NỮ CÃNH SÁT ĐI TUẦN BẰNG XE FERRARI .
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130429_canh_sat_dubai_di_sieu_xe_ferrari.shtml
" TÔI LÀM VIỆC NHƯ LÀ TÔI SẼ SỐNG 100 NĂM VÀ TÔI SỐNG NHƯ LÀ TÔI SẼ CHẾT VÀO NGÀY MAI " . RUDY PEREZ , NHẠC SĨ NỖI TIẾNG NGƯỜI MỸ GỐC CUBA .
Search This Blog
Monday, April 29, 2013
Wednesday, April 24, 2013
Xe tăng nã pháo ở Matxcơva - 10 năm nhìn lại
Những người ủng hộ giới lập pháp Nga biểu tình quanh toà nhà quốc hội, ngày 2/10/1993. |
Ngày
2/10/1993, bạo loạn đẫm máu đã nổ ra ở thủ đô Nga, giữa cảnh sát dã
chiến với những người ủng hộ các nghị sĩ dân tộc và cộng sản, đang cố
thủ trong toà nhà quốc hội. Hai ngày sau, tổng thống Boris Yeltsin lệnh
cho xe tăng bắn vào toà nhà, khiến phe đối lập phải ra hàng. Gần 150
ngưòi chết vì cuộc chiến.
Đầu năm 1992, không lâu sau sự sụp đổ của Liên bang Xô
Viết, Yeltsin và chính phủ của ông bắt đầu thực hiện "liệu pháp sốc"
cho chính sách kinh tế và tiền tệ mới, không hợp lòng dân. Chế độ Xô
viết sụp đổ và cùng với nó là nền kinh tế kế hoạch tập trung khiên nhiều
thị trường cũng như các mối quan hệ mậu dịch mất đi, mức sống của một
bộ phận lớn dân chúng Nga xuống thấp, khiến họ rất bất bình, đặc biệt là
những người vẫn ủng hộ đường lối cộng sản.
Khủng hoảng kinh tế và chính trị càng tồi tệ hơn bởi
cuộc chiến quyền lực giữa Yeltsin và các đối thủ ở quốc hội, trong đó có
Phó tổng thống Rutskoi. Dưới sức ép của các nhà lập pháp, thủ tướng E.
Gaidar theo cải cách đã bị sa thải, nhưng điều đó cũng không giúp làm
dịu căng thẳng. Từ giữa 1993, cả hai phe ra sức tước bỏ quyền lực của
nhau, nhưng không thành.
Cuộc chiến giữa tổng thống và quốc hội ngày càng gay
gắt, mà đỉnh điểm là sắc lệnh ngày 21/9/1993 của ông Boris Yeltsin đòi
giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.Tại một phiên họp khẩn cấp của
quốc hội, Phó tổng thống Rutskoi tuyên bố nhậm chức tổng thống. Giới lập
pháp và những người ủng hộ ông từ chối tuân lệnh Yeltsin. Mặc dù chủ
tịch đảng Zyuganov và các lãnh đạo cao cấp của cộng sản không tham gia,
nhưng một số đảng viên và các tổ chức ủng hộ quốc hội đã tích cực hành
động trong chiến dịch chống Yeltsin này.
Ngày 2/10, những người ủng hộ quốc hội đã dựng hàng
rào và ngăn chặn giao thông ở những tuyến phố chính của thủ đô Nga. Tại
phố Garden Ring, nơi cuộc đụng độ giữa cảnh sát trung thành vơí tổng
thống và những người ủng hộ quốc hội, tình trạng bạo lực lên cao khi
người biểu tình dựng rào chắn và đốt lốp xe. Lực lượng an ninh xả súng
khiến một số người bị thương. Tiếp đó, cảnh sát dã chiến được tăng viện,
định dùng vòi rồng để giải tán đám đông, nhưng cuối cùng chính họ bị
đẩy lùi bởi những quả rốc két tự tạo, bom xăng và gạch đá.
Chính phủ Nga công bố có 24 nhân viên cảnh sát và 5
người biểu tình bị thương, nhưng nguồn tin quốc hội cho hay con số thực
tế lớn hơn nhiều. Trong một cử chỉ tỏ sự nhượng bộ, tổng thống đã cho
phép cấp điện trở lại cho toà Nhà Trắng. Tuy nhiên ông đe doạ sẽ truy tố
tất cả các nghị sĩ liên đới trách nhiệm tới những cái chết trong cuộc
biểu tình.
Ngày 3/10, một nhóm người biểu tình xông vào những đồn
cảnh sát ở quanh Nhà Trắng (trong khi bản thân toà quốc hội cũng tự
phong toả) và chiếm Toà thị chính Matxcơva. Đám đông được vẫy chào và
hoan nghênh bởi Rutskoi, ông này đứng trên ban công toà quốc hội kêu gọi
dân chúng chiếm đài truyền hình quốc gia Ostankino. Đêm đó, một trung
đội không quân Nga đã chặn đứng một cuộc tấn công nhằm vào Ostankino,
một phần của đài bị phá hỏng. Hầu hết các kênh truyền hình không phát
sóng được, chỉ còn một kênh duy nhất hoạt động ở studio dự phòng đặt ở
địa điểm khác. Tuy nhiên, hầu như không có tin tức nào về vụ tấn công
đài truyền hình quốc gia.
Những người dân Mat xcơva ủng hộ tổng thống liền kéo
nhau ra đường dựng hàng rào bảo vệ các cơ quan trọng yếu, đề phòng lực
lượng thân quốc hội đột kích. Cho đến sáng ngày 4/10, người ta vẫn nhìn
thấy các rào chắn này.
Cũng sáng hôm đó, sau vài ngày lưỡng lự, những đơn vị
thiện chiến nhất của quân đội quyết định ủng hộ đương kim tổng thống
Yeltsin. Xe tăng lăn bánh xích tiến đến Nhà Trắng lúc 5 giờ sáng. Đạn
pháo gầm lên vào 7 giờ. Cuộc tấn công diễn ra liên tục suốt ngày, với
các tay súng bắn tỉa nấp trên các toà nhà cao tầng ở trung tâm thành
phố. Những người bảo vệ quốc hội được trang bị súng chống tăng và đã bắn
cháy một vài chiếc. Rất nhiều thanh thiếu niên Matxcơva, bị cuốn hút
bởi chiến sự, đã lượn quanh khu vực nổ súng, một số bị dính đạn lạc chết
hoặc bị thương.
http://www.youtube.com/watch?v=RGNprtj6Y1g
http://www.youtube.com/watch?v=RGNprtj6Y1g
5 giờ chiều, đặc nhiệm quân đội tấn công vào bên trong
Nhà Trắng, lãnh đạo quốc hội và Phó tổng thống Rutskoi bị bắt. Tuy
nhiên, những tay súng ủng hộ các nhà lập pháp vẫn tiếp tục nhả đạn nhiều
giờ sau đó. Suốt đêm 4 và ngày 5/10, cảnh sát Matxcơva toả đi săn lùng
họ.
Vài ngày sau, do sức ép của Yeltsin, Chánh toà án Hiến
pháp Nga bị sa thải vì đã phản đối giải pháp quân sự trong cuộc xung
đột giữa tổng thống với các nhà lập pháp.
Ngày 26/2/1994, tất cả thủ lĩnh của chiến dịch chống
Yeltsin được ra khỏi nhà tù. Báo cáo chính thức của chính phủ cho biết
có 146 người chết và hơn 1.000 người bị thương trong các cuộc đọ súng.
Chỉ riêng trong năm 1994, theo báo chí sau đó đưa tin,
chính phủ Nga đã chi hơn 300 triệu USD để sửa chữa toà nhà quốc hội,
nhiều hơn ngân khoản dành cho các chương trình nghiên cứu khoa học và
phát triển trên toàn quốc.
T. Huyền (sưu tầm)
Monday, April 22, 2013
CÂU CHUYỆN CŨA MỘT PHI CÔNG MỸ BỊ CS BẮT LÀM TÙ BINH NĂM 1972 .
Các bạn hãy đọc đễ thấy sự gian khỗ cũa những người tù binh Mỹ và VNCH trong trại giam cũa CS . Cuộc sống cũa họ gần như là địa ngục trần gian .
http://www.congdongnguoiviet.fr/index.php?option=com_content&view=article&id=2262:ccmdtpchkbtcs&catid=78:gtc&Itemid=57
Các bạn hãy đọc đễ thấy sự gian khỗ cũa những người tù binh Mỹ và VNCH trong trại giam cũa CS . Cuộc sống cũa họ gần như là địa ngục trần gian .
http://www.congdongnguoiviet.fr/index.php?option=com_content&view=article&id=2262:ccmdtpchkbtcs&catid=78:gtc&Itemid=57
Tuesday, April 16, 2013
Đây là bức sơn dầu đã gây được nhiều sự chú ý của nhiều người.
Nội dung là một nhóm thiếu nữ Trung Quốc,
Nga, Mỹ, Nhật đang chơi một ván bài truyền thống của Trung Quốc – mạt
chược. Trong đó ông đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật siêu thực hiện
đại cũng như gây sự chú ý trong con mắt người xem, tiềm ẩn trong đó là
những vấn đề chính trị phức tạp thú vị mà không phải bất cứ ai cũng có
thể lãnh hội ngay được.
Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau:
1. Bối cảnh: Ngoài bờ biển Thái Bình Dương đen đặc mây vần vũ, âm u bão tố… như cục diện eo biển đài Loan rối ren đầy bão tố.
2. Trung tâm bức tranh: Bốn mỹ nữ đang triển khai ván bài mạt chược. Một cô đứng ngoài ngóng vào.
Bờ biển là bên bờ Đông Á, bốn bên là bốn nước lớn đang tranh nhau ván bài, mỗi bên đều có kế sách và toan tính riêng của mình. Đài Loan ngóng đợi.
3. Thế cục ván bài: Hai em tóc vàng và hai em tóc đen. Trên dưới đối xứng cân bằng: Trung – Mỹ đối đầu, Nga – Nhật vào vai phụ, Trung – Mỹ có được có mất, thế cục cân bằng, Nhật thảm bại… dễ quan sát nhé
4. Y phục quần áo (cái này đặc biệt): Thể hiện rõ vai trò và thế cục của từng bên, trong ván bài ai thua phải cởi dần váy áo…
Phía Mỹ áo vẫn chỉnh tề nhưng bên dưới thì lạnh toát –> là kẻ chỉ mạnh về hình thức, không có căn bản. Trung Quốc cởi trần nhưng vẫn mặc quần –> nền tảng chắc chắn. Nga vẫn còn cái để giữ, còn cần quan tâm đến các bên. Nhật đã trần trụi –> là kẻ lót đường.
5. Tâm trạng và tiểu xảo của các thần bài: Trung Quốc quay lưng không thấy mặt nhưng xem ra là người quan tâm đến thế cục nhất, đang giữ thế “Đông Phong”.
Mỹ quan sát Đài Loan để định giá và theo dõi nội tình của liên minh Trung Quốc và Nga. Nga đang có con “Tướng Công”, âm thầm gạ gẫm Mỹ nhưng lại “đi đêm” với Trung, xem ra đằng nào cũng có lợi.
Nhật tự mãn với thế bài của mình dù liên tục thua và cởi áo…
6. Đài Loan: Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ván bài nên vô cùng chăm chú, cầm dao thủ thế giữ lợi ích “hoa quả” của mình… Vẫn mang yếm truyền thống nhưng lại “cởi quần” ủng hộ Mỹ –> thể hiện rõ xu thế và lựa chọn của mình.
Cách giải thích thứ nhất cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Thứ hai: Phong cảnh sau cửa sổ ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự (hay ghê…. quá thật, số phận mình nhưng lại nằm trên bàn như một miếng bánh cho kẻ khác xâu xé, như ngày trước các nước tư bản phương tây nhảy vào chia miếng bánh Trung Quốc ấy).
Thế cục ván mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức họa này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga . Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi stupid nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự sướng. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, đẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.
Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa Dã Quỳ chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hóa của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan. Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân. Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Hoa trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.
Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”? cái này hay quá, khâm phục thật. Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung – Mỹ Nhật – Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình truyền thống Nhật và Hàn Quốc là thế, không hiểu tại sao các bà và các cô thích xem phin Nhật và Hàn chứ nhỉ? Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan – Quốc.
Nhìn tình huống trên bức tranh , nói chung Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng, giữ cái quần của mình bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng tiểu xảo.
Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc – Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới…
Copy by Chú Hề
Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau:
1. Bối cảnh: Ngoài bờ biển Thái Bình Dương đen đặc mây vần vũ, âm u bão tố… như cục diện eo biển đài Loan rối ren đầy bão tố.
2. Trung tâm bức tranh: Bốn mỹ nữ đang triển khai ván bài mạt chược. Một cô đứng ngoài ngóng vào.
Bờ biển là bên bờ Đông Á, bốn bên là bốn nước lớn đang tranh nhau ván bài, mỗi bên đều có kế sách và toan tính riêng của mình. Đài Loan ngóng đợi.
3. Thế cục ván bài: Hai em tóc vàng và hai em tóc đen. Trên dưới đối xứng cân bằng: Trung – Mỹ đối đầu, Nga – Nhật vào vai phụ, Trung – Mỹ có được có mất, thế cục cân bằng, Nhật thảm bại… dễ quan sát nhé
4. Y phục quần áo (cái này đặc biệt): Thể hiện rõ vai trò và thế cục của từng bên, trong ván bài ai thua phải cởi dần váy áo…
Phía Mỹ áo vẫn chỉnh tề nhưng bên dưới thì lạnh toát –> là kẻ chỉ mạnh về hình thức, không có căn bản. Trung Quốc cởi trần nhưng vẫn mặc quần –> nền tảng chắc chắn. Nga vẫn còn cái để giữ, còn cần quan tâm đến các bên. Nhật đã trần trụi –> là kẻ lót đường.
5. Tâm trạng và tiểu xảo của các thần bài: Trung Quốc quay lưng không thấy mặt nhưng xem ra là người quan tâm đến thế cục nhất, đang giữ thế “Đông Phong”.
Mỹ quan sát Đài Loan để định giá và theo dõi nội tình của liên minh Trung Quốc và Nga. Nga đang có con “Tướng Công”, âm thầm gạ gẫm Mỹ nhưng lại “đi đêm” với Trung, xem ra đằng nào cũng có lợi.
