Chánh Niệm cho một nền đạo đức toàn cầu
Thế giới chúng ta đang
đi về hướng toàn cầu hóa từ kỹ thuật, kinh tế, văn
hoá, xã hội ... và thế giới cũng trên đà bị đẩy
tới - phải đối phó với nhiều khó khăn để giữ vững
nền đạo đức của con người. Khó khăn và khổ đau
nơi nào cũng có và có mỗi ngày, nhưng nếu ta luyện
được nếp sống có chiều sâu tâm linh thì ta có thể
sống nhẹ nhàng hạnh phúc hơn, có bình an hơn...
Sáng
chủ nhật 16 tháng Chín 2012, đường RER và Métro đến
chỗ Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng rất tiện nhưng
tôi dại quá cứ nghĩ là ngày Chủ nhật dân Paris không
đi làm thành phố vắng xe. Thế nên tôi ngồi ô tô,
nhưng xe vừa tới vòng đai Thủ đô mới biết Paris có
Lễ Humanité nên xe kẹt như niêm. May là đi sớm, nếu
chờ tới cận giờ mới đi thì coi như đến trể là cái
chắc.
Cuối
cùng rồi cũng tới nơi, mọi khâu chuẩn bị đã đâu
vào đó. Gian hàng sách có tới ba bàn dài chất đầy
hàng trăm tựa sách tiếng Pháp của Sư Ông, các chị
Minh Tri, Ấu Mai, Châu Francine,... thanh lịch tươi cười
đứng sau quày sách, dưới chân còn nhiều thùng sách
chưa mở sẵn sàng mời chào thiền sinh. Kế bên là quầy
CD, DVD pháp thoại, thiền ca, ... Tiếp theo là quầy thư
pháp đủ kích cỡ do chính tay Sư Ông viết. Góc vuông
đằng kia là quầy thức ăn mà chỉ có bánh mì kẹp bì
và chả chay với nước khoáng. Các chị Mai, Thủy, Hiệp,
Bích, Mỹ Vân, Ngọc Anh, Kim Chính, ... ai cũng tươi cười
sau quày hàng như hoa buổi sáng.
Đặc
biệt, hôm nay chị Hạnh cho dựng thêm mấy chùm tre xanh
biếc xếp thành hình trụ rồi nối kết lại với nhau
bằng những cây tre ngang và giăng lên đó nhiều giây màu
thật đẹp và đặt tên là "arbre à souhaits" để
người ta dán lên đó những trái tim ghi lời chúc tụng
tùy theo tâm tư của mỗi vị khách. Thế nên hôm nay mỗi
người khách bước vào cửa đều được phát cho một
miếng giấy màu hường cắt hình trái tim.
10
giờ 40 "Tiếng lành đồn xa", có lẽ nhờ âm
hưởng bài giảng ngày hôm qua mà hôm nay Thiền sinh tới
nghe đông hơn, họ ngồi kín cả thính đường. Tiếng
hát trong trẻo trẻ trung của Ni Sư lan tỏa khắp thính
đường qua một vài bài thiền ca lời Pháp có công năng
khơi mở ý thức chánh niệm nơi mỗi tự thân. Vừa hát
Ni Sư vừa hướng dẫn và tập thiền sinh hát theo bài Le
Bonheur c’est maintenant (Hạnh
phúc bây giờ).
Le
Bonheur c’est maintenant
j’ai laissé tous mes soucis,
nulle part òu aller,
rien à faire.
Pas besoin de me presser.
j’ai laissé tous mes soucis,
nulle part òu aller,
rien à faire.
Pas besoin de me presser.
Ta
hạnh phúc liền giây phút này.
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa.
Chẳng chi để làm.
Học buông thả.
Sống không vội vàng.
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa.
Chẳng chi để làm.
Học buông thả.
Sống không vội vàng.
Ni
sư nói: quý vị tập hát trước rồi sau đó thực tập
cho được theo lời bài hát nhé! Mình phải dừng lại
thật như không có đi đâu hết, không có chi để làm
cả. Cho tâm mình thật yên trước đi. Rồi đoạn sau,
khi tâm đã an rồi mình mới cùng hát: Le
Bonheur c’est maintenant, j’ai laissé tous mes soucis, quelque
part òu aller, quelque chose à faire. Mais à présent j’ai tout
mon temps. (Ta hạnh phúc liền giây phút này. Lòng đã
quyết dứt hết âu lo. Thong dong khi tới. Thãnh thơi lúc
làm. Lòng thanh thản, sống trong nhẹ nhàng.)
Tức là vẫn làm, nhưng giữ lòng bình an. Khi cần đi thì
hải đi, nhưng đi cho thong dong. Công việc hằng ngày cũng
phải làm, nhưng Làm với lòng thanh thản. Sống ở đâu,
làm việc chi cũng nhẹ nhàng, thong thả.
Ba
tiếng chuông lại vang lên báo hiệu giờ ngồi thiền
trước khi Sư Ông ra thuyết pháp. Hôm nay sư cô Chân Đào
Nghiêm người Pháp hướng dẫn mọi người sửa lại thế
ngồi trên ghế, ngồi cho thong thả. Lưng giữ thẳng, đầu
ngước lên cùng đường thẳng của sống lưng. Hai vai
đừng gồng, buông thư nhẹ nhàng... hai chân thỏng nhẹ
bàn chân chấm đất cho vững chãi và thãnh thơi. Sư Cô
cho biết mình có mười phút để được ngồi yên. Thính
chúng rất hạnh phúc làm theo hướng dẫn sửa thế ngồi
ngay ngắn thảnh thơi, mặt ai cũng ánh lên niềm vui và
tươi mát.
