Search This Blog

Monday, December 17, 2012

SỰ THẬT PHŨ PHÀNG VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973


Nguyễn Quốc Khải gửi RFA

2012-12-17
Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay.
Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.
Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.
Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.
Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội


Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.
Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.
Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:
“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.
Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.
Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:
“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.
Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:
“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.
Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.
Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:
“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.
Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:
1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.
2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).
Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.
Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:
“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.
Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.
Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:
1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.
Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% - 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.
Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:
Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”
Kissinger: “No Question.”
Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.
Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.
Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:
“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.
Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.
Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.

Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.
Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:
1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).
2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).
Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.
Tài liệu tham khảo:
1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.
2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.
3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.
4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.
5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.
6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.
7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.
8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.
9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.
11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.
12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Monday, December 10, 2012

SỰ  THẬT VỀ PORNOGRAPHY TRẼ EM VÀ INTERNET


http://www.makeuseof.com/tag/unfortunate-truths-about-child-pornography-and-the-internet-feature/

Saturday, December 8, 2012

MANUAML CHO PAVILLION DV7 1448 DX LAPTOP .

HÃY VÀO LINK SAU :

http://h10032.www1.hp.com/ctg/Manual/c01918142.pdf

Friday, December 7, 2012

MỘT TRIỆU PHÚ VÀ BÁC SĨ VỀ GIẢI PHẨU THẪM MỸ , 40 TUỔI VỪA QUA ĐỜI VÌ UNG THƯ .  

Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo, một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012.  Anh vừa qua đời cách đây vài ngày vào 18/10/2012.

Chào tất cả các em .  Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghẹ.  Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ.  Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây.  Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.
Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi.  Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình .  Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc .  Thành công có nghĩa là giàu có .  Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ .
Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực- từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều .  Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ.  Tôi rất ganh đua .  Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ.  Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất.  Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt .
Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có .  Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn .  Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền .  Vi` vậy tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh .
Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ  khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10000 để hút mỡ bụng, $15000 cho sửa ngực, vv… và vv .  Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không ?  Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ ?  Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp   Công việc làm ăn rất khấm khá .  Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng . Quá nhiều bịnh nhân .  Tôi choáng váng .   Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ , rồi bốn bác sĩ .  Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú .  Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội .  Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút  các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt . Cuộc sống thật lên hương.
Tôi làm gì với mớ tiền dư thưà ?  Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao ?  Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi .  Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua .  Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai  và đua xe.  Cuộc sống của tôi là thế đó .  Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari.  Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430.  Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng .  Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu .  Tôi sắm chiếc màu bạc .
Tôi làm gì sau khi có chiếc xe ?  Đến lúc mua nhà, xây cửa .  Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào?  Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng.  Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả .  Đó là tôi của một năm trước đây.  Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm.  Tôi không chế ngự được mọi chuyện .  Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng .  Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh.  Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác . Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết  tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi .  Tôi hỏi như thế nghĩa là sao ?  Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật .  Tôi gần như muốn nói  “anh nói thiệt sao ? ”,  tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.  Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi . Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này ?” .  Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến .   Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả , đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi .  Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư.  Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi .  Tôi được cho biết , ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa .  Cuộc sống tôi bị nghiền nát , dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi ?  Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây .
Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được- sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui.  Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ . Chuyện đó không thể xảy ra .  Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong mười tháng cuối cùng của cuộc đời tôi.  Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy .  Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi .  Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua .  Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi .  Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không. Nếu có, tôi đã cảm thấy vui khi nghĩ đến . 

Các em có biết, Tết sắp đến .  Trước đây, tôi thường làm gì ?  À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè .  Tôi tưởng đó là niềm vui , thật sự vui .  Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi  khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng?  Chắc chắn là không.  Họ sống khó khăn, đi xe công cộng   Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận .
Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị .  Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình .  Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi tưởng .

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác .  Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII .  Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi .  Cô ta tên là Jennifer.  Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau .  Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ .  Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế ? tại sao phải để bẩn tay ?  chỉ là một con ốc sên .  Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết .  Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tiến hóa thội.   Đối ngược nhau quá, phải không ? .  

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm .  Nhưng tôi không có .  Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH .  Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư .  Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng . Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau họ cứ vài phút phải bấm vào người  .  Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả .  Nhưng đây chỉ là một công việc .  Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật”  đối với tôi không ?  Không .  Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình .

Sự đau đớn, chịu đựng của bịnh nhân “thật” không ?  Không .  Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân .  Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không.  Tôi sẽ trả lời các em là Có.  Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ .  Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều .
Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư .  Các em sẽ thành giàu có.  Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng đươc.  Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái .  Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được .
Tại sao tôi nói như vậy ?  Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn .  Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta .  Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa .  Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ .
Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai .  Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.  Điều đó đã xảy ra với tôi.  Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, vùng xám không rõ rệt.  ngay cả khi không cần thiết, chúng ta cũng nói thêm.  Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi.  Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền .
Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu.  Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm.  Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử  thách các em không để đánh mất lương tâm mình .  Tôi trả giá đắt cho bài học .  Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy .
Điều thứ nhì, nhiều người trong chúng ta muốn số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt .  Tôi chỉ muốn họ ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh nhân.  Thực tế là vậy . Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật.  Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không?  Không.  Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không ?  Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi .  Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta .
Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân .  Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không ?  Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây.  Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân .

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.  Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5 .  Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng .  Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa .  Cảm giác khủng khiếp!   Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào.  Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.  Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ . Điều này không đúng .  Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận .  Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi .  Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv..   Họ có thật .  Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ .
Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, với tay đến những người cần sự giúp đỡ.  Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ .  Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình.  Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris” .  Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này . Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác.  Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu.  Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào.  Tôi biết điều này nghe bịnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua .

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống.  Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì .  Điều này đã xảy ra cho tôi .  Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc .  Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em.  Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự khác biệt cho đời sống của người khác .  Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình .  Sự thật không như tôi đã tưởng .
 
Quan trọng nhất, tôi nghĩ  niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh- mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài. Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt .  Đừng giống như tôi .  Tôi không còn cách khác và đã phải trả giá đắt cho bài học .  Tôi phải quay lại tạ ơn Thượng Đế vì Ngài đã cho tôi cơ hội sống- tôi gặp 3 tai nạn lớn trong quá khứ- tai nạn xe hơi đua .  Tôi đua nhanh và xe muốn lật ngửa nhưng không hiểu sao vẫn sống sót.  Mặc dù tôi được rửa tội, đây chỉ là hình thức, nhưng sự kiện xảy ra đã cho tôi cơ hội trở về với Chúa .
Vài điều tôi học được:
1)      Tin tưởng vào Thượng Đế với cả tấm lòng .  Điều này rất quan trọng.
2)      Thương yêu và sống vì người khác, không chỉ cho bản thân mình .
Không có gì sai trái khi được giàu có cả .  Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn .
Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế .  Có nhiều lại càng muốn có thêm .  Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính .  Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có.  Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi .
Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có.  Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta .  Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành .  Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế Remember that it’s more important to further His Kingdom rather than to further ourselves. 

Tôi đã trải qua và tôi biết rằng sự giàu có thiếu đức tin sẽ thành trống rỗng .  It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God.}




Saturday, December 1, 2012

NHỮNG ĐỐI THŨ ĐÁNG GỜM CŨA IPHONE 5 .

nguồn : http://www.retrevo.com/content/blog/2012/11/are-these-smartphones-latest-batch-iphone-5-killers?cmpid=Email