Nhật tự mãn với thế bài của mình dù liên tục thua và cởi áo…
6. Đài Loan: Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ván bài nên vô cùng chăm chú, cầm dao thủ thế giữ lợi ích “hoa quả” của mình… Vẫn mang yếm truyền thống nhưng lại “cởi quần” ủng hộ Mỹ –> thể hiện rõ xu thế và lựa chọn của mình.
Cách giải thích thứ nhất cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Thứ hai: Phong cảnh sau cửa sổ ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự (hay ghê…. quá thật, số phận mình nhưng lại nằm trên bàn như một miếng bánh cho kẻ khác xâu xé, như ngày trước các nước tư bản phương tây nhảy vào chia miếng bánh Trung Quốc ấy).
Thế cục ván mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức họa này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga . Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi stupid nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự sướng. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, đẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.
Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa Dã Quỳ chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hóa của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan. Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân. Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Hoa trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.
Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”? cái này hay quá, khâm phục thật. Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung – Mỹ Nhật – Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình truyền thống Nhật và Hàn Quốc là thế, không hiểu tại sao các bà và các cô thích xem phin Nhật và Hàn chứ nhỉ? Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan – Quốc.
Nhìn tình huống trên bức tranh , nói chung Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng, giữ cái quần của mình bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng tiểu xảo.
Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc – Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới…
Copy by Chú Hề
— cùng với Vinh Loc Truong
Monday, April 15, 2013
Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam “ăn đứt” người miền Bắc
nguon : http://proxyweb.com.es/browse.php?u=http%3A%2F%2Fttxva.org%2Fvan-hoa-ung-xu-dan-mien-nam-an-dut-nguoi-mien-bac-2%2F&b=12
Published on April 16, 2013 · No CommentsNgười miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
LTS: Sau khi đăng tải bài viết: Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc ít kiềm chế hơn người miền Nam, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư bày tỏ sự ủng hộ quan điểm này của độc giả Trịnh Hoàng Hiệp. Để độc giả khắp cả nước có thể tiếp tục bàn luận về vấn đề “nói bậy, chửi tục”, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn lá thư này.
Có giai thoại kể lại rằng, nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả của cuốn sách bất hủ “Thi nhân Việt Nam” trong thời gian sống tại miền Nam đã chẹp miệng mà nói: “Người miền Nam, ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào”. Ngay trong cách nói này của ông cũng cho thấy rằng, văn hóa giao tiếp, ứng xử của người miền Nam… ăn đứt người miền Bắc.
Đất nước Việt Nam chia thành nhiều vùng miền rõ rệt, có nguồn gốc tại miền Bắc. Sự phân chia này ảnh hưởng rõ ràng đến lối sống và văn hóa mỗi nơi một khác. Ngay cả trong giọng nói, ngôn ngữ giao tiếp từ Bắc vào Nam đều có sự thay đổi, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Gần đây, những clip được tung lên mạng về thói nói tục, chửi bậy của học sinh đã làm dư luận vô cùng phẫn nộ, bức xúc: Khi nữ sinh nói chuyện bằng chân tay, Clip hai nữ sinh hỗn chiến kinh hoàng, Choáng váng với nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện học đường mà còn là câu chuyện của toàn xã hội.
Trong cách cư xử với bề trên, hai miền Nam Bắc đều biểu hiện khác nhau. Nếu người miền Bắc nói “ạ” sau mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm “thưa” vào trước, “dạ” vào sau. Từ thuở nhỏ, hầu hết đứa trẻ nào cũng được dạy những lễ nghĩa cơ bản như vậy nhưng theo thời gian, khi con người dần lớn lên thì từ “ạ” của người miền Bắc thường được cắt giảm. Có lẽ bởi “ạ” mang nặng sự nghiêm túc, cứng nhắc và mô phạm, không còn phù hợp trong giao tiếp. Còn người miền Nam vẫn giữ nguyên từ “dạ” hay “thưa” như một lẽ tự nhiên.
Mặc dù Hà Nội là trung tâm văn hóa nhưng tôi thấy rằng về sự lịch lãm, tinh tế thì người miền Bắc hơn người miền Nam, thế nhưng về văn hóa cư xử trong cộng đồng thì người miền Bắc lại phải học hỏi người miền Nam. Trong các lễ hội, người miền Nam ít cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung. Họ luôn có ý thức tôn trọng người khác và bảo vệ mình.
Về cách sử dụng hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” hai vùng miền cũng khác nhau. Người miền Bắc rất hạn chế trong cách nói hai từ này, người ta chỉ nói như một luật lệ bất thành văn khi con cái nói với bố mẹ, ông bà, người ít tuổi nói với người hơn tuổi mà không biết rằng giao tiếp với cộng đồng cũng rất quan trọng. Nếu đi ngoài đường trên đất Bắc mà bạn bị xe đụng, bị giằng kéo, xô đẩy thì bạn chỉ nhận được những cái trợn tròn mắt, rồi phóng xe qua trước mặt. Nhưng người miền Nam thì khác, họ sẵn sàng nói xin lỗi nếu sai.
Ở Sài Gòn, chuyện vào siêu thị, cửa hàng… thấy những cô nhân viên cúi gập người chào là điều hết sức bình thường. Thế nhưng ở Hà Nội, bạn sẽ xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó cúi gập người và nói lời cảm ơn – đó là chuyện hiếm thấy trên cả miền Bắc. Nếu đi trên đường mà có điện thoại, người miền Bắc có thể vừa lái xe vừa chửi tục, quát tháo ngay giữa phố để chứng tỏ mình là ai, nhưng người miền Nam thì họ sẽ dừng lại, ghé xe bên lề đường mà nói chuyện. Thanh niên miền Nam nhậu nhẹt về khuya, khi thành phố vắng người, không có cảnh sát giao thông họ vẫn dừng xe khi có đèn đỏ, nhưng miền Bắc thì khác, không cần nhìn ngó trước sau mà sẽ phóng xe đi thẳng.
Từ ngoài xã hội lại nói về câu chuyện học đường nơi mà các em bộc lộ rõ nét nhất cách ứng xử. Sau giờ tan học, nếu đứng ở một cổng trường cấp III tại miền Bắc sẽ thấy rằng, vừa bước ra khỏi cổng trường học sinh nam thì bỏ “sơ vin”, châm thuốc và bắt đầu “phun châu nhả ngọc” đến kinh hoàng, học sinh nữ thì sẵn sàng cầm dép lên đánh nhau vì những lý do hết sức vớ vẩn.
Môi trường nào cũng có những bức xúc, học sinh miền Nam có đánh nhau, nhưng mức độ man rợ thì không bằng miền Bắc. Học trò miền Nam chỉ đánh đấm nhau rồi thôi chứ ít khi kèm theo những hành vi xúc phạm như chửi bới thậm tệ, lột áo ngay giữa phố. Cứ thử xem những clip của học sinh Bắc thì biết, đánh nhau không khác gì côn đồ, dẫn đến “đối thủ” chấn thương cả về thể xác cũng như tinh thần.
Trong môi trường giáo dục, đến trang phục giữa hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Nữ sinh miền Nam có truyền thống mặc áo dài trong mỗi tuần còn miền Bắc thì hầu như không mặc. Thực ra, trong việc bắt học sinh mặc áo dài cũng có cái cớ của những người làm quản lý trong ngành giáo dục. Khi vận trên mình bộ áo dài, một mặt sẽ gây ra sự bất tiện khi hoạt động mạnh, mặt khác các em cũng phải ý thức mình là con gái Việt Nam, cần giữ được nét dịu dàng, dáng yêu đúng lứa tuổi. Vì vậy, nữ sinh cũng ngại ngần mỗi khi có ý định đánh nhau với bạn vì sợ hoen ố lên tà áo trắng, cũng như nhân phẩm của mình. Riêng điều này thôi cũng đã phần nào giảm thiểu được những nóng nảy nhất thời, những hành động bất thường của học sinh.
Cách xưng hô trong nhà trường và ngoài xã hội, học trò miền Nam thường xưng hô “cô”, “dì”, “chú”, “bác” với “con”, nghe rất thân mật, tình cảm như người trong gia đình. Vì thế, chả có lý do gì lại đẩy những mâu thuẫn khiến cho tình cảm bị sứt mẻ cả.
Người miền Bắc thường ăn nói rất khéo, trịnh trọng nhưng người miền Nam lại nhã nhặn và hồn hậu hơn. Trong đời sống thường nhật, người miền Nam biểu lộ tình cảm một cách chân tình, không che dấu như người miền Trung hay khách sáo như người miền Bắc. Đến nhà một gia đình miền Nam mà gặp bữa cơm thì sẽ được họ mời một cách cởi mở: “Ăn cơm chưa? Sẵn bữa ăn luôn nghen!” mặc dù đó có thể là mâm cơm tuềnh toàng. Điều đó cũng không làm cho khách phải ngại ngần. Vì thế mối quan hệ được gắn kết bằng sự cởi mở, thoải mái.
Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Họ không hay để ý nhau, quản lý nhau, săm soi quá sâu vào đời tư của người khác. Họ sẵn sàng bỏ qua mọi hiềm khích để khám phá và thưởng thức cuộc sống, vì thế mọi chuyện luôn tươi mới. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Trong cách giao tiếp, có thể trước mặt người khác họ lễ phép, lịch sự nhưng ngay sau lưng họ lại chửi tục. Họ luôn gồng mình cố gắng trong khi bản thân họ lại muốn nổi loạn. Cách sống đó dễ dẫn tới tình trạng bất cần và stress tâm lý. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
Phải chăng những điều tôi nói trong bài viết này ai cũng biết nhưng mà ít ai nói và ít ai viết ra?
Theo Giáo Dục
Lao vào biển lửa cứu mẹ, bé gái 13 tuổi bỏng nặng
Thưa các bạn ,
Hôm qua , tin này tôi lấy từ một website Nhật bãn , nay tôi được biết báo chí VN cũng đăng tin này , với nội dung đầy đũ hơn .
nguồn : http://www.baomoi.com/Lao-vao-bien-lua-cuu-me-be-gai-13-tuoi-bong-nang/82/10765453.epi
Cô bé Diêm Sảnh Ngọc, 13 tuổi, người thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc đã bị bỏng nặng trong lúc tìm cách cứu mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy.
Vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra vào giữa tháng 3. Vì muốn cứu mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy, cô bé tên Diêm Sảnh Ngọc, 13 tuổi, người thành phố Trịnh Châu đã bị bỏng nặng, tới 95% diện tích toàn cơ thể. Dưới sự chăm sóc của bác sĩ, y tá cô bé kiên cường đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết.
Ngày 7/4, phóng viên đến bệnh viện Nam Thạch Nam Dương để gặp em bé bị bỏng Diêm Sảnh Ngọc. Tuy đã qua hơn 20 ngày nhưng tình trạng bỏng nặng của em vẫn làm cho người đến thăm phải đau xót đến không dám nhìn: Toàn thân em hầu như không còn một chỗ nào được gọi là lành lặn.
Bác sĩ điều trị Tôn Vũ Phi nói với phóng viên, diện tích bị bỏng chiếm đến 95% diện tích cơ thể bệnh nhân. Mỗi lần thay thuốc rửa vết thương em đều phải chịu những cơn đau mà người bình thường khó có thể chịu được, nhưng em rất kiên cường và phối hợp điều trị với bác sĩ. Khi vừa tỉnh dậy câu nói đầu tiên của em Diêm Sảnh Ngọc là: “Bố mẹ cháu bị thương thế nào, cháu muốn về thăm họ”.
Chủ nhiệm khoa, bác sĩ Vương, nói: “Sau khi người nhà đưa em đến bệnh viện không đến một tuần thì không thấy ai đâu nữa”, trước mắt bệnh viện đã giúp em trả hơn 2 vạn tệ ( gần 70 triệu VNĐ) tiền viện phí.
“Lúc đó, em nhìn thấy phòng mẹ bị cháy, biết mẹ vẫn ở bên trong nên em vội vàng lao vào để kéo mẹ ra ngoài”, vừa nói được vài lời thì Sảnh Ngọc lại bị thở gấp. Thông qua cuộc thuật lại không được trôi chảy của Sảnh Ngọc, phóng viên phần nào hiểu được quá trình cứu mẹ và bị bỏng của em.
Khoảng 11 giờ ngày 17 tháng 3, trong lúc đang chơi, Diêm Sảnh Ngọc nhìn thấy phòng mẹ mình bị cháy. Em biết người mẹ đang bị bệnh của mình vẫn còn nằm ngủ ở trong phòng, em vội vàng vừa kêu cứu vừa chạy vào phòng để kéo mẹ ra ngoài. Do đồ đạc trong phòng hơi bừa bộn, không biết em đã vấp phải đồ gì ở trong phòng và ngã ra, đúng lúc đó lửa cháy lan cả căn phòng và trong chốc lát Sảnh Ngọc đã bị ngọn lửa bao vây.
Thông qua chị Lưu Ngọc Cửu, mẹ của Diêm Sảnh Ngọc, mới biết được, bố ruột của em mất khi em chưa được một tuổi. Về sau, chị mang theo con đến sống cùng người chồng hiện tại là anh Diêm Mẫu. Nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chồng chị hút thuốc không may làm cháy đồ vật trong phòng, hai vợ chồng cũng bị bỏng chân. Chị và người nhà đưa con gái đến bệnh viện, sau khi đóng hơn 4 vạn tiền viện phí thì không mượn đâu được tiền nữa. Trước mắt hai vợ chồng họ cũng chỉ còn cách xuất viện về điều trị ở phòng khám nhỏ trong làng.
Y tá Giang Hồng mắt đẫm lệ nói với phóng viên: “Em bé đã mất đi cơ hội cứu chữa tốt nhất, nhưng nếu vẫn còn hơi thở thì vẫn còn hy vọng”. Tất cả mọi người ở trong khoa đều quyên góp cho em Sảng Ngọc. Y tá trưởng để mp3 ở đầu giường của em để em nghe nhạc, hy vọng có thể giúp em giảm đi phần nào nỗi đau về thể xác. Bà chủ căng tin của bệnh viện đã nhận làm cơm miễn phí và tận tay đưa đến cho em.
Sau khi nghe tin bố mẹ cũng bị bỏng, Sảng Ngọc nói với phóng viên: “Cháu muốn về nhà chăm sóc bố mẹ.....” Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, tiếng nói khàn khàn không lên lời của Sảng Ngọc làm cho bao người có mặt tại hiện trường không kìm được nước mắt. Mọi người đều hy vọng em có thể vượt qua được.
