc biệt theo Tư Tờ, dân vùng này không biết nói dối. Trước đây ai mới tới mà không biết, lỡ nói dối nói trá, các ảnh “hành” cho hư máy móc hoặc bệnh tật. Dân ở đó nếu có gì chỉ cần thề “nếu nói sai lính bắt” là ai nấy đều sợ. Lâu dần thành quen nên dân ở đây sống thật bụng, không dám dối trá. Và không ai bảo ai, tự mọi người coi các anh là những ông thành hoàng luôn bảo vệ cuộc sống nhân dân vùng này.
Ngồi giữa mênh mông rừng tràm, nghe những người nông dân chân chất nói chuyện mà tôi thấy lâng lâng trong lòng. Không hiểu có phải vì quá yêu quí các anh, tôn trọng sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc mà nhân dân nói quá lên như vậy, hay vì sự hy sinh của các anh quá linh thiêng nên các anh đã được Trời đất phong Thánh. Những vị Thánh rời bỏ bút nghiên, Hy sinh tuổi thanh xuân cho quê hương mãi được bình yên. Và dù các anh đã được qui tập về nghĩa trang hay vẫn còn nằm đâu đó trên cánh rừng tràm thì với Nhân dân vùng ấp Đá Biên Xã Thạnh Phước Huyện Thạnh Hoá, với chúng tôi, các anh vẫn là những “Ông thành hoàng” - Những “Ông thành hoàng đội mũ cối” đã mang lại bình yên, hạnh phúc cho quê hương.
Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng tràm mênh mông bát ngát, nhìn ánh mắt rạng rỡ của những người nông dân vùng đồng thàp mười với những mùa lúa bội thu, ngoài những giọt mồ hôi của nông dân hôm nay còn có máu xưongcủa biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh.
Rời miếu Bắc bỏ tôi và anh Ba Thy nắm chặt tay nhau, chúng tôi đã hứa sẽ làm tất cả để xây dựng lại nơi đây một miếu thờ đàng hoàng hơn, ấm cúng hơn để Các Anh lấy chỗ đi về, gặp gỡ nhau. Dù các gia đình có tìm được hay không tìm được thì Các Anh biết rằng bây giờ và mãi mãi chúng tôi và hậu thế vẫn nhớ và kính trọng Các Anh. Sự Hy sinh của Các Anh hơn 200 cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 1 và 3 Trung đoàn 207 thật cao cả và anh hùng. Các Anh đã nằm xuống cho quê hương mãi mãi thanh bình.
Ấp Đá Biên – TP HCM tháng 7 năm 2011
Năm 1974, sau khi vùng này hòa bình, Tư Tờ cùng gia đình về sống lại tại vùng này. Lúc đó còn nhỏ, Tư Tờ thích nón cối nên chống xuồng đi tìm đồ của bộ đội. Không ít lần đi tìm, Tư Tờ gặp phải hài cốt Liệt sĩ, khi ít xương, lúc cái sọ. Còn nhỏ quá nên Tư Tờ cũng chỉ biết bỏ chạy khi gặp cảnh đó. Theo Tư Tờ hài cốt còn nhiều lắm. Sau năm 1975, hòa bình lập lại dân ngày càng về sống tại đó đông hơn. Rồi người ta đốn tràm làm ruộng, lúc cày ruộng gặp rất nhiều hài cốt bộ đội dân chỉ biết gom lại chôn chung. Cũng có người như ông H. gom xương lại đốt nên bị hành điên dại mấy năm trời. Rồi chuyện các anh về báo mộng … Có gia đình bà B. đêm đêm nge tiếng gọi: Ông bà ơi có gì cho con ăn với, con đói lắm, con lạnh lắm, con còn nằm trên cây. Sáng ngày tỉnh mộng bà và gia đình ra tìm thì quả thật trên ngọn tràm vẫn còn gói hài cốt. Bản thân nhà Tư Tờ thì gặp hoài, lâu lâu các anh lại “nhập” vào cô con gái rồi than là đói, lạnh và không nhớ đường về quê. Có lúc nhậu chưa hết chai mang