Are These Smartphones the Latest Batch of iPhone 5 Killers?
Apple launched its 6th generation iPhone appropriately named iPhone 5 this past September. It's the first iPhone to have widescreen 16:9 aspect ratio support with LTE wireless connectivity. There's a lot to like about the new, 4-inch, A6 processor-powered iPhone despite some problems with Apple maps however, there are some attractive alternatives available now and some others like the Samsung Galaxy 4 rumored to be available soon. Here's a rundown of some of our picks for iPhone alternatives.
Nokia Lumia 920 Running Windows Phone 8Windows Phone 8 is the latest phone operating system from Microsoft that has the potential of tying together Windows computers, tablets, and phones. The Nokia Lumia 920 has a polycarbonate body that feels good in the hand along with curved Gorilla Glass covering a large 4.5-inch, 332 ppi LCD display (iPhone 5 is 326 ppi). The 920 has an optically-stabilized 8.7 MP rear camera which even impressed David Pogue. The 920 is an LTE phone with features that are missing in the iPhone 5 like NFC for contactless information exchange, DLNA for moving media to your TV, and inductive charging that doesn't require the phone to be plugged into a charger. As an added bonus you get Navteq's excellent maps that you can download for offline use.
Samsung Galaxy Note IIThe 5.5-inch Samsung Galaxy phone that some are calling a "phablet" (phone + tablet) has been quite a hit. This extra-large smartphone that comes with a stylus, has sold over 5 million units within the first two months of going on sale much to the delight of Samsung. The Note 2 may have hit a sweet spot as an Android 4.1 (Jelly Bean) device that can serve as an entertainment and gaming device as well as a phone. The S Pen, pressure sensitive stylus has many uses including drawing, handwriting or just tapping. It's a well thought out device that includes features like the ability to shrink the soft keyboard for one hand typing. The display is a very large 5.5-inch, 267 ppi, Super AMOLED, Gorilla Glass screen.
Galaxy S IV (Coming Soon)The Samsung Galaxy S III has been the leading competitor to the iPhone with its large 4.8-inch, 306 ppi Super AMOLED display and fast dual-core processor (Qualcomm in U.S.). Recently the rumors of a January or February introduction of a Galaxy S4 have been popping up. The imminent appearance of an S4 could be the reason we are also hearing rumors of an earlier than expected appearance of an iPhone 5S. The Galaxy S4 is rumored to be powered by a Samsung Exynos 5450 Cortex A15 quad core processor. Specs on the S4 display are still a bit sketchy but we've heard it may jump to 441 ppi and possibly a 5-inch display. There are also rumors of a 13MP camera. It remains to be seen whether we see a 5-inch, 1080p phone Galaxy S4 at CES in January or sometime after, possibly around Mobile World Congress in late February.
Nexus 4 (Unlocked Google Phone)When Google started selling its 4th generation Nexus smartphone manufactured by LG, there was some question about whether or not it supported 4G LTE. Officially, the Nexus 4 does not run on any U.S. LTE networks however, the latest word is that it does work on some limited LTE bands including some used in Canada. The Nexus 4 which is currently available on the Google Play Store is also currently on "backorder" status (as of this writing). One of the reasons for the strong initial demand is the fact that for $349 you can buy a 16GB, unlocked phone which means you aren't locked into a contract with any one carrier and you can save a lot of money on a month-to-month prepaid plan from a carrier like T-Mobile, Virgin Mobile or Sprint who typically charge around $30 a month for 100 minutes or more and unlimited texting and data (with a 5GB threshold before throttling). Not only are the service options attractive but so is the 4.7-inch, 320 ppi HD IPS LCD, Gorilla Glass 2 display which some people say looks better than AMOLED and is also curved slightly to make it easier to use gestures. One cool feature is a small LED indicator that can be programmed to alert you to various events like missed calls. Like the Nokia 920, the Nexus 4 supports Qi, inductive charging, NFC and has an 8MP camera. The Nexus 4 also runs the very latest version of Jelly Bean (Android 4.2). If you're willing to do without LTE in the U.S. and want an unlocked smartphone with some attractive features, the Nexus 4 could be just the thing.
HTC One X +The very popular HTC One has gone through some changes since it was first introduced last February. First it became the One X, an able iPhone 4S competitor and most recently it was upgraded to the One X + that includes a faster Nvidia Tegra 3 processor, a higher capacity battery and Jelly Bean. The One X + has a large 4.7-inch 312 ppi LCD display along with Gorilla Glass 2 protection. Similar to the other smartphones in this class, the One X + has an 8 MP camera and supports NFC and LTE connectivity.
HTC Droid Deluxe or DLX (Coming Soon?)A variation of the 5-inch display HTC Droid DNA being called the Deluxe or DLX has been showing up in the latest smartphone rumors. Some are calling this another "phablet" like the Galaxy Note II but in a market that appears to have embraced the 5-inch plus smartphone, the HTC DLX could help get HTC back into the game. So far, it sounds like the DLX will be powered by a 1.5 GHz Qualcomm Snapdragon S4 Pro processor and will display 1080p video on its 5-inch Super LCD 2 screen.
Why Aren't Smartphones Getting Smaller?Wimm Labs In the current smartphone market where every manufacturer is trying to trump the next one with a larger screen phone, wouldn't it also make sense to drive phone sizes in the other direction? In a world where less can often be more, where is the iPhone Micro or Nano? Wouldn't it be nice to be able to carry around a phone the size of a chaptsick or Sharpie? Maybe in the future, a "pencil" phone flexible screen could unroll or it could work with a pair of cyber goggles or maybe it will "tether" to your tablet to display maps and messages or maybe it will be something you wear like a watch, necklace or hearing aid. Concept Phones has a few examples including an iPhone Nano. Are any phone manufacturers thinking "small?"