Thưa các bạn ,
Hôm qua , tin này tôi lấy từ một website Nhật bãn , nay tôi được biết báo chí VN cũng đăng tin này , với nội dung đầy đũ hơn .
nguồn : http://www.baomoi.com/Lao-vao-bien-lua-cuu-me-be-gai-13-tuoi-bong-nang/82/10765453.epi
Cô bé Diêm Sảnh Ngọc, 13 tuổi, người thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc đã bị bỏng nặng trong lúc tìm cách cứu mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy.
Vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra vào giữa tháng 3. Vì muốn cứu mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy, cô bé tên Diêm Sảnh Ngọc, 13 tuổi, người thành phố Trịnh Châu đã bị bỏng nặng, tới 95% diện tích toàn cơ thể. Dưới sự chăm sóc của bác sĩ, y tá cô bé kiên cường đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết.
Ngày 7/4, phóng viên đến bệnh viện Nam Thạch Nam Dương để gặp em bé bị bỏng Diêm Sảnh Ngọc. Tuy đã qua hơn 20 ngày nhưng tình trạng bỏng nặng của em vẫn làm cho người đến thăm phải đau xót đến không dám nhìn: Toàn thân em hầu như không còn một chỗ nào được gọi là lành lặn.
Bác sĩ điều trị Tôn Vũ Phi nói với phóng viên, diện tích bị bỏng chiếm đến 95% diện tích cơ thể bệnh nhân. Mỗi lần thay thuốc rửa vết thương em đều phải chịu những cơn đau mà người bình thường khó có thể chịu được, nhưng em rất kiên cường và phối hợp điều trị với bác sĩ. Khi vừa tỉnh dậy câu nói đầu tiên của em Diêm Sảnh Ngọc là: “Bố mẹ cháu bị thương thế nào, cháu muốn về thăm họ”.
Chủ nhiệm khoa, bác sĩ Vương, nói: “Sau khi người nhà đưa em đến bệnh viện không đến một tuần thì không thấy ai đâu nữa”, trước mắt bệnh viện đã giúp em trả hơn 2 vạn tệ ( gần 70 triệu VNĐ) tiền viện phí.
“Lúc đó, em nhìn thấy phòng mẹ bị cháy, biết mẹ vẫn ở bên trong nên em vội vàng lao vào để kéo mẹ ra ngoài”, vừa nói được vài lời thì Sảnh Ngọc lại bị thở gấp. Thông qua cuộc thuật lại không được trôi chảy của Sảnh Ngọc, phóng viên phần nào hiểu được quá trình cứu mẹ và bị bỏng của em.
Khoảng 11 giờ ngày 17 tháng 3, trong lúc đang chơi, Diêm Sảnh Ngọc nhìn thấy phòng mẹ mình bị cháy. Em biết người mẹ đang bị bệnh của mình vẫn còn nằm ngủ ở trong phòng, em vội vàng vừa kêu cứu vừa chạy vào phòng để kéo mẹ ra ngoài. Do đồ đạc trong phòng hơi bừa bộn, không biết em đã vấp phải đồ gì ở trong phòng và ngã ra, đúng lúc đó lửa cháy lan cả căn phòng và trong chốc lát Sảnh Ngọc đã bị ngọn lửa bao vây.
Thông qua chị Lưu Ngọc Cửu, mẹ của Diêm Sảnh Ngọc, mới biết được, bố ruột của em mất khi em chưa được một tuổi. Về sau, chị mang theo con đến sống cùng người chồng hiện tại là anh Diêm Mẫu. Nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chồng chị hút thuốc không may làm cháy đồ vật trong phòng, hai vợ chồng cũng bị bỏng chân. Chị và người nhà đưa con gái đến bệnh viện, sau khi đóng hơn 4 vạn tiền viện phí thì không mượn đâu được tiền nữa. Trước mắt hai vợ chồng họ cũng chỉ còn cách xuất viện về điều trị ở phòng khám nhỏ trong làng.
Y tá Giang Hồng mắt đẫm lệ nói với phóng viên: “Em bé đã mất đi cơ hội cứu chữa tốt nhất, nhưng nếu vẫn còn hơi thở thì vẫn còn hy vọng”. Tất cả mọi người ở trong khoa đều quyên góp cho em Sảng Ngọc. Y tá trưởng để mp3 ở đầu giường của em để em nghe nhạc, hy vọng có thể giúp em giảm đi phần nào nỗi đau về thể xác. Bà chủ căng tin của bệnh viện đã nhận làm cơm miễn phí và tận tay đưa đến cho em.
Sau khi nghe tin bố mẹ cũng bị bỏng, Sảng Ngọc nói với phóng viên: “Cháu muốn về nhà chăm sóc bố mẹ.....” Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, tiếng nói khàn khàn không lên lời của Sảng Ngọc làm cho bao người có mặt tại hiện trường không kìm được nước mắt. Mọi người đều hy vọng em có thể vượt qua được.
Sunday, April 14, 2013
BÉ GÁI PHÕNG NẶNG VÌ CỨU MẸ .
Thưa các bạn ,
Tôi xin chuyễn đến các bạn bãn tin sau , phần trong ngoặc là do tôi tạm dịch .
The tale of a girl who sustained horrific burns to almost all of her body trying to save her mother from their burning home has been attracting much sympathy in China of late. (Câu chuyện cũa 1 cô gái mới đây bị phõng nặng gần hết cơ thễ khi cố gắng cứu mẹ từ ngôi nhà đang cháy đã thu hút sự cãm động từ khắp Trung quốc) .
The 13-year-old girl was playing on the roof of the Henan province building she called home, when a fire broke out in her 2nd storey residence. (Cô gái 13 tuổi này đang chơi trên nóc tòa nhà ở tĩnh Hồ Nam thì lữa bốc cháy từ nơi ở cũa cô ở từng 2) .
Knowing her mother was ill and bedridden, she rushed home to save her, ignoring the burning building around her. (Biết rằng mẹ đang bịnh liệt giường , cô chạy nhanh về nhà đễ cứu mẹ , ko biết rằng lữa đã bao quanh cô) .
Unfortunately, just as she arrived a gasoline can stored in their residence ignited, engulfing her in flames. (Xui xẽo thay , ngay khi mà cô tới nhà thì 1 can xăng chứa trong nhà cô phát nổ , ngọn lữa đã bao trùm lên cô) .
Despite 95% burns to her body she was rescued from the building alive, and has clung to life for the 20 days since the accident.(Dù do bị phõng tới 95% , cô ta đã được cứu sống , tới nay đã được 20 ngày) .
With tragically predictable pathos, when she regained consciousness in hospital, her first act was to ask after her parents. (Dù cho những nỗi đau - có thễ biết trước được - đang chờ đợi cô , khi tĩnh dậy tại BV , điều đầu tiên là hõi về ba mẹ cô) .
One of the hospital doctors treating her has reportedly paid for the 20,000 yuan cost of her treatment so far, although it is not clear what her future prospects are.(Cho tới giờ , một trong những BS đang điều trị cho cô đã bõ ra 20.000 nhân dân tệ đễ giúp trã chi phí cho cô , dù cho người ta ko biết triễn vọng tương lai cũa cô như thế nào) .
Thưa các bạn ,
Tôi xin chuyễn đến các bạn bãn tin sau , phần trong ngoặc là do tôi tạm dịch .
The tale of a girl who sustained horrific burns to almost all of her body trying to save her mother from their burning home has been attracting much sympathy in China of late. (Câu chuyện cũa 1 cô gái mới đây bị phõng nặng gần hết cơ thễ khi cố gắng cứu mẹ từ ngôi nhà đang cháy đã thu hút sự cãm động từ khắp Trung quốc) .
The 13-year-old girl was playing on the roof of the Henan province building she called home, when a fire broke out in her 2nd storey residence. (Cô gái 13 tuổi này đang chơi trên nóc tòa nhà ở tĩnh Hồ Nam thì lữa bốc cháy từ nơi ở cũa cô ở từng 2) .
Knowing her mother was ill and bedridden, she rushed home to save her, ignoring the burning building around her. (Biết rằng mẹ đang bịnh liệt giường , cô chạy nhanh về nhà đễ cứu mẹ , ko biết rằng lữa đã bao quanh cô) .
Unfortunately, just as she arrived a gasoline can stored in their residence ignited, engulfing her in flames. (Xui xẽo thay , ngay khi mà cô tới nhà thì 1 can xăng chứa trong nhà cô phát nổ , ngọn lữa đã bao trùm lên cô) .
Despite 95% burns to her body she was rescued from the building alive, and has clung to life for the 20 days since the accident.(Dù do bị phõng tới 95% , cô ta đã được cứu sống , tới nay đã được 20 ngày) .
With tragically predictable pathos, when she regained consciousness in hospital, her first act was to ask after her parents. (Dù cho những nỗi đau - có thễ biết trước được - đang chờ đợi cô , khi tĩnh dậy tại BV , điều đầu tiên là hõi về ba mẹ cô) .
One of the hospital doctors treating her has reportedly paid for the 20,000 yuan cost of her treatment so far, although it is not clear what her future prospects are.(Cho tới giờ , một trong những BS đang điều trị cho cô đã bõ ra 20.000 nhân dân tệ đễ giúp trã chi phí cho cô , dù cho người ta ko biết triễn vọng tương lai cũa cô như thế nào) .
CON CÁI ĐƯA CHA VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO .
> Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha của đứa trẻ là ai.
> Tôi bị Mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đình có 4 em 2 trai 2 gái để ra đi sang Mỹ theo diện Con Lai.
>
> Tôi đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các em 2 đứa là bác sĩ, 2 đứa là kỹ sư; Tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà vì gia đình sợ mang tiếng với suôi gia nhà trai nhà gái của 4 đứa em tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.
>
> Mới 40 tuổi mà mắt đã mờ! Tôi đến gặp Bác sĩ gia đình, xin giấy giới thiệu gặp Bác sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ gì thì họ đưa đi hay chữa cho khỏi mất công.
>
> 20 năm rồi trên đất Mỹ; nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít, nên tôi nhờ cô thư ký ở văn phòng bác sĩ gia đình tìm Clinic nào có người nói được tiếng Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có 2 tuần; nhưng lại phải là giờ cuối cùng sắp đóng cửa!
>
> Tôi đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ gìa rồi ngồi ở phòng đợi chờ tới phiên. Tôi nhìn quanh coi có ai là Việt Nam mình không, nhưng chẵng thấy ai. Bệnh nhân lần lần được gọi vào phòng khám rồi ra về gần hết vì sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng thì tôi cũng được gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà từ nảy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi tên đến lúc bảo ngồi ghế nhìn đọc. Tôi không hiểu rõ hết được nên hỏi cô có nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên.
>
> - Anh không phải là người Mỹ sao?
>
> - Tôi là người Việt Nam.
>
> - Nhưng Anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?
>
> Như biết mình lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry “.
>
> - Chị không phải Sorry, nhiều người nói như thế mà! Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê ở đâu ở Việt Nam?
>
> - Ba tôi người Mỹ Tho, Mẹ ở Bình Dương nhưng tôi sinh ra ở Miền Trung, Nha Trang. Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang vì cha là Hải Quân phục vụ ở Quân Trường Nha Trang.
>
> - Tôi cũng sinh ở Nha Trang; nhưng rất tiếc là không biết cha mẹ của Tôi là ai?
>
> - Anh sinh năm mấy? Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại hình như câu hỏi có hơi thừa. Hồ sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nhìn và ngạc nhiên nói:
>
> - Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà Bảo sinh Quân đội Nha Trang hay không?
>
> - Đúng rồi, sao cô biết vậy?
>
> - Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi còn nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa thì khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, khi cha tôi vào thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy mình xin, sẵn nuôi luôn có gì mướn thêm người giúp việc có sao đâu. Mẹ tôi nói Mỹ đen đó. Cha tôi nghe vậy, có đến nhìn thằng bé, rồi trở lại bảo nó cũng không đen lắm, trông rất dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ý, nói sợ người ta đàm tiếu. Cha tôi bảo: Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay. Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu và nói mình đã có một trai một gái đủ rồi.
>
> Thấy tôi chú ý nghe câu chuyện, cô ta nói thêm:
>
> - Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ý nuôi anh, và anh đã là em của tôi.
>
> Sau phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa, khi xong thì cô ta đã về rồi.
>
> Tôi về nhà mà vẫn bị ám ảnh vì câu chuyện do cô y sĩ nhãn khoa kể lại.
>
> Ba của cô ta là người thế nào? Sao ông ta lại có ý tưởng xin tôi để nuôi? Phải tìm gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.
>
> Ít ngày sau, tôi trở lại tìm gặp cô nha sĩ khám bệnh cho tôi hôm trước và xin được gặp Ba của cô ta. Cô ta bằng lòng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nhìn địa chỉ tôi hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng lão”. Cô ta như đoán biết nên nói:
>
> - Ba của tôi mới được đưa vào Viện Dưỡng Lão hôm tháng rồi.
>
> Ngay Chủ nhật tuần đó, tôi vào Viện Dưỡng Lão xin gặp cái ông đã từng muốn nhận tôi làm con. Nếu tôi là con của ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều tốt nghiệp Đại học cả, vì dù sao những kẻ có lòng tốt không để tôi thất học.
>
> Tôi chọn cái ghế nhìn được suốt dãy hành lang từ phòng khách đến phòng ăn để dễ nhìn người qua lại bên trong. Một Ông chừng 65 là cùng mặc dù người tôi muốn gặp nay đã 71. Ông ta đi còn nhanh nhẹn lưng không khòm tay chân nhịp đi đúng là người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa; chẳng có vẻ gì là một cụ già đến độ phải vào Viện Dưỡng lão để chờ chết!
>
> Hình như được con gái báo trước nên ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và từ giới thiệu:
>
> - Chú tên là Hùng, cứ gọi tên và gọi Chú cho bớt già hơn là gọi Cụ hay Bác.
>
> Ông ta còn lanh lẹ, tiếng nói còn uy nghi rành rọt không có chút gì run rẩy hay khàn giọng của người già.
>
> Ông ta hỏi tôi dành bao nhiêu thì giờ để gặp ông ta. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng được. Ông ta hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả hai.