11
giờ 30 Một tiếng khánh nhỏ reo lên báo tin Sư Ông bước
ra. Quý thầy quý sư cô đồng đứng dậy và bắt đầu
bài tụng ca ngợi Bồ tát Quan Thế Âm bằng tiếng Pháp.
Đây là một bài kệ Hán-việt rất xưa trong thiền môn:
Đầu
cành dương liểu vươn cam lộ,
một giọt mười phương rưới cũng đầy.
Bao nhiêu phiền lụy tiêu tan hết.
Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây.
một giọt mười phương rưới cũng đầy.
Bao nhiêu phiền lụy tiêu tan hết.
Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây.
Nam
mô bồ tát thanh lương địa.
Nam mô bồ tát thanh lương địa.
Nam mô bồ tát thanh lương địa.
Nam mô bồ tát thanh lương địa.
Nam mô bồ tát thanh lương địa.
Trí
tuệ bừng lên đóa biện tài.
Đứng yên trên sóng tuyệt trần ai
Cam lộ chữa lành bao khổ bệnh
Hào quang quét sạch nỗi nguy tai
Đứng yên trên sóng tuyệt trần ai
Cam lộ chữa lành bao khổ bệnh
Hào quang quét sạch nỗi nguy tai
Liễu
biếc phất bày muôn thế giới
Sen hồng nở hé vạn lâu đài
Cúi đầu kính lạy dâng hương thỉnh
Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay
Sen hồng nở hé vạn lâu đài
Cúi đầu kính lạy dâng hương thỉnh
Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay
Bài
kệ ca ngợi đức Bồ tát Quán Thế Âm, quý Hòa thượng
giỏi kinh Hán-Việt mà cũng giỏi Pháp văn như Hòa thượng
Nhất Hạnh, Hòa thượng Thiện Châu ... mới có thể cảm
được giá trị của nó, ví dụ như câu: Trí
tuệ bừng lên đóa biện tài, đoan cư ba thương tuyệt
trần ai.
Bài này do thầy Chân Pháp Linh dịch ra Pháp văn và tự
phổ thành nhạc rồi tập cho các sư anh sư chị sư em
xuất sĩ cùng hát.
Tiếp
theo Tăng thân xuất sĩ tụng thêm bài Tào
Khê
bằng tiếng Việt. Đây là một bài kệ do Sư ông Nhất
Hạnh sáng tác, nhạc sĩ Anh Việt phổ thành nhạc. Tào
khê là tên dòng suối bắt nguồn trên núi, nơi xưa kia
Lục tổ Huệ Năng dừng chân dựng am cốc hành đạo. Từ
đỉnh núi, dòng Tào Khê chảy từ từ xuống đồng bằng,
chảy xuyên ngang tiểu bang Quảng Đông và rồi chảy mãi
về phương Đông, chảy tới thủ phủ Quảng Châu thì
trở thành dòng sông lớn... Từ chiếc am cốc bé nhỏ đó
Tổ Huệ Năng đã biến thành đạo tràng lớn tên là
Viện Phật Học Nam Hoa. Dòng suối pháp có tên Tào Khê
ấy từ đó đã chảy khắp miền Nam Trung Quốc, sang
Triều Tiên, Nhật Bản, tới Việt Nam.
Tào
Khê một dòng biếc,
Chảy mãi về phương Đông,
Quan Âm bình nước tĩnh,
Tẩy sạch dấu phong trần,
Chảy mãi về phương Đông,
Quan Âm bình nước tĩnh,
Tẩy sạch dấu phong trần,
Cành dương rưới cam lộ,
Làm sống dậy mùa Xuân,
Đề hồ trong cổ họng,
Làm lắng dịu muôn lòng,
Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị,
Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị,
Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị.
Âm
hưởng bài kệ làm lòng tôi rúng động nhớ đến công
trình vĩ đại của tiền nhân. Cám ơn thầy Chân Pháp
Linh (người Pháp-Anh) đã lột được tinh túy của bài
kệ ca tụng dòng Tào Khê và Lục Tổ.
Nếp
sống tâm linh
Bắt
đầu bài giảng hôm nay Sư Ông đi thẳng vào sự cần
thiết của đời
sống tâm linh
(dimension spirituelle). Sư Ông nói: Thế giới chúng ta đang
đi về hướng toàn cầu hóa từ kỹ thuật, kinh tế, văn
hoá, xã hội ... và thế giới cũng trên đà bị đẩy
tới - phải đối phó với nhiều khó khăn để giữ vững
nền đạo đức của con người. Khó khăn và khổ đau
nơi nào cũng có và có mỗi ngày, nhưng nếu ta luyện
được nếp sống có chiều sâu tâm linh thì ta có thể
sống nhẹ nhàng hạnh phúc hơn, có bình an hơn để gỡ
rối từ từ những khó khăn khổ đau một cách tốt đẹp.
Ai cũng cần có đời sống tâm linh dù bạn gốc đạo
Chúa, đạo Phật, hay đạo Lão, đạo Hồi hoặc Ấn Độ
giáo, hay cho dù bạn không tin trời thần quỷ vật nào,
ta vẫn phải cần có một dimension
spirituelle,
một chiều sâu tâm linh cần thiết mới giữ quân bình
và đi tới một nếp sống lành mạnh cả thân lẫn tâm.
