Search This Blog

Sunday, December 15, 2013

Ảnh mới chụp (cách đây vài tháng)  với đứa cháu gái - kêu tôi bằng bác . Vợ chồng nó đến senior center này thăm tôi .VC nó hiện sống tại Las Vegas , Nevada .(Tính tới giờ này , blog này được 962 bài ; blog thứ hai có 396 bài và blog thứ ba có 209 bài) .




Tuesday, October 22, 2013

Một bản nhạc nổi tiếng của PACHEBEL .

http://www.youtube.com/watch?v=hOA-2hl1Vbc

Saturday, October 5, 2013

CÁC TỪ BÀY TỎ SỰ TRÌU MẾN

Một số từ để bày tỏ sự trìu mến (endearment) như honey , hun' (viết tắt cũa honey) , darlin' , sug' (đọc là 'shoog' , viết tắt cũa sugar) , dear , sweetie (viết tắt cũa sweetheart) , babe, baby , v.v...
Sau đây một vài ý kiến cũa các nam và nữ độc giả Mỹ :
- Ko có gì lạ , bạn đã biết rằng đó là bày tỏ sự trìu mến .
- Một bạn nữ gọi tôi là honey hoặc my dear . Tôi nghĩ rằng cô ta nói như vậy với phần lớn các bạn thân . Đây là một cách bày tỏ trìu mến .
-Ở miền nam nước mỹ (Deep South or Southern) , họ có thể dùng các từ trên đối với người khác phái cũng với mục đích như vậy .
- Ở  Texas , tôi nghe như vậy mổi ngày . Tôi có nhiều khách hàng , nam và nữ , đến tiệm tạp hóa cũa tôi . Họ đều gọi tôi là sweetie , babe , dear , hon , baby .

Thursday, September 26, 2013

NÓI VÀ NUỐT KHÓ KHĂN SAU KHI BỊ NHỨC ĐẦU DỮ DỘI


Thưa các bạn ,
Tối ngày thứ bảy 21/09/13 , tôi đã bị nhức đầu (migraine) dữ dội . Do có sẳn Tyleno + Codeine # 3 (do BV cho trong kỳ nhức đầu trước) , tôi đã uống liền 2 viên . Sau đó cơn nhức đầu giảm bớt .
Khi dậy vào sáng CN , tôi nhận thấy nói khó khăn (trouble speaking) và nuốt cũng khó khăn . Coi như lưởi ko còn bình thường . Lúc đầu tôi nghĩ là do Codeine gây ra giống như gây bón sau khi dùng thuốc này .
Sang hôm nay , thứ hai , tôi vẫn nói và nuốt khó khăn ; tôi liền xem lại giấy ra viện cũa lần trước .
Ở phần Get prompt medical attention if any of the following occurs :
. . .
- Difficulty with speech or vision .
Do vậy , tôi sẽ gặp BS vào 2 g chiều nay .
SJ ngày 23.9 lúc 1151 am .

Cơn thiếu máu cục bộ tam thời/ T.I.A.

SAU KHI VÔ BV NGÀY THỨ BA 24.9.13 THÌ HỌ CHẪN ĐOÁN NHƯ SAU :

T.I.A.  hay Cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (Transient Ischemic Attack) .

Cơn bịnh mà bạn bị hôm nay đc gọi là T.I.A. (mini-stroke) và đc tạo bởi một sự suy giảm TẠM THỜI cũa giòng máu chảy tới một khu vực cũa nảo . Điều này xảy ra khi một cục máu tạo ra trên thành cũa động mạch cãnh (động mạch chánh cũa cổ) , sau đó cục này vở thành các mãnh nhõ  và chạy ngược lên não . Việc này ngăn chặn giòng máu chạy lên não , tạo ra triệu chứng mà bạn gặp . Rất may , chĩ sau đó một lát , cục máu nhỏ sẽ tan , máu chạy trở lại và các triệu chứng biến mất .
TIA tạo ra những triệu chứng thoáng qua , giống như stroke , nhưng chĩ kéo dài dưới 24 g . Còn stroke thật sự thì dài hơn 24 g và có thể VĨNH VIỄN .
(Nếu máu ko đến khu vực nào trên nảo trong 5 PHÚT thì khu vực đó sẽ tổn thương vĩnh viễn/permanent . Tùy theo chức năng cũa khu vực đó , nếu nó điều khiển tim phổi thì bịnh nhân chết liền . . . điều khiển mắt thì gây mù . . . điều khiển sự vận động thì gây bại liệt nữa người . . . điều khiển chức năng cũa lưởi thì gây câm , v.v... Trường hợp cũa tôi , thì do máu đến ko đũ nên nói khó khăn , lưởi ko thể đưa thức ăn vào họng . - Tài) .
Một khi bạn đã bị TIA thì bạn có nguy cơ bị stroke toàn diện . Vì vậy , tiếp tục gặp BS để theo dỏi . /.
NÓI THÊM : BS cho biết theo ảnh do MRI cung cấp thì ko có tổn thương trong nảo ???
Các cháu Google cụm từ 'thiếu máu cục bộ tạm thời' sẽ hiểu rỏ hơn , trên đây , bác dịch từ giấy ra viện .