Tuesday, November 27, 2012

NHỮNG TÌNH CÃM RẤT KHÓ GIẢI THÍCH XÃY RA TRONG CUỘC ĐỜI  CHÚNG TA

        Nếu ko dựa vào thuyết Luân Hồi nhân quã cũa nhà Phật thì ta ko thể giải thích những tình cãm yêu thương , hờn giận , thù hằn , v.v... RẤT LÀ KHÓ HIỂU VÀ LẠ LÙNG xãy ra hằng ngày đối với ta .
       Theo thuyết này thì những người thân, vợ/chồng , ng tình , bạn bè , hay kẽ thù cũa ta trong kiếp này cũng là ng thân , vợ/chồng , người tình , bạn bè , hay kẽ thù cũa ta từ nhiều kiếp trước .
      Ví dụ : trong cuộc đời , có thể có lúc bạn yêu thương hết lòng với một người nào đó . Giai đoạn đầu họ cũng yêu thương bạn ; nhưng đến một lúc nào đó , họ bắt đầu làm khổ bạn qua việc vòi vĩnh tiền bạc cũa bạn , bắt bạn sắm sữa cho họ đũ thứ . Bạn từ tcạn kiệt tài sãn , gần như phá sãn vì họ ; và cuối cùng khi bạn chịu đựng không nổi thì họ giã từ bạn ; lúc đó , họ lại trở mặt mắng chửi bạn một cách ko thương tiếc . Bạn nên khôn khéo rời bỏ ng đó và đừng oán giận gì hết .
      Vì đạo Phật giải thích như sau : kiếp trước bạn đã làm khổ ng đó . Kiếp này họ tìm bạn để trả thù . Lúc đầu họ cũng tỏ vẽ rất yêu thương nhưng mục đích là để moi tiền cũa bạn mà thôi . Đến khi bạn chịu ko nổi thì họ mới thôi . Đó là bạn còn phước .
        Nhiều ng còn chết vì ng tình cũa mình , chẵng hạn như chuyện Đổng Trác chết vì đàn bà . Số là Đổng Trác là Thái sư đời nhà Đông Hán , thống lãnh ba quân , dưới tay có con nuôi là Lã Bố . Kẽ thù cũa Đ.Trác muốn giết Trác đã tiến cữ nàng Điêu Thuyền . Vì Lã Bố cũng yêu Đ.Thuyền nên đã giết cha nuôi để chiếm Đ.Thuyền .
      (Nói thêm : theo Wikipedia thì tin Đổng Trác bị giết truyền ra ngoài thành, mọi người đều reo hò vui mừng, cùng nhau ca hát. Xác Đổng Trác bị bêu ở chợ, thân thể quá to béo nên mỡ chảy đầy đường. Nhân dân lấy bấc cắm vào rốn châm lửa cho cháy làm đèn, cháy mấy ngày mới tắt[28]. Sau đó các môn sinh thuộc hạ của Viên Thiệu ở Tràng An mang xác Đổng Trác đốt thành tro, cho gió bay tản đi trên đường[29].
      Vương Doãn phái Hoàng Phủ Tung mang quân đến nơi ở của Đổng Trác tại My Ổ tịch biên tài sản và tru di tam tộc Đổng Trác, trong số người bị giết có mẹ già 90 tuổi và em ruột là Tả tướng quân Đổng Mân.
        Ít lâu sau bộ tướng của ông là Lý ThôiQuách Dĩ đánh vào Tràng An báo thù cho ông, giết chết Vương Doãn, đánh đuổi Lã Bố, tiếp tục nắm vua Hiến Đế, cầm quyền chính trong 3 năm. Lý Thôi sai người tìm xác Đổng Trác nhưng không còn, bèn gom tro xác ông lại bỏ vào quan tài và làm lễ an táng. Nhưng đến ngày chôn cất trời đổ mưa to, huyệt mộ ngập đầy nước, đẩy quan tài nổi lên[30].)
       Lại nữa , mới đây báo có đăng một ông có vợ và 2 con nhưng lại yêu say đắm một cô gái khác . Anh này nói , lúc đầu , cô này cũng yêu thương anh nhưng đòi hỏi rất nhiều nên anh ta đã bán hết mọi thứ để đưa cho cô này . Cuối cùng , anh đã ly dị vợ để cưới cô này ; có lẽ thấy anh hết tiền nên cô này từ chối ; thế là anh nổi giận bóp cổ cô này đến chết ; anh đã tự tử nhiều lần nhưng ko chết và lãnh án tù 20 năm . Điều đặc biệt là ng đi thăm nuôi anh hiện nay là vợ cũ ; cô này nói rằng sẽ chờ anh đến lúc ra tù để ở với anh .
       Báo cũng đăng một ng mẫu nổi tiếng ở VN (có học thức , gđ nề nếp) đi tù vì lường gạt ng khác . Số là người mẩu lập gđ và rất hạnh phúc . Một hôm anh chồng cho biết , thua cá độ đá banh mấy tĩ đồng . Thế là ng mẫu đi mượn tiền cũa nhiều ng để trả nợ cho chồng . Anh chồng sau đó tự tử ; còn ng mẫu bị bắt vì tội lường gạt . Theo đạo Phật , kiếp trước cô này làm khổ anh ta ; nay cô phải khổ vì anh này qua việc vì thương chồng cô đã mượn tiền nhiều nơi , đến độ lường gạt .
    Nếu bạn thấy có người , tuy là con nuôi , nhưng hết mực thương yêu cha/mẹ nuôi cũa mình . Bạn ko lấy làm lạ , vì kiếp trước cha mẹ nuôi này đã giúp đở nó , nay nó vô gđ này để trả ơn .
     Tôi có quen một anh bạn trẻ , dù tôi giúp đở anh này ko bằng một phần cũa cha anh (đã giúp đở anh) nhưng anh ta rất mến tôi ; nhưng lại hờ hững hay đôi khi ác cãm với bố cũa mình . Theo nhà Phật , trong kiếp trước kia tôi và anh này có cãm tình với nhau , trong khi người bố cũa anh (trong kiếp này) đã làm khổ anh . Thành ra , dù ông bố hiện tại cũa anh có thương yêu giúp đỡ anh mấy , anh vẫn ko có thiện cãm với ổng , trong khi lúc nào cũng hòa nhã với tôi .