cất , các anh lại “giận” nói rằng đông vậy uống chưa ”đã” mà mang cất là sao…Rồi cô con gái bệnh, mang chữa hết viện nọ viện kia mà không hết, bí quá về khấn các anh thì quả nhiên con hết bệnh…Cứ vậy, người này đồn người kia, ai cũng nói các anh chết trẻ và chết vì Tổ quốc nên linh thiêng lắm nên Tư Tờ tự xây miếu để thờ. Lần thứ nhất che tạm bằng lá rồi có người cho tôn che tạm. Lần thứ hai mua gạch về xây thì các anh “bảo” nhỏ quá ở không đủ lại đập đi mua gạch xây lại lần ba cho tới giờ. Tôi nhìn nhà Tư Tờ, cả nhà “không có cục gạch chọi chim” vì động cơ gì mà người đàn ông này 3 lần dựng miếu thờ Liệt sĩ? Tư Tờ cười hồn nhiên: không phải riêng nhà tôi, cả khu này nhân dân thờ các ảnh như “thần hoàng”. Hằng năm cứ ngày các ảnh hy sinh (mồng 8 tháng 9 âm lịch) là nhân dân cả vùng ghé về. Có gì cúng nấy. Ai có cá, ai có gà, vịt có rượu thì tự mang tới. Trước là cúng các ảnh sau là xin các ảnh phù hộ cho làm ăn may mắn, không có bệnh tật. Rồi ở lại tự “hưởng lộc”, đàn ca cho các ảnh nghe thâu đêm. Vui lắm!!!
Và đặc biệt theo Tư Tờ, dân vùng này không biết nói dối. Trước đây ai mới tới mà không biết, lỡ nói dối nói trá, các ảnh “hành” cho hư máy móc hoặc bệnh tật. Dân ở đó nếu có gì chỉ cần thề “nếu nói sai lính bắt” là ai nấy đều sợ. Lâu dần thành quen nên dân ở đây sống thật bụng, không dám dối trá. Và không ai bảo ai, tự mọi người coi các anh là những ông thành hoàng luôn bảo vệ cuộc sống nhân dân vùng này.
Ngồi giữa mênh mông rừng tràm, nghe những người nông dân chân chất nói chuyện mà tôi thấy lâng lâng trong lòng. Không hiểu có phải vì quá yêu quí các anh, tôn trọng sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc mà nhân dân nói quá lên như vậy, hay vì sự hy sinh của các anh quá linh thiêng nên các anh đã được Trời đất phong Thánh. Những vị Thánh rời bỏ bút nghiên, Hy sinh tuổi thanh xuân cho quê hương mãi được bình yên. Và dù các anh đã được qui tập về nghĩa trang hay vẫn còn nằm đâu đó trên cánh rừng tràm thì với Nhân dân vùng ấp Đá Biên Xã Thạnh Phước Huyện Thạnh Hoá, với chúng tôi, các anh vẫn là những “Ông thành hoàng” - Những “Ông thành hoàng đội mũ cối” đã mang lại bình yên, hạnh phúc cho quê hương.
Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng tràm mênh mông bát ngát, nhìn ánh mắt rạng rỡ của những người nông dân vùng đồng thàp mười với những mùa lúa bội thu, ngoài những giọt mồ hôi của nông dân hôm nay còn có máu xưongcủa biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh.
Rời miếu Bắc bỏ tôi và anh Ba Thy nắm chặt tay nhau, chúng tôi đã hứa sẽ làm tất cả để xây dựng lại nơi đây một miếu thờ đàng hoàng hơn, ấm cúng hơn để Các Anh lấy chỗ đi về, gặp gỡ nhau. Dù các gia đình có tìm được hay không tìm được thì Các Anh biết rằng bây giờ và mãi mãi chúng tôi và hậu thế vẫn nhớ và kính trọng Các Anh. Sự Hy sinh của Các Anh hơn 200 cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 1 và 3 Trung đoàn 207 thật cao cả và anh hùng. Các Anh đã nằm xuống cho quê hương mãi mãi thanh bình.