====
HÔM NAY THỨ NĂM 26.9 .
Hiện nay , tôi bớt ngọng ; nhưng lưởi vẫn còn khó khăn để đưa thức ăn vào họng . Có thể dây thần kinh điều khiển lưởi VẪN CÒN BỊ CHÈN ÉP ở nơi nào trong đầu .
Do vậy , dù MRI nói ko có tổn thương/injury ở đầu nhưng tôi vẫn bị ngọng và khó nuốt như trên .
Trong y khoa , chẫn đoán đúng là đã trị bịnh được 1/2 .
BS ở Mỹ họ phần lớn dựa vào xét nghiệm/kỷ thuật . BS ở VN trước 75 , phần lớn dựa vào kinh nghiệm vì đâu có CT scan hay MRI như bây giờ . Dù có chụp đầu bằng X-quang cũng ko rỏ ràng .
Thành ra họ phải suy diển . Ví dụ BN cứ kêu đau hay gặp khó khăn khi nuốt thì phải có dây TK bị chèn ép hay một tổn thương nào đó mà X-quang , MRI ko thấy .
Sau 75 , có lần ba tôi bị té . Bác sĩ về X-quang (ở BV Sùng chính) ko thấy gì . Đi thì cứ đau , thế là ba tôi gặp một BS lớn tuổi cũa chế độ cũ . Ông này suy diển : nếu bác kêu đau tất phải có tổn thương ; ông xem xét kỷ tấm hình và phát hiện một vết nứt rất mõng và mờ (như sợi chỉ nhỏ) gần như cắt ngang cổ xương đùi/femur . Ông nói , nếu bác tiếp tục đi , vết nứt sẽ tách ra và gây gảy xương đùi .
Thế là ba tôi phải hạn chế đi lại trong mấy tháng để cho xương nối với nhau rồi mới đi bình thường . Thành ra , trong y khoa , kinh nghiệm rất quan trọng .

Saturday, September 21, 2013

Proxy server isn't responding .

Mở Firefox .
Vào Tools > Internet options > Network > Settings .
Uncheck 'Use system proxy setting' . Nhấp OK và nhấp OK lần nửa .
Trên IE có lẽ cũng áp dụng như vậy .
KHÔNG CÓ GÌ PHẢI QUÝNH LÊN !

Thưa anh V. ,

1/Như đã nói với anh , IE , Firefox và Chrome đều là những browser (trình duyệt) ; đây là những software giúp mình lướt mạng .
Riêng IE đã cài sẳn trên Win 7 . Lần đầu tiên , sau khi vào IE , anh có thể NÂNG CẤP nó và sau đó , có thể cài THÊM các browser như Firefox , Chrome , Opera , Safari (do Apple sản xuất) , v.v...
Như đã nói , một khi Firefox hay Chrome  bị corrupt , anh vào Programs and Features để xóa chúng và sau đó cài lại . Riêng IE , thì anh ko thể xóa mà chĩ có thể vô hiệu hóa/disable (bằng cách vào Control Panel > Programs and Features > Turn Windows Features on or off) hay nâng cấp mà thôi . Vừa rồi , do anh nâng cấp ko đúng cách nên IE mới trục trặc .
2/Sáng nay , tôi đã dùng IE , Firefox và Chrome để vào mạng . Cã ba browser này đều hiện chử 'proxy server isn't responding ' .
Tuy ko thể dùng ba browser để vào mạng nhưng máy anh VẪN kết nối với internet : nếu ko thì làm sao tôi dùng Teamviewer để chĩnh máy anh .
3/Anh vừa cho biết , không thể dùng cã ba browser này để vào mạng .
Việc này rất dể giải quyết : thứ 2 , anh liên lạc với ATT và cho họ biết , 'anh ko thể dùng 3 browser này để vào mạng và màn hình hiện chử proxy server isn't responding ' .
Như anh đã biết , dù ko biết lúc nào nhập viện vì chứng nhức đầu nhưng tôi vẫn cố gắng giúp đở bạn bè . Như người khác là họ đã bỏ nghề vì nghề này phải suy nghĩ rất nhiều . Tuy sức khỏe tôi lắm lúc như CHỈ MÀNH TREO CHUÔNG nhưng tôi cũng ko dễ dàng mà bỏ nghề ; vì cái số tôi nó vậy ! Mổi đêm tôi đều phải dùng thuốc mới ngũ được .
Nếu tôi ko có kiên nhẩn , tôi đã ko làm nghề này được !
Chào anh ,
San Jose ngày 21.9.13 lúc 0251 pm .
TB . Sau khi viết thư này , tôi phải đi ngủ vì nhức đầu . 

Monday, August 26, 2013

10 lỗi cần tránh khi cài đặt phần mềm trên Linux

Việc cài đặt phần mềm trên hệ điều hành Linux không như trên các hệ điều hành khác. Dưới đây là 10 lỗi cần tránh khi cài đặt phần mềm trên hệ điều hành Linux
1. Thực hiện cài đặt từ nguồn khi hệ thống có nền tảng .rpm hay .deb

Nhiều người mới dùng Linux không biết rằng cả rpmapt (hay dkpg) đều theo dõi mọi phần mềm được cài đặt trên hệ thống. Tuy nhiên, những hệ thống này (rpm, aptdkpg) chỉ có thể theo dõi những phần mềm mà chúng cài đặt. Vì vậy khi bạn thấy một phần mềm không rõ ràng chỉ được lưu ở nguồn và bạn tự hiệu chỉnh nó thì hệ thống quản lý phần mềm sẽ không theo dõi được nó. Thay vào đó, bạn chỉ cần tạo một file .rpm hay .deb từ nguồn và cài đặt với hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống có thể theo dõi mọi phần mềm được cài đặt.


2. Không chú ý tới nhóm ứng dụng quản lý phần mềm đồ họa ngoại vi

Hầu hết người dùng thậm chí không biết ra rằng có nhiều thiết bị đồ họa ngoại vi còn thực hiện đánh giá ngoài việc cài đặt phần mềm trong Linux. Với lệnh yum (một dòng lệnh của hệ thống quản lý phần mềm đối với rpm), bạn có thể sử dụng Yumex cho yum (được cài đặt cùng với yum install yumex), sử dụng Synaptic hay Adept cho apt (được cài đặt với apt-get install synaptic hay apt-get install adept).

3. Không cập nhật danh sách phần mềm hiện có thường xuyên

Khi sử dụng apt-get hay yum, chắc chắn rằng bạn đã cập nhật danh sách phần mềm hiện có, nếu không hệ thống của bạn sẽ không cập nhật được những phần mềm mới được cài đặt. Dùng lệnh apt-get update để cập nhật với apt-get, và dùng lệnh yum check-update để thực hiện cập nhật với yum.

