Search This Blog

Monday, May 27, 2013


 TRẬN THẠNH LỢI CủA TĐ 52 BĐQ , THÁNG 12/1964 .
Thưa các bạn ,
Hôm rồi , tôi đăng một bài viết của 1 SQ/BĐQ về một trận đánh của TĐ 52 BĐQ ở ven sông Vàm cõ Đông ; trong trận này , nếu ko có sự yễm trợ hữu hiệu cũa giang đoàn 22 xung phong thì TĐ này còn bị thiệt hại nặng hơn . Vị SQ đã hết lòng cám ơn GĐ này vì ko có sự yễm trợ đúng lúc này , có lẽ ông đã bõ xác ; xin xem ở :  http://wwwtrananhtu19.blogspot.com/2013/05/viet-ve-mot-tran-anh-e-oi-va-cung-e.html .  Hôm nay , lang thang trên mạng , tôi lại tìm được bài viết này , cũng do một BĐQ viết về lịch sữ cũa TĐ này và trận đánh mà họ tham dự ; trong đó có trận này và trận Đồng Xoài 1966 .

=======

Nguồn : http://www.bietdongquan.com/tailieu/bietdongquan/bdq52.htm

. . .

Cuối năm 1964, sau khi tướng Lâm Văn Phát điều động về Sài Gòn trong lực lượng đảo chánh, cuộc đảo chánh thất bại. Tỉnh Long An nơi Tiểu đoàn 52 hoạt động bị sát nhập vào phạm vi Quân đoàn III,  Tiểu đoàn 52 trở thành đơn vị trực thuộc Quân đoàn III.  Liền khi đó Tiểu đoàn bị chia làm hai để giư Kinh Sáng và Lương Hòa Thượng.  Đại úy Nguyễn Thành Nguyên người hùng của chiến thắng Đo Xá trở thành vị Tiểu đoàn trưởng thứ nhì của Tiểu đoàn.  Ông là người sĩ quan rất đạo đức, kỷ luật và can đảm phi thường.  Ông thường chỉ trích các sĩ quan quân phục không chỉnh tề hoặc nhậu nhẹt ngoài quán là sĩ quan hậu cách mạng.  Dân vùng Lương Hòa Thượng và Kinh Sáng rất kính nể ông.
       Đại úy Nguyên và Trung úy Nguyễn Tha, khóa 18 Võ Bị, ĐĐT/ĐĐ2 đều đền nợ nước trong cuộc hành quân ở Thanh Lợi tháng 12-1964 khi Tiểu đoàn từ Lương Hòa Thượng (Tha La Xóm Đạo) vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến về hướng Đức Hòa. T iểu đoàn là thành phần nhử địch trong cuộc hành quân.  Lực lượng địch là Tiểu đoàn 604 và các Đại đội du kích địa phương.  Ngay từ tuyến xuất phát nơi hướng Tây sông Vàm Cỏ, Tiểu đoàn liên tục chạm địch từ tờ mờ sáng, đẩy lui các nút chặn của địch qua 4 con rạch lớn, thu hoạch một số vu khí đáng kể.  Tại rạch Rút, Tiểu đoàn bị chặn bởi đại liên và cối 82 pháo liên tục chứng tỏ đơn vị lớn của địch đã tập trung.  Trực thăng vo trang được các cố vấn My gọi yểm trợ không mấy hưu hiệu vị ruộng mía rậm và chằng chịt các rảnh nhỏ, ở trên cao không phân biệt được chính xác vị trí địch và bạn.
     No lực chính của cuộc hành quân là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục chiến thì không được rời Sài Gòn vì tình,hình chính trị tại thủ đô ngày hôm đó.  Một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh từ Đức Hòa được trực thăng vận tới, tiến ngược về phía Đức Hòa nên không giúp gì việc giải tỏa áp lực địch. Pháo binh phải ngưng yểm trợ, đồng thời các trực thăng vo trang phải ưu tiên yểm trợ cho cuộc đổ quân.  Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều, nhưng đám cháy lớn do hỏa lực đôi bên trao đổi thình lình bị gió đổi chiều bật ngược về phía TĐ52/BĐQ.   Đội hình phòng thủ của Tiểu đoàn bị lửa cắt ra thành nhiều mảnh bắt buộc phải lui dần về phía bờ sông.  VC từ các rạch nhỏ tràn ra như nước, nhưng quân ta bố trí sát sông Vàm Cỏ, nhờ được sự yểm trợ gần của các Giang đoàn Xung phong nên VC bị chặn lại tại đó.
