VIẾNG MỘ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ GIA ĐÌNH ,
Kính chuyển bài họa nguyên vận thơ "NỖI LÒNG"(1) như một nén nhang tưởng niệm và tri ân nhà ái quốc Ngô Đình Diệm :
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông,
Hỏi bến: thuyền không lái cũng không.
Xe muối nặng nề thương vó ký,
Ðường mây rộng rãi tiếc chim hồng.
Vá trời lấp biển người đâu tá,
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông.
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế,
Cắm sào đợi nước thuở nào trong?
Bài họa :
Sống thác đành theo vận núi sông,
Bao nhiêu tâm huyết hóa thành không.
Tài năng nguyền hiến quê Nam Việt,
Tiết tháo thề dâng giống Lạc Hồng.
Quân tử trung kiên chừng thấy ít,
Tiểu nhân loạn tặc quả rằng đông.
Danh thơm muôn thuở ngời thanh sử,
Hậu thế nghìn sau rõ đục trong.
--- On Fri, 4/13/12, Dan Van Tap Chi <tapchidanvan@yahoo.de> wrote: |
From: Dan Van Tap Chi <tapchidanvan@yahoo.de>
Subject: BAN TIN CUA TCDV - HINH ANH VIENG MO TT NGO DINH DIEM.
To: <yungkrall2012@Yahoo.com>
Received: Friday, April 13, 2012, 3:10 PM
Subject: BAN TIN CUA TCDV - HINH ANH VIENG MO TT NGO DINH DIEM.
To: <yungkrall2012@Yahoo.com>
Received: Friday, April 13, 2012, 3:10 PM
BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
Email: tapchidanvan@yahoo.de
(TCDV ĐƯA HÌNH ẢNH VIẾNG MỘ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÊN CÁC DĐ NHƯ LÀ THẮP MỘT NÉN NHANG TƯỞNG NIỆM VỊ TỔNG THỐNG MÀ GĐ TÔI CHỊU ƠN NGÀI DÙ CHÚNG TÔI LÀ NGƯỜI THEO ĐẠO PHẬT - CHỦ NHIỆM TCDV, LÝ TRUNG TÍN)
Viếng Mộ Tổng Thống
Ngô Đình Diệm và Gia Đình
Bùi Mạnh Hùng
Những người đã vượt giới tuyến tưởng nhớ
cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm,
và mộ ông Cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu
Bình Dương - Đường từ SàiGòn về Lái Thiêu giữa trưa cuối thu của Miền Nam thì cũng không khác gì mùa hè. Nắng và nóng. Từ sớm, những người chuyên sống nhờ người chết đã đến nhổ cỏ, quét dọn quanh các ngôi mộ, mà theo kinh nghiệm của họ, ngày hôm nay, 1 tháng 11, thế nào cũng có người đến viếng mộ.
Nghĩa trang Lái Thiêu và nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi đối diện nhau. Thật ra gọi tên là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi là gọi theo cách của những người đến viếng mộ, vì hầu hết các ngôi mộ ở đây đã được cải táng và di dời từ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, là tiền thân của công viên Lê Văn Tám hiện nay, trước kia ra để cải tạo môi trường.
Chúng tôi đến viếng mộ cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn được cải táng từ nghĩa trang chùa Phổ Quang ra. Và điểm dừng chính là mộ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, và mộ ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, giữa là phần mộ của thân mẫu hai ông, cụ cố Luxia.
Cha Giuse Thoại niệm hương trước mộ cụ GB. Ngô Đình Cẩn
Nhìn tấm bia không hình, không ghi rõ tên, mà chỉ ghi Huynh và Đệ, để ai biết chuyện có thể đoán ai là ngài tổng thống, đâu là ông cố vấn. Cả hai mộ ghi ngày 2 tháng 11 năm 1963. Cả hai người đã bị sát hại vào đúng lễ các linh hồn cách nay đúng 48 năm.
Bà Thịnh đã có 20 năm sống bằng nghề nhổ cỏ nghĩa trang ở đây kể: “Cách đây vài năm có mấy người đến viêng mộ cụ Huynh, cụ Đệ. Những người này đưa tiền cho chồng tôi bảo làm bia mới, ghi rõ “Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu”, chồng tôi không dám, nên bảo chỉ có thể ghi tên và họ thôi. Những người khách đồng ý, chồng tôi đã làm và gắn lên. Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên”!
Người chết vẫn bị khinh miệt !
Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật.
Một bạn trẻ chụp hình bên mộ bà cố Luxia, bên trái của hai người làm cỏ là phần mộ cụ cố vấn Ngô Đình Nhu (Đệ)
Việc tỏ bày sự kính trọng đối với cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn là một việc mà nhiều người cho rằng cấm kỵ. Như thế mới biết thời nay còn phong kiến hơn cả các triều phong kiến Việt Nam. Cô Thuỳ lần đầu tiên đến nghĩa trang này để thắp hương cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm, cô rất sợ, nhìn ai cũng nghĩ là công an và lo công an sẽ bắt. Riêng với người viết bài này, trước lúc đi được một người thân lưu ý “take care ”!
Chúng tôi những người sinh sau đẻ muộn, chỉ được học sử Việt Nam theo cái nhìn của đảng cộng sản nên đã có những lúc mặc cảm vì người Công giáo mình lại có một vị tổng thống làm chi, để cho người vô thần lên án, bêu rếu. Cũng may, có Chúa quan phòng, internet được phát minh, những người trẻ bắt đầu biết được nhiều điều thật hơn về lịch sử, rồi lại có cơ hội bàn hỏi với nhiều người am hiểu lịch sự cách đa chiều. Chúng tôi biết nỗi mặc cảm của mình là vô lý, mà ngược lại phải tự hào về ngài tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà, tổng thống Ngô Đình Diệm. Một người lãnh đạo toàn tâm, toàn ý với dân nước, dứt khoát không cúi đầu lệ thuộc ngoại bang. Cái chết của anh em cụ là kết quả của sự dứt khoát không theo Mỹ, không để người nước ngoài can thiệp quá sâu vào chuyện quốc gia Việt Tổ.
Cộng đoàn đang lắng nghe bài đọc 1
Cha Đinh Hữu Thoại công bố Lời Chúa
Chúng tôi muốn cầu lễ cho cụ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm ngay tại phần mộ của cụ, như lời thì thầm xin lỗi với cụ suốt 48 năm qua, chúng tôi đã không hiểu đúng về cụ, về công lao cụ đã dành cho quê Việt mình, và nhất là cũng vì nỗi sợ hãi bị chụp mũ, bị mắc vạ vẫn còn lăm lăm ăn tươi nuốt sống chúng tôi.
Thánh lễ hôm nay bắt đầu lúc 12:00, ngày 01.11.2011, mộ cụ tổng thống là bàn thờ. Thánh lễ do cha An Thanh chủ tế cùng với cha Hữu Thoại đồng tế. Cha chủ tế nói lý do của buổi lễ: “chúng ta cầu nguyện cho các lãnh tụ Việt Nam ở mọi phía và các tử sĩ thuộc về các bên. Cầu nguyện cho tổng thống Ngô Đình Diệm và cả chủ tịch Hồ Chí Minh. Cầu nguyện cho những chiến binh và thường dân chết vào tết Mậu Thân, những người chết vì bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, những người chết trong cuộc chiến Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979 và các năm tiếp theo tại Kampuchia, và tất cả những người đã tử trận mà chưa có ai nhớ đến để cầu nguyện. Người chết không còn giới tuyến, nên chúng ta không gây chia rẽ họ nữa”.
Cha An Thanh đang chia sẻ bên mộ cố tổng thống GB. Ngô Đình Diệm
Mọi người hiệp nhất trong lời nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời …”
30 người chúng tôi không muốn dứt lìa với quá khứ mà nối tiếp với tình yêu thương. Chúng tôi không muốn người một nhà, dân một nước lại đối xử với nhau tồi tệ như những kẻ thù địch với nhau. Hết rồi thời nhân danh ý thức hệ để đổ máu nhau, làm cho huynh đệ tương tàn. Chấm dứt đi sự hận thù giữa người với nhau và với cả người chết nữa.
Trong Chúa Yêsu, chúng tôi thấy những người đã qua đời đã vượt qua được giới tuyến của ý thức hệ để là người trong ngôi nhà Việt Nam và trong làng của Đức Chúa Trời.
No comments:
Post a Comment