Ấp Đá Biên – TP HCM tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hoài Nam
Phim tư liệu:
Sau 34 năm, tôi mới gặp anh Trần Bảo, nguyên là sinh viên ĐH Xây Dựng Hà Nội, thuộc lính E.207, sau khi bị đổ chụp tại Mộc Hóa-Kiến Tường, số còn lại được bàn giao về Trung Đoàn 24. Trong dịp về họp mặt CCB nhân kỷ niệm 30/4/2011; Suốt đêm 23/4, chúng tôi ngồi nói chuyện không ngủ, ôn lại những khoảng khắc khốc liệt của chiến tranh khi các anh hành quân xuống Đống bằng... Xin trích một đoạn lời kể của anh, có liên quan đến bài viết trên (Hãy bấm vào giữa màn hình để coi):
Sau 34 năm, tôi mới gặp anh Trần Bảo, nguyên là sinh viên ĐH Xây Dựng Hà Nội, thuộc lính E.207, sau khi bị đổ chụp tại Mộc Hóa-Kiến Tường, số còn lại được bàn giao về Trung Đoàn 24. Trong dịp về họp mặt CCB nhân kỷ niệm 30/4/2011; Suốt đêm 23/4, chúng tôi ngồi nói chuyện không ngủ, ôn lại những khoảng khắc khốc liệt của chiến tranh khi các anh hành quân xuống Đống bằng... Xin trích một đoạn lời kể của anh, có liên quan đến bài viết trên (Hãy bấm vào giữa màn hình để coi):
TRÊN ĐÂY CHỈ LÀ HÌNH CHỤP (PRINT SCREEN) LẠI VIDEO CLIP , NẾU BẠN NÀO MUỐN XEM CLIP NÀY , XIN CHÉP VÀ DÁN (COPY AND PASTE) ĐƯỜNG DẪN SAU :
SAN JOSE NGÀY 9/10/11 LÚC 12:57 TRƯA , SAU 1 ĐÊM KHÓ NGỦ VÌ TRỜI LẠNH .
Được đăng bởi thebimini vào lúc 11:03 AM
Được đăng bởi thebimini vào lúc 11:03 AM
Sunday, September 3, 2017
Wednesday, August 23, 2017
ĐÊM NAY , VÌ KHÓ NGỦ NÊN TÔI SCAN VÀ ĐĂNG LẠI CÁC HÌNH CŨ , ĐỂ NHỚ LẠI "NHỮNG NGÀY XƯA ÊM ĐẸP , ĐẦY HÌNH NGHĨA BÀ CON" , NAY CÒN ĐÂU .
1-3 / ẢNH BÀ NGOẠI , MÁ TÔI VÀ CÁC DÌ MỢ .
4 / CHỤP TẠI PHI TRƯỜNG TSN .
5 / CHỤP TẠI NHÀ ĐƯỜNG HỒNG THẬP TỰ Q.1 TRƯỚC KHI ĐI MỸ . KO NGỜ MỘT NGƯỜI ỐM YẾU NHƯ TÔI MÀ TỒN TẠI 21 NĂM TRÊN ĐẤT MỸ , CHẲNG NHỮNG KO LỤN BẠI MÀ CÒN PHÁT TRIỂN TỚI BÂY GIỜ , DÙ PHẢI CHẤP NHẬN QUY LUẬT SINH BỊNH LÃO TỬ .
6 / ẢNH BÌNH VÀ TÔI CHỤP TẠI NHÀ 122 YERSIN Q.1 .
1-3 / ẢNH BÀ NGOẠI , MÁ TÔI VÀ CÁC DÌ MỢ .
4 / CHỤP TẠI PHI TRƯỜNG TSN .
5 / CHỤP TẠI NHÀ ĐƯỜNG HỒNG THẬP TỰ Q.1 TRƯỚC KHI ĐI MỸ . KO NGỜ MỘT NGƯỜI ỐM YẾU NHƯ TÔI MÀ TỒN TẠI 21 NĂM TRÊN ĐẤT MỸ , CHẲNG NHỮNG KO LỤN BẠI MÀ CÒN PHÁT TRIỂN TỚI BÂY GIỜ , DÙ PHẢI CHẤP NHẬN QUY LUẬT SINH BỊNH LÃO TỬ .
6 / ẢNH BÌNH VÀ TÔI CHỤP TẠI NHÀ 122 YERSIN Q.1 .
Saturday, July 1, 2017
GIỖ MÁ TẠI NHÀ NHƠN Ở MONTRÉAL , CANADA .