4. Không bổ sung vùng lưu trữ cho yum hay apt-get

Cả yumapt-get sử dụng danh sách vùng lưu trữ cho biết vị trí những phần mềm hiện có được lưu trữ. Nhưng vùng lưu trữ mặc định (thường được gọi là repos) không bao gồm những phần mềm Linux quen thuộc với Linuxkind. Vì thế nếu bạn thực hiện cài đặt một chương trình thì yum (hay apt-get) sẽ không thể tìm thấy phần mềm đó, rất có thể bạn sẽ phải bổ sung một vùng lưu trữ vào danh sách nguồn.

Đối với yum, những nguồn đó nằm trong file /etc/yum.conf. Còn nguồn của apt-get nằm trong file /etc/apt/sources.list. Sau khi bổ sung một vùng lưu trữ mới, bạn phải thực hiện cập nhật để apt hay rpm nhận biết được vùng mới này.

5. Không thực hiện cài đặt nhanh từ một trình duyệt

Giống như hệ điều hành Windows, khi nhận thấy người dùng đang cố gắng tải về một ứng dụng có thể cài đặt, hệ thống sẽ hỏi xem có muốn hệ thống quản lý phần mềm thực hiện cài đặt file không hay chỉ lưu file vào ổ đĩa. Trong cả hai trường hợp này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu gốc (vì thế bạn phải có quyền truy cập để hệ thống tiếp tục làm việc). Phương pháp này khá hữu dụng (thực hiện với hệ thống nền tảng yum hay dpkg) vì nó giúp cho việc  định vị và bổ sung các thành phần phụ.

Thông thường, phương pháp này chỉ thực hiện được khi bạn đang tải một file tương thích với hệ thống. Nếu bạn cố gắng tải một file rpm trên một hệ thống nền tảng Debian, thì bạn sẽ không có tùy chọn thực hiện cài đặt file. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện cài đặt nhanh bằng cách lựa chọn hộp chọn Always Do This … trong phần popup của Firefox để mỗi lần bạn tải về một file cùng với hệ thống quản lý phần mềm nó sẽ tự động yêu cầu mật khẩu gốc và tiếp tục thực hiện cài đặt.

6. Quên dòng lệnh


Giả sử bạn đã cài đặt một máy chủ sử dụng Ubuntu hay Debian (một cài đặt phổ biến cho những máy chủ Linux) và chưa cài đặt giao diện đồ họa và màn hình. Để thực hiện bảo trì, bạn phải đăng nhập thông qua ssh (thường là như vậy) và bị giới hạn thực hiện lệnh. Dù vậy thì khả năng giữ cho hệ thống luôn ở trạng thái được cập nhật hay cài đặt những ứng dụng mới cũng không bị giới hạn. Bạn vẫn có thể dùng lệnh yum hay apt-get để quản lý phần mềm.

Đối với hệ thống nền tảng Debian, bạn có một lựa chọn khác đó là aptitude. Từ dòng lệnh, nhập lệnh aptitude và bạn sẽ thấy một giao diện khác hẳn so với apt. Hệ thống này rất dễ sử dụng và cung cấp cho bạn những tùy chọn cho phép duy trì một máy chủ không có giao diện đồ họa mà không làm mất đi chức năng nào. Aptitude liệt kê những bản cập nhật bảo mật, phần mềm có thể nâng cấp, phần mềm mới, phần mềm không được cài đặt, phần mềm không dùng được, phần mềm ảo và tác vụ. Khi kiểm tra trong danh sách, bạn không chỉ thấy những phần mềm đã được cài đặt và số lượng những phần mềm mới mà còn có một bản mô tả của mỗi phần mềm. Sau khi sử dụng aptitude, bạn sẽ thấy việc cập nhật phần mềm tron Linux đơn giản như thế nào, thậm chí là từ dòng lệnh thực hiện cập nhật.

7. Không chú ý khi giải nén file tar


Rất nhiều lần bạn thực hiện tải một phần mềm, và ngay lập tức giải nén mà không quan tâm tới nội dung của nó. Thông thường thì việc này không có vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp người tạo file nén/người bảo dưỡng file đã không cho biết toàn bộ nội dung của gói hiện không được lưu trữ trong một thư mục chính hay không. Do đó, thay vì tạo ra một thư mục mới chứa những nội dung của file nén (có thể gồm có hàng trăm file hay thư mục), thì những file này lại bị bung ra trong thư mục bạn giải nén chúng vào đó.

Để tránh điều này, bạn cần tạo một thư mục tạm thời và di chuyển file nén vào đó. Sau đó, khi giải nén, cho dù file nén có nằm trong một thư mục chính hay không thì cũng không đáng lo ngại. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp trong những trường hợp tương tự khi mà người tạo file nén không đưa tất cả các file vào một chung một thư mục.

8. Xóa file Makefile

Khi đang cài đặt từ nguồn, bạn có thể sẽ chạy make clean để xóa bỏ những file nguồn không cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn xóa bỏ file Makefile thì việc gỡ bỏ không hề dễ dàng. Nếu bạn giữ nó lại, bạn có thể thường xuyên gỡ bỏ những chương trình bằng cách dùng lệnh make uninstall từ thư mục chứa file Makefile.

Chú ý: Không được đặt tất cả các file Makefle vào trong một thu mục. Trước tiên cần đổi tên chúng để biết chúng thuộc về chương trình nào. Khi bạn muốn gỡ bỏ chương trình đó, di chuyển file Makefile sang thư mục khác, đổi lại sang tên cũ và sau đó chạy lệnh uninstall. Sau khi đã gỡ bỏ được chương trình bạn có thể xóa file Makefile của chương trình đó.

