Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 4) Hoạt động hàng không của người tiền sử
Tác giả: Ban biên tập Chánh KiếnI-3 Hoạt động hàng không của người tiền sử:
[Chanhkien.org]
Con người ngày nay nghĩ rằng một người Ý tên là Galileo đã phát minh ra chiếc kính viễn vọng đầu tiên có thể hoạt động được từ khoảng ba trăm năm trước, dựa trên các phiên bản thế kỷ 16, được sản xuất bởi những người sản xuất thấu kính Hà Lan, từ đó đặt nền móng cho các hoạt động thiên văn học hiện đại. Những thấu kính thô sơ từ sớm hơn nhiều đã được tìm thấy tại đảo Crete và vùng Tiểu Á, có niên đại từ năm 2.000 TCN. Những thấu kính hình bầu dục rất tốt, có niên đại tới 1.000 năm tuổi đã được tìm thấy tại một địa điểm của người Viking trên đảo Gotland, có thể chúng được làm bởi những thợ thủ công Byzantine hoặc Đông Âu. Các nhà văn La Mã, Pliny và Seneca đã đề cập tới các thấu kính được sử dụng bởi những thợ chạm khắc. Câu hỏi thực tế là tại sao, từ khi thấu kính được sử dụng thường xuyên để nhóm lửa, phóng to vật thể nhỏ, thậm chí dùng cho kính đeo mắt, và loài người quan tâm đến quan sát các hiện tượng thiên văn hoặc ngắm nhìn bầu trời, thật lâu dài như vậy để tạo ra một kính thiên văn có thể dùng được. Một phát hiện khảo cổ đã cung cấp bằng chứng để tin rằng có lẽ người Châu Âu không phải là những người đầu tiên sản xuất chúng. Viện bảo tàng ICA ở Peru có một tảng đá khắc hình người với niên đại ít nhất 500 năm trước. Điều đáng chú ý của hòn đá khắc đó là hình mô tả một người đang khảo sát bầu trời với một ống kính thiên văn trong tay. Ngoài ra, còn có một thiên thể trong hình khắc, có thể là một ngôi sao chổi với cái đuôi của nó, thứ mà có vẻ như người đàn ông đang quan sát. Một khám phá độc nhất như vậy đã làm lung lay niềm tin hiện đương đại rằng người Châu Âu đã phát minh ra kính viễn vọng vào thế kỷ 16.
Một
tảng đá ở Viện bảo tàng tư nhân của Tiến sĩ Javier Cabrera tại Peru với
hình khắc, trong đó một người đàn ông quan sát bầu trời với một kính
thiên văn, thứ thường được tin là được phát minh bởi những nhà sản xuất
kính đeo mắt Hà Lan. (Ảnh tặng của labyrinthina.com)
Tiến sĩ Javier Cabrera ở Peru đã thu thập nhiều loại đá khắc như vậy.
Ngoài thiên văn học, những đề tài của các bức tranh trên đá của ông bao
gồm cấy ghép nội tạng, truyền máu, và săn khủng long, trong số nhiều
thứ khác. Rất khó khăn để xác định tuổi của những miếng đá này. Một cuốn
lịch sử niên đại của Tây Ban Nha từng đề cập rằng những miếng đá như
vậy đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của Đế chế Inca. Từ đó, người
ta suy luận rằng những tảng đá chứa thông tin thiên văn học có ít nhất
500 năm tuổi. Nói một cách lô-gíc, những tảng đá miêu tả các sinh vật
như loài khủng long có thể là cổ hơn rất nhiều so với niềm tin ban đầu.Nếu thực sự đó là một kính thiên văn đã được khắc trên tảng đá tại Viện bảo tàng ICA, và các thiết bị đó đã được phổ biến trên toàn cầu, thì điều này có thể giúp các nhà khoa học để hiểu lý do tại sao Dogon, một bộ lạc ở châu Phi, đã phát triển những kiến thức thiên văn học tiên tiến như vậy. Bộ lạc Dogon sống ở khúc quanh lớn của sông Niger tại miền nam Mali, miền tây Châu Phi. Họ sống một cuộc sống chủ yếu là nông thôn và du mục. Không có ngôn ngữ viết, họ truyền đạt kiến thức bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong học thuyết tôn giáo của họ, mà đã được truyền lại trong hơn 400 năm, các nhà thiên văn học đã gọi một ngôi sao là Sirius B, một ngôi sao đồng hành của Sirius, đã được mô tả chính xác. Điều này làm ngạc nhiên những nhà thiên văn học hiện đại.
Sirius B là rất mờ nhạt và vô hình trước mắt của con người. Dựa trên các quan sát ghi lại được bằng cách sử dụng thiết bị hiện đại, các nhà thiên văn đã phát hiện ra Sirius B trong thế kỷ 19. Những người Dogon được cho là đã không hề sở hữu bất kỳ thiết bị công nghệ hiện đại nào, nhưng từ thế hệ này qua thế hệ khác, họ đã truyền lại những truyền thuyết về Sirius, trong đó bao gồm việc đề cập đến hệ thống Sirius gồm hai ngôi sao. Theo truyền thuyết, ngôi sao nhỏ là rất nặng, và nó quay quanh ngôi sao Sirius theo một quỹ đạo hình elip. Một số người cao tuổi Dogon có thể vẽ quỹ đạo của hai ngôi sao trên mặt đất, và chúng khá tương tự như kết quả tính toán của các nhà thiên văn học hiện đại. Ví dụ này có thể chỉ ra rằng những người Dogon cổ đại đã giữ lại kiến thức của thiên văn học từ rất lâu.
Các mẫu chạm khắc đá ở Peru, giống như các kiến thức thiên văn của người Dogon, hé lộ về kiến thức và kỹ thuật huyền bí mà các nền văn minh trước đây sở hữu. Khoa học hiện đại chỉ có thể khám phá lại kiến thức thu được từ trước đó. Hãy nhìn vào một vài phương thức bay mà người cổ đại đã biết.
Sử dụng máy bay
Các sách Trung Quốc cổ đại ghi lại rằng trong thời Xuân Thu (770-475 TCN), Lỗ Ban đã tạo ra máy bay. Điều này dẫn đến việc Lỗ Ban được công nhận là cha đẻ của tất cả các nghề thủ công. Cuốn Mozi·Luwen viết: “Lỗ Ban cắt tre và gỗ, và làm một con chim bằng gỗ. Nó ở lại trên bầu trời trong vòng ba ngày.” Lỗ Ban cũng đã làm một chiếc diều gỗ lớn để do thám quân địch trong một cuộc chiến tranh. Cuốn Hongshu viết: “Lỗ Ban đã làm một chiếc diều gỗ để do thám các thành phố ở nước Tống.” Bên cạnh đó, Lỗ Ban đã làm một chiếc máy bay chở khách. Theo cuốn Youyang Zazu [Một bộ sưu tập các bài viết từ Youyang] trong thời nhà Đường, Lỗ Ban có một lần làm việc ở một nơi rất xa quê mình. Ông nhớ vợ mình rất nhiều, vì vậy ông đã làm một con chim bằng gỗ. Sau khi được thiết kế lại nhiều lần, chiếc diều làm bằng gỗ đã có thể bay được. Lỗ Ban trở về nhà bằng chiếc diều để gặp vợ và trở lại làm việc vào ngày hôm sau.
Cũng có một ví dụ thú vị ở phương Tây liên quan đến một con chim bằng gỗ. Năm 1898, nhà khảo cổ Pháp Lauret đã đào được một con chim bằng gỗ từ một ngôi mộ cổ Ai Cập ở Saqqara. Nó có niên đại khoảng năm 200 TCN. Bởi vì người dân không có khái niệm ‘bay’ vào thời gian đó, nó đã được gọi là “chim gỗ” và bị bỏ mặc hơn 70 năm trong một Viện bảo tàng ở Cairo. Vào năm 1969, Messiha Khalil, một bác sỹ Ai Cập, người thích làm những mô hình, đã tình cờ thấy được nó. Con chim gỗ này gợi nhớ cho Messiha về những kinh nghiệm ban đầu khi làm các mô hình máy bay của ông. Ông nghĩ rằng nó là không hẳn là một con chim, vì nó không có móng vuốt, không có lông, và không có lông đuôi ngang. Đáng ngạc nhiên, đuôi của nó là thẳng đứng, và nó có phần cánh ngang, đủ điều kiện để nó là một mô hình máy bay. Ông đã làm một bản sao. Mặc dù ông không biết làm thế nào người Ai Cập cổ đại làm cho nó bay, khi ông thử ném các mô hình, ông thấy nó có thể lướt nhẹ. Các thí nghiệm khác cho thấy nó không chỉ có thể lướt nhẹ, mà còn có thể bay như chiếc tàu lượn.