>
> Ông ta đến nói với người quản lý xin được tiếp tôi ở phòng riêng để mời người bạn trẻ ly cà phê; rồi ông bảo tôi đi theo ông ta.
>
> Theo ông ta về phòng riêng, tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác.
>
> Căn phòng có mùi dầu thơm chứ không khai và hôi như thiên hạ thường nói về nơi người già sống. Cái bàn Computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Ông ta bắt đầu nấu nước pha cà phê phin; vừa làm vừa giải thích đây là cà phê Ý pha với cà phê Ban Mê Thuộc cho có đủ vị đắng và thơm.
>
> Xong hai ly cà phê, ông bảo tôi “Đi, mình ra vườn. Ra bằng cửa này.” Cửa hông từ trong phòng riêng của ông mở thẳng ra vườn. Ông nói, áp phe lắm mới được phòng nầy ăn thông ra vườn để trốn ra ngồi hút thuốc.
>
> Khu vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc Vogue mời tôi một điếu. Đây là loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài hơn và nặng hơn. Ông đốt thuốc cho Ông và đưa quẹt gaz cho tôi để tự tôi đốt lấy. Hớp xong hớp cà phê ông hỏi:
>
> - Vừa không Cháu?
>
> - Dạ ngon và thơm lắm, Chú.
>
> - Nào giờ thì cháu muốn biết gì cứ hỏi. Chú nhớ được gì sẽ nói nấy.
>
> - Cháu không có mục đích tìm cha hay mẹ, vì có muốn chắc cũng không bao giờ tìm được mà tìm để làm gì! Chú biết được nhớ được gì cháu cũng muốn biết hết.
>
> - Con trai lớn của chú và con gái đều sinh ở bảo sinh viện Quân đội thành phố Nha Trang. Con gái của chú sinh lúc 12 giờ trưa. Chú bận nên 2 giờ chiều mới vào thăm sau đó đi làm và chiều vào thăm vợ con đến gần 7 giờ thì về. Sáng hôm sau chú vào thăm vợ con sớm trước khi đi làm thì phòng bên có thêm một sản phụ mới. Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 tối, nhưng không muốn nuôi nên cho con.
>
> Chú bước sang đứng cửa phòng bên nhìn vào hơi tối nhưng cũng thấy mặt được cháu bình thường như bao trẻ khác nhưng đẹp hơn con gái chú nhiều; vì khi mới sinh con bé của chú trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi gãy trán cao gần như giồ. Chú trở lại nói với vợ là mình có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn 2 đứa chú sẽ mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú nói “con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng Em sợ miệng đời. Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đứa con Việt nam còn đứa kia là con Mỹ hay sao mà sợ. Vợ chú nói thôi, nếu trắng em mới nuôi. Chú Sorry với cháu. Tại chú cháu mình không có cái duyên làm cha con với nhau!
>
> Thấy tôi chăm chú nghe nhưng không nói gì, ông kể tiếp:
>
> - Chiều hôm đó Chú vào thăm thì thấy Má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không nằm liệt như vợ của chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh lợi hơn vợ của chú. Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn gì đó vào Nha Trang sinh; Chồng bà ta là Trung Úy Biệt Kích đi hành quân vùng Một ít khi về thăm. Có lẽ Má của cháu làm sở Mỹ có quan hệ trong sở, nên khi có bầu không biết là con của chồng mình hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính. Nếu là con Việt thì đem về nuôi mà là con lai thì cho luôn. Sáng hôm sau, khi chú vào thăm thì vợ chú cho biết người đàn bà đó đã bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm; nên nhà thương giao cháu cho Ban Xã hội của Quân Đội lo. Hầu hết là đem vào Viện Mồ Côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó. Cháu còn muốn biết đìều gì thì cho biết, nếu chú có thể giải thích thì chú sẽ nói cho Cháu biết.
>
> Tôi nói với ông:
>
> - Chú đã nói ra tất cả những gì cháu thắc mắc. Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sao không muốn sinh con mà không phá thai; sinh ra để bỏ thì sinh làm gi?” nay chú nói cùng một lúc sống với chồng mà còn phải sống với Mỹ thì làm sao biết con của ai nên cứ phải sinh ra rồi mới tính thì có lẽ là cách giải thích hợp nhứt cho trường hợp của cháu. Cháu hận mẹ hận cha mặc dù cháu không biết họ là ai; Từ thời thập niên 60 đến 1975 không biết đã có bao nhiêu trẻ mồ côi như cháu. Cháu hận bà mẹ, hận đàn bà nên đến nay mà cháu vẫn chưa lập gia đình!
>
> Ông ta mồi thêm điếu thuốc và để gói thuốc cạnh tôi ra dấu mời. Tôi xoa tay từ chối trong im lặng. Ông ta đột nhiên cười khá lớn rồi ngó vào mắt tôi hỏi:
>
> - Cháu có biết Viện Dưỡng Lão để làm gì không?
>
> - Thì để cho người già sống.
>
> - Ừ! Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một Viện Dưỡng lão ở Thị Nghè gần Xa Lộ Biên Hoà; nhưng cũng chỉ có mấy chục người, gồm những người không nhà, không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam trước đây, hầu hết người già sống nhờ vào con cháu nuôi vì bởi cha mẹ còn trẻ làm nuôi con cháu đến khi già thì nuôi lại coi như trả hiếu hay trả công. Xứ tư bản này, mỗi tiểu bang có mấy chục Viện Dưỡng lão. Gìa thì dù có con hay không con, có nhà hay không nhà giàu sang cũng như nghèo cũng đều phải vào Viện Dưỡng lão, bởi lý do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc được.
>
> Ông thở khói rồi tiêp:
>
> - Chú có ba người con, ba cháu nội thì còn quá nhỏ không tính; nhưng cả đời, chưa bao giờ chú để các con của Chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào Con của Chú vẫn không bị ăn độn. Sau đó chú đi vượt biên để được sống tự do và Vợ Con của Chú sang đây bằng máy bay do Chú bảo lãnh.
>
> Ngày xưa chú còn trẻ sinh con bận bịu tại sao chú không gởi vào Viện Mồ Côi để được rảnh đi làm và hữơng thụ cái tuổi hoa mộng của Chú. Bận rộn đi làm lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các Con ; nhưng Cháu có biết tại sau Chú còn mạnh khỏe đáng lý chưa đến độ vào đây; thế mà chú lại ở đây! Chú cũng còn là con người biết đủ hỷ nộ aí ố lạc, 71 tuổi là già nhưng Chú chưa mất trí còn tự mình chăm sóc được nhưng Chú bị tai biến mạch máu; Tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Từ bệnh viện có thể đưa trực tiếp người già vào viện dưỡng lão ít có xét hồ sơ hay phỏng vấn phiền toái coi thực sự già lú lẫn hay chưa như trường hợp ở nhà muốn gởi vào Viện Dưỡng lão.
>
> Người già nào hay nói ra người trẻ cũng lắm khi quên tắt lửa lò bếp hay quên chìa khóa hay quên bóp; nhưng gìa mà bị tố là có lắm cái quên như thế thì bị kết tội là “lú lẫn.” Chú bị đưa thẳng vào Viện Dưỡng lão trong trường hợp nầy cho dễ hơn nếu sau nầy chú về nhà thì khó có được sự dễ dàng để vào đây nên các con của chú tố chú lú lẫn để bỏ luôn chú vào đây một cách dễ dàng sớm hơn dự định của Chú.
>
> Có con nhưng chúng bận rộn đi làm chúng có đời sống riêng nên không chăm sóc cho cha mẹ già được. Cháu thấy lý do nầy hợp lý chứ?
>
> Nghe ông hỏi, tôi không biết trả lời ra sao. Ông tiếp tục châm thuốc, tiếp tục nói, vẫn với giọng tỉnh queo:
>
> - Tuổi trẻ chú bận vừa đời lính lại khi GP chiếm Miền Nam thì cơ cực lầm than dễ gì đủ ăn no lòng; sao chú khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân để vui cuộc đời Việt Kiều độc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên rồi còn bảo lãnh con, nuôi con cho nên người để rồi các con cũng có thời tuổi trẻ bận như mình. Chúng bỏ mình nhưng ngày xưa mình lại không biết bỏ chúng. Cháu biết tại sao không? Là tại mình ngu.
>
> Ông ta cười lớn nhưng sao cái cười quá chua chát:
>
> - Cháu về bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu đi mà vui sống. Vì cháu nên người ta mới lập “Viện Mồ Côi.” Và cũng vì có chú nên người ta mới lập “Viện Dưỡng lão.”
>
> Lời an ủi của người từng có ý định làm cha nuôi của tôi làm tôi thấy mềm lòng. Nhìn ông, người cha bị con cái thành đạt bỏ vô viện dưỡng lão, tôi thật cũng muốn nói điều gì đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao.
>
> Trần Thiện Phi Hùng
Theo
bài viết, đây là tự sự một người con lai Mỹ đen, bị mẹ bỏ rơi ngay từ
khi mới sinh, được “ghép hộ” để định cư tại Mỹ, và rồi cũng bị cha mẹ
nuôi đuổi ra khỏi nhà. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển
đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết.
> Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha của đứa trẻ là ai.
> Tôi bị Mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đình có 4 em 2 trai 2 gái để ra đi sang Mỹ theo diện Con Lai.
>
> Tôi đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các em 2 đứa là bác sĩ, 2 đứa là kỹ sư; Tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà vì gia đình sợ mang tiếng với suôi gia nhà trai nhà gái của 4 đứa em tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.
>
> Mới 40 tuổi mà mắt đã mờ! Tôi đến gặp Bác sĩ gia đình, xin giấy giới thiệu gặp Bác sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ gì thì họ đưa đi hay chữa cho khỏi mất công.
>
> 20 năm rồi trên đất Mỹ; nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít, nên tôi nhờ cô thư ký ở văn phòng bác sĩ gia đình tìm Clinic nào có người nói được tiếng Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có 2 tuần; nhưng lại phải là giờ cuối cùng sắp đóng cửa!
>
> Tôi đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ gìa rồi ngồi ở phòng đợi chờ tới phiên. Tôi nhìn quanh coi có ai là Việt Nam mình không, nhưng chẵng thấy ai. Bệnh nhân lần lần được gọi vào phòng khám rồi ra về gần hết vì sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng thì tôi cũng được gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà từ nảy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi tên đến lúc bảo ngồi ghế nhìn đọc. Tôi không hiểu rõ hết được nên hỏi cô có nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên.
>
> - Anh không phải là người Mỹ sao?
>
> - Tôi là người Việt Nam.
>
> - Nhưng Anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?
>
> Như biết mình lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry “.
>
> - Chị không phải Sorry, nhiều người nói như thế mà! Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê ở đâu ở Việt Nam?
>
> - Ba tôi người Mỹ Tho, Mẹ ở Bình Dương nhưng tôi sinh ra ở Miền Trung, Nha Trang. Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang vì cha là Hải Quân phục vụ ở Quân Trường Nha Trang.
>
> - Tôi cũng sinh ở Nha Trang; nhưng rất tiếc là không biết cha mẹ của Tôi là ai?
>
> - Anh sinh năm mấy? Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại hình như câu hỏi có hơi thừa. Hồ sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nhìn và ngạc nhiên nói:
>
> - Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà Bảo sinh Quân đội Nha Trang hay không?
>
> - Đúng rồi, sao cô biết vậy?
>
> - Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi còn nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa thì khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, khi cha tôi vào thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy mình xin, sẵn nuôi luôn có gì mướn thêm người giúp việc có sao đâu. Mẹ tôi nói Mỹ đen đó. Cha tôi nghe vậy, có đến nhìn thằng bé, rồi trở lại bảo nó cũng không đen lắm, trông rất dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ý, nói sợ người ta đàm tiếu. Cha tôi bảo: Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay. Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu và nói mình đã có một trai một gái đủ rồi.
>
> Thấy tôi chú ý nghe câu chuyện, cô ta nói thêm:
>
> - Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ý nuôi anh, và anh đã là em của tôi.
>
> Sau phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa, khi xong thì cô ta đã về rồi.
>
> Tôi về nhà mà vẫn bị ám ảnh vì câu chuyện do cô y sĩ nhãn khoa kể lại.
>
> Ba của cô ta là người thế nào? Sao ông ta lại có ý tưởng xin tôi để nuôi? Phải tìm gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.
>
> Ít ngày sau, tôi trở lại tìm gặp cô nha sĩ khám bệnh cho tôi hôm trước và xin được gặp Ba của cô ta. Cô ta bằng lòng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nhìn địa chỉ tôi hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng lão”. Cô ta như đoán biết nên nói:
>
> - Ba của tôi mới được đưa vào Viện Dưỡng Lão hôm tháng rồi.
>
> Ngay Chủ nhật tuần đó, tôi vào Viện Dưỡng Lão xin gặp cái ông đã từng muốn nhận tôi làm con. Nếu tôi là con của ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều tốt nghiệp Đại học cả, vì dù sao những kẻ có lòng tốt không để tôi thất học.
>
> Tôi chọn cái ghế nhìn được suốt dãy hành lang từ phòng khách đến phòng ăn để dễ nhìn người qua lại bên trong. Một Ông chừng 65 là cùng mặc dù người tôi muốn gặp nay đã 71. Ông ta đi còn nhanh nhẹn lưng không khòm tay chân nhịp đi đúng là người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa; chẳng có vẻ gì là một cụ già đến độ phải vào Viện Dưỡng lão để chờ chết!
>
> Hình như được con gái báo trước nên ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và từ giới thiệu:
>
> - Chú tên là Hùng, cứ gọi tên và gọi Chú cho bớt già hơn là gọi Cụ hay Bác.
>
> Ông ta còn lanh lẹ, tiếng nói còn uy nghi rành rọt không có chút gì run rẩy hay khàn giọng của người già.
>
> Ông ta hỏi tôi dành bao nhiêu thì giờ để gặp ông ta. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng được. Ông ta hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả hai.
>
> Ông ta đến nói với người quản lý xin được tiếp tôi ở phòng riêng để mời người bạn trẻ ly cà phê; rồi ông bảo tôi đi theo ông ta.
>
> Theo ông ta về phòng riêng, tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác.
>
> Căn phòng có mùi dầu thơm chứ không khai và hôi như thiên hạ thường nói về nơi người già sống. Cái bàn Computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Ông ta bắt đầu nấu nước pha cà phê phin; vừa làm vừa giải thích đây là cà phê Ý pha với cà phê Ban Mê Thuộc cho có đủ vị đắng và thơm.
>
> Xong hai ly cà phê, ông bảo tôi “Đi, mình ra vườn. Ra bằng cửa này.” Cửa hông từ trong phòng riêng của ông mở thẳng ra vườn. Ông nói, áp phe lắm mới được phòng nầy ăn thông ra vườn để trốn ra ngồi hút thuốc.
>
> Khu vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc Vogue mời tôi một điếu. Đây là loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài hơn và nặng hơn. Ông đốt thuốc cho Ông và đưa quẹt gaz cho tôi để tự tôi đốt lấy. Hớp xong hớp cà phê ông hỏi:
>
> - Vừa không Cháu?
>
> - Dạ ngon và thơm lắm, Chú.
>
> - Nào giờ thì cháu muốn biết gì cứ hỏi. Chú nhớ được gì sẽ nói nấy.
>
> - Cháu không có mục đích tìm cha hay mẹ, vì có muốn chắc cũng không bao giờ tìm được mà tìm để làm gì! Chú biết được nhớ được gì cháu cũng muốn biết hết.
>
> - Con trai lớn của chú và con gái đều sinh ở bảo sinh viện Quân đội thành phố Nha Trang. Con gái của chú sinh lúc 12 giờ trưa. Chú bận nên 2 giờ chiều mới vào thăm sau đó đi làm và chiều vào thăm vợ con đến gần 7 giờ thì về. Sáng hôm sau chú vào thăm vợ con sớm trước khi đi làm thì phòng bên có thêm một sản phụ mới. Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 tối, nhưng không muốn nuôi nên cho con.
>
> Chú bước sang đứng cửa phòng bên nhìn vào hơi tối nhưng cũng thấy mặt được cháu bình thường như bao trẻ khác nhưng đẹp hơn con gái chú nhiều; vì khi mới sinh con bé của chú trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi gãy trán cao gần như giồ. Chú trở lại nói với vợ là mình có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn 2 đứa chú sẽ mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú nói “con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng Em sợ miệng đời. Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đứa con Việt nam còn đứa kia là con Mỹ hay sao mà sợ. Vợ chú nói thôi, nếu trắng em mới nuôi. Chú Sorry với cháu. Tại chú cháu mình không có cái duyên làm cha con với nhau!
>
> Thấy tôi chăm chú nghe nhưng không nói gì, ông kể tiếp:
>
> - Chiều hôm đó Chú vào thăm thì thấy Má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không nằm liệt như vợ của chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh lợi hơn vợ của chú. Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn gì đó vào Nha Trang sinh; Chồng bà ta là Trung Úy Biệt Kích đi hành quân vùng Một ít khi về thăm. Có lẽ Má của cháu làm sở Mỹ có quan hệ trong sở, nên khi có bầu không biết là con của chồng mình hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính. Nếu là con Việt thì đem về nuôi mà là con lai thì cho luôn. Sáng hôm sau, khi chú vào thăm thì vợ chú cho biết người đàn bà đó đã bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm; nên nhà thương giao cháu cho Ban Xã hội của Quân Đội lo. Hầu hết là đem vào Viện Mồ Côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó. Cháu còn muốn biết đìều gì thì cho biết, nếu chú có thể giải thích thì chú sẽ nói cho Cháu biết.
>
> Tôi nói với ông:
>
> - Chú đã nói ra tất cả những gì cháu thắc mắc. Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sao không muốn sinh con mà không phá thai; sinh ra để bỏ thì sinh làm gi?” nay chú nói cùng một lúc sống với chồng mà còn phải sống với Mỹ thì làm sao biết con của ai nên cứ phải sinh ra rồi mới tính thì có lẽ là cách giải thích hợp nhứt cho trường hợp của cháu. Cháu hận mẹ hận cha mặc dù cháu không biết họ là ai; Từ thời thập niên 60 đến 1975 không biết đã có bao nhiêu trẻ mồ côi như cháu. Cháu hận bà mẹ, hận đàn bà nên đến nay mà cháu vẫn chưa lập gia đình!
>
> Ông ta mồi thêm điếu thuốc và để gói thuốc cạnh tôi ra dấu mời. Tôi xoa tay từ chối trong im lặng. Ông ta đột nhiên cười khá lớn rồi ngó vào mắt tôi hỏi:
>
> - Cháu có biết Viện Dưỡng Lão để làm gì không?
>
> - Thì để cho người già sống.
>
> - Ừ! Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một Viện Dưỡng lão ở Thị Nghè gần Xa Lộ Biên Hoà; nhưng cũng chỉ có mấy chục người, gồm những người không nhà, không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam trước đây, hầu hết người già sống nhờ vào con cháu nuôi vì bởi cha mẹ còn trẻ làm nuôi con cháu đến khi già thì nuôi lại coi như trả hiếu hay trả công. Xứ tư bản này, mỗi tiểu bang có mấy chục Viện Dưỡng lão. Gìa thì dù có con hay không con, có nhà hay không nhà giàu sang cũng như nghèo cũng đều phải vào Viện Dưỡng lão, bởi lý do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc được.
>
> Ông thở khói rồi tiêp:
>
> - Chú có ba người con, ba cháu nội thì còn quá nhỏ không tính; nhưng cả đời, chưa bao giờ chú để các con của Chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào Con của Chú vẫn không bị ăn độn. Sau đó chú đi vượt biên để được sống tự do và Vợ Con của Chú sang đây bằng máy bay do Chú bảo lãnh.
>
> Ngày xưa chú còn trẻ sinh con bận bịu tại sao chú không gởi vào Viện Mồ Côi để được rảnh đi làm và hữơng thụ cái tuổi hoa mộng của Chú. Bận rộn đi làm lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các Con ; nhưng Cháu có biết tại sau Chú còn mạnh khỏe đáng lý chưa đến độ vào đây; thế mà chú lại ở đây! Chú cũng còn là con người biết đủ hỷ nộ aí ố lạc, 71 tuổi là già nhưng Chú chưa mất trí còn tự mình chăm sóc được nhưng Chú bị tai biến mạch máu; Tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Từ bệnh viện có thể đưa trực tiếp người già vào viện dưỡng lão ít có xét hồ sơ hay phỏng vấn phiền toái coi thực sự già lú lẫn hay chưa như trường hợp ở nhà muốn gởi vào Viện Dưỡng lão.
>
> Người già nào hay nói ra người trẻ cũng lắm khi quên tắt lửa lò bếp hay quên chìa khóa hay quên bóp; nhưng gìa mà bị tố là có lắm cái quên như thế thì bị kết tội là “lú lẫn.” Chú bị đưa thẳng vào Viện Dưỡng lão trong trường hợp nầy cho dễ hơn nếu sau nầy chú về nhà thì khó có được sự dễ dàng để vào đây nên các con của chú tố chú lú lẫn để bỏ luôn chú vào đây một cách dễ dàng sớm hơn dự định của Chú.
>
> Có con nhưng chúng bận rộn đi làm chúng có đời sống riêng nên không chăm sóc cho cha mẹ già được. Cháu thấy lý do nầy hợp lý chứ?
>
> Nghe ông hỏi, tôi không biết trả lời ra sao. Ông tiếp tục châm thuốc, tiếp tục nói, vẫn với giọng tỉnh queo:
>
> - Tuổi trẻ chú bận vừa đời lính lại khi GP chiếm Miền Nam thì cơ cực lầm than dễ gì đủ ăn no lòng; sao chú khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân để vui cuộc đời Việt Kiều độc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên rồi còn bảo lãnh con, nuôi con cho nên người để rồi các con cũng có thời tuổi trẻ bận như mình. Chúng bỏ mình nhưng ngày xưa mình lại không biết bỏ chúng. Cháu biết tại sao không? Là tại mình ngu.
>
> Ông ta cười lớn nhưng sao cái cười quá chua chát:
>
> - Cháu về bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu đi mà vui sống. Vì cháu nên người ta mới lập “Viện Mồ Côi.” Và cũng vì có chú nên người ta mới lập “Viện Dưỡng lão.”
>
> Lời an ủi của người từng có ý định làm cha nuôi của tôi làm tôi thấy mềm lòng. Nhìn ông, người cha bị con cái thành đạt bỏ vô viện dưỡng lão, tôi thật cũng muốn nói điều gì đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao.
>
> Trần Thiện Phi Hùng
CÁCH MỞ MỘT FILE DẠNG PDF , ĐÃ ĐƯỢC NÉN TRƯỚC KHI GỬI .
Thưa các bạn ,
Hôm nay tôi ghé thăm 1 anh bạn ; và thấy có người tuổi độ trên 50 đang chĩnh sữa máy tính cho anh . Anh bạn nhận được 2 file thuộc loại pdf (xem hình) nhưng ko mở được .
Hôm nay tôi ghé thăm 1 anh bạn ; và thấy có người tuổi độ trên 50 đang chĩnh sữa máy tính cho anh . Anh bạn nhận được 2 file thuộc loại pdf (xem hình) nhưng ko mở được .
Tôi nói , phải có một software như Adobe reader
mới mở được file này . Anh bạn trẻ cứ nói , dùng Microsoft Office cũng
mở được . Cuối cùng họ phải nghe tôi và tôi vào Google gõ chử "pdf
reader" và tìm đến website cũa Adobe để download .
Sau khi download xong , vẫn ko mở được file này , té ra nó lại là 1 file loại zip , nghĩa là nó đã được nén (compress) trước khi gửi đi . Tôi vào Google và đến website cũa 7-zip để download software này .
Sau đây là những bước để giải nén (extract) và mở cái file này .
1/ Trước hết tãi (download) file này xuống máy .
2/ Nếu dùng Firefox thì vào Tools , chọn Downloads .
3/ Chọn file đó và nhấp phải chuột (right click) , chọn Open Containing Folder .
4/ Một trang khác hiện ra , file này được highlight sẵn , bạn nhấp phải chuột và chọn Extract All và Extract .
5/ Một trang mới hiện ra , bạn chọn file đó và chọn Open with Adobe Reader , thế là bạn đọc được file này . Chúc bạn thành công ,
Tài Trần ,Sau đây là những bước để giải nén (extract) và mở cái file này .
1/ Trước hết tãi (download) file này xuống máy .
2/ Nếu dùng Firefox thì vào Tools , chọn Downloads .
3/ Chọn file đó và nhấp phải chuột (right click) , chọn Open Containing Folder .
4/ Một trang khác hiện ra , file này được highlight sẵn , bạn nhấp phải chuột và chọn Extract All và Extract .
5/ Một trang mới hiện ra , bạn chọn file đó và chọn Open with Adobe Reader , thế là bạn đọc được file này . Chúc bạn thành công ,
Friday, April 12, 2013
Windows 8 vãn hồi hòa bình cho Đông Á
nguồn : http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/windows-8-van-hoi-hoa-binh-cho-dong
12/04/2013 - 10:44
Trước những tuyên bố đầy khiêu khích của Triều
Tiên, bao gồm cả việc thử tên lửa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 10/4, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã ráo riết lên kế hoạch bắn hạ tên lửa
của nước này nếu an ninh của họ bị đe dọa. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát
xung đột trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Á đã tạm thời bị đẩy
lùi nhờ... hệ điều hành Windows 8.
Phải chăng do các chuyên gia nước này không thể truy
cập Internet, nên không thể tra cứu những thông tin cơ bản như khả năng
tương thích của hệ điều hành mới hay còn vì lý do nào khác
Lý do khiến Triều Tiên chưa thể khai hỏa tên lửa đã nằm trên bệ phóng
được Hãng thông tấn của Triều Tiên (KCNA) đưa ra ngày 11/4. Theo đó,
quân đội nước này phải dừng kế hoạch thử tên lửa vô thời hạn vì hệ thống
máy chủ chưa quen với Windows 8.
Theo New Yorker, các chuyên gia tên lửa của Triều Tiên chỉ mới nâng
cấp phần mềm hệ thống lên phiên bản Windows 8 vào năm 2012. Trước đó, hệ
thống tên lửa nước này chỉ mới sử dụng hệ điều hành Windows 95 đã gần
20 năm tuổi.
KCNA cũng nói thêm rằng: Quân đội Triều Tiên chưa thể đưa ra thời điểm
tiếp tục thử tên lửa trở lại, mà chỉ đề cập đến thông tin đang làm việc
với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Microsoft về Windows 8 để giải quyết
rắc rối.
Nguồn tin thân cận với chính quyền địa phương cũng cho hay nhà lãnh
đạo Kim Jong-un tỏ ra rất tức giận về Windows 8 và đang cân nhắc một số
kế hoạch mới sau sự cố này, bao gồm cả việc tuyên chiến với Microsoft
(nếu không nhanh chóng khắc phục được hệ thống).
Triều Tiên luôn tự hào có nền khoa học - công nghệ thuộc hàng tiên
tiến của thế giới. Vậy mà, nước này vẫn phải dựa vào hệ điều hành đã có
gần 20 năm tuổi với đầy lỗ hổng bảo mật để điều khiển tên lửa thay vì hệ
điều hành Redstar do chính cố Tổng Bí thư Kim Jong-il phát triển.
Hóa ra, việc bảo vệ hòa bình thế giới đôi khi không quá phức tạp như nhiều người vẫn tưởng mà đơn giản chỉ cần một hệ điều hành như Windows 8.
Công Tiến
Thursday, April 11, 2013
Thái độ là tất cã . Thay đỗi thái độ và bạn sẽ thay đỗi cuộc đời .
Thưa các bạn và bà con ,
Cách đây 1-2 hôm , nhân đọc entry cũa người bà con trên FB , tôi đã
viết " ... Trong cuộc sống , chính THÁI ĐỘ cũa chúng ta đối những BẤT
HẠNH rất quan trọng ..."
Tối hôm qua , do tình cờ , tôi tìm thấy tờ
báo Xuân Kỹ Sữu 2007 - đã lâu ko đọc - nằm lăn lóc trong đám sách báo cũ
ở góc phòng khách . Mở sách ra thì đúng ngay bài "Tính cách vô
thường, vô ngã của cuộc đời" dài 7 trang cũa Tâm Đoan . Trong đó tác giã
đã giới thiệu một slide show mang tựa " A small truth make life 100% " .
Phần cuối cũa slide show là câu : " Every problem has a solution , only
if we perhaps change our ATTITUDE . It is our attititude towards life
and work that make our life 100 % . (Mỗi vấn đề đều có cách giãi quyết
nếu chúng ta có thễ thay đỗi THÁI ĐỘ cũa mình . Chính thái độ cũa mình
đối với cuộc đời và công việc đã tạo nên 100 % cuộc đời chúng ta.)
Xin vào đây để xem slide show này ,
http://www.authorstream.com/ Presentation/ sonnh-82558-small-truth-make-li fe-100-attitude-education-ppt- powerpoint/
Sunday, April 7, 2013
Nhức nhối nạn xâm hại trẻ em
03/04/2013 03:10Ngày càng nhiều trường hợp trẻ gái bị chính những người ruột thịt hoặc quen biết xâm hại tình dục, dẫn đến những chấn thương tinh thần không gì bù đắp nổi. Trong khi đó những người trong cuộc lại thường né tránh, tìm cách ém nhẹm sự việc.
“Nhớ giữ kín, xấu hổ lắm !”Chúng tôi gặp bé M. khi em ngồi xem đám bạn chơi keo trong khoảnh sân của một mái ấm tại Q.7, TP.HCM. Trò chơi đang đến lúc cao trào, mấy đứa bạn hò hét rượt nhau um sùm nhưng M. cũng không mấy hưởng ứng. Gương mặt cô bé xinh xắn, ngây thơ và đượm buồn. Bước vào tuổi 13, M. đã ra dáng một thiếu nữ.
Cô bé M. (tỉnh Kiên Giang), nạn nhân của vụ cha hiếp dâm con, được đưa lên chăm sóc tại một mái ấm ở TP.HCM - Ảnh: Như Lịch |
|
Một vụ hiếp dâm trẻ em khác xảy ra gần đây tại một quận vùng ven TP.HCM cũng gây chấn động không kém. Một bé gái từ lúc lên 10 tuổi ở trọ chung với mẹ và cha dượng, sau đó bị chính cha dượng dụ dỗ xâm hại tình dục. Điều đáng nói, trong vụ việc này, có sự vô tình “tiếp tay” của bà mẹ khi để con gái mới lớn ngủ chung với vợ chồng bà trên chiếc nệm duy nhất ở phòng trọ, nhưng bà lại thường xuyên đi làm vắng nhà và cũng vô tâm không để ý đến sự phát triển cơ thể, tâm sinh lý con mình. Mãi đến khi cô bé về nhà nội chơi, người nhà nhận thấy điều khác lạ, đưa em đi khám tại Bệnh viện Từ Dũ, thì không tin nổi trước sự thật cay đắng: đứa bé hơn 10 tuổi đã có thai 29 tuần! Đầu năm 2013, cô bé sinh mổ một bé trai. Còn nghi phạm đã bị bắt giam để phục vụ công tác điều tra.
Độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Lê Thị Thu, nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, hiện là Phó chủ tịch - Trưởng đại diện phía nam Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, nhận xét: “Tình trạng xâm hại trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục đang nổi lên trên phạm vi rất rộng, không chỉ ở TP.HCM mà trên cả nước. Vấn đề này rất cần lên tiếng báo động để bảo vệ cho trẻ”. Theo bà Thu, 10 năm về trước, trẻ bị xâm hại tình dục thường trong độ tuổi 12-13. Nhưng những năm về sau, nạn nhân ngày càng nhỏ tuổi hơn. Thậm chí, có những trường hợp các bé mới 3 tuổi, cá biệt có em chỉ ngoài 20 tháng tuổi. “Gia đình thường mất cảnh giác với những người thân. Trong khi đó, đạo đức xã hội suy đồi, xuống cấp đáng báo động. Ông hiếp cháu, cha hiếp con, anh hiếp em… trước đây hiếm nhưng bây giờ đều có xảy ra”, bà Lê Thị Thu nhấn mạnh.
Trên thực tế, có nhiều người né tránh vấn đề hiếp dâm trẻ em, đặc biệt khi thủ phạm là người thân của nạn nhân. Gần đây, Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ (TP.HCM) - nơi nương náu của nhiều trẻ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại - đã phối hợp một số đơn vị tổ chức một hội thảo lấy ý kiến triển khai nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tại hội thảo, có ý kiến lo ngại rằng, nếu đề cập người cha xâm hại con gái mình sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh tốt đẹp vốn có của người cha. Cũng theo ý kiến này, số vụ trẻ bị cha hiếp dâm rất ít, không đáng đề cập. Bà Nguyễn Kim Thiện, Chủ nhiệm Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, phản biện: “Cho dù chỉ có một trẻ bị xâm hại thì đó cũng là một số phận, một cuộc đời đau khổ, chúng ta không thể bỏ mặc. Vả lại, không có thống kê, sao biết là ít hay nhiều?”.
Theo bà Phan Thanh Minh, nguyên Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), đã có rất nhiều tấm gương tuyệt vời về hình ảnh người cha, người đàn ông trong gia đình. Nhưng bên cạnh đó, có một số người cha/anh/ông… phải bị lên án mạnh mẽ, phải chịu hình phạt thích đáng do những hành vi xâm hại với chính con/em/cháu của họ. Bà Thanh Minh lưu ý: “Nếu chúng ta dung túng, đánh đồng thì sẽ không biết người cha nào tốt, người cha nào không tốt. Đã có những trường hợp sau khi xâm hại con mình, người cha được người mẹ dẫn đi trốn. Nhưng sau đó, chính nạn nhân “tức nước vỡ bờ” đã tố cáo và chỉ ra nơi trốn của thủ phạm”.
Chủ nhiệm Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM, bà Lương Thị Thuận nhìn nhận: “Đúng là có những ý kiến cho rằng vấn đề xâm hại tình dục trẻ em nhạy cảm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta bỏ mặc làm ngơ, ngán ngại hay che đậy để trẻ em tiếp tục bị xâm hại. Tôi thấy có những vụ phường, xã né tránh, xử lý nội bộ là chính. Do đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục lên tiếng đấu tranh”.
Không nên ém nhẹm
Khi xảy ra vụ việc hiếp dâm trẻ em, cho dù thủ phạm có mối quan hệ ruột rà với nạn nhân đi chăng nữa thì gia đình hoàn toàn không nên ém nhẹm. Bởi nếu bao che, dung túng, thủ phạm thấy những thành viên khác trong gia đình không bảo vệ được nạn nhân, không đứng ra tố cáo thì họ tiếp tục lấn sâu vào con đường vi phạm pháp luật. Vì vậy, có những đứa trẻ không chỉ bị xâm hại một lần mà bị nhiều lần. Thậm chí, thủ phạm không chỉ xâm hại một đứa trẻ mà còn tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại với những nạn nhân khác.
Bà Phan Thanh Minh
(nguyên Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM)
(nguyên Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM)
Friday, April 5, 2013
Con người có số
Thưa các bạn ,
Một anh bạn vừa chuyển đến tôi một email . Nói về một cuộc tình rất đẹp cũa một cậu học sinh , nghèo rớt mồng tơi , với một cô gái , có mẹ là chũ một tiệm sách . Do học quá xuất sắc nên anh ta được học bổng cũa Liên hiệp Quốc và sau đó về VN đưa người yêu sang Mỹ . Nhờ anh và cô vợ nên gia đình bên vợ đở vất vã trong giai đoạn bị cải tạo tư sãn sau 1975 , mà gia đình cũa tôi cũng là nạn nhân . Riêng tôi , do là sĩ quan trong quân lực Việt nam Cộng hòa nên được "cải tạo" gần 6 năm . Lẽ ra , nếu tôi nghe lời ba tôi , theo học nghành Hành chánh Tài chính quân đội thì chĩ đi tù khoãng 2 năm thì về . Nhưng do sợ phải tính toán sỗ sách lương bỗng , và tiếp xúc hàng ngày với các con số nên tôi ko học nghành này . Do đó , tôi tiếp tục phục vụ trong nghành Chiến tranh Chánh trị vì rất nhàn hạ . Cũng vì ở trong cái nghành "ác ôn" (theo quan điễm cũa người CS) này mà tôi đi tù gần 6 năm . Thời gian đó , chúng tôi cứ nghĩ sẽ chết rục trong tù vì một trại cã ngàn người mà 3-4 tháng họ mới thã 1 người . Tôi nhờ có chú , bác , cô , dượng , v.v... là đãng viên CS ở miền Bắc bão lãnh nên mới về sơm như vậy (ba tôi đã vào năm lập nghiệp từ thập niên 1940 cũa thế kỹ trước) ; bạn bè cùng trại với tù phải ở thêm vài ba năm mới được thã .
Như vậy là tôi cũng có số xuất ngoại vì trước năm 1990 , chuyện được đi Mỹ đối với bọn cựu tù chính trị như tôi chĩ là tin đồn , gần như chuyện hoang đường vào thời bấy giờ . Vì lúc đó bọn tôi đa số lớn tuổi , đa phần ko có chuyên môn về KHKT , tiếng Anh lại kém ; nên đều nghĩ rằng người Mỹ khó có thễ nhận chúng tôi !?!
Tiếng Anh , mà tôi có được ngày hôm nay , gần như hoàn toàn do tự học . Vì tôi học trường tư (tôi quá dốt , thi vào đệ Thất trường công 2 năm liên tiếp ko đậu nên chĩ học trường tư) mà sinh ngữ chính là Pháp nên tiếng Anh tôi rất kém . Nhưng do rất ham đọc , gần như là đam mê nguyệt san National Geographic và các tạp chí về KHKT bằng tiếng Anh nên tôi đã có một ngữ vựng tiếng Anh rất phong phú ; dù phát âm rất kém vì ko có cơ hội nói chuyện với người Mỹ . Chính nhờ sự đầu tư này mà khi qua Mỹ tôi ko bị trở ngại về tiếng Anh lắm . Tôi đã thi đậu vào đại học cộng đồng ở San Jose với điểm cao .
Cũng nhờ vốn liếng về KHKT này mà tôi làm thày dạy Toán rất là nhuần nhuyễn tại tư gia từ năm 1998-2001 ; mặc dù tôi đã xa rời môn toán từ lúc đệ Tam và thuộc loại HS rất dốt như đã kễ ở trên . Và cũng nhờ cái vốn liếng này , mà tôi dễ dàng chuyễn qua tự học và sửa chửa máy tính cho tới hôm nay .
Nói theo quan điễm nhà Phật , kiến thức về KHKT - mà tôi có ngày hôm nay - là do tôi đã hấp thu trong những kiếp trước . Chứ 1 người vừa dốt lại bị bịnh tật từ nhõ như tôi (tôi học hết đệ Tam thì bỏ học vì bịnh ; tôi học đệ nhị tới ba năm vì mổi năm học chĩ có 3-4 tháng , khó khăn lắm mới lấy được Tú tài I) thì làm sao có được 1 kiến thức như ngày hôm nay .
Tài Trần ,
San Jose ngày 05 tháng 04 năm 2013 .
================
Xin mời thưởng thức truyện hay dưới đây.
Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định.
Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng.
Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định.
Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.
Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng.
Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”: Trường Nguyễn Trãi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, còn buổi sáng thì học sinh trường Đa Kao học.
Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Hòa của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông, nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là “học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề phòng nếu rớt Trung học thì vẫn có chân trong trường công.
Cuối năm ấy, cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học, rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu, hơi thấp, không được học bổng vì Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.
Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn, còn tôi, nhảy được một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận lắm.
Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công, bắt buộc trường công phải nhận, thời ông Diệm là như thế, rất ưu tiên cho học sinh).
Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thạnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích gì đó nên bán trường, ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận, còn ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở Gò Vấp.
Ông cho người phát quảng cáo, mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc gia Giáo dục là lấy 3 người, người hạng nhất và hạng nhì được miễn học phí, người hạng ba được giảm 50%, còn những người khác thì được cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm. ( “Học bổng” của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền. Sinh viên học giỏi mà nghèo thì có thể vay, tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ, một năm được 1.6 triệu, tức 80 đô-la, sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ phải trả lại).
Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nhì nên được miễn học phí.
Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau.
Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc áo sơ mi cũ màu cháo lòng có hai miếng vá, một miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen, đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật mòn vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn cười, hơi mắc cỡ: “Tại mình nhặt được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt, họ vứt đi, mình kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không”.
Hắn nghèo, cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười. Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước. Ngày tết, trường tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh mì, kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của mình. Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không bắt hắn đóng.
Cuối năm ấy, lớp chúng tôi có 51 người, thi đậu ngay trong khóa 1 là 13 người, trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là khá cao, bởi vì thi tú tài thời đó rất khó, trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10% là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%. Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường Tân Phương là nhứt, không khác gì trường Tân Thịnh ngày trước”.
Sau khi đậu xong Tú tài phần I, các bạn người Nam thì đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường Petrus Ký, còn tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An. Tôi từ trường công lại trở lại trường công, “nhảy” được hai năm. Còn hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà thờ Ngã năm Bình Hòa cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn.
Cuối năm ấy, đậu xong Tú tài phần II, tôi thi vào Đại học Sư Phạm còn hắn thì thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đã đậu, thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết, tớ không dám nghĩ đến”. “Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ thì đỡ hơn”.
Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đã ở trong quân đội nên được hoãn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoãn dịch cậu ạ”. “Hoãn thì được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe?”. “Cha có cho. Cha dặn làm giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào thì thi chứ không lại lỡ mất một năm học”.
Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài Gòn họ có cho thi gì không. Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khóa Biên tập viên cảnh sát, học bổng mỗi tháng cũng 1,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh. “Biên tập viên cảnh sát là làm gì?”. “Tớ không rõ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm phó quận cảnh sát”.
“Được đấy, có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên tập viên cảnh sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào thì phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa, Dược khoa, Luật, Văn khoa, Khoa học v.v..., tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm.
Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên tập viên cảnh sát thì có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp, du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ gì đó, tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước nghèo. “Cậu đã biết tin đó chưa?”. “Chưa, tớ không biết gì hết, nhà thờ đâu có radio mà nghe. Cậu có nộp đơn không?”. “Không, Tú tài II tớ đậu Bình Thứ chứ đâu phải hạng Bình như cậu.
Họ bắt phải từ hạng Bình trở lên mới được thi”.
Thời chúng tôi, thi tú tài I hay tú tài II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng Thứ (Passable); trên Thứ là Bình Thứ (Assez Bien); trên Bình Thứ là Bình (Bien); trên Bình là Ưu (Honorable); rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là hết mức, môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu Bình, cao hơn tôi một bậc.
“Nộp thì nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu được đâu”. “Biết đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà giờ vinh quang đã điểm thì bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi mình cũng ngon lành ra phết”. “Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn”.
Hắn nộp đơn xong, khoảng hai tháng sau thì dự cuộc thi của UNESCO. Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn, thi viết, loại bớt còn 50 người. Đợt thứ nhì, 50 người lại loại lần nữa, còn lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào “sát hạch” tại tòa đại sứ Mỹ, còn 5 người nhóm Pháp văn thì sát hạch tại tòa đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ý.
Hắn kể, giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư, một ông người Mỹ, một ông người Canada, một ông người Úc hay Tân Tây Lan gì đó hắn không biết rõ, tất cả đều nói tiếng Anh.
Họ thay đổi nhau quay hắn về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, về vai trò của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn.
Cuối cùng, vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm nghề gì, từ nhỏ tới lớn sống như thế nào..., hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên, bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn, còn hắn thì kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ Bình Hòa để có chỗ ăn học.
Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tròn mắt, không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đình lại nghèo đến thế.
“Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người Tây phương họ có cái nhìn khác lắm, sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam mình”.
“Tớ cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm tình với tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu thì đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên tập viên cảnh sát tớ đậu là cái chắc. Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết!”.
Trong khi tâm sự, hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngã tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt bụng.
Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính một đồng nào cả.
“Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi, vậy là cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 – 18 tuổi, mặt tròn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em”.
“Ủa, thế cậu cũng biết tiệm đó?”.
“Biết chứ, tớ là dân Phú Nhuận mà, vẫn mua sách ở tiệm đó”.
Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ còn tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương, trong số các cuốn sách lãnh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả gì tôi quên mất tên.
Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II. Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lý Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết trường Chu Văn An.
Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng như vậy là quý, muốn đổi thì tôi cũng đổi để cậu may mắn, năm tới thi đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu...”.
Cuốn Luận Lý Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh lệch.
Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường.
Hắn thở dài, nét mặt hơi buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường, còn mình thì nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ. Tớ nói thật, nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám quên ơn cô...”.
Tôi bật cười: “Cậu ngốc thấy mẹ, nếu đậu thì đến báo tin từ trước khi đi cho người ta còn chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu rồi thì lúc ấy có ngồi mà khóc!”.
“Ừ há, mình cũng ngu thật. Nhưng biết họ có đợi hay không?”.
“Tại sao lại không? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu thì họ khôn lắm, họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ”.
Và tôi nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không trở lại”. “Ờ há, vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được”.
Thế rồi hắn đậu thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi hắn vẫn còn nghèo bởi vì sang bên ấy, vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lãnh học bổng chứ không phải họ đưa trước.
Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép, quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé máy bay v.v... đều là của Cha (LM) cho. Cha còn nói hôm hắn đi, Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường.
“Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không?”.
Thưa các bạn ,
Một anh bạn vừa chuyển đến tôi một email . Nói về một cuộc tình rất đẹp cũa một cậu học sinh , nghèo rớt mồng tơi , với một cô gái , có mẹ là chũ một tiệm sách . Do học quá xuất sắc nên anh ta được học bổng cũa Liên hiệp Quốc và sau đó về VN đưa người yêu sang Mỹ . Nhờ anh và cô vợ nên gia đình bên vợ đở vất vã trong giai đoạn bị cải tạo tư sãn sau 1975 , mà gia đình cũa tôi cũng là nạn nhân . Riêng tôi , do là sĩ quan trong quân lực Việt nam Cộng hòa nên được "cải tạo" gần 6 năm . Lẽ ra , nếu tôi nghe lời ba tôi , theo học nghành Hành chánh Tài chính quân đội thì chĩ đi tù khoãng 2 năm thì về . Nhưng do sợ phải tính toán sỗ sách lương bỗng , và tiếp xúc hàng ngày với các con số nên tôi ko học nghành này . Do đó , tôi tiếp tục phục vụ trong nghành Chiến tranh Chánh trị vì rất nhàn hạ . Cũng vì ở trong cái nghành "ác ôn" (theo quan điễm cũa người CS) này mà tôi đi tù gần 6 năm . Thời gian đó , chúng tôi cứ nghĩ sẽ chết rục trong tù vì một trại cã ngàn người mà 3-4 tháng họ mới thã 1 người . Tôi nhờ có chú , bác , cô , dượng , v.v... là đãng viên CS ở miền Bắc bão lãnh nên mới về sơm như vậy (ba tôi đã vào năm lập nghiệp từ thập niên 1940 cũa thế kỹ trước) ; bạn bè cùng trại với tù phải ở thêm vài ba năm mới được thã .
Như vậy là tôi cũng có số xuất ngoại vì trước năm 1990 , chuyện được đi Mỹ đối với bọn cựu tù chính trị như tôi chĩ là tin đồn , gần như chuyện hoang đường vào thời bấy giờ . Vì lúc đó bọn tôi đa số lớn tuổi , đa phần ko có chuyên môn về KHKT , tiếng Anh lại kém ; nên đều nghĩ rằng người Mỹ khó có thễ nhận chúng tôi !?!
Tiếng Anh , mà tôi có được ngày hôm nay , gần như hoàn toàn do tự học . Vì tôi học trường tư (tôi quá dốt , thi vào đệ Thất trường công 2 năm liên tiếp ko đậu nên chĩ học trường tư) mà sinh ngữ chính là Pháp nên tiếng Anh tôi rất kém . Nhưng do rất ham đọc , gần như là đam mê nguyệt san National Geographic và các tạp chí về KHKT bằng tiếng Anh nên tôi đã có một ngữ vựng tiếng Anh rất phong phú ; dù phát âm rất kém vì ko có cơ hội nói chuyện với người Mỹ . Chính nhờ sự đầu tư này mà khi qua Mỹ tôi ko bị trở ngại về tiếng Anh lắm . Tôi đã thi đậu vào đại học cộng đồng ở San Jose với điểm cao .
Cũng nhờ vốn liếng về KHKT này mà tôi làm thày dạy Toán rất là nhuần nhuyễn tại tư gia từ năm 1998-2001 ; mặc dù tôi đã xa rời môn toán từ lúc đệ Tam và thuộc loại HS rất dốt như đã kễ ở trên . Và cũng nhờ cái vốn liếng này , mà tôi dễ dàng chuyễn qua tự học và sửa chửa máy tính cho tới hôm nay .
Nói theo quan điễm nhà Phật , kiến thức về KHKT - mà tôi có ngày hôm nay - là do tôi đã hấp thu trong những kiếp trước . Chứ 1 người vừa dốt lại bị bịnh tật từ nhõ như tôi (tôi học hết đệ Tam thì bỏ học vì bịnh ; tôi học đệ nhị tới ba năm vì mổi năm học chĩ có 3-4 tháng , khó khăn lắm mới lấy được Tú tài I) thì làm sao có được 1 kiến thức như ngày hôm nay .
Tài Trần ,
San Jose ngày 05 tháng 04 năm 2013 .
================
Xin mời thưởng thức truyện hay dưới đây.
Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định.
Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng.
Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định.
Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.
Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng.
Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”: Trường Nguyễn Trãi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, còn buổi sáng thì học sinh trường Đa Kao học.
Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Hòa của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông, nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là “học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề phòng nếu rớt Trung học thì vẫn có chân trong trường công.
Cuối năm ấy, cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học, rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu, hơi thấp, không được học bổng vì Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.
Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn, còn tôi, nhảy được một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận lắm.
Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công, bắt buộc trường công phải nhận, thời ông Diệm là như thế, rất ưu tiên cho học sinh).
Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thạnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích gì đó nên bán trường, ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận, còn ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở Gò Vấp.
Ông cho người phát quảng cáo, mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc gia Giáo dục là lấy 3 người, người hạng nhất và hạng nhì được miễn học phí, người hạng ba được giảm 50%, còn những người khác thì được cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm. ( “Học bổng” của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền. Sinh viên học giỏi mà nghèo thì có thể vay, tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ, một năm được 1.6 triệu, tức 80 đô-la, sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ phải trả lại).
Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nhì nên được miễn học phí.
Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau.
Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc áo sơ mi cũ màu cháo lòng có hai miếng vá, một miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen, đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật mòn vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn cười, hơi mắc cỡ: “Tại mình nhặt được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt, họ vứt đi, mình kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không”.
Hắn nghèo, cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười. Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước. Ngày tết, trường tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh mì, kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của mình. Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không bắt hắn đóng.
Cuối năm ấy, lớp chúng tôi có 51 người, thi đậu ngay trong khóa 1 là 13 người, trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là khá cao, bởi vì thi tú tài thời đó rất khó, trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10% là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%. Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường Tân Phương là nhứt, không khác gì trường Tân Thịnh ngày trước”.
Sau khi đậu xong Tú tài phần I, các bạn người Nam thì đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường Petrus Ký, còn tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An. Tôi từ trường công lại trở lại trường công, “nhảy” được hai năm. Còn hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà thờ Ngã năm Bình Hòa cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn.
Cuối năm ấy, đậu xong Tú tài phần II, tôi thi vào Đại học Sư Phạm còn hắn thì thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đã đậu, thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết, tớ không dám nghĩ đến”. “Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ thì đỡ hơn”.
Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đã ở trong quân đội nên được hoãn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoãn dịch cậu ạ”. “Hoãn thì được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe?”. “Cha có cho. Cha dặn làm giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào thì thi chứ không lại lỡ mất một năm học”.
Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài Gòn họ có cho thi gì không. Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khóa Biên tập viên cảnh sát, học bổng mỗi tháng cũng 1,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh. “Biên tập viên cảnh sát là làm gì?”. “Tớ không rõ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm phó quận cảnh sát”.
“Được đấy, có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên tập viên cảnh sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào thì phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa, Dược khoa, Luật, Văn khoa, Khoa học v.v..., tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm.
Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên tập viên cảnh sát thì có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp, du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ gì đó, tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước nghèo. “Cậu đã biết tin đó chưa?”. “Chưa, tớ không biết gì hết, nhà thờ đâu có radio mà nghe. Cậu có nộp đơn không?”. “Không, Tú tài II tớ đậu Bình Thứ chứ đâu phải hạng Bình như cậu.
Họ bắt phải từ hạng Bình trở lên mới được thi”.
Thời chúng tôi, thi tú tài I hay tú tài II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng Thứ (Passable); trên Thứ là Bình Thứ (Assez Bien); trên Bình Thứ là Bình (Bien); trên Bình là Ưu (Honorable); rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là hết mức, môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu Bình, cao hơn tôi một bậc.
“Nộp thì nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu được đâu”. “Biết đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà giờ vinh quang đã điểm thì bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi mình cũng ngon lành ra phết”. “Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn”.
Hắn nộp đơn xong, khoảng hai tháng sau thì dự cuộc thi của UNESCO. Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn, thi viết, loại bớt còn 50 người. Đợt thứ nhì, 50 người lại loại lần nữa, còn lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào “sát hạch” tại tòa đại sứ Mỹ, còn 5 người nhóm Pháp văn thì sát hạch tại tòa đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ý.
Hắn kể, giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư, một ông người Mỹ, một ông người Canada, một ông người Úc hay Tân Tây Lan gì đó hắn không biết rõ, tất cả đều nói tiếng Anh.
Họ thay đổi nhau quay hắn về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, về vai trò của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn.
Cuối cùng, vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm nghề gì, từ nhỏ tới lớn sống như thế nào..., hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên, bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn, còn hắn thì kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ Bình Hòa để có chỗ ăn học.
Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tròn mắt, không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đình lại nghèo đến thế.
“Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người Tây phương họ có cái nhìn khác lắm, sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam mình”.
“Tớ cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm tình với tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu thì đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên tập viên cảnh sát tớ đậu là cái chắc. Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết!”.
Trong khi tâm sự, hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngã tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt bụng.
Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính một đồng nào cả.
“Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi, vậy là cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 – 18 tuổi, mặt tròn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em”.
“Ủa, thế cậu cũng biết tiệm đó?”.
“Biết chứ, tớ là dân Phú Nhuận mà, vẫn mua sách ở tiệm đó”.
Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ còn tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương, trong số các cuốn sách lãnh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả gì tôi quên mất tên.
Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II. Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lý Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết trường Chu Văn An.
Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng như vậy là quý, muốn đổi thì tôi cũng đổi để cậu may mắn, năm tới thi đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu...”.
Cuốn Luận Lý Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh lệch.
Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường.
Hắn thở dài, nét mặt hơi buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường, còn mình thì nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ. Tớ nói thật, nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám quên ơn cô...”.
Tôi bật cười: “Cậu ngốc thấy mẹ, nếu đậu thì đến báo tin từ trước khi đi cho người ta còn chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu rồi thì lúc ấy có ngồi mà khóc!”.
“Ừ há, mình cũng ngu thật. Nhưng biết họ có đợi hay không?”.
“Tại sao lại không? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu thì họ khôn lắm, họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ”.
Và tôi nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không trở lại”. “Ờ há, vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được”.
Thế rồi hắn đậu thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi hắn vẫn còn nghèo bởi vì sang bên ấy, vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lãnh học bổng chứ không phải họ đưa trước.
Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép, quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé máy bay v.v... đều là của Cha (LM) cho. Cha còn nói hôm hắn đi, Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường.
“Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không?”.
Hắn lắc đầu, vẻ mặt buồn buồn:
“Không, gia đình tớ nghèo lắm, không có bà con anh em gì ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ”.
Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có mình tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm gì, chung quy chỉ có mình tôi mà thôi.
- “Cậu đã đến từ biệt cô bé chưa?”.
- “Có, tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ. Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được du học, tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà ấy có nói gì không?”. “Có, bà ấy xuýt xoa, thế ạ, quý hóa quá nhỉ, tôi không biết gì hết chứ nếu biết tôi đã mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật.
- Bao giờ cậu đi? –
- Dạ, thưa sáng mai. –
- Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi, cậu không đến đây từ trước. –
Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám ơn bà ấy rồi đi...”. “Đó, cậu thấy chưa, tớ đã nói nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa, họ không dại gì mà không biết giá trị của con người”, và tôi giục:
- “Cậu đến nữa đi, phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở về”. Hắn lắc đầu:
- “Không dám đâu, đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hãy còn nhỏ...”.
- “Trời đất ơi, 15-16 tuổi mà nhỏ cái gì! Sang đấy cậu phải học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng 8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24, chả nhỏ một tí nào cả”. Hắn khẽ thở dài:
- “Nói thật với cậu, từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được nhìn thấy cô ấy một lần, được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy...”.
Thật kỳ cục, có đáng gì đâu mấy tờ sơ yếu lý lịch, mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế?
Nếu cô bé không xinh xắn, tính tình không vui vẻ và không có lòng thương người thì hắn có mê cô ta đến mức đó hay không?
Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn, tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười, hai gò má ửng hồng còn bà mẹ thì rất chú ý.
Cuối cùng, bà cười dễ dãi: “Hồi sáng cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi chuyện. Ý cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Mấy giờ thì cậu ấy lên máy bay?”.
“Dạ thưa 11 giờ 30, nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó còn vào làm thủ tục”.
“Có, tôi biết. Sáng mai Chủ nhật em Trúc đi được. Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui. Chắc có em Thanh cũng đi nữa”.
Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà.
“Dạ, vâng ạ”.
Cô bé vẫn cúi mặt cười, tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn.
Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái mặc juýp theo kiểu đơn giản thời đó, cô lớn juýp trắng, cô bé juýp hồng nhưng cũng rất đẹp.
Nhất là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ?
Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường.
Chắc cô cũng có cảm tình với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây, nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh trả nghe con!”. Cô không cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con có rồi mẹ!”.
Chúng tôi đến. Hắn đang đứng một mình bên cạnh chiếc va-li hơi cũ, có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó.
Thấy chúng tôi tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu:
- “Đây là cô Thanh, chị của cô Trúc. Còn đây là cô Trúc, người bạn vẫn nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn bạn...”. Hắn không ngờ mình được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc giay thun, mỉm cười khẽ gật đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói:
- “Chúng em đến tiễn anh, chúc anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc”.
- “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi cũng phải viết”.
“Không, gia đình tớ nghèo lắm, không có bà con anh em gì ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ”.
Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có mình tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm gì, chung quy chỉ có mình tôi mà thôi.
- “Cậu đã đến từ biệt cô bé chưa?”.
- “Có, tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ. Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được du học, tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà ấy có nói gì không?”. “Có, bà ấy xuýt xoa, thế ạ, quý hóa quá nhỉ, tôi không biết gì hết chứ nếu biết tôi đã mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật.
- Bao giờ cậu đi? –
- Dạ, thưa sáng mai. –
- Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi, cậu không đến đây từ trước. –
Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám ơn bà ấy rồi đi...”. “Đó, cậu thấy chưa, tớ đã nói nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa, họ không dại gì mà không biết giá trị của con người”, và tôi giục:
- “Cậu đến nữa đi, phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở về”. Hắn lắc đầu:
- “Không dám đâu, đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hãy còn nhỏ...”.
- “Trời đất ơi, 15-16 tuổi mà nhỏ cái gì! Sang đấy cậu phải học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng 8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24, chả nhỏ một tí nào cả”. Hắn khẽ thở dài:
- “Nói thật với cậu, từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được nhìn thấy cô ấy một lần, được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy...”.
Thật kỳ cục, có đáng gì đâu mấy tờ sơ yếu lý lịch, mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế?
Nếu cô bé không xinh xắn, tính tình không vui vẻ và không có lòng thương người thì hắn có mê cô ta đến mức đó hay không?
Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn, tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười, hai gò má ửng hồng còn bà mẹ thì rất chú ý.
Cuối cùng, bà cười dễ dãi: “Hồi sáng cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi chuyện. Ý cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Mấy giờ thì cậu ấy lên máy bay?”.
“Dạ thưa 11 giờ 30, nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó còn vào làm thủ tục”.
“Có, tôi biết. Sáng mai Chủ nhật em Trúc đi được. Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui. Chắc có em Thanh cũng đi nữa”.
Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà.
“Dạ, vâng ạ”.
Cô bé vẫn cúi mặt cười, tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn.
Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái mặc juýp theo kiểu đơn giản thời đó, cô lớn juýp trắng, cô bé juýp hồng nhưng cũng rất đẹp.
Nhất là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ?
Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường.
Chắc cô cũng có cảm tình với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây, nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh trả nghe con!”. Cô không cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con có rồi mẹ!”.
Chúng tôi đến. Hắn đang đứng một mình bên cạnh chiếc va-li hơi cũ, có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó.
Thấy chúng tôi tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu:
- “Đây là cô Thanh, chị của cô Trúc. Còn đây là cô Trúc, người bạn vẫn nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn bạn...”. Hắn không ngờ mình được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc giay thun, mỉm cười khẽ gật đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói:
- “Chúng em đến tiễn anh, chúc anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc”.
- “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi cũng phải viết”.
Tôi cười:
- “Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại còn phải viết với không phải viết. Sao nào, nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở lại thăm cô Trúc không nào?”.
Hắn cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh:
- “Có chứ, đó là mơ ước lớn nhất trong đời mình, nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị hỏi: “Học tiến sĩ thì mất chừng bao lâu hả anh?”.
Hắn nói: “Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy. Bên mình thường thường là phải 10 năm...”.
- “Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại còn phải viết với không phải viết. Sao nào, nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở lại thăm cô Trúc không nào?”.
Hắn cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh:
- “Có chứ, đó là mơ ước lớn nhất trong đời mình, nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị hỏi: “Học tiến sĩ thì mất chừng bao lâu hả anh?”.
Hắn nói: “Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy. Bên mình thường thường là phải 10 năm...”.
Cô chị nói:
- “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi, còn sớm chán”.
- “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi, còn sớm chán”.
Tôi cười, nói đùa:
- “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi được không thì cho biết ý kiến?”.
- “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi được không thì cho biết ý kiến?”.
Cô bé chỉ cúi mặt cười, không nói gì cả. Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô phải trả lời:
- “Dạ được”. “Được thì ngoéo tay đi, hắn là dân Công giáo, đã nói là sẽ giữ lời, có tôi làm chứng!”.
- “Dạ được”. “Được thì ngoéo tay đi, hắn là dân Công giáo, đã nói là sẽ giữ lời, có tôi làm chứng!”.
Cô chị cười: “Em cũng làm chứng luôn”.
Mọi người cùng cười, hắn đã bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại.
Trời đất ơi, phải
chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa thì đỡ quá! Nhưng nhà tôi nghèo, mẹ
tôi làm thợ dệt, tôi 20 tuổi, còn cô thì khoảng 18 tuổi, kém tôi 2 tuổi,
làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc còn đang đi học mặc dầu cô
cũng có vẻ quý mến tôi, luôn luôn đứng sát cạnh tôi.
Cuộc tiễn đưa chỉ có thế. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp, đi dạy. Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm, các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp, thi cử cũng bằng tiếng Pháp. Sau khóa của tôi thì được đổi sang régime 4 năm và đã được chuyển ngữ, học bằng tiếng Việt. Ngoài ra, thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít, ở các tỉnh lớn mới có, nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa, Bạc Liêu cách Sài Gòn gần 300 cây số, vài tháng lễ, tết mới về nhà một lần.
Có lẽ cũng đến 5-6 năm, một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc Thanh, ngược lại với nhau.
Phong bì bên ngoài đã có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đã hơn hai tháng. “Thằng Khải nó về rồi hở mẹ?”. “Ừ, cậu ấy về, nghe đâu đã đậu tiến sĩ, về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngã tư Phú Nhuận.
Cả hai cô cậu ấy đến chơi, đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở mãi Bạc Liêu, chắc không về kịp.
Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau”. Thời chúng tôi, người Việt ở bên Mỹ rất ít, nên họa hoằn lắm, hễ có ai về Việt Nam cưới vợ thì sau khi cưới xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn, phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lãnh mới được đi như bây giờ. Cái thằng đó giỏi thật, lúc nó ra đi thì tôi bắt đầu vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm, tức mới 9 năm mà nó đã đậu đạt, đi làm, để dành được tiền về cưới vợ, giỏi thật. Tôi rất phục nó.
Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Hòa, cách Thủ Đức khoảng 10 cây số.
Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp đổ, các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh. Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh Bình Dương và Biên Hòa tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo thì bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi suýt bỏ mạng tại đấy. Bởi vì cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong trại không có thuốc men, lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ được, thân hình gầy xác như con cá mắm.
Sáu tháng sau, các giáo viên được thả về. Sài Gòn buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa, hàng hóa, gia đình bị đuổi đi kinh tế mới, tiếng khóc như di.
Còn ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá, ném những cây vải còn nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường, kệ ai muốn nhặt thì nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt.
Em tôi kể thêm: “May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không thì bây giờ bị kẹt, tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng chẳng được”.
Cuộc tiễn đưa chỉ có thế. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp, đi dạy. Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm, các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp, thi cử cũng bằng tiếng Pháp. Sau khóa của tôi thì được đổi sang régime 4 năm và đã được chuyển ngữ, học bằng tiếng Việt. Ngoài ra, thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít, ở các tỉnh lớn mới có, nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa, Bạc Liêu cách Sài Gòn gần 300 cây số, vài tháng lễ, tết mới về nhà một lần.
Có lẽ cũng đến 5-6 năm, một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc Thanh, ngược lại với nhau.
Phong bì bên ngoài đã có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đã hơn hai tháng. “Thằng Khải nó về rồi hở mẹ?”. “Ừ, cậu ấy về, nghe đâu đã đậu tiến sĩ, về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngã tư Phú Nhuận.
Cả hai cô cậu ấy đến chơi, đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở mãi Bạc Liêu, chắc không về kịp.
Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau”. Thời chúng tôi, người Việt ở bên Mỹ rất ít, nên họa hoằn lắm, hễ có ai về Việt Nam cưới vợ thì sau khi cưới xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn, phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lãnh mới được đi như bây giờ. Cái thằng đó giỏi thật, lúc nó ra đi thì tôi bắt đầu vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm, tức mới 9 năm mà nó đã đậu đạt, đi làm, để dành được tiền về cưới vợ, giỏi thật. Tôi rất phục nó.
Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Hòa, cách Thủ Đức khoảng 10 cây số.
Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp đổ, các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh. Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh Bình Dương và Biên Hòa tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo thì bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi suýt bỏ mạng tại đấy. Bởi vì cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong trại không có thuốc men, lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ được, thân hình gầy xác như con cá mắm.
Sáu tháng sau, các giáo viên được thả về. Sài Gòn buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa, hàng hóa, gia đình bị đuổi đi kinh tế mới, tiếng khóc như di.
Còn ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá, ném những cây vải còn nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường, kệ ai muốn nhặt thì nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt.
Em tôi kể thêm: “May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không thì bây giờ bị kẹt, tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng chẳng được”.
Tôi ngạc nhiên:
“Sao, tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh? Người ta bán sách chứ có làm gì đâu mà đánh?”.
“Có, cả nhà
may Bảo Toàn cũng bị đánh, tiệm bị tịch thu, nghe đâu người ta đuổi ông
bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí mãi tuốt tầng ba trên lầu, bây giờ nghèo
lắm”.
Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận, trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà Bảo Toàn rất tốt, đối đãi với khách hàng rất niềm nở, ân cần.
“Tiệm sách Thanh Trúc còn một cô con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói gì về cô con gái lớn đó không?”.
“Họ nói cô ấy lấy chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy.
Hôm đánh tư sản, cả hai tiệm bị tịch thâu, cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được...”.
Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận, trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà Bảo Toàn rất tốt, đối đãi với khách hàng rất niềm nở, ân cần.
“Tiệm sách Thanh Trúc còn một cô con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói gì về cô con gái lớn đó không?”.
“Họ nói cô ấy lấy chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy.
Hôm đánh tư sản, cả hai tiệm bị tịch thâu, cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được...”.
Miệng tôi đắng
ngắt. Tôi nhớ đến hôm tiễn Khải ra phi trường, có cả cô chị cùng đi, cô
thường đứng sát bên cạnh tôi, cái mùi son phấn thơm thơm sang trọng tôi
không thể nào quên được.
Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Hòa, bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ còn 41 đồng, nghèo không chịu nổi.
Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn, tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32 tuổi.
Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đình sắp đi vượt biên hoặc được bảo lãnh. Còn tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài Gòn, buổi tối giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như cò bợ, quần áo ngày trước mặc vừa, bây giờ rộng thùng thình, áo thì mặc được còn quần cài dây nịt dúm dím, mặc không được.
Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận, Sài Gòn thì đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh, nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa không được đâu. Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói: “Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi”.
Tôi mừng quá, cám ơn rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đã có thợ, đâu phải nhúng tay vào. Bây giờ thì đi may lại chiếc quần, kiếm ba đồng bạc...”
. “Hình như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác?”.
Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Hòa, bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ còn 41 đồng, nghèo không chịu nổi.
Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn, tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32 tuổi.
Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đình sắp đi vượt biên hoặc được bảo lãnh. Còn tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài Gòn, buổi tối giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như cò bợ, quần áo ngày trước mặc vừa, bây giờ rộng thùng thình, áo thì mặc được còn quần cài dây nịt dúm dím, mặc không được.
Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận, Sài Gòn thì đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh, nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa không được đâu. Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói: “Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi”.
Tôi mừng quá, cám ơn rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đã có thợ, đâu phải nhúng tay vào. Bây giờ thì đi may lại chiếc quần, kiếm ba đồng bạc...”
. “Hình như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác?”.
“Có
chứ, tiệm nào hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh. Họ bảo bán sách
là toàn các thứ phản động, đáng lẽ họ đuổi đi kinh tế mới nhưng cô Thanh
cô ấy tự tử, họ cho cả nhà ở tạm cái bếp ở phía đằng sau”.
Rồi ông nói thêm:
“Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được”. Tưởng tôi không biết gì về vợ chồng Khải, ông kể:
“Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại California”.
“Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được”. Tưởng tôi không biết gì về vợ chồng Khải, ông kể:
“Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại California”.
Rồi ông kết luận:
“Con người ta có số cả. Lúc lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia đình lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi, bây giờ đang bảo lãnh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi thấy họ đi được là đúng, gia đình bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm”.
Con người có số hay không tôi không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa.
“Con người ta có số cả. Lúc lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia đình lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi, bây giờ đang bảo lãnh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi thấy họ đi được là đúng, gia đình bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm”.
Con người có số hay không tôi không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa.
Subscribe to:
Posts (Atom)