Đức Phật có dạy chúng ta pháp môn chánh niệm để có
thể đối phó với những bức xúc bất thường của
thân và tâm và cách thực tập này không bắt buộc ta
phải tin theo Phật. Nếu thực hành thử mà ta thấy lợi
lạc thì ta có thế áp dụng những pháp môn chánh niệm
trong đời sống hằng ngày mà vẫn sống đời sống đạo
đức của gốc rễ ta, của tôn giáo, của văn hóa ta, và
không cần trở thành Phật tử như một điều kiện để
thực tập sống trong chánh niệm.
Hôm
qua chúng tôi đã trình bày rằng khi ta có nỗi khó khăn
kia hay khổ đau nọ, ta sẽ tập dừng lại, nhìn sâu, sâu
hơn để thấy nguyên nhân của nỗi khó khăn đó. Bụt
nói không có bất cứ một vật gì, một tình huống nào,
một khó khăn nào có thể tồn tại nếu không có thực
phẩm nuôi nó. Ví dụ như sự trầm cảm của ta, sự đối
xử không đẹp của người kia ... Dừng lại, bám vào
hơi thở ý thức, tách rời khỏi tâm xáo động kia để
trở về với hơi thở bình an, tâm bình an, ta nhìn sâu
hơn để thấy rằng “trong quá khứ ta đã nghĩ suy như
vậy, nói năng như vậy, hành sử như vậy nên tình huống
mới tệ như vầy, ta mới khó khăn như vầy. Ta tập
buông thư, thư giản thân và tâm nhiều lần trong ngày.
Ta tập chỉ bám vào phút giây hiện tại trong các hoạt
động hằng ngày nhờ thế định tâm từ từ lớn. Nhờ
thế có thể có những vision profonde (tuệ giác) có cái
thấy rất sâu sắc gọi là chánh kiến giúp ta thoát ra
những khó khăn khổ đau đang gánh chịu.”.
Bụt
đề nghị ta bốn bài tập chánh niệm về thân: Thở vào
tôi biết tôi đang thở vào. Thở ra tôi biết tôi đang
thở ra. Bám lấy hơi thở để đừng bị những tư tưởng
khác xen vào. Bài thứ hai ta theo dỏi hơi thở suốt chiều
dài của hơi thở vào và suốt chiều dài của hơi thở
ra. Bài thứ ba là ý thức toàn thân và buông thư toàn
thân. Bài kế tiếp là ý thức về những điều kiện
hạnh phúc đang nằm trong tầm tay ta, chế tác ngay những
niềm vui, đem những điều kiện hạnh phúc đang còn ẩn
tàng lên mặt phẳng ý thức để có niềm vui liền.
Khi
có niềm vui và quân bình ta sẽ đối phó, nhìn sâu và
sẽ đủ sáng suốt để vượt lên chuyển hóa được
những khó khăn trong bình tĩnh và sáng suốt. Có chánh
niệm thì dễ chế tác được hạnh phúc.
Thực
phẩm của thân tâm
Điều
kế tiếp là tôi muốn chia sẻ là phải có chánh niệm
về các thực phẩm cho thân tâm ta. Ta ăn bằng đường
miệng (đoàn
thực)
nhưng cũng ăn bằng đường năm giác quan: mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân và ý (xúc
thực).
Ta cũng “ăn” bằng ý chí (tư
niệm thực)
và cũng “ăn” qua môi trường sinh sống của ta (thức
thực).
Và để giữ chánh niệm ta nên thực tập năm phép trao
dồi chánh niệm (Năm
Giới)
có thể đưa tới nền đạo đức toàn cầu.
Phép
chánh niệm thứ nhất là: Tập tôn trọng sự sống, ta
luyện để tránh không giết hại bất cứ sinh vật nào
mà còn làm mọi cách để che chở sự sống của muôn
loài.
Phép
chánh niệm thứ hai là: Thực tập hạnh phúc bằng cách
nhìn sâu để khám phá sự tương tức của mọi người,
để chia sẻ thì giờ tiền bạc tài năng mà không tính
toán kỳ thị.
Phép
chánh niệm thứ ba là: Nuôi dưỡng tình thương yêu đích
thật trung kiên trong liên hệ hôn phối, tập tứ vô
lượng tâm : thương thì phải hiểu những hoài vọng
những khó khăn của người kia, đóng góp nhiều cho hoài
vọng đó của người mình thương, sáng cho niềm vui,
chiều làm vơi nỗi khổ v.v... che chở trẻ em không bị
lạm dụng, sờ mó sàm sở.
Phép
chánh niệm thứ tư là: Tập lắng nghe sâu tập nói lời
ái ngữ.
Phép
chánh niệm thứ năm là: Biết tiêu thụ trong chánh niệm.
Tiêu thụ qua thân, không uống rượu và sử dụng ma túy.
Tiêu thụ qua tâm là không để mắt tai mũi lưỡi, thân,
ý ... tiêu thụ những sản phẩm độc hại.
Dạy
gì trong trường học?
Sư
Ông nói mấy năm trước tổng thống Pháp Sarkozy đã
tuyên bố cần đem vào học đường môn công dân giáo
dục để nâng cao đạo đức của tuổi trẻ. Nhưng ở
trường học, các giáo chức cũng không biết nội dung
nào cần phải dạy để nâng lên nền đạo đức phổ
cập? Năm 2011 khi đi California Sư Ông có khuyên thống đốc
Jerry Brown nên chỉ dạy cho học sinh cách đối trị cảm
xúc mạnh ở các trường học, cách buông thư, cách đi,
theo năm cách tu tập chánh niệm. Sư Ông kể rằng sở dĩ
Sư Ông khuyên trực tiếp ông Thống Đốc về năm giới
(năm phép tu luyện chánh niệm) là bởi vì khi ông Jerry
Brown còn là Thị Trưởng thành phố Oakland, ông vẫn hay
mời Sư Ông đến hướng dẫn môt ngày chánh niệm ở
thành phố này mỗi khi Sư Ông hành hóa sang Hoa Kỳ (hai
năm Sư Ông sang Hoa Kỳ một lần). Sau đó ông Jerry Brown
báo cáo là sở dĩ ông phải mời Sư Ông đến dạy là
ông kiểm chứng thấy sau một ngày chánh niệm cho thành
phố thì cường độ bạo động và số tội phạm pháp
giảm rất nhiều.
