Search This Blog

Monday, May 27, 2013

CĂN CỨ VƯỜN THƠM - BÀ VỤ

Căn cứ Vườn Thơm là một vùng đất rộng lớn nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn 20 km về phía Tây thuộc quận Trung Quận và một phần quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn. Toàn bộ căn cứ rộng khoảng gần 200 km², gồm 6xã trung tâm: TânTạo (nay thuộc Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh), Tân Nhựt(nay thuộc Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Tân Bửu, Lương Hòa (nay thuộc Bến Lức, tỉnh Long An), Hựu Thạnh Hạ và Đức Hòa Hạ (nay thuộc Đức Hòa, tỉnh Long An) và 9 xã ngoại vi là Bình Trị Đông, An Lạc (nay thuộc Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh), Tân Kiên, Tân Túc (nay Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Yên, Thanh Hà, Long Hiệp, Long Phú, An Thạnh (nay Bến Lức, tỉnh Long An). Khu vực trung tâm gồm các địa danh: Láng Le - Bàu Cò, kinh Xáng Lý Văn Mạnh, Vườn Thơm. Trong đó, Vườn Thơm được gọi là tên chính của cả căn cứ.
Gọi là Vườn Thơm vì ở đây là vùng đất nhiễm phèn nặng nên bà con nơi đây chỉ chuyên canh tác trồng trái thơm. Muốn trồng thơm bà con phải lên líp dài trên 1 km, xen kẽ với các líp thơm là một sông đào để dẫn nước rửa phèn, tạo ra những luống thơm, thẳng tắp, nối tiếp nhau chạy dài mút mắt, là nơi ẩn nấp thuận lợi cho du kích của ta.
Láng Le - Bàu Cò (Tân Nhựt) thuộc căn cứ Vườn Thơm. Nơi đây xóm làng được thành lập bên cạnh những con sông và kênh rạch chằng chịt. Láng Le - Bàu Cò nằm trong cánh đồng bưng biền rộng lớn, tự nhiên đã tạo ra những “cái láng”, “cái bàu” nước có rất nhiều tôm, cua, cá. Đất lành chim đậu, nhiều loài chim như chim, cò, le le, vịt trời, cúm núm, trích, cồng cộc, cuốc, đa đa, đỏ nách, diệc tìm đến cư trú, kiếm ăn. Do đó, nhân dân Tân Nhựt có câu:
                  Láng, bàu mênh mông mặt nước
                 Le le, vịt nước tìm về rất đông
  Láng Le - Bàu Cò có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ để đi vào trung tâm căn cứ địa Vườn Thơm và cũng là cửa ngõ tấn công vào đầu não địch ở SàiGòn. Do có vị trí đặc biệt quan trọng của khu căn cứ Vườn Thơm, Láng Le - Bàu Cò là nơi diễn ra những trận quyết chiến giữa lực lượng ta quyết tâm bảo vệ căn cứ và địch quyết tâm loại trừ bàn đạp mà từ đó uy hiếp đầu não chúng .
. . .
Bước sang giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Vườn Thơm cũng là nơi hiểm hốc đối với Mĩ - ngụy . Nơi đây cũng là hậu phương, căn cứ của cách mạng. Sau Đồng Khởi năm 1960, Vườn Thơm - Bà Vụ, Láng Le - Bàu Cò là hậu cứ , bàn đạp của các lực lượng vũ trang cách mạng Long An- Sài Gòn-Gia Định, là nơi trú quân của Tiểu đoàn 6, An ninh T4, các đơn vị Biệt động thành, là nơi vinh dự đón tiếp lãnh đạo Trung ương, Xứ ủy, Trung ương Cục, Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. 
. . .
Ngày 5/5/1966, Mĩ huy động  một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” Mĩ đánh vào Vườn Thơm - Bà Vụ. Lần này chúng không đụng các đơn vị vũ trang của ta nhưng chúng gặp nhiều bãi mìn ta cài sẵn ở địa hình Gò Xoài. Hàng chục quả mìn, lựu đạn cài nổ làm cho hàng chục lính Mĩ chết và bị thương. Bọn Mĩ tiến đến đâu cũng gặp nhiều tấm bảng vẽ đầu lâu xương chéo, điều này làm cho chúng thêm kinh hoàng bạt vía.
Ngày 14/10/1966, Trung đội 1 Đại đội 2 Tiểu đoàn 6 cùng lực lượng du kích Tân Nhựt đóng quân tại nhà dân ở ấp 1. Bị địch phát hiện nhưng ta chưa rút khỏi căn cứ nên quyết tâm trụ lại đánh địch. Địch cho pháo 105 ly ở chi khu Bình Chánh dọn bãi, huy động Tiểu đoàn 30 Biệt động quân càn vào Láng Le để tiêudiệt Đại đội 2 Tiểu đoàn 6 Bình Tân. Về phía ta, lực lượng gồm có Đại đội 2 Tiểuđoàn 6, Đại đội có mặt 3 trung đội: Trung đội 1 do Trần Văn Còn chỉ huy, Trung đội 2 do Nguyễn Văn Phú chỉ huy và Trung đội 3 do Năm Nhà chỉ huy. Quân số toàn Đại đội có mặt ở trận này là 79 người và 13 du kích Tân Nhựt dưới sự chỉhuy của đồng chí Vũ Điệp - Đại đội trưởng. Nhờ chuẩn bị sẵn sàng, có sự kết hợpchặt chẽ giữa bộ đội và du kích nên ta chủ động hoàn toàn, bám chặt công sựchờ địch đến là nổ súng. Lúc 13 giờ 30 phút,11 chiếc trực thăng và 2 chiếc HU1A đổ quân xuống rạch Lươn Sâu đến Lươn Cạn liền bị Trung đội 1 nổ súng tiêu diệt gần như hoàn toàn số quân đợt này, lớp chết, lớp bị thương, một số tên còn sống sót im bặt không dám đánh trả.
15 phút sau, chuyến thứ hai địch đổ quân tiếp, lần này chúng đổ quân xa hơn cách bờ ấp 100 mét. Liền đó, tiểu đội 1 đánh trả quyết liệt buộc địch phải nằm tại chỗ bị Trung đội 2 hai đánh vào sườn làm rối loạn, lui về phía sau thì gặp trung đội 3 tấn công. Trước tình hình đó, bọn lính chỉ huy lệnh cho các cụm pháo bắn tới tấp vào Rạch Chùa, trực thăng bắn rốc két, máy bay F105 thả bom bi dọc theo xóm nhà dân.
           Chuyến thứ ba, chúng đổ xa hơn lệch hướng về ấp 2, bị Trung đội 3 đánh tạt sườn làm cho địch rối loạn, rút chạy. Bị thất bại, địch pháo kích, máy bay ném bom hủy diệt trận địa làm cháy 46 căn nhà, làm chết 9 người dân.
Sau hơn ba giờ chiến đấu ác liệc, ta tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn 30 Biệt động quân, diệt 154 tên, bắt sống 64 tên, thu nhiều vũ khí.Sau chiến thắng Láng Le- Bàu Cò, cái tên Láng Le - Bàu Cò từ đây trở thành nỗi khiếp sợ đối với bọn đế quốc Mĩ xâm lược và bọn tay sai phản dân hại nước.
“Láng Le đi dễ khó về
Đi vô thì có, đi về thì không”
 Trongcuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thânnăm 1968, Vườn Thơm được chọn là bàn đạp tấn vào nội đô Sài Gòn từ phía Tây Nam. Nhiệm vụ của nhân dân khu vực Vườn Thơm  là: 
- Tổ chức đưa đón người từ thành phố ra tập huấn và đưa người trở lại thành phố. Tháng 12/1967, các cán bộ cách mạng trong thành phố được lệnh ra cứ tập huấn về nhiệm vụ mới. Rừng Bà Vụ nhanh chóng trở thành nơi an toàn cho các đợt tập huấn chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân. Du kích và gia đình cơ sở cách mạng ở các xã Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Lợi, Tân Bình giữ vững đường dây đưa đón, đảm bảo an toàn chocác chiến sĩ cách mạng.
- Vận chuyển vũ khí từ Ba Thu qua Bà Vụ và từ Bà Vụ vào thành  phố và chuẩn bị hậu cần cho bộ đội trong quá trình hành quân và tiến công vào nội thành. Bằng các phương tiện chủ yếu là ghe thuyền, nhân dân đã vận chuyển hàng chục tấn vũ khí an toàn đã được tập kết trong các cơ sở bí mật ở nội thành. Về công tác hậu cần, nhân dân Vườn Thơm đã đóng góp hàng chục tấn lúa gạo để sẵn ở nhà dân ở Tân Bình, Tân Lợi, Tân Nhựt, Tân Kiên, Tân Tạo, Bình TrịĐông dọc đường mà dự kiến bộ đội sẽ đi qua. Ngoài ra, ta còn quyên góp hàng trăm mét vải, may  hàng trăm chiếc võng, một phần ta phát cho bộ đội, số ít còn lại để phục vụ cho việc tải thương. Tháng 10/1967, các xã ở căn cứ Vườn Thơm như Tân Nhựt, Tân Kiên, Tân Tạo, An Lạc...đã lập kho bí mật chứa vũ khí, lương thực. Nơi đây cũng là đường dây vận chuyển vũ khí vào nội thànhSài Gòn.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dây năm 1975, Vườn Thơmlà nơi đứng chân của lực lượng vũ trang và là một trong 6 hướng tiến công giải phóng thànhphốSài Gòn.
. . .

No comments:

Post a Comment