Con gái giấu mẹ làm nhân tình của bố ruột

Ngoisao.net - 2 tuần trước 3788 lượt xem
Katrina Yates rất vui khi biết con gái Nicola đã tìm thấy tình yêu. Cô nóng lòng muốn gặp mặt người đàn ông đang khiến con gái cô hạnh phúc.
Andrew Butler bế con gái Nicola 2 tuần tuổi. Ảnh: The Sun
Tuy nhiên suốt mấy tháng, Nicola vẫn không chịu giới thiệu bạn trai cho gia đình và Katrina thực sự băn khoăn tại sao con bé lại kín đáo đến thế. Cô không bao giờ tưởng tượng ra sự thật đằng sau việc giấu giếm đó. Con gái cô đang chung sống với Andrew Butler, chồng cũ của Katrina và cũng chính là bố đẻ của Nicola.
Nicola tìm thấy bố đẻ trên mạng Internet và cả hai bắt đầu mối quan hệ loạn luân từ đó. Điều đáng kinh tởm là chính ông Butler, 47 tuổi, dù biết đó là con gái mình, vẫn tiếp tục mối quan hệ này. Khi phát hiện ra sự thật, Katrina đã rất tức giận, cô quyết định trình báo với cảnh sát. Năm ngoái, khi ông Butler, bị tống giam vì thừa nhận có quan hệ tình dục với người thân trong nhà, Nicola đã thề sẽ kết thúc mọi chuyện. Nhưng mới đây khi Butler vừa ra tù, Nicola lại biến mất.
Nicola rất tức giận khi mẹ cô báo cảnh sát về mối quan hệ loạn luân này. Ảnh: The Sun
"Tôi cảm thấy như thể đang sống trong ác mộng, việc này thật là kinh tởm. Khi Nicola muốn tìm lại bố, con bé không ngờ người đàn ông mà nó quen trên mạng chính là cha ruột mình", Katrina, hiện làm tiếp tân, nói với The Sun.
Theo lời bà mẹ này kể lại thì cô gặp Andrew Butler vào năm 1984 khi cô mới chỉ 17 tuổi. Trong vòng một năm, họ kết hôn và sinh được Nicola, hiện 27 tuổi, và em trai Lee, hiện 25 tuổi. Tuy nhiên cuộc hôn nhân của họ nhanh chóng đổ vỡ. Katrina nói rằng Butler là một người cha tốt nhưng cả hai khác nhau quá nhiều. Họ quyết định chia tay khi Nicola mới 4 tuổi.
Mặc dù chỉ sống cách nhau có chưa tới 20 km nhưng Butler chẳng bao giờ liên lạc với vợ cũ cũng như hai con kể từ khi rời khỏi nhà. Và khi Katrina chuyển về sống cùng anh Carl Yates, 41 tuổi, cả Nicola và Lee đều gọi anh là bố. "Carl đối xử với các con tôi như con anh ấy. Năm 18 tuổi, Nicola cũng đổi họ thành Yates", Katrina cho biết.
Andrew Butler cũng cùng con gái giấu giếm để tiếp tục mối quan hệ trái với đạo đức. Ảnh: The Sun
Tuy nhiên hai năm sau, Nicola đột nhiên muốn tìm lại cha đẻ. Khi ấy, Katrina đã nói với con gái rằng đó không phải là ý kiến hay vì ông ta không hề liên lạc từ khi chia tay. Đến năm 2006, Nicola bí mật lên kế hoạch tìm lại cha đẻ qua trang web Genes Reunited. Sau khi quen Butler, cô giấu mẹ gặp gỡ ông ta. Cô nói với mọi người trong nhà rằng đã có bạn trai tên là Andy, 35 tuổi.