9. Cài đặt sai cấu trúc

Bạn có thể thấy rằng nhiều file rpm sẽ có cấu trúc i386, i586. I686, PPC, 64, … Đó là vì nếu trong tên file rpm không có từ “noarch” thì file đó được tạo cho một cấu trúc cụ thể, và khi những file này được tạo ra cho cấu trúc đó thì chúng đã được tùy chỉnh cho phù hợp để chạy tốt hơn. Điều đó có nghĩa là không thể cài đặt một file cấu trúc i586 trên máy chuẩn 386? Tất nhiên là có. Tuy nhiên nó sẽ không chạy hiệu quả như trên cấu trúc chỉ định. Nhưng, hiện giờ bạn không thể cài đặt một file rpm cấu trúc PPC trên cấu trúc x86 vì cấu trúc PPC dành cho bộ chip Motorola. Và bạn cũng không thể cài đặt file cấu trúc 64 bit trên cấu trúc 32 bit. Ngược lại, bạn có thể cài đặt file cấu trúc 32 bit trên cấu trúc 64 bit (như trong trường hợp bạn muốn Firefox chạy với Flash trên máy cấu trúc 64 bit).

10. Không xác đinh được lỗi khi cập nhật kernel

Thông thường việc cập nhật các kernel là một nhiêm vụ của chuyên viên máy tính. Tuy nhiên với hệ thống quản lý gói, bất cứ ai cũng có thể cập nhật kernel. Nhưng cũng có một số vấn đề bạn cần biết. Thứ nhất đó là dung lượng bộ nhớ. Khi tiến hành cập nhật kernel, kernel cũ luôn được giữ lại. Nếu bạn liên tục cập nhật kernel, bộ nhớ hệ thống có thể bị đầy rất nhanh. Vì vậy tốt nhất bạn nên kiểm tra xem những kernel cũ nào có thể xóa bỏ được. Nếu bạn sử dụng rpm, chỉ cần dùng lệnh rpm –qa|grep kernel để kiểm tra bạn đã cài đặt những gì. Bạn có thể gỡ bỏ tất cả ngoại trừ hai kernel được cài đặt cuối cùng. Tốt nhất bạn nên giữ lại hai kernel này phòng trường hợp kernel bạn đang dùng bị lỗi.

Một vấn đề khác có liên quan tới driver của NDIVIA. Nếu bạn sử dụng kho chứa livna, bạn sẽ có cảm giác bị kẹt trong kernel livna. Vì vậy, trước tiên cần tiến hành cập nhật kernel sau đó tải và cài đặt driver của NVIDIA tương thích với kernel đó. Khi đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn tìm đúng file rpm cho driver của NVIDIA, nhưng nó sẽ buộc bạn phải sử dụng kernel livna. Có thể bạn đã từng bị kẹt trong hệ thống này và gặp phải những vấn đề về video/kernel bị cô lập với file livna. Nếu đang sử dụng hệ thống Ubuntu, bạn có thể tránh những tình huống này bằng cách sử dụng Envy. Nhóm công cụ này sẽ giúp bạn cài đặt driver NVIDIA tốt nhất mà không làm ảnh hưởng tới kernel yêu thích của bạn. Sau khi kernel được nâng cấp bạn cần khởi động lại máy tính. Đó là lần duy nhất bạn phải khởi động lại máy Linux. Mặc dù bạn không khởi động lại thì máy của bạn vẫn hoạt động bình thường, nhưng nó hoạt động nhờ vào kernel cũ không có các tính năng mới và các biện pháp tăng cường bảo mật (và nhiều tính năng mới bổ sung khác).

SÁU ĐỈA BOOT CÓ THỂ CỨU MÁY TÍNH :

http://d.violet.vn/uploads/previews/507/320518/preview.swf


Truy cập hệ thống Linux bằng đĩa cứu trợ Knoppix

Cập nhật lúc 15h57' ngày 29/09/2009
Quản trị mạng - Knoppix là một hệ điều hành nền tảng Debian được thiết kế chạy trực tiếp từ ổ CD/DVD. Mặc dù Knoppix được thiết kế sử dụng như một Live CD nhưng người dùng cũng có thể cài đặt nó trực tiếp lên đĩa cứng như một hệ điều hành thông thường.

Đĩa cứu trợ Knoppix giúp bạn có thể truy cập vào mọi dữ liệu trên hệ thống khi máy chủ không thể khởi động bình thường. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn phương pháp sử dụng Knoppix.

Sử dụng đĩa cứu trợ Knoppix để khởi động máy chủ Linux rất dễ dàng. Bạn chỉ cần đưa đĩa Knoppix vào ổ CD/DVD rồi khởi động lại máy chủ. Sau đó hệ điều hành Knoppix sẽ tự động tải, tuy nhiên bạn sẽ không thể lập tức truy cập vào dữ liệu trên ổ cứng. Để làm được điều đó, trước tiên bạn sẽ phải cài mọi file hệ thống vào máy chủ. Các thao tác được mô tả dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục sự cố khởi động không phải do lỗi file hệ thống. Nhưng nếu file hệ thống của máy chủ phát sinh lỗi cản trở cài đặt thì các thao tác này sẽ giúp bạn tìm ra một giải pháp khắc phục.

Để truy cập vào file hệ thống gốc trên máy chủ sử dụng đĩa Knoppix, trước tiên bạn sẽ phải cài đặt nó. Khi sử dụng hệ thống cứu trợ, bạn sẽ phải cài thư mục gốc trên một thư mục tạm thời. Hầu hết các bản phân phối đều có một thư mục /mnt được tạo sẵn để sử dụng trong trường hợp này, do đó bạn nên sử dụng thư mục này để cài file hệ thống vào đó. Tuy nhiên có một vấn đề là hầu hết các tiện ích không biết rằng các file cấu hình được lưu trữ trong các thư mục khác nhau. Ví dụ, nếu bản phân phối của bạn đang tìm kiếm file /boot/grub/menu.lst thì những công cụ này có thể sẽ không biết những thông tin được lưu trữ trong /mnt/boot/grub/menu.lst. Do đó bạn cần đảm bảo rằng mọi thứ phải được cài vào /mnt. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác sau:

1. Trước tiên khởi động hệ thống bằng đĩa CD Knoppix. Khi đó màn hình Welcome của Knoppix sẽ hiên ra. Tại đây, bạn hãy nhấn Enter để bắt đầu tải Knoppix.

