Search This Blog

Monday, October 3, 2016


BẠN BẮC BẠN NAM ...
CANH LE·MONDAY, OCTOBER 3, 2016
Vừa rồi có bạn xứ Bắc vô chơi, ngồi uống cà-phê dọc bờ kênh Nhiêu Lộc, bạn ngạc nhiên về cách phục vụ ở trong Nam "sao mà dễ thương thế" ! Muốn xin thêm đá, có ngay ; muốn xin thêm đường, có ngay ; thậm chí hai anh em vừa mới mua hai bịch dừa nước dọc đường để bạn "ăn cho biết", nhưng khi vô quán giở ra thì mới nhớ là lúc nãy cô hàng rong nói chưa có nước đường, nhờ cô chủ quán làm giùm, cổ đem vô trộn đường và đá, bưng ra hai ly đầy ú hụ ...
Mình kể chuyện hồi ra Bắc, thấy cách phục vụ ở ngoài đó rất kỳ cục, cứ như là miễn cưỡng ... Bạn cười ngắt lời tiếp luôn : Cứ như là "này, bố mày chả hơi đâu mà chìu lụy chúng mày, nhá" chứ gì !? Mình cười ha ha : Ờ đúng rồi, họ không coi phục vụ là một nghề nghiệp, lúc nào từ cung cách tới mày mặt cũng tỏ ra cái vẻ như chỉ miễn cưỡng làm trong một lúc sa cơ thất thế nào đó, coi việc phải chìu chuộng khách hàng như là một nỗi "nhục nhã", khi nào có cơ hội là chuyển qua nghề khác "vinh hiển" hơn ngay. Bạn nói sống ở ngoài Bắc, dù túi có tiền hay không tiền, lúc nào cũng phải nghênh mặt lên để khỏi bị bắt nạt ...
Hai anh em ăn dừa nước, uống cà-phê xong, tính tiền có 24.000 đồng ( hai mươi bốn ngàn đồng ), ép tính thêm tiền làm dừa nước, cô chủ quán cười lỏn lẻn : Hoy, hoy, em chỉ tính tiền cà-phê hoy hà ... Anh bạn chân đi mà mắt có đuôi, miệng còn cố vớt thêm vài câu tán tỉnh ! Thường, người miền Nam vẫn phục người miền Bắc ở tính cách sâu sắc, thâm thúy, uyên bác ..., nhưng đều lắc đầu : Không thể sống được trong "xã hội Bắc", vì quá tranh cạnh, tù túng, ngột ngạt ...
Bởi vì, dù người miền Nam có nhận ra hay không, hay nhận ra mà vẫn bỏ qua, thì những tính xấu đó vẫn không đem lại một sự phát triển bền vững ... Hãy nghĩ đến tương lai lâu dài của con cháu ... Nếu cao hơn nữa, hãy nghĩ đến Tiền Đồ Dân Tộc, những tính xấu đó khiến Dân Tộc Việt Nam rất khó thoát khỏi thân phận "nhược tiểu" ... ! ...
Có lần, nhậu với một người bạn miền Bắc, người bạn đó đã quay qua nói với hai đàn em của mình : mấy chú đã không thể làm ăn được ở miền Bắc, phải vô miền Nam làm ăn, thì phải sống sao cho người ta thương, đừng có chụp giật, lọc lừa, bốc phét ..., người miền Nam không hời hợt như mấy chú tưởng ... ! ... Cho nên, tôi mong muốn các bạn miền Bắc, nếu đã chọn miền Nam là quê hương thứ hai, "đất lành chim đậu", thì hãy sống chan hòa, ngay thẳng, thành thật ..., đừng chụp giật, lọc lừa, bốc phét ..., những cái tính xấu mà có thể vì chúng, do chủ quan lẫn khách quan, các bạn đã phải rời bỏ quê hương của mình ...
Chắc có lẽ ngoài Hà Nội gần "mặt trời chân lý" quá nên nóng rát mặt cháy da, "phỏng hết cả giái", lại gần "đỉnh cao trí tuệ" quá nên ai cũng sợ "trèo cao té đau" ... Thôi chạy né xa xa cho nó lành ...
Ở Sài Gòn, ta có thể gặp những quán Cơm Bắc, Phở Bắc, Bánh Cuốn Bắc ... vv ..., chúng được mở ra nhằm đáp ứng cho đông đảo người miền Bắc di cư vô miền Nam sinh sống, và một phần người miền Nam "chuộng lạ", thỉnh thoảng muốn thay đổi khẩu vị. Ở Hà Nội, ta có thể gặp rất nhiều cửa hàng có bảng hiệu quảng cáo ghi : Thiết Kế / Sản Xuất / Gia Công / Phục Vụ Theo Phong Cách / Style Sài Gòn ( chớ hông phải tp.hcm nhé ), và đương nhiên chúng phục vụ cho người miền Bắc, vì hầu như chẳng có mấy ai ở miền Nam di cư ra miền Bắc sinh sống cả, ngoại trừ đi công tác hay du lịch ngắn hạn ...