CHÁU THỦ (CON ĐẦU LÒNG CỦA NHƠN) , NHƠN VÀ THÚY . |
CHÁU THỦ VÀ NHƠN |
CHÁU THỦ |
Nhãn:
ẢNH CÁ NHÂN GIA ĐÌNH VÀ BÀ CON,
CANADA,
NHƠN,
THỦ
Wednesday, January 18, 2017
Két bia trên xe hồng thập tự .(Trò chuyện với Lê Văn Khoa)
Lê Văn Khoa |
Vào tháng 4.1972, Lê Văn Khoa là Dược sĩ Trung uý, Tiểu đoàn 3 Quân y, Sư đoàn 3 Bộ binh miền Nam, đồn trú tại Bộ Tư lịnh Sư đoàn, căn cứ Ái Tử, tỉnh Quảng Trị.
Anh có mặt tại Quảng Trị từ thời gian nào?
Tôi ra trường năm 71. Vào cuối năm, tháng 12, tôi ra trình diện đơn vị mới và cũng là đơn vị đầu tiên của tôi, Sư đoàn 3 Bộ binh mới vừa thành lập. [6] Lúc trẻ, vì tính phiêu lưu nên tôi chọn Sư đoàn giới tuyến “Tam sơn nhị hà” này, nhưng cũng không biết 3 quả núi là 3 quả núi nào với 2 con sông nào.
Tôi còn nhớ, chiếc C130 hay C119 chở tôi ra, sau khi thả một tốp xuống Phú Bài, chỉ có mình tôi còn lại là xuống phi trường Quảng Trị. Bước ra khỏi, một bên là núi, một bên là cát, tôi đứng nhìn nó bay vòng trở về rồi một thân xách túi ra hỏi người lính gác, lối nào đi đến đơn vị.
Lúc đó tình hình tại “tuyến địa đầu” [7] này ra sao?
Mấy tháng đầu yên ắng, nhiệm vụ tôi là trưởng phòng thí nghiệm, kiêm y khoa phòng ngừa và thanh tra thuốc men. Phòng thí nghiệm thì chỉ là 4 cái cọc chưa có mái, tôi cũng chẳng có chuyện gì làm. Các y sĩ thì ra Trung đoàn, theo Đại đội, [8] cả Sư đoàn chỉ có 2 dược sĩ, người kia lo việc phân phối thuốc còn tôi thì lẩn quẩn đi chơi.
Nhưng không có xe, ai rủ đi đâu thì tôi theo đó, có lần ra đến Gio Linh hay ra Đông Hà mua mấy cái lặt vặt, nút áo để may vá. Người ta bảo con gái Đông Hà mắt to và đẹp, tôi cũng chẳng biết. Một bận anh bạn bên Thiết giáp thích một cô bán quán cũng mắt to và đẹp đưa ra đến Cam Lộ, quán càfé “Da vàng” hay “Con gái”, chỉ có mấy đứa tôi lính ngồi uống nước, phố xá vắng ngắt [9] ...
Nguy hiểm ở đâu thì tôi không biết, ông Tiểu đoàn trưởng bảo đi thanh tra chỗ này chỗ kia, tôi đi thì bị trách tại sao lại nhận. Tôi trả lời là lệnh Tiểu đoàn trưởng, họ bảo chỗ đó dễ chết, ông muốn đi thì ông cứ đi sao lại dắt tôi theo. Nhưng nói chung là cũng chẳng có gì, các y sĩ theo đơn vị hành quân mới đụng trận gì đó, còn tôi ở hậu cứ.
Cuối tháng 3, Ái Tử liên miên ăn pháo, cả ngày ở dưới hầm, đến giờ ăn chạy lên ăn rồi vào hầm trở lại. Nói là ngày đêm liên tục nhưng họ cũng có giờ nghỉ!
Một y sĩ mới đến, vào trình diện Tiểu đoàn trưởng, trở ra thì ông này không sao nhưng người lính dẫn ông đến lại trúng pháo chết! Bộ Tư lịnh Sư đoàn bị áp lực dời về Cổ thành, Tiểu đoàn trưởng Quân y vào trong đó với ông Giai, các y sĩ thì ở các đơn vị, tôi và mấy sĩ quan và bộ phận hành chánh sang bên Bệnh viện Dân quân tỉnh Quảng Trị ở tạm. [10]
Lúc đó Quảng Trị cũng ăn pháo, phần lớn là trong Cổ thành, ngoài phố lác đác. Biệt động quân, Thuỷ quân Lục chiến ra tăng phái, sở dĩ tôi được biết là vì quân y hiện dịch đều biết nhau từ lúc ở trong trường. Tôi có gặp anh bạn y sĩ Biệt động quân đóng ở bên kia sông, BS Hương, tụi tôi ăn uống kham khổ nên anh hay rủ qua chỗ anh ăn chung, tuy là y sĩ nhưng anh cũng có người lính nấu nướng, làm cơm cho ăn với mấy cái đồ hộp.
Rồi có cả phản công, các đơn vị tăng phái đánh Việt cộng đuổi lên đến tận Cùa? Tôi nghe nói vậy nhưng cũng không biết Cùa ở đâu, được vài bữa chẳng hiểu sao lại lúp xúp chạy ngược về. [11]
Đêm hôm đó (28.4) tôi đang ngủ thì súng bắn mờ mịt khói, vào 3 giờ sáng, đủ loại lớn nhỏ, tiếng AK lách cách ròn rã, hình như có cả pháo tăng địch. Tôi lên phòng Giám đốc Bệnh viện thì ông này đã đi đâu mất, tối tôi còn thấy ông đốt nến làm việc mà giờ thì cây nến lạnh ngắt và bệnh viện vắng tanh!
Tôi và Thiếu úy Hiếu (sĩ quan hành chánh Tiểu đoàn 3 Quân y) ra ngoài bám theo một cái xe Hồng thập tự tải thương, loại Dodge 4x4, đu bên ngoài nhưng cái xe rất trơn, không có thành để bám, lại đêm sương xuống ướt mái, khi đến chỗ… cửa hàng bánh cuốn mái tôn, nó lên dốc gắt cua tôi văng xuống đường, nhìn sang thấy Hiếu bên kia xe cũng tuột!
Hai người rủ nhau chạy bộ vào Cổ thành, có vài xác trên đường lác đác nhưng vẫn còn vắng. Tôi định tìm đơn vị trưởng để trình diện nhưng đến cổng thành, lính kéo kẽm gai ngang không cho vào. Lúc đó súng tiếp tục bắn mờ mịt, khói súng đạn dầy đặc tưởng như là màn sương, trong thành chắc họ sợ Việt cộng đã vào trong thị xã, đặc công cải trang quần áo lính mình. [12]
Chúng tôi bèn rẽ mặt theo đoàn người, trong đó dân có, lính có, chạy về nam thì gặp một xe jeep quân y của Thuỷ quân Lục chiến, Bác sĩ… Trường tôi quen, cho tôi lên. Đến Mai Lĩnh thì Quốc lộ bị gài mìn, đoàn xe đoàn người tắc lại nghẽn, không tiến lên được.
Đoàn người chạy này phần lớn là dân hay là lính?
Đủ hết, dân chạy loạn, xe nhà binh, xe dân sự, đi bộ gồng gánh. Lính thì đủ các loại, lính Sư đoàn 3, Địa phương quân, Công binh… Thuỷ quân Lục chiến, có cả Thiết giáp. Phần lớn là Bộ binh (áo xanh). Biệt động quân, lúc đó tôi thấy còn đóng ở Mai Lĩnh.
Lính các sắc như anh nói di chuyển theo đơn vị, đội hình?
Không, lính và dân lẫn lộn, lính chạy với gia đình của họ, chạy một mình, từng tốp hỗn loạn, chạy chứ không phải hành quân khai thông quốc lộ gì hết.
Ở Mai Lĩnh vậy chưa có pháo vào đoàn người di tản?
Lúc đó trời mới sáng, chưa có pháo, ở phía trước bảo đánh mìn không lên được, tôi bỏ xe xuống tìm đường đất để men ra hướng biển. Nhưng mới vừa đi thì có tốp người bên cạnh trúng ngay mìn, chỉ có vài mét, xác văng lên rách tan!
Tôi và Hiếu lại lần về Quốc lộ. Được một lúc thì thiết giáp bên trên gỡ bãi mìn lại đi được tiếp.
Là có đơn vị thiết giáp hay công binh lên gỡ mìn?
Tôi không biết, hay là cá nhân tự động họ gỡ, khi tôi đi lên đến thì thấy có mấy tờ giấy trắng đánh dấu các bãi mìn cẩn thận, chẳng hiểu là ai làm.
Nắng lên, vào mùa đó trời rất oi ả khó chịu, tôi đi còn đeo theo ba lô với mấy bộ quần áo và mấy cuốn sách, áo giáp, nón sắt và cây M16, lưng lận khẩu Colt nặng chình chịch.
Nhiều người mệt cởi vất nón vất giáp, đến lúc đó thì bị pháo.
Một bên là núi, một bên là bãi cát trắng chạy dài ra đến biển, đoàn người bỏ đường chạy ra hướng này lại bị pháo quay về đầu kia, dạt qua dạt lại như là một ruộng lúc dưới gió, hết vòng tới lại vòng lui.
Như vậy là rất đông người?
Tôi không biết là bao nhiêu, như là lúa ở trên cát nghiêng ngả theo nhịp pháo. Bỗng có từ đâu mấy cái thiết giáp chạy lên mở chốt, xạ thủ nổ đại liên đùng đùng, một lúc khựng lại không tiến lên được!
Vậy là vẫn còn đơn vị có khả năng tác chiến?
Có lẽ là đơn vị nhỏ hay vài xe hành động cá nhân. Tôi nghĩ là nếu có chỉ huy, điều động thì đã mở được đường!
Tôi cũng theo đoàn người chạy qua chạy lại, về phía biển thì một lúc gặp đầm lầy không băng qua được. Hiếu trẻ khỏe hơn tôi, nên gắng kéo tôi đi. Nhưng mệt quá rồi, lả người, tôi trở về đường nhựa ngồi, sống chết ra sao thì không biết, ở đó mà nhìn người ta dạt tới dạt lui và pháo đuổi theo.
Thiệt hại, người chết có nhiều không?
Tôi không nhớ, lúc đó cũng không để ý hay quan sát chung quanh, chỉ nghĩ sao về gặp lại được gia đình! Hẳn là có chứ, người chết cháy, chết co quắp lăn lóc đây đó. Bãi cát thênh thang nên pháo nổ loãng đi, không phải như là âm thanh trong ciné, chỉ thấy từng bụi đất cát mỗi lần đột ngột đây đó bốc lên tung tóe.
Pháo này là pháo đuổi từ xa bắn theo hay ở gần bắn tới?
Tôi không biết pháo gì, có cả cán B40, đuôi bích kích [13] vung vãi trên đường. Việt cộng rất gần, có lúc thấy rõ bóng người chạy qua chạy lại. Người ta bắn, tôi cũng lấy M16 ra mà khỉa, bắn lấy vui túi bụi, đến độ hết cả đạn!
Lúc đó rất sợ bị bắt, tôi nhặt được mấy quả lựu đạn mini, nghĩ là nếu bị bắt chắc dám làm liều nổ lựu đạn tự sát. Thì gặp một cái xe Hồng loại Dodge đến, một tay bác sĩ ở Bệnh viện Quảng Ngãi hay Chu Lai ra tăng phái, BS Lưu, nhóm giải phẫu thì phải. Tôi lên xe anh này, thật tình chuyện sống qua nhưng giờ rất mơ hồ, hình như là đằng sau lính còn khoẻ có leo lên đẩy thương binh nhẹ xuống, dồn mấy người bị thương nặng lại một đống, xe theo đường len lên, hình như có cán qua xác chết gì đó.
BS Lưu nói, xe Hồng chắc tụi nó không bắn, mình liều chạy đại! Khúc đường phải băng qua đằng trước vắng ngắt, chỉ chừng 500 mét mà thăm thẳm, tôi lại ngồi phía ngoài cùng, phía núi, tức là phía đạn, mà họ đang nổ súng loại thượng liên, chứ không phải là đại liên nữa, loại thượng liên thứ bắn máy bay! Tôi nhớ lúc đó mình nghĩ bẩn, tay Hiếu này lên xe trước len vào ngồi trong, mình thì ngồi ngoài! Trước tôi có một cái xe Quân y khác, nhưng là xe jeep, tôi ngồi khom người, chẳng hiểu từ đâu thấy dưới chân lại có một két bia!