"Con bé rất lạ, không muốn giới thiệu bạn trai với cả nhà. Ban đầu tôi cũng không để ý lắm. Con bé mấy lần nói với tôi đã chia tay, vì thế mà tôi thấy cũng không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên khi con bé đột nhiên thông báo chuyển ra sống cùng bạn trai cách đây 10 tháng dù tôi chưa một lần gặp mặt cậu ta, tôi mới cảm thấy lo lắng", bà mẹ 46 tuổi nói.
Để mẹ không cảm thấy nghi ngờ, Nicola mời cô em cùng mẹ khác cha của mình là Natalie đến nhà chơi và gặp mặt "Andy". Mặc dù Natalie nhận thấy bạn trai trông già dặn hơn Nicola rất nhiều nhưng cả hai trông khá hạnh phúc. Katrina tạm yên tâm, cho tới khi cô nhìn thấy tấm hình của "Andy". "Tôi dường như nghẹt thở. Dù không gặp ông ấy suốt hơn 20 năm nhưng tôi vẫn nhận ra ngay. Tôi cố nhủ mình có thể Andy có ngoại hình giống với chồng cũ mình. Rồi tôi bất ngờ đến nhà con bé. Mặc dù Nicola phủ nhận chuyện cả hai có quan hệ tình dục với nhau, nhưng tôi biết chắc là điều đó đã xảy ra. Tôi nói sẽ báo với cảnh sát nhưng con bé tức giận. Tôi đã bảo rằng việc đó là loạn luân, nhưng nó không chịu nghe", Bà Katrina đau đớn nói.
Katrina Yates cho biết sẽ không bao giờ tha thứ cho hành động của con gái. Ảnh: The Sun
Lúc Katrina đến đồn cảnh sát để trình báo thì cô phát hiện ra cặp tình nhân "cha và con gái" cũng đã bị vợ cũ của Butler là Marie Betts kiện ra tòa vào năm 2007 vì mối quan hệ ngoài luồng đó. Khi đó, Butler bị tuyên bố 4 tháng tù, còn Nicola bị quản chế 18 tháng. Katrina đau đớn khi biết con gái cô đã lén lút quan hệ với bố đẻ suốt nhiều năm.
Tháng 8/2011, Butlter và Nicola tiếp tục ra hầu tòa. Cả hai đều thừa nhận có quan hệ tình dục với nhau. Trong khi Butlter bị tống giam 10 tháng, Nicola phải chịu 26 tuần quản chế. Khi được hỏi, Nicola giải thích rằng: "Tôi liên lạc với ông ấy vì muốn được thừa nhận mối quan hệ cha con. Tôi không gặp ông ấy từ khi còn là một đứa trẻ, và tôi cũng thực sự không biết tại sao mọi chuyện lại thành ra thế này".
Nicola hứa với mẹ sẽ không tiếp tục liên lạc với Butler nữa. Nhưng hồi tháng 1 năm nay, đúng vào khi Butler được ra tù, cô lại bỏ nhà đi và không liên lạc kể từ lúc đó. "Tôi yêu con gái tôi nhưng sẽ không bao giờ tha thứ cho những gì mà nó đã làm. Con bé đã làm tan nát trái tim tôi", Katrina tâm sự.
Hướng Dương