KT – Người dân “sợ” nhận nhà
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/09/17/kt-người-dan-“sợ”-nhận-nha/
April 22, 2012
Với hơn 70% căn hộ đang chờ cấp chủ quyền, quy định có sổ hồng mới được sang nhượng đang làm tê liệt thị trường thứ cấp.
Không bán được nhà mình
Anh Trung, chủ một căn hộ tại dự án chung cư Tân Kiên (huyện
Bình Chánh, TP.HCM), đưa khách hàng ra phòng công chứng để chuyển
nhượng căn hộ nhưng không được chấp thuận. Lý do theo công chứng viên,
đối với những căn hộ đã nhận bàn giao nhưng chưa có giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) thì không được phép mua bán. Trường hợp của
chị Dung, chủ căn hộ ở chung cư New Saigon (huyện Nhà Bè, TP.HCM) cũng
tương tự. Do cần một số tiền gấp để làm ăn, chị buộc phải đem bán căn hộ
của mình nhưng khi đưa khách hàng ra công chứng thì không được. Hỏi
nguyên nhân vì sao, chị mới “té ngửa” vì theo quy định tại Thông tư 16
của Bộ Xây dựng, nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì chỉ được
mua bán khi có sổ hồng.
Chỉ mới 14 người dọn về ở tại dự án Tân Kiên |
Có sổ hồng mới được sang nhượng mà sổ
hồng thì không biết bao giờ mới có là lý do nhiều khách hàng “trốn” nhận
nhà. Không chỉ người dân, ngay cả chủ đầu tư cũng rơi vào cảnh “dở khóc
dở cười” vì quy định này. Theo thông tin từ Công ty CP ĐT – XD – KD
công trình giao thông 584 (Công ty 548), chủ đầu tư chung cư Tân Kiên,
trong số 532, thì khách hàng mua căn hộ tại đây, đến nay chỉ mới chỉ 14
người nhận nhà, dọn về ở.
Ông Dương Chí Thiện, Giám đốc Công ty 584.6 (thành viên của
Công ty 584), cho biết chủ đầu tư đã nhiều lần ra thông báo nhưng khách
hàng vẫn không đến nhận nhà vì không có nhu cầu ở. Ngoài một số khách
hàng chưa thanh toán đủ tiền như tiến độ, có khoảng 100 trường hợp là
các nhà đầu tư không đến nhận nhà do sợ bán không được. “Khách hàng dọn
về chung cư ở quá ít, trong khi đó chung cư đã đưa vào vận hành nên mỗi
tháng phải chi ra khoảng 100 triệu đồng để vận hành. Điều này tạo nên
gánh nặng cho chủ đầu tư”, ông Thiện phân trần.
Tương tự, tại dự án chung cư Vũng Tàu Apartment (Vũng Tàu),
công ty cũng đã nhiều lần gửi thông báo nhưng còn 15 trường hợp khách
hàng vẫn… bặt vô âm tín. Theo ông Nguyễn Khắc Điệp – Giám đốc sàn giao
dịch BĐS, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu – số khách hàng này đã
đóng 90% tổng giá trị căn hộ, chỉ cần nộp thêm 5% nữa là có thể nhận
nhà. Nhưng do không có nhu cầu sử dụng nên họ không nhận. “Ngoài việc
bán không được, nếu nhận nhà, mỗi tháng họ còn phải trả một khoản tiền
phí dịch vụ, điện chiếu sáng, vệ sinh… nên họ không nhận là phải”, ông
Điệp cho hay.
”Vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ ở đây là phải rút ngắn tối đa thời gian cấp chủ quyền. Điều 16 Nghị định 71 quy định thời gian làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua tối đa là 50 ngày. Tuy nhiên, do chủ đầu tư thường đợi bán hết hàng rồi tiến hành làm sổ hồng một lần cho tiện nên ảnh hưởng quyền lợi khách hàng và tạo ra tình trạng “thắt cổ chai” như hiện nay” - Luật sư Nguyễn Văn Trường |
Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các chung cư đang và đã giao nhà cho người dân nhưng chưa có sổ hồng.
Tê liệt thị trường thứ cấp
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp
hội BĐS Đồng Nai, quy định này áp dụng cho loại hình căn hộ chung cư là
chưa hợp lý. Vì hợp đồng góp vốn mua bán căn hộ hình thành trong tương
lai được phép chuyển nhượng khi dự án chỉ mới làm xong móng. Nên việc
Thông tư 16 không cho phép chuyển nhượng đối với những căn hộ đã được
bàn giao là điều phi lý. Hiện nay khoảng 70% số lượng căn hộ đang chờ
được cấp giấy chủ quyền, một số dự án còn ngưng ra giấy chủ quyền, nên
quy định này sẽ tác động lớn đến quyền lợi của cả người dân, doanh
nghiệp, thị trường và nguồn thu cho ngân sách.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Chí Hiếu, Phó chủ tịch Hiệp hội
BĐS TP.HCM, cũng cho rằng quy định không rõ ràng, không hợp lý, vô tình
ảnh hưởng đến chuyện sang nhượng của người dân, hạn chế tiến độ thanh
khoản của sản phẩm. Căn hộ không chỉ được mua bán bởi các nhà đầu tư, mà
ngay cả người dân cũng có nhiều lý do cần sang nhượng.
Luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng luật sư Trường,
cho rằng quy định trên mục đích tránh tình trạng một căn hộ mua đi bán
lại nhiều lần, đẩy giá căn hộ lên cao và người mua cuối cùng thì chịu
thiệt. Tuy nhiên, quy định này hầu như làm tê liệt thị trường thứ cấp vì
trên thực tế, số lượng căn hộ có giấy chủ quyền là không nhiều. Trong
khi thị trường thứ cấp là một trong những kênh quan trọng kích thích thị
trường bất động sản phát triển. Những quy định gây khó khăn cho người
mua là một trong những nguyên nhân khiến thị trường căn hộ đóng băng
thời gian qua.
Nguyễn Hân Di
No comments:
Post a Comment