Chiếc jeep dẫn đầu không biết có phải vì bị bắn trúng hay bị bắn vào bánh, chạy đến đầu cầu bên này đâm vào giây kẽm gai giăng trên cầu, bị vướng vòng vèo đâm vào đồn Địa phương quân ở cạnh cầu, ngưng lại. Xe tôi vọt qua chỗ giây kẽm do họ mở, chạy sang bên kia cầu Mỹ Chánh.
Vậy còn số phận của két bia anh vừa mới nói?
Vào đến tuyến Thuỷ quân Lục chiến, trên xe mở luôn liền ra uống! Nhìn lại, chỉ thấy có một vết đạn trên thành, phía trên bánh, không hiểu là vì xe Hồng nên họ không bắn, hay chạy bất ngờ họ bắn không kịp, không trúng, hay họ chỉ cố tình muốn bắn vào lốp. Sau tôi còn một xe nữa qua được, đó là 3 chiếc xe duy nhất, sau đó chốt đóng lại mấy ngày liền không ai qua khỏi.
Như vậy là vào ngày 29.4, chuyện chết chóc lớn là sau đó khi Quốc lộ 1 tắc hoàn toàn. Khi khai thông trở lại, Phan Nhật Nam đi ngược về Bắc [14] kể xe ủi đất đùn xác người thành đống, mỗi mét trên 9 cây số là 2 mạng, anh không có chứng kiến?
Tôi về đến Huế, sau đó Sư đoàn tập trung lại ở Phú Lương, về sau tái phối trí ở núi Khánh Sơn, Đà Nẵng, tôi không có dịp trở lại Hải Lăng vào những ngày hay tháng ngay sau.
© 2004 talawas
[1]Tướng Giai là Tư lịnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Tân Lập gồm 1 thành phần của Sư đoàn 1 và một số lớn quân phạm, đào binh, bất phục tòng, anh hùng hảo hán trong quân đội được mời ra miền địa đầu giới tuyến. Mùa hè 72, Sư đoàn 3 đã giữ tuyến sau 3 đợt tấn công và ông là người cuối cùng ra đi nhưng cuộc triệt thoái khỏi Quảng Trị đã chấm dứt binh nghiệp của tướng Giai. Ông là tướng lãnh hi hữu của miền Nam bị bỏ tù (cho đến tháng 4.1975) về tội bại trận. Theo phóng viên miền Bắc Trần Kim Thành, tướng Giai là người xếp hàng đầu tiên đi trình diện học tập sau 30.4. Trung tâm trình diện vừa mở cửa là ông bước vào phát biểu “Các ông là người giải phóng cho tôi ra khỏi tù”.
[2]Cuộc di tản Bộ Tư lịnh gọn của tướng Giai và 80 nhân viên, cố vấn Mỹ tại Cổ thành Quảng Trị bởi Phi đoàn 37 Trực thăng Cấp cứu (37th Aerospace Rescue & Recovery Squadron) tổng cộng bốc 131 người được coi vào lúc đó là cuộc cấp cứu bằng trực thăng lớn nhất của Mỹ.
[3]“La Rue sans Joie” hay “Street without Joy” do ký giả Bernard Fall đặt, chính xác là cho đoạn song song về phía biển trên tỉnh lộ 555.
[4]Ngày nay, có thể “nghĩ” ra rằng di chuyển lẫn với dân chúng là “chiến thuật tàng hình” của quân đội miền Nam, núp đạn sau lưng đồng bào gì đó. Trên thật tế, đây là điều tối kị trong quân sự vì không còn thể điều quân một khi có dân lẫn lộn vào hay ngay cả quân nhân của các đơn vị khác trà trộn. Lính lẫn với dân là lính “tan hàng” không thể sử dụng được, như cuộc triệt thoái này hay tất cả các cuộc triệt thoái cho thấy.
Tuy vậy, việc lẫn lộn không thể tránh khỏi, các đơn vị Sư đoàn 3 có nhiều người gốc địa phương, gia quyến sinh sống tại thôn xã, thị xã gần đó hay trong các trại gia binh tại hậu cứ. Không có cấp chỉ huy quân sự nào muốn quân lẫn vào với dân nhưng trong quân đội miền Nam cũng không có vị nào cản được thụôc cấp mang theo bố mẹ, anh chị em, vợ con, họ hàng, dâu rể, bồ bịch (hôn thê sắp cưới, tình nhân, vợ hai và ba...) khi triệt thoái.
Mặt khác, quân đội rút, dân chúng tự động rút theo làm rối loạn đội hình và cản trở lộ trình. Trường hợp Liên đoàn 1 Biệt Động quân triệt thoái từ Mai Lĩnh đi vòng ra hướng biển có khoảng 500 thường dân được phép đi theo sau, về đến Mỹ Chánh thiệt hại chỉ có vài phần trăm do những lần đụng trận lúc mở đường (Lê Huy Linh Vũ, “Ba ngày cuối cùng tại Bộ Tư lịnh của Tướng Vũ Văn Giai”).
[5] Lt Gen Ngô Quang Trưởng, “The Easter Offensive”.
[6]Sư đoàn 3 thành lập vào ngày 1.10.71.
[7]Ca từ: “Giờ này anh ở đâu, Trại Hoàng Hoa hay tuyến địa đầu?”
[8]Mỗi Sư đoàn Bộ binh có 1 Tiểu đoàn Quân y, Bộ Chỉ huy của Tiểu đoàn theo Bộ Tư lịnh Sư đoàn, các Đại đội Quân y theo các Trung đoàn, Trung đội Quân y theo các Tiểu đoàn…
[9]Ái Tử ở ngoại thành Quảng Trị về phía Bắc, đối diện với phi trường bên kia Quốc lộ. Đi Cam Lộ phải qua Đông Hà theo đường 9 về phía Tây, tức núi, chung quanh Cam Lộ chỉ có các căn cứ hoả lực đìu hiu.
[10]Sau đợt tấn công đầu và sau khi Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 tan hàng tại Căn cứ A4 (Camp Carroll) gần Cam Lộ, Trung đoàn trưởng đầu hàng tại mặt trận. Trung tá Phạm Văn Đính năm 1968 là Đại đội trưởng Hắc Báo đã treo lại cờ miền Nam trên kỳ đài Phú Vân Lâu khi tái chiếm thành phố Huế.
[11]Sau đợt tấn công thứ nhì (9.4) của miền Bắc, đây là giai đoạn phản công của miền Nam với chiến dịch mệnh danh là Quang Trung 729. Miền Bắc tấn công gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ, miền Nam phản công gọi là hành quân Quang Trung, dĩ nhiên cả 2 đằng, trong chuyện này Bắc Bình Vương đều hoàn toàn vô can.
[12]Đây là đợt tấn công lần thứ 4. Đêm 28.4 bộ đội đặc công vượt qua sông Thạch Hãn và phá một cây cầu nhưng bị đẩy lui trở lại. Đến 1.5 Quảng Trị mới thất thủ thật sự nhưng trong đêm 28 ngay tại Bộ Tư lịnh của tướng Giai cũng không rõ tình hình, chiến xa miền Nam rút về bị tưởng lầm là chiến xa miền Bắc đến (Lê Huy Linh Vũ).
[13]Tầm xa của bích kích 60, 82 ly là 2 và 3 cây số, của tên lửa B40 là vài trăm thước trở lại. Đạn pháo bích kích phần đầu là chất nổ công phá, phần đuôi là chất nổ lực đẩy. Tên lửa B40, B41 cũng tương tự hai phần. Khi khai hỏa, cả 2 phần rời nòng và tách ra khi đến đích. Hiện diện của cán và đuôi trên đường có nghĩa là các vũ khí này đã được sử dụng (tuy phần công phá đã…tan tành không để lại dấu vết), tức là xạ thủ không xa mục tiêu quá 2,3 cây số hay vài trăm thước, ngược lại với pháo 130 ly chẳng hạn có tầm xa 20 kilômét, có thể vô tình và mù mờ (tuy theo thông lệ, ắt phải được tiền sát viên ở gần mục tiêu quan sát và dẫn dắt).
[14]Cuối tháng 6? Phan Nhật Nam, “Mùa Hè Đỏ Lủa”. Quảng Trị được/bị miền Nam tái chiếm lại hoàn toàn vào ngày 16.9.1972.
Friday, January 13, 2017
Subscribe to:
Posts (Atom)