       Sau thất bại chua cay này, các sĩ quan trẻ của Tiểu đoàn bắt đầu nhận thức được hỏa lực địch đã vượt quá xa hỏa lực cơ hữu của mình.  Trung liên Bar, Thompson, Carbine M1, Garant...những vũ khí của thế chiến thứ II không còn đàn áp được địch để bên ta moi người lính một còi vừa thổi vừa tràn lên thanh toán địch.  Chiến thắng không thể chỉ trông cậy vào can đảm, kinh nghiệm của cấp chỉ huy và binh sĩ.  Tốc đôï xung phong không kịp với vũ khí càng ngày càng tối tân của địch. Để bổ khuyết cho những yếu kém về hỏa lực, vị Tiểu đoàn trưởng thứ 3 của Tiểu đoàn,  Đại úy Hoàng Thọ Nhu, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của BĐQ và Trung úy Nguyễn Hiệp, Tiểu đoàn phó đã dùng các vũ khí tịch thu được của địch, nhờ các cố vấn My dùng tài ngoại giao để đổi lấy đại liên M-60, để trang bị thêm cho Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và các Đại đội.  Trước khi được tái huấn luyện, tái trang bi và bổ sung ở Trung tâm Huấn luyện Trung Hòa,  Tiểu đoàn 52 còn bị sư đoàn 25 xung công làm nỗ lực chính cho hai cuộc hành quân trực thăng vận ở Đức Hòa, Đức Huệ mà tổn thất hai bên đều cao, thắng bại không rõ rệt.
. . .
Tháng 5 năm 1965, lần đầu tiên trong chiến trường Việt Nam, VC tập trung 3 Trung đoàn để chiếm quận Đôn Luân (Đồng Xoài), và dàn quân đợi các lực lượng tiếp cứu đến để tiêu diệt.  Tiểu đoàn 52 BĐQ là lực lượng trừ bị cơ huu của Quân đoàn được đổ xuống đây đến để tiếp cứu khi gần 100 trực thăng vận bốc  Tiểu đoàn 52 BĐQ được không vận đi tới Phước Thành vào buổi sáng, đổ xuống sân vận động ngoài cửa quận Đôn Luân vào lúc 4 giờ chiều thì quận đường đa bị tràn ngập.  Quân đoàn xác nhận ta còn làm chủ tình hình trong quận.
       Đại đội 4 Tiểu đoàn 52 khơi khơi tiến vào liền bị VC trong thiết giáp trong quận đường đón tiếp bằng đại liên 50 phải dạt ra chiếm khu phố bên cạnh quâïn đường.  Các Đại đội khác và BCH Tiểu đoàn 52 phải rút ra ngoài hàng rào ấp chiến lược trước cửa quận để đợi Quân đoàn xác nhận và liên lạc. 15 phút sau,  Trung đội 1 của Đại đội 3 bám sát được hàng rào kẻm g ai ngoài quận đường quan sát và xác nhận VC đang xử dụng đại liên 50 trên tiết giáp tác xạ quân ta, mà có le vì không biết điều chỉnh tầm bắn quá cao khiến ta không biết là địch hay bạn.  Đại úy Hoàng Thọ Nhu quyết định xử dụng không lực My; do cố vấn My bắt liên lạc được oanh tạc quận đường thay vì đợi Quân đoàn xác nhận.  Hai con quạ đen B-57 được lịnh nhào xuống làm gỏi hai thiết giáp trong quận Đôn Luân. Đợt oanh tạc chấm dứt, kho đạn trong quận phát nổ dữ dội.  Trung úy Trần Thanh Thủy quyết định cho Trung đội 1 bò vào chiếm lại quận đường.  Vào khoảng 8 giờ đêm kho đạn ngừng nổ thì toàn thể  Đại đội 3 đa bố trí gọn gàng chung quanh hàng rào phòng thủ của quận để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại.
      BĐQ đánh tan nát hai cánh quân này và thừa thắng tràn lên chiếm lại căn cứ Biệt kích và Pháo binh trước khi trời sáng hẳn.  Tổn thất nhiều, Tiểu đoàn 52 được lịnh bố trí tại quận Đôn Luân để Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được trực thăng vận đến ngay buổi sáng ngày N&1 thay thế tiến lên truy kích địch về phía Thuận Lợi.  Trong số hơn ngàn vũ khí Tiểu đoàn 52 tịch thu được, có hơn 50 súng AK-47 và một súng phun lửa Trung cộng.  Có le đây là lần đầu tiên AK-47 được xử dụng trong chiến trường Việt Nam.
       Sau chiến thắng này Tiểu đoàn 52 được tuyên dương trước quân đội, còn dư luận báo chí mệnh danh Tiểu đoàn là "Sấm sét miền Đông" và trở thành Tiểu đoàn trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu nên dù quân số bổ sung không kịp,  Thiếu tá Hoàng Thọ Nhu với hơn 200 quân nhân tham chiến đã được không vận ra vùng II để tham dự các cuộc hành quân lớn tại Pleiku, Kontum, Đắc Tô và Đắc Suk.  Trong cuộc hành quân tái chiếm quận Tân Cảnh, khi Tiểu đoàn tiến quân từ Đắc Tô cách Tân Cảnh hơn một cây số được lịnh ngừng tại cho để hai Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam thay thế nhiệm vụ.  Tiểu đoàn được trở lại vùng III để bổ sung và dương quân.
. . . 

No comments:

Post a Comment