“Chim gỗ” được tìm thấy trong ngôi mộ cổ Ai Cập, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Cairo (Ảnh: Dawoud Khalil Messiha)
Sau đó, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mô hình này rất giống
với tàu lượn hiện đại, thứ có thể tùy ý bay trong không khí. Với một
động cơ nhỏ, chúng có thể bay ở tốc độ 45-65 dặm/giờ (hoặc 72-105
km/giờ), và thậm chí có thể mang lượng đáng kể hàng hóa. Bởi vì những
thợ thủ công Ai Cập cổ đại thường làm các mô hình trước khi xây dựng
những đối tượng thực tế, có thể là loại chim bằng gỗ đã từng được sử
dụng để vận chuyển, giống như chiếc diều gỗ mà Lỗ Ban đã làm.Những nghiên cứu hiện đại về máy bay bắt đầu khoảng 200 năm trước. Năm 1903, sau khi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay có người lái đầu tiên, các lý thuyết hàng không bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên, Lỗ Ban và người Ai Cập cổ đại dường như đã biết cách sử dụng các lý thuyết như vậy từ một thời gian rất lâu trước đây. Điều này đưa ra lý do để xem xét lại lịch sử phát triển văn hoá mà con người hiện đại bây giờ tin vào. Có thể là người cổ đại đã biết nhiều điều hơn người so với người hiện đại tưởng.
Chiếm lĩnh bầu trời
Một khám phá khác thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Nó chỉ ra rằng lãnh thổ của người xưa có thể đã vượt quá bầu trời, và có thể có ngay cả vươn đến không gian bên ngoài.
Năm 1959, Hoa Kỳ đã nhận được thành công hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ một vệ tinh nhân tạo đặt ngoài không gian. Nó không hoàn hảo, nhưng đây là lần đầu tiên con người quan sát Trái đất mà chúng ta sống từ khoảng cách rộng lớn [17.000 dặm]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến kỹ thuật chụp ảnh bằng vệ tinh. Trong số đó, một bức ảnh địa lý thật sự đáng ngạc nhiên.
Các nhà khoa học đã cài đặt một máy ảnh trên tàu không gian, và nó có thể chụp ảnh thành phố Cairo từ ngoài không gian. Những bức ảnh chụp được cho thấy các cảnh tượng đáng kinh ngạc. Vì ống kính của máy ảnh tập trung vào Cairo, tất cả mọi thứ trong một khu vực lấy trung tâm là Cairo với đường kính 5.000 dặm được trông thấy rất rõ ràng. Tuy nhiên, những thứ bên ngoài 5.000 dặm trở nên mờ đi. Điều này là do Trái đất là hình cầu, các lục địa và vùng đồng bằng bắt đầu mờ và bị bẻ cong khi cách xa trung tâm. Ví dụ, lục địa Nam Mỹ bị dài ra ở trong hình. Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho hình ảnh được chụp bởi các phi hành gia từ Mặt trăng. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học so sánh các hình ảnh vệ tinh với một bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại, họ ngạc nhiên khi thấy sự tương đồng rõ rệt. Các dãy núi trên Nam Cực bị bao phủ bởi băng và tuyết trong hàng trăm năm, và không được vẽ lên bản đồ cho đến năm 1952 bởi các nhà khoa học sử dụng máy dò bằng âm thanh. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trên một bản đồ cổ thuộc Đô đốc Piri Reis, một tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, các bản đồ chính xác ghi lại các chu tuyến, kinh độ và vĩ độ cho cả lục địa Châu Mỹ và Châu Phi. Trớ trêu thay, tấm bản đồ này đã được làm vào thế kỷ 16 dựa trên các tấm bản đồ còn cổ xưa hơn.
Một
tấm bản đồ thế kỷ 16 của Đô đốc Piri Reis, chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đã ghép nhiều tấm bản đồ cổ với nhau. Nó rất giống với hình ảnh vệ
tinh hiện đại.
Khám phá kinh ngạc này đã khiến nhiều nhà khoa học bị sốc. Sau những
nghiên cứu bổ sung, họ đã đưa ra các kết luận sau đây: 1) Tấm bản đồ này
được tạo thành bằng cách ghép 6 bản đồ cổ vào với nhau. 2) Tất cả bản
đồ cổ đại đã sử dụng cùng một kỹ thuật đòi hỏi kiến thức về hình học
phẳng. 3) Những tấm bản đồ cổ được đặt tâm điểm tại Cairo. Khá là rõ
ràng là các tấm bản đồ của Đô đốc Piri Reis đòi hỏi công nghệ tiên tiến
giống như ngày nay. Tuy nhiên, trước thế kỷ 16, loài người chỉ có thể
làm chủ được các kỹ thuật định vị theo thiên văn, và bầu trời rõ ràng
nằm ngoài khả năng của họ. Người cổ đại đã sử dụng công nghệ gì để làm
ra các tấm bản đồ chính xác như vậy? Có thể họ đã từng đã bay trên bầu
trời?Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/3/20/20904.html
http://pureinsight.org/node/1569