Sư
Ông cho biết Làng Mai đã bắt đầu hướng dẫn các khóa
tu cho thầy cô giáo để họ về dạy học sinh những
thực tập chánh niệm cần thiết. Như hôm cuối năm
2011, Làng có tổ chức khóa tu chánh niệm dành cho giáo
viên và giáo sư một tuần lễ từ 27-12-2011 đến
03-01-2012 và đầu năm 2012 Sư Ông và các giáo thọ Làng
Mai đã tổ chức nhiều khóa tu cho giáo chức rãi rác
trên các nước như Anh quốc, Ái Nhĩ Lan (tháng 3 và tháng
4 năm 2012), Ấn Độ, Bhutan (tháng 9 này) ... Sư Ông nghĩ
rằng các giáo thọ Làng Mai đi hướng dẫn các giáo viên
ở nhiều nơi là việc làm mà Sư Ông rất quan tâm như
một gia tài rất quý cho thế hệ các cháu trên toàn cầu.
Một
giờ thuyết giảng trôi qua. Thính đường đông nghẹt
ngồi yên suốt mấy giờ liền mà vẫn không có lấy một
tiếng động dù rất nhỏ, không có lấy một tiếng
chuông điện thoại di động reo. Tất cả - tôi xin nhấn
mạnh hai chữ "tất cả" - mọi người đều ý
thức tự trọng rất cao, hết lòng lắng nghe Sư Ông
giảng như uống từng giọt nước cam lộ đúng nghĩa của
bài kệ mở đầu pháp thoại. Đảo một vòng từ trên
xuống dưới, từ dưới lên trên qua sắc thái trên mặt
cũng như ánh mắt, nụ cười của họ, tôi có cảm giác:
ai cũng ý thức được tầm quan trọng của đời sống
tâm linh, một điều kiện cần để duy trì đạo đức,
dựng xây hạnh phúc. Và để thực hiện được những
việc ấy người ta cần phải có những pháp môn thực
tập, cần được đào tạo cả ba cấp độ: cá nhân,
gia đình, và học đường. Qua hai buổi giảng Sư Ông đã
cung cấp cho họ đầy đủ các nhu yếu ấy nên mặt ai
cũng ánh lên nét hân hoan.
12
giờ 30 Sư Ông chấm dứt bài giảng để dành thì giờ
cho thính chúng đặt câu hỏi, trước khi nghỉ giải lao
và thực tập ăn trưa trong chánh niệm. Và sau nữa là
thiền hành, thiền buông thư, thiền lạy, ... cho tới
chiều tối.
Hỏi:
Một phụ nữ Á châu hỏi Sư Ông: Theo đạo Phật rồi
ai cũng sống độc thân thì xã hội ra sao. Như tôi đây
tôi có ba con, con đau, làm sao mà lo cơm nước thuốc men
nhà cửa tiền bạc con cái nếu thực tập đạo Phật
như Thầy nói?
Đáp:
Với mắt nhìn cảm thương cho cô nghe mà hiểu không được
bao nhiêu, Sư Ông từ bi nhắc lại rằng: Cô không cần
phải theo đạo Phật nhưng thực tập chánh niệm vẫn
được, trong bài này tôi không có khuyên ai cạo đầu
sống độc thân để thực tập chánh niệm hết. Tại cô
nghe không rõ. (Nhưng tôi, kẻ đúc kết bài này muốn
thưa với cô ấy rằng: Cô ơi, cô chỉ có ba con, còn
Thầy tôi có gần tám trăm đứa con. Mỗi khi trở trời
cô có một đứa con bệnh. Nhưng với đàn con đông đúc
ấy Thầy chúng tôi sẽ không có một đứa bị bịnh, mà
có khi năm đứa ở Pháp, một đứa ở Hongkong, sáu đứa
bên Thái Lan, tám đứa ở California ... cùng ngả bịnh
một lúc nhưng tất cả vẫn thực tập chánh niệm được
như thường. Nói cách khác, nhờ thực tập sống trong
chánh niệm, chúng tôi không bị khổ đau ràng buộc sai
sử nên có cách xử lý vấn đề gọn hơn, chính xác
hơn, và luôn luôn sống rất thảnh thơi hạnh phúc).
Hỏi:
Xin thầy cho biết vai trò của văn hóa trong
chánh niệm?
Đáp:
Có chánh niệm mới nhìn sâu, nuôi dưỡng và làm khởi
sắc văn hóa và giáo dục. Trong Kinh Bụt có nói : Trong
mỗi chúng ta, có một cái mà nếu không nuôi dưỡng nó
sẽ có sức tàn phá kinh hồn. Nhưng nếu biết nuôi dưỡng
thì nó trở nên mầu nhiệm và giàu có. Đó là cái tâm
của con người. Nuôi dưỡng để tưới tẫm những hạt
giống lành trong ta và đừng để cho gai gốc cùng những
hạt giống bất thiện hoành hành. Nuôi theo con đường
Năm
Phép Tu Tập Chánh Niệm.
Là con đường thoát cho xã hội ngày nay.
Hỏi:
Tôi là y sĩ, tôi có nên để cho bệnh nhân tu
tập chánh niệm để tập cho cái thân tự chuyển hóa
vượt thắng bệnh hoạn hay cứ cho thuốc để giảm đau
giảm bệnh?
Đáp:
Chánh niệm trong bác sĩ sẽ chỉ cách cho bác sĩ nên theo
phương pháp nào với người bệnh nào trong trường hợp
nào. Y khoa không có một toa thuốc chung cho tất cả các
bệnh nhân. Chúng tôi có. Trong mấy chục năm qua hướng
dẫn nhiều khóa tu chánh niệm cho giới y sĩ. Vì làm việc
quá tãi nên đánh mất tâm thương yêu ban đầu của
người phụng sự nhân loại. Có chánh niệm, có thư
giãn, có biết chăm sóc cái tâm của mình thì người
phụng sự sẽ làm giỏi và hữu hiệu hơn.
Hỏi:
Sống trong môi trường ồ ạt, tất bật, quýnh quán như
Paris làm sao để giữ tâm bình an, ăn uống cho có chánh
niệm được, làm sao để cho con cái mình giữ tâm tử
tế được?
Đáp:
Khi dạy về 4 loại thức ăn cho thân và tâm, thời còn
tại thế, Bụt nói về thức ăn qua đường miệng (đoàn
thực) Bụt thuật câu chuyên thật của một cặp vợ
chồng phải vượt biên băng qua sa mạc để tìm tự do.
Nhưng vì tính sai, họ chỉ đem thực phẩm đủ 10 ngày
đường. Đến khi hết lương thực mà đường còn xa, đi
lạc... họ đành phải ăn thịt đứa con để sống sót,
họ đau khổ vô cùng. Cũng vậy, khi ta ăn mà không chánh
niệm, thức ăn không lành sẽ tàn phá sức khoẻ, sự
sống ta ngắn lại thì giống như ta ăn thịt con ta vậy.
Thực phẩm thứ hai là xúc thực, những gì đi vào trong
ta qua đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nếu
không chánh niệm ta sẽ bị tàn phá bởi những gì ta
xem. Mắt: xem phim ảnh bạo động, xem những báo chí nhảm
nhí... Tai: nghe những lời chửi bới nói xấu tục tỉu,
thô bạo ... Thực phẩm thứ ba là tư niệm thực là
những khát khao hoài vọng muốn phục vụ hay muốn trả
thù… Thực phẩm thứ tư là thức thực là môi trường
mà ta đang sống có thể ảnh hưởng độc hại nếu ta
không dùng cái lưới chánh niệm để ngăn chặn những
yếu tố độc hại. Tạo dựng một nhóm bạn bè tu tập
lành mạnh để giữ nếp sống thanh bạch cho con cái
mình.
Trung
tâm kinh tế thương mãi La Défense khởi sắc
Ba
tiếng chuông chấm dứt thời pháp thoại và vấn đáp.
Sư Ông mời mọi người thực tập ăn trưa chung trong
chánh niệm ngoài Quảng trường La Défense, và sau đó là
đi thiền hành chung cũng bắt đầu từ địa điểm ấy.
Theo
dòng người nhích từng bước một khi ra được tới
tiền sảnh thì các quày sách, dvd, cd, thư pháp, thức ăn
đông cứng người nhưng rất trật tự. Thoáng chốc quày
thức ăn hết sạch, quày sách mà khi mới mở cửa bàn
nào cũng chất đầy, cộng thêm nhiều cartons còn dán kín
mà giờ đây chỉ còn lỏng chỏng vài cuốn. Nghe nói có
một bà từ Ma-rốc lặn lội qua tới đây để nghe Sư
Ông thuyết giảng và tìm mua bộ sách 52 Năm Theo Thầy
Học Đạo và Phụng Sự của Ni sư Chân Không mà không
còn một cuốn. Bà hỏi người phụ trách xin địa chỉ
nhà xuất bản để đặt mua. Nhưng khi điện thoại đến
nhà xuất bản thì cũng không còn một quyển. Tội nghiệp
hôm nay bà phải về tay không. Hết sách trên quày, người
ta xin thư mục sách của Sư Ông để tìm mua nơi những
nhà sách lớn của Thủ đô.
Quày sách, quày thư pháp chỉ còn lỏng chỏng vài tờ, vài cuốn - khách hỏi xin thư mục để tìm mua nơi khác
13
giờ 45 người tham dự ngày chánh niệm đem thức ăn,
nước uống lên Quảng Trường ngồi thành từng nhóm
nhỏ. Mọi người đem thức ăn ra, nhìn kỷ thức ăn và
bắt đầu ăn trong thư thả, thưởng thức từng khúc
bánh mì bì, bánh mì cặp chả, từng miếng táo, từng
miếng lê. Ăn thong thả như có cả thời gian vô tận để
nhâm nhi thưởng thức mùi thính trộn trong bì (chay làm
bằng khoai lang tây) thơm thơm. Lâu quá chưa được ăn
bánh mì bì. Cũng là lát táo thường ngày sao hôm nay nó
ngon dữ vậy? Vị ngọt ngọt chua chua dòn của thịt táo
giống nhu quả táo đầu tiên tôi được ăn ngày xửa
ngày xưa ở Sài Gòn.
Ăn
vừa xong uống vài ngụm nước là Sư Ông đã tới. Sư
Ông ngồi xuống giữa các thiền sinh, chia sẻ sự thực
tập trông thân thương gần gũi hơn khi ngồi trên toà
diễn thuyết. Sư Ông dạy chúng ta để cái tâm vào sự
va chạm của chân ta và nền đường ta đi. Để tâm ta
vào phút giây hiện tại để thấy trời xanh, mấy trắng,
mặt người thương đi kề bên mình. Để tâm trong phút
giây hiện tại để thấy ta là một dòng sông của sự
sống làm bằng hằng ngàn người cùng đi trong im lặng
trong thảnh thơi, đi như ăn mừng sự sống.
Hằng
mấy chục nhà cao tầng chọc trời lạnh lùng bao quanh
Quảng trường La Défense bỗng nhiên trưa nay sáng rực
những người là người áo quần thanh nhã, đi đứng
đoan nghiêm thuộc nhiều màu da trắng vàng đen. Lác đác
vài mươi chiếc nón lá trên chiếc áo nâu dài. Họ đi
như một dòng sông người, im lặng thảnh thơi, mặt ai
cũng tươi như hoa. Vài người khách qua đường tới gần
hỏi: Quý vị làm cái gì vậy? Sao đông vậy mà không có
YÊU SÁCH, không hoan hô đã đảo gì hết vậy? Ai cũng
cười thương những người tò mò mà cũng khó giải
thích.
Đoàn
người đi hàng ngang dày chừng mười tới mười hai mét
và dài thì mút mắt, đứng đàng đầu không thấy được
đàng đuôi, và ngược lại. Có lẽ hơn 3000 người.
Đi suốt chiều dài của Quảng trường La Défense, đoàn người quay về bên phải có nhiều bóng mát của các ngôi nhà chọc trời. Sư Ông nắm tay hai bé và đoàn người ngồi xuống. Nhiều trẻ em cũng chạy đến ngồi quanh Sư Ông. Thầy trò ngồi xuống lặng im mà nhẹ nhàng. Nhiều thiền sinh lần đầu được ngồi gần gủi Sư Ông, bấm máy hình lia lịa. Thầy đang cười thảnh thơi thì Chương TrìnhSagesse Bouddhique của đài truyền hình Antenne 2 xin phỏng vấn vài câu. Thầy mỉm cười gật đầu. Nhóm chuyên viên truyền hình rất ngạc nhiên là trẻ em nhỏ xíu 5 tuổi mà cũng nắm tay Sư Ông cùng đi trong chánh niệm? Họ rất lấy làm thú vị trước hình ảnh này.
18
giờ Sagesse Bouddhique phỏng vấn sư cô Chân Không về
buổi thực tập tối nay cho 300 thiền sinh đã ghi tên ở
lại.
18
giờ 30 – 19 giờ Thiền buông thư. Rất tiếc đoạn sau
này Antenne 2 đã về nên không thu được phần tiếp xúc
với tổ tiên và không sợ chết. Cũng không thu được
những chia sẽ kết quả thiết thực cho những người
vừa mất người thân.
19
giờ đến 19 giờ 30 Tiếp xúc với tổ tiên. Cái lạy
thứ nhất: thực tập để cảm nhận cha mẹ ông bà
trong giòng huyết thống sống dậy trong mình. Cúi xuống
lạy để đưa vào đất những tánh tiêu cực của cha mẹ
ông bà. Cái lạy thứ hai để làm sống dậy những tinh
ba của tổ tiên đất nước sinh ra mình, và những vị
tổ tiên ở các nước mà mình định cư. Cúi xuống đất
để trút xuống đất tiêu cực bạo động, kỳ thị,
tham nhũng bè phái. Cái lạy thứ ba để tiếp xúc với
tổ tiên tâm linh, những con người đẹp đã ảnh hưởng
đến cách hành xử của mình hướng về chân thiện mỹ
trong những lúc đau buồn khó khăn nhất.
19
giờ 30 đến 20 giờ 00 Tiếp xúc với đất mẹ để vượt
thoát sự sợ chết
20g
đến 20g 45 : Thiền sinh đặt câu hỏi với Sư Cô để
được chỉ cách nào mà thấy người thân chưa bao giờ
chết cả.
Tăng
thân du mục,
Khóa
tu mùa Hè bốn tuần lễ tại Làng Mai vừa kết thúc là
Sư Ông và Tăng đoàn lại lên đường cho chuyến hoằng
pháp chung quanh các nước châu Âu như Đức, Hòa Lan, Ý
liên tục thêm sáu tuần lễ nữa trong khi Sư Ông đã hơn
86 tuổi rồi mà ngày nào cũng pháp thoại, không nói pháp
thoại thì cũng dịch kinh, viết sách, chăn dắt đàn con
xuất sĩ bảy tám trăm đứa, đã vậy còn viết thư pháp
cho học trò bán lấy tiền nuôi các cháu nhỏ trong gần
năm trăm lớp học Tình Thương ở Việt Nam. Thực lòng
tôi rất lo ngại cho sức khỏe của Sư Ông và rất
thường hay tự hỏi, với ngần ấy tuổi sức đâu mà
Sư Ông lại làm việc khỏe đến như người trẻ cũng
không theo kịp? Liên tục di chuyển từ bán cầu này qua
bán cầu khác chênh lệch nhiều muối giờ ấy vậy mà
chân vừa chạm đất là làm việc ngay tức thì. Trong khi
rất nhiều cụ già ở tuổi ấy đã phải chống gậy,
hoặc đã đi xe lăn rồi. Thắc mắc mãi mà không có câu
trả lời, thét rồi tôi trộm nghĩ: chỉ có năng lượng
từ bi, và tuệ giác mới đủ sức nhiệm mầu cho hành
hoạt của Sư Ông mà thôi.
Biết
Sư Ông và Tăng đoàn của Người đã tới Paris - chặn
cuối của vòng hoằng pháp châu Âu ; Biết Tăng thân gần
hai trăm vị xuất sĩ của Người cũng đã từ Làng Mai
lên Thủ đô mấy ngày nay và đang cắm trại bên bờ
sông Marne ... Vậy mà tôi cứ bị chôn chân trong sở làm
không cách nào tới thăm được. Đã vậy, tối hôm qua
còn đọc được tin nhắn của anh Long là ai có mền xin
cho mượn vì quý thầy sư cô ở trại rất lạnh... Tôi
đứng ngồi không yên, chỉ mong đến ngày nghỉ cuối
tuần để được thăm Sư Ông và tất cả Tăng thân của
Người.
Tôi
đến nơi thì được tin là Sư Ông đã qua bên trại thăm
các con bên đó rồi. Hay quá! tôi dong liền qua bên ấy.
Trại nằm bên bờ sông Marne nước trong xanh rất nên thơ
và yên tĩnh, có cỏ xanh, giậu kiểng cắt tỉa ngay hàng
thẳng lối phân lập thành từng ô để cắm lều, có
điện, nước đầy đủ do tòa thị chính quản trị cho
thuê. Nghe đâu mình phải trả cho mỗi mặt bằng của
một cái lều cho một người ở là 9€/ngày. Nếu ở
thêm người thứ hai, thứ ba, tối đa là bốn người thì
phải trả thêm cho mỗi người là 3€/ngày, vị chi 18€
cho bốn người ở một ngày. Có lẽ thấy quý thầy quý
sư cô còn trẻ mà mặt người nào cũng sáng, lúc nào
cũng cười, điệu bộ đi đứng nghiêm trang thanh thảng,
nhứt là ăn nói rất dễ thương cho nên người có trách
nhiệm Quản lý đã cho mượn mấy cái kều lớn làm kho
chứa thực phẩm, làm khu nấu ăn. Tăng thân chia trại
làm hai khu biệt lập, một khu dành cho chư Tăng và một
khu dành cho chư Ni. Nơi này vài thầy đang chấp tác vệ
sinh lều bếp, nơi kia một số sư cô kiểm điểm lương
thực, nơi nọ chú tiểu ngồi thiền học kinh, xa xa một
nhóm thầy đi thiền hành, ...
Chứng
kiến cảnh tượng này, trong thoáng chốc, hình ảnh Tăng
đoàn của Bụt tạm trú sinh hoạt trong những rừng cây
trên những bước đường du hóa được Sư Ông thuật
lại trong sách Đường Xưa Mây Trắng đã thành hiện
thực trước mắt tôi. Nếu quý vị đã đọc sách Đường
Xưa Mây Trắng sẽ hình dung được cảnh trí này ở đây
trong ngày hôm nay không khác chi cảnh trí trong sách đã
diễn ra cách nay 26 thế kỷ.
-
Sư
Ông ở bên này, chú qua đi.
Tiếng gọi trả tôi về thực tại, quay người theo hướng
âm thanh thì thấy cánh tay vẫy của một sư cô nhỏ ở
phía bên kia hàng giậu... Hai thầy trò chào nhau bằng mắt
vì cách nhau một quảng khá rộng. Tôi không ngờ Sư Ông
gầy và sạm đi hơi nhiều so với lần gặp cuối cùng ở
Làng Mai hôm kết thúc khóa tu mùa Hè. Nhưng không phải
là cái gầy của người đau yếu mà là cái gầy gân
guốc và đầy uy lực của một người năng động. Sư
Ông nhìn tôi cười thật tươi, và bảo: "Trại của
mình đẹp quá, vui quá, hạnh phúc quá phải không, ..."
Sư Ông chưa dứt lời quý thầy, quý sư cô đang quây
quần theo chân Sư Ông đã cất tiếng hát:
Ta
hạnh phúc liền giây phút này
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa
Có chi để làm
Học buông thả
Sống không vội vàng.
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa
Có chi để làm
Học buông thả
Sống không vội vàng.
Ta
hạnh phúc liền giây phút này
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi cũng tới
Thấy chi cũng làm
Lòng thanh thản
Sống trong nhẹ nhàng.
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi cũng tới
Thấy chi cũng làm
Lòng thanh thản
Sống trong nhẹ nhàng.
Tôi
tranh thủ lấy máy ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này.
Đưa
sư bà Như Tuấn trở lại thiền đường Hơi Thở Nhẹ,
tôi đi vòng ra phía sau tìm thăm quý thầy, vì nghe nói
thiền đường đang có bốn mươi ba vị xuất sĩ tá túc
nên thế nào cũng phải cắm lều đâu đó ở phía sau.
Kia rồi, mấy thầy đang uống trà bên chiếc bàn dã
chiến đặt dưới tàng cây, chung quanh là mấy cái lều.
Vừa đưa máy lên ngắm chưa kịp bấm là tiếng thầy
Minh Mẫn mời ra uống trà. Sau khi trao đổi vài câu thăm
hỏi, một thầy đưa nhận xét: "Tăng thân mình sống
như du mục, bây giờ đang ở đây, vậy mà biết đâu
ngày mai lại nhổ trại qua Mỹ, sang Thái rồi đến
Hongkong hay về Bordeaux, rồi lại qua Úc ... mà ở đâu
cũng có rừng có núi để dựng trại ; ở đâu cũng có
chúng sinh cho mình phục vụ ; đi đâu, ở đâu cũng có
an lạc hạnh phúc thì còn mong cầu chi nữa." Thế là
chúng tôi có đề tài so sánh giữa Tăng thân hôm nay với
tăng đoàn thời Bụt tại thế bên Ân Độ không có gì
khác nhau từ nội dung tới hình thức dù đã cách nhau
tới hai ngàn sáu trăm năm. Với tôi, được gặp Sư Ông,
được chuyện trò thăm hỏi Tăng thân, được chứng
kiến cảnh tượng này đã là phúc đức lớn lắm rồi.
Dễ gì có đủ duyên tiếp xúc được một Tăng thân
tỉnh thức trong cái thế giới mênh mông đầy uyển hoặc
này.
Tay
trong tay
Phật
tử Thái cúng dường Tăng thân
Tin Tăng thân Làng Mai gần hai trăm vị xuất sĩ lên Paris
cùng Sư ông Nhất Hạnh hoằng pháp đang cắm trại bên
bờ sông Marne một nhóm Phật tử người Thái đã tới
thăm hỏi và xin được cúng dường Tăng thân một ngày
cơm. Nghe nói trong số họ có vài gia đình làm chủ nhà
hàng ăn tại Trung tâm Paris đã quyết định đóng cửa
tiệm ăn mấy ngày để nấu cơm chay mang tới tận trại
và thiền đường Hơi Thở Nhẹ cúng dường Tăng thân.
Mới 10 giờ sáng mà họ đã chở thức ăn tới tận nơi.
Thấy họ ở trong lều tiếp khách cũng là nơi dùng làm
phòng ăn nhưng tôi không có dịp tiếp xúc thăm hỏi, mà
chỉ được chắp tay búp sen xá dài và sâu với niềm
trân trọng và kính ngưỡng tâm từ bi và lòng tín mộ
sáng đẹp ấy. Tuy nói là cúng hai trăm phần ăn mà lượng
cơm, thức ăn, bánh trái họ mang tới có thể dành cho ba
trăm người ăn cũng không hết.
Những
bàn tay Bồ Tát Chiều hôm trước ngày bắt đầu
Pháp thoại vừa về tới nhà là được tin từ anh Long
kêu cứu là trời đổ lạnh bất thường các thầy cô
ai cũng bịnh vì ngủ không đủ ấm, ai có dư mền, túi
ngủ xin mang tới trại cho mượn. Trời ơi, tôi ở xa quá
lại mới đi làm về tới làm sao giúp được gì, mà nhà
cũng chỉ dư được có vài cái túi ngủ trong khi Tăng
thân có tới một trăm bảy mươi vị lấy đâu ra ngần
ấy mền. Tức tốc phôn hỏi thăm thì được chị Ngọc
Anh cho biết là anh Long đang trên đường chở mền tới
trại, tôi mừng quá! Sao anh này hay quá vậy, tìm đâu ra
ngần ấy mền mà mau vậy. Chị Ngọc Anh nói làm sao đủ
được, tụi này quơ hết cả nhà, hỏi thêm hàng xóm
được đâu chừng vài chục cái thôi. Ngoài ra bên anh Vũ
cũng đang đi gom có lẽ cũng được thêm mấy chục cái
nữa chắc cũng đang trên đường tới trại đó. Tôi
thầm cám ơn tấm lòng của những vị Bồ Tát đã hết
lòng lo cho Tăng thân. Các anh chị Tăng thân cư sĩ người
Việt nhận lo ẩm thực, chuyên chở, di chuyển cho Tăng
đoàn thức khuya dậy sớm rất cực nhọc vậy mà ai cũng
vui vẻ hạnh phúc, lúc nào cũng cười thật tươi. Khó
nhứt là vụ chủ xe cars đưa đón một trăm bảy chục
vị xuất sĩ từ trại đi Paris-La Défense đòi lên giá
vào giờ chót, mà phải chi họ đòi một vài trăm mình
cũng có thể chịu được, đàng này họ đòi tới cả
nghìn bạc gây sốc cho nhiều người, nhất là anh Long và
sư cô Đào Nghiêm là hai người có trách nhiệm trực
tiếp.
Quyết
định sau cùng là đành phải dùng đường xe điện ngầm,
và huy động xe con của Phật tử. Thế nhưng việc đâu
lại vào đó, chỉ trước giờ khởi hành có vài ba tiếng
đồng hồ phía chủ xe gọi lại là họ đồng ý và chỉ
xin thêm một trăm € thôi. Âu cũng là một phép lạ! Bên
cạnh đó còn có các anh, các chị, các cháu như: Nhóm
trẻ Wake Up Paris mà chủ chốt là Quỳnh Hương, Quỳnh
Lan ; Nhóm cư sĩ OI do chị Minh Tri, chị Châu Francine,
Michelle Pillot ; Sangha Marseille ; Nhóm UBF (Liên Hiệp Phật
Giáo Pháp) ; Gia đình Jardin de l’Instant và Toàn thể Tăng
thân cư sĩ nói tiếng Pháp. Mỗi nhóm một tự nhận một
trách nhiệm, một bộ phận trong bộ máy vận hành. Tất
cả đều thể hiện tinh thần Bồ tát, một tình huynh đệ
gắn kết thành một cơ thể, mỗi cá nhân là một tế
bào của Tăng thân tỉnh thức.
Chân
Nghiêm & Lê NguyênNguồn
link:
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_8/8_divaochanhniem.htm
No comments:
Post a Comment