Làm chút chuyện căng vài tấm tranh, thiếu chút kim bấm gỗ, chạy đi mua. Thị trấn Long Hải nhỏ nhưng cũng có nhiều cửa hàng văn phòng phẩm, ghé vô hai cửa hàng thì không có loại kim bấm gỗ chuyên dùng đó.
Trong Lịch Sử, nhiều dân tộc kém văn minh đã thắng dân tộc văn minh hơn trong chiến tranh, nhưng sau đó lại bị "đồng hóa" ngược trở lại bởi chính nền văn minh mà họ đã "chinh phục" ( La Mã - Hy Lạp, Mông - Hán, Mãn - Hán ... là những ví dụ ... ) ... Thành công hay thất bại trong một cuộc chiến tranh không chứng minh được vấn đề ai văn minh hơn ai, "Ai Thắng Ai", như những người cộng sản từng tự hào tuyên bố ... Nó hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan "Cung - Cầu", hay nói theo Lão Tử là "Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc" - Đạo của Trời bớt chỗ dư mà bù chỗ thiếu - chứ không theo sự tuyên truyền chủ quan của bất cứ ai. Một khía cạnh của vấn đề "Ai Giải Phóng Ai" cũng nằm ở đây ! Hai ngày rưỡi cho một chuyến lãng du nhỏ Sài Gòn - Long Hải.
"Người Bắc có khôn khéo hơn chúng tôi thật, nhưng có cái tính duy kỷ, người nào chỉ biết phận người nấy mà thôi, đối với người ngoài hay biến báo, không được thật thà như người trong này. Tôi đi lại buôn bán với các ông nhiều, tôi đã từng nhận biết. Nhà này thiếu thức hàng này, biết rằng nhà láng giềng có, nhưng không hề mách bảo cho người mua biết bao giờ. Chúng tôi thì không thế : chúng tôi nhẹ dạ và thật thà hơn các ông. Nhà tôi có vườn bầu vườn bí, nhà láng giềng thiếu cứ việc sang cắt mà ăn, khi khác tôi có cần đến trái gì trong vườn họ tôi cũng cứ việc sang mà bứt lấy, tự nhiên như vậy, không ai quan tâm gì về sự đó. Cái bụng 'của anh của tôi' nó không có cách biệt nhau lắm như ngoài các ông. Chúng tôi được cái tính đó hơn người Bắc".
Từ đây mới nảy sinh vấn đề cần nói, đó là chủ nhân của cả hai cửa hàng đều thật thà phân trần do cửa hàng của họ nhỏ nên không có, và ân cần chỉ dẫn tới một cửa hàng khác lớn hơn, thậm chí gọi giật lại, nói với theo để chỉ dẫn khiến tôi phải vừa cảm ơn vừa gật đầu muốn ... gãy cổ. Tôi theo lời chỉ dẫn để tới cửa hàng lớn và mua được một hộp kim bấm duy nhất còn lại. Chủ nhân thật thà nói hộp kim đã bị tháo ra để cho khách hàng thử ( chắc chỉ mất vài kim trong số hàng ngàn kim ) nên tính giá chỉ còn 2/3 so với thị trường, chứ không hề bắt chẹt. Nhớ hồi đọc bút ký "Một Tháng Ở Nam Kỳ", Học Giả Phạm Quỳnh có kể chuyện xuống Vĩnh Long thăm quan Đốc Phủ Sứ, được đưa đến chơi một ông cụ bà con, đã từng đi du lịch buôn bán ngoài Bắc Kỳ Trung Kỳ nhiều. Ông cụ này thẳng thắn nhận xét trước mặt khách là một người Bắc có tiếng tăm : Và Học Giả Phạm Quỳnh ghi nhận : "Trưởng giả kinh lịch đã nhiều, phán đoán như vậy, tôi cũng xin vâng, không biết đáp lại thế nào. Có lẽ người Bắc cũng có cái lòng duy kỷ mạnh hơn người Nam thật : đã khôn khéo thì hay biến báo, đã biến báo thì biết suy hơn suy thiệt, đã suy hơn suy thiệt lắm thì chỉ biết vị lợi mình mà cái bụng 'của anh của tôi' tất thịnh hành ; bấy nhiêu cái đặc tính nó liên tiếp nhau mà làm nhân quả cho nhau vậy."
Chính quyền độc tài toàn trị dựa trên dối trá tồn tại càng lâu, tính tình thuần phác của người dân càng mai một tha hóa, sau này rất khó để xây dựng nền văn hóa xã hội lành mạnh trở lại !
Bản thân tôi lãng du hơi nhiều, cũng nhận thấy như vậy.
Người dân tính tình thuần phác là một cái vốn rất quý để xây dựng xã hội, nhưng chính quyền độc tài toàn trị dựa trên dối trá đã khiến cho người dân ngày càng dối trá, vị kỷ hơn.


No comments:

Post a Comment