2. Trong khi đang tải, Knoppix sẽ cho phép bạn lựa chọn ngôn ngữ (mặc định là tiếng Anh). Sau khi tải xong, bạn sẽ truy cập được vào màn hình Knoppix.

3. Để khôi phục khả năng truy cập vào máy chủ, bạn cần mở một cửa sổ terminal trong Knoppix. Mặc định, sau khi mở một cửa sổ terminal bạn sẽ có quyền truy cập của một người dùng thông thường. Để có thể khắc phục sự cố máy chủ, bạn phải có quyền truy cập gốc. Để có được quyền này hãy sử dụng lệnh sudo su.

4. Tiếp theo hãy sử dụng lệnh mount. Lệnh này cho biết hiện tại không có file hệ thống nào được tải, và nó chỉ hiển thị ổ đĩa RAM (mặc định Knoppix chỉ tải đĩa RAM).

5. Trong trường hợp không biết chính xác thứ tự ổ đĩa trong máy chủ thì bạn nên kiểm tra những phân vùng và ổ đĩa đang được sử dụng. Bạn nên sử dụng lệnh fdisk –l trước khi sử dụng các lệnh khác. Lệnh này sẽ hiển thị mọi ổ đĩa hiện có của máy chủ và hiển thị những phân vùng tồn tại trên các ổ đĩa đó. Thông thường tên ổ đĩa sẽ bắt đầu với các kí tự /dev/sd, và tiếp theo đó là là một chữ cái. Chẳng hạn, ổ đĩa thứ nhất sẽ là /dev/sda, ổ đĩa thứ hai là /dev/sdb, … Trên những ổ đĩa này, bạn sẽ thấy những phân vùng được đánh số. Ví dụ, /dev/sda1 là phân vùng thứ nhất trên máy chủ. Dưới đây là mẫu thông tin hiển thị của một ổ đĩa thông thường:
Sử dụng lệnh fdisk –l để xem bố cục ổ đĩa hiện thời của máy chủ.
ilulissat:/ # fdisk -l
Disk /dev/sda: 8589 MB, 8589934592 bytes
255 heads, 63 sectors/track, 1044 cylinders
Units = cylinders of 16065 * 512 = 8225280 bytes
Device Boot Start End Blocks Id System
/dev/sda1 * 1 13 104391 83 Linux
/dev/sda2 14 30 136552+ 82 Linux swap / Solaris
/dev/sda3 31 553 4200997+ 83 Linux

Wednesday, August 21, 2013

NHẬP VIỆN VÌ NHỨC ĐẦU

Chào bác sĩ Huy ,
1/Thời gian qua , tôi đã scan máy này nhiều lần và được biết ko có virus ; máy tự động restart sau khi đã shutdown có nhiều nguyên nhân , chứ ko phải chĩ do virus .
2/ Nhân tiện , gửi bs bản sao giấy ra viện để bs tham khảo . Trong email tôi viết quá ngắn chứ thật sự bs Mỹ gốc Việt này chẳng biết đó là tension headache hay migraine headache . Chụp CT scan thì chẳng thấy có tổn thương nào . Theo tôi , bịnh này có lẽ do stress mà ra : vì ko có tổn thương về thể chất (physical injury) , nên có thể là rối loạn về TÂM BỊNH LÝ HỌC  (psychosomatic disorder) . Tôi bị trầm cảm đã lâu , trên 30 năm , vẫn phải dùng Zoloft mỗi đêm . Ngoài ra còn uống Ambien , trị mất ngủ .


Monday, August 19, 2013

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130815_vinh_bao_musician_working_lives_video.shtml

Saturday, August 17, 2013

Những nguyên nhân không thể FULL SCREEN ở Windows VISTA .
1/ Driver cũa video card ko được update .
2/ Thiếu RAM (memory module ko đũ) .
3/ Và một số thuộc về hardware .
Thông thường , những problem này ko xãy ra ở Windows 7 vì HĐH này tự động update cho các driver (nghĩa là Vista ko có chức năng đó) .
Bạn nào , gặp probem trên , cho tôi biết ID và PW cũa Teamviewer để tôi vào máy bạn để tìm nguyên nhân  .

Monday, August 12, 2013

NGƯỜI ĐẸP TỰ RÁP MÁY TÍNH 'KHỦNG' , ĐỂ CHƠI GAME .
Thưa quí vị ,
1/Quí vị có thể TỰ MÌNH ráp một pc để chơi game với những đặc tính 'khủng' , bán ở Tigerdirect  với giá trên 680 đô . (Motherboard do MSI sản xuất) .
http://www.tigerdirect.com/applications/searchtools/item-details.asp?EdpNo=8237605&SRCCODE=WEBGOOPA&cm_mmc_o=mH4CjC7BBTkwCjCV1-CjCE&gclid=CMTBgLrt_7gCFQya4Aod6AsAuA
Muốn xem người đẹp , rất bắt mắt, ráp máy này thì vào :
http://www.youtube.com/watch?v=GvNnv7nh2Es
2/ Còn muốn mua máy rẻ hơn thì vào :
http://www.tigerdirect.com/applications/SearchTools/item-details.asp?EdpNo=8184287&csid=_61

Thursday, August 1, 2013

NỐI PC VỚI TV BẰNG HDMI CABLE

1 . Cách nối một tv hay monitor vào một pc bằng cách dùng dây hdmi , áp dụng cho Windows 7 .
Nguồn : http://h10025.www1.hp.com/ewfrf/wc/document?cc=us&lc=en&dlc=en&docname=c02013758
a/ Tắt pc và tắt monitor hay tv .
b/ Nối dây hdmi vào pc và màn hình .
c/ Mở màn hình , và chọn hdmi input (như nguồn input để xem) .
d/ Mở pc .
2 . Và áp dụng các bước sau để kích hoạt âm thanh hdmi trên pc .
a/Nhấp phải vào icon Volume , nằm trên taskbar .
b/ Chọn Playback Devices .
Trang Sound mở ra .
Trên thẻ Playback , chọn một trong những thứ sau , nếu có : NVIDIA high definition audio , ATI high definition audio , Realtek HDMI output .
Chọn Set Defaut .
Chọn Apply .
Chọn OK để đóng trang Sound . Thế là bạn đã kích hoạt âm thanh HDMI .
Ghi chú : HP khuyên bạn nên nối loa analog vào lổ audio line out cũa pc nếu bạn muốn nghe âm thanh trong lần điều chĩnh đầu tiên cũa pc .

Tuesday, July 23, 2013

Thưa các bạn ,
Thời gian vừa qua , do cần nghiên cứu thêm về hệ điều hành Ubuntu thuộc Linux nên tôi đã mở một tài khoản trên ubuntuforums.org .
Mới đây website này cho biết một hacker đã xâm nhập vào kho dữ liệu (database) cũa họ  ; do vậy y có thể truy cập vào username , email address và password (cũa email address này) .Từ đây , y có thể dùng thông tin này để truy cập vào các tài khoản khác - mà tôi đã xử dụng email address và PW này .
Do vậy , ubuntuforums.org đã yêu cầu tôi ĐỔI NGAY PW cũa email address cũa tôi .

You are receiving this message because you have an account registered with this address on ubuntuforums.org.

The Ubuntu forums software was compromised by an external attacker. As a result, the attacker has gained access to read your username, email address and an encrypted copy of your password from the forum database.

If you have used this password and email address to authenticate at any other website, you are urged to reset the password on those accounts immediately as the attacker may be able to use the compromised personal information to access these other accounts. It is important to have a distinct password for different accounts.

Friday, July 19, 2013

TRACKING COOKIE CÓ HẠI CHO MÁY KHÔNG ?

Sau đây câu hỏi và trả lời trên mang :

Are tracking cookies harmful?

I never used to get tracking cookies, but today I scanned my computer (I use Verizon Internet Security Suite and Malwarebytes is installed on my pc as well; I only used it once to get rid of a trojan) and it came up with 5, I immediately scanned it again and it came up with 15 (each time it says it deletes them), then in the scans following, 1, 2, 3, 3, etc. I have been scanning it ever since! I don't watch porn or anything so it can't be from that, but I have been on a few websites recently that I've never gone on before. McAfee said they were green, but I'm not sure... I just want to know if they're going to harm my computer. I did go to tools, internet options, etc. and checked "block third party cookies", so will this stop them from getting on there in the first place?

Best Answer - Chosen by Voters

No.
Cookies are just small .txt (text) files that cannot hurt your computer. They are not a virus or malware but a few people consider "tracking" cookies to be an invasion of privacy.
It all depends on one's personal level of paranoria.
Tracking cookies are "3rd party cookies" from advertising servers. They can track your movements around the web in order to deliver to you customised, targeted advertising.
But they will not harm your computer.

1: Can be
2: No
What you are seeing as cookies are called LSOs.
I use BeefTaco or something like that, it works and is not a huge program.

Wednesday, July 17, 2013

KỶ THUẬT DoS (DENIAL-OF-SERVICE)
Thưa các bạn ,
Tôi vừa nhận được mail như sau :
"Hello anh Tài ,
Anh thử mở Web này xem sao, tôi chỉ thấy toàn là  "Chữ" thôi, hy vọng anh biết, nếu mở được, xin chỉ cho tôi với  OK !       http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=11019 "
Xin trả lời :
Lý do này là có lẽ đúng nhứt : do người viết bài sợ CA Mạng dùng kỷ thuật DoS (Denial-of-Service Attack) nên họ (người viết) bắt mình phải nhập email address để xem hình trong bài viết này . Vì khi nhập email address , bạn là người THẬT chứ không là ROBOT . Muốn biết về DoS xin đọc ở đây :
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_t%E1%BB%AB_ch%E1%BB%91i_d%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5
Chào các bạn ,


Tuesday, July 16, 2013

Đứa con lạc loài của Gia Đình 81

                Kính thưa Đại tá!
          Đầu thư tôi xin kính chúc Đại tá cùng quý quyến luôn được bình an, có lẽ Đại tá hơi ngạc nhiên vì chẳng biết tôi là ai ! Để khỏi lòng vòng, tôi xin tự giới thiệu . . . chính tôi để Đại tá rõ :
          Tôi tên là Nguyễn Xuân Th., thuộc khóa 2/72/TĐ.  Cuối năm 1972, chúng tôi bốn đứa về trình diện Liên Đoàn 81/BCND gồm : Thắng, Nhứt, Tuấn, Hùng, và được đưa về Đại đội Thám Sát do Đại úy Lưu Huyên chỉ huy. Sau những lần công tác (thám sát mật khu Long Nguyên, căn cứ địa 355 . . .), dĩ nhiên anh em chúng tôi cũng đi phép và ăn chơi . . . rất ư là thoải mái.  Tuổi trẻ bồng bột khiến tôi bị rất nhiều khiển trách, đồng thời làm phiền lòng Đại tá không ít. Tôi nhớ lần sau cùng là vào khoảng cuối năm 1973, hoặc đầu năm 74, chúng tôi đã bắn lộn với anh em TQLC tại Sàigòn, súng cá nhân P38 của tôi đã bị giam giữ tại nha Quân Pháp, và sau đó khoảng hai tháng, Đại tá đã quyết định thuyên chuyển tôi về Sư Đoàn 7/BB.
          Với tinh thần chiến đấu của người lính BCD, tôi đã xin Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam để được về Đại Đội Trinh Sát 7 của Sư Đoàn, nhưng Trinh Sát 7 dư sỹ quan, nên tôi quyết định xin về Trung Đoàn 11, vì ở đó có Thiếu Úy Sỹ cũng là trưởng toán Thám Sát 81/BCD vừa thuyên chuyển về Trung Đoàn 11 vài tháng trước đó. Nhưng Thiếu Tướng Nam đã không đồng ý, vì sợ rằng tôi gặp bạn bè cũ rồi lại tiếp tục hư hỏng, hoang phí đời binh nghiệp. Cuối cùng tôi xin đại về Trung Đoàn 12, và được bổ sung về Tiểu Đoàn 3/12 lúc đó đang hành quân tại Cái Nứa (Hậu Mỹ) thuộc Đồng Tháp Mười. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng rất mừng vì có được một sỹ quan BCD về đơn vị, lý do dễ hiểu vì chưa có ai có thể điều động một cách hữu hiệu Trung Đội Trinh Sát (Hắc Báo). Xin thưa để Đại tá rõ là bên Bộ Binh, Trung Đội Trinh Sát của Tiểu Đoàn hầu như chỉ để đi trước hoặc cặp hông Bộ Chỉ Huy, ít khi được hoạt động riêng rẽ !
          Là một Trưởng Toán Thám Sát  BCD, tôi  nhận chỉ huy Trung Đội Hắc Báo, huấn luyện và trang bị cho các tiểu đội hoạt động giống như những toán Thám Sát của LĐ81 BCND. Sau vài tháng hoạt động, Trung Đội Hắc Báo 3/12 đã trở nên nỗi ám ảnh, lo sợ cho cả chính qui lẫn du kích, bởi vì chúng tôi như những bóng ma, lúc ẩn lúc hiện, triệt hạ và bắt sống rất nhiều địch quân. Khoảng cuối năm 1974, Ch/ Tướng Nguyễn Văn Hai cho gọi tôi về BTL Sư Đoàn để thuyết trình về kỹ thuật Hành Quân Viễn Thám, cũng như cách tổ chức và huấn luyện một Trung Đội Trinh Sát Viễn Thám. Tháng 3/75 tại chiến trường Long An, Trung đội Hắc Báo với sự yểm trợ của Pháo Binh và A-37. một lần nữa lại đánh bại địch quân, chiếm Bộ Chỉ Huy Z-15 thuộc Công Trường 7  chính qui Bắc Việt. Dịp này, tôi đã được gắn lon Thiếu Úy tại mặt trận. (Đại Tá đã ký tôi rất nhiều củ,nên bị giam lon hơi lâu !).
          Sau tháng Tư năm 1975, tôi bị lưu đầy 6 năm trong các trại cải tạo : Trảng Lớn (Tây Ninh), Trại Suối Máu, Tân Hiệp (Hố Nai), Tống Lê Chân . . . Sau cùng bị giam ở Tân Hiệp cho tới ngày được thả trong đợt về ồ ạt năm 1981.  Thưa Đại Tá, làm sao có thể sống được trong một Xã Hội mà ngay cả quyền làm người cũng không có, nhất cử nhất động đều phải ghi chú để báo cáo, phải trình diện Công An khu vực mỗi chiều, trong khi đó công ăn việc làm thì chẳng tới phiên mình, lại còn bị thúc đẩy đi vùng kinh tế mới !  Ý chí sinh tồn, mưu sinh thoát hiểm của người lính BCD khiến tôi quyết định tìm đường vượt biên để làm lại cuộc đời.
          Cuối năm 1982, đặt chân tới bến bờ tự do, trại Paula Bidong. Vài tháng sau tôi lên đường đi định cư tại Riverside, California, nhưng số tôi vẫn còn lận đận, long đong vì đã trót để quên lại một nửa trái tim trong trại tỵ nạn . . .  Tháng 7/84, một lần nữa, tôi cuốn gói ra đi để tìm lại một nửa. . . hồn tôi tận mãi Úc Châu, xứ sở của Kangarru . Những tưởng lần ra đi này, và sống ở cái nơi khỉ ho cò gáy thì chắc  chẳng còn bao giờ gặp lại được những bạn bè cũ năm xưa, nhưng trong dịp đi làm đơn xin xác nhận là quân đội đồng minh của Úc trong chiến trường Việt Nam, tôi đã gặp anh Trần Thiện Cơ, và rất vui mừng biết rằng, thằng bạn rất thân ngày còn ở Thám Sát, Trần Nguyên Long, hiện cũng đang ở Úc. Qua  anh Cơ và Long, tôi mới hay rằng, Đại Tá hiện đang sống ở Mỹ và đã thành lập hội Gia Đình 81 với mục đích để giúp đỡ cho những gia đình chiến hữu đã mất hoặc còn kẹt lại Việt Nam.  Mặc dù đã ra khỏi BCD, tuy nhiên lòng tôi lúc nào cũng kiêu hãnh là một người lính Biệt Cách Dù, bởi thế tiện đây, của ít lòng nhiều, tôi xin gởi một số tiền nhỏ để phụ giúp quỹ, đồng thời kèm theo bức . . .CHÂN DUNG . . . người lính BCD (hơi xấu trai) mà tôi đã mang theo mình trong suốt bao năm qua.
          Trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin gởi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Đại tá, cùng tất cả anh em bạn bè trong Gia Đình 81 BCND.

Wednesday, July 10, 2013

TÔI VÀ COMPUTER .
Thưa các anh ,
1/ Những điều ta cần biết trên mọi lĩnh vực (a) , gần như đều có trên mạng ; chĩ có điều phần lớn bằng tiếng Anh , nhưng đó ko phải là trở ngại duy nhứt .
2/ Tìm ra thông tin , đúng với nhu cầu cũa mình .
3/ Và thực hiện đúng các chĩ dẫn từ thông tin đó : điều này quan trọng nhứt .
Gần đúng như vậy , từ một người hoàn toàn ko biết gì về computer , nhờ khá tiếng Anh , giai đoạn đầu tôi đã tự học (bằng cách vào thư viện đọc sách và xử dụng máy cũa TV) ; sau khi xử dụng thành thạo , tôi đã chuyển qua sửa chữa máy tính bằng cách :
a/ đặt câu hỏi trên mạng , (dĩ nhiên bằng tiếng Anh) .
b/ xem xét kỷ từng câu trả lời để xem câu nào có thể áp dụng vào vấn đề mình gặp phải và in ra giấy hay chép vào sổ tay (nếu ngắn) .
c/ theo đúng sự chĩ dẫn từ thông tin đó .
Hiện tôi ko còn sửa máy tính nhiều như trước (do tay rung , mắt mờ) ; nhưng vẫn là chổ dựa cũa bạn bè , do vẫn còn nắm vững cách vận hành (cũa vi tính) , đặc biệt là phần mềm .
Tôi ko thể nào giỏi hơn những người đã qua trường lớp về vi tính , nhưng nếu so với những người cùng trình độ (chĩ học lớp 11 trường tư) và tuổi tác như tôi , thì tôi khá hơn họ
Hiện nay , đam mê cũa tôi là viết blog , đôi khi bỏ ăn bỏ ngủ . Nhưng nếu có yêu cầu cũa bạn bè , tôi vẫn giúp . /.
TB . Nguyên tắc sửa chữa cũa tôi : cố gắng ko làm hư các phần còn tốt cũa máy tính , vì nếu ko làm được như vậy thì đừng nhận sửa máy .

Tuesday, July 2, 2013

HÚ HỒN , TƯỠNG CA MẠNG ĐÃ XÂM NHẬP VÀO MÁY !




SUÝT ĐỨNG TIM VÌ TƯỞNG ‘AI ĐÓ’ ĐÃ XÂM NHẬP VÀO MÁY !
Chiu hôm qua , July 1 , 2013 , tôi nhn đưc mt máy tính để bàn  hiu Compaq chy Windows Vista – do ngưi quen cho , máy này chy rt chm và nghi ngờ nhiễm virus . Sáng hôm nay , tôi đã m nắp máy đ hút bi bên trong .
Tôi vẫn gi hệ điều hành Windows Vista vì máy này có sẳn Microsoft Office 2007 và Roxio đ sang DVD .
Khi  máy khởi động , tôi lại muốn ‘đứng tim ‘ khi nghe một tiếng ‘rắc’ nhỏ : tôi thy phần mềm chng virus Norton 360 đã hết hn t lâu ; bo v máy chĩ có Windows Defender và McAfee Security Scan Plus . Tôi lin chĩnh li Windows Defender , xóa McAfee và ti xung AVG Free 2013 đ bo v máy .
Sau đó vào Programs and Features đ b bt rất nhiều chương trình (CT) và nhng phần chủ chốt (feature) ko dùng . Ti thêm trình duyt Firefox , các tiện ích (utility) như 7-zip (đ gii nén) , Ccleaner , và Glary Utilities , (để máy chạy nhanh và an toàn hơn ) ; sau đó liên tc chạy Ccleaner và Glary để bỏ bớt những thứ ko cần thiết . Trước đó , tôi vào My Computer thì ổ cứng C vẫn còn trống nhiều chổ trống  .
Tôi thy phn Pictures , My Documents , Music và Downloads (cha nhiu clip nhc loi MP3) cũng chiếm khong trên dưới 2 GB mi phn nên giử nguyên .  Nhưng khi vào My Computer thì cng C , có sức chứa 325 GB đã hoàn toàn biến thành MÀU Đ . Ri máy li LIÊN TỤC hin lên  cảnh báo như cng ĐÃ ĐẦY, nên xóa bt mt s CT ko dùng’ .
Tưng tht , tôi lin vào Programs and Features đ xóa thêm mt s CT ; vào My Pictures , Music và Downloads, v.v… đ xóa rt nhiu . Tôi nhận thấy dù mình đã xóa RẤT NHIỀU CTvà tệp tin nhưng ổ cứng VẪN GIỬ MÀU ĐÓ  .
Sau my gi ‘chiến đấu’ vất vả như trên (trong khi trời rất nóng  94 độ F hay 34,4 C) , tôi đã sảng khoái khi vào My Computer thì cng C ko còn màu đ và cho biết còn 214GB free trên cng .
Hóa ra , do TRỤC TRẶC nào đó nên  cng đã chuyn qua màu đ . Ch ko th nào , nhng CT , hay video clip , hay nhc , hay tp tin , v.v… mà tôi va xóa li tương đương vi (325-214 =) 111 GB.
LẦN ĐẦU TIÊN tôi gặp trường hợp này , nghĩa là dù máy vẫn còn rất nhiều chổ trống nhưng ổ cứng lại hoàn toàn chuyển thành màu đỏ . Lại còn nghĩ bậy là ‘đâu đó có ai ’ đã xâm nhập vào máy để phá mình .

Sunday, June 30, 2013

Trận Đánh Không Có Đại Bàng
tại Huấn Khu Thủ Đức ngày 30/4/1975

Tác gỉa: Trần Văn Trung, Lê Nguyễn, Hải Triều

Rừng xanh Long Khánh gục đầu, tan tác theo những bước lui binh bỏ Xuân Lộc, lệnh sư đoàn 18 do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy và các đơn vị tăng phái, bằng mọi giá rút về bảo vệ vòng đai Sàigon. Đó là những con đường máu mà các đơn vị QLVNCH phải xuyên phá vòng vây phục kích của các sư đoàn Bắc quân trong thế lui quân nghiệt ngã. Địch chiếm Long Khánh và áp lực địch lấn dần về Saigon theo một vòng cung lửa từ Đông sang Tây.
Cửa ngõ Xuân Lộc đã mở cho địch quân, quân lệnh từ đài phát thanh quân đội và Saigon vẫn được “đại bàng” các loại ban hành xen lẫn với các bản hùng ca chiến đấu, nhưng người lính không biết các ông ở tọa độ nào, “đại bàng” đang xếp cánh ở đâu, còn hay đã bay xa. Nắng ấm tháng Tư miền Nam vẫn trải khắp núi rừng, đồng ruộng, phố phường, nhưng trong nắng rõ ràng đã ăm ắp những tia nắng của tử khí, của bi thương của tuyệt vọng. Người người hốt hoảng, mà cây cỏ dường như cũng không muốn ngẩng đầu.
Trưa 28 tháng 4 . 1975, xe pháo quân đội các loại từ hướng Biên Hòa nối đuôi đổ về Saigon, quân số các cơ quan, đơn vị trong Huấn Khu Thủ Đức cũng vơi dần trong cơn sốt hoảng loạn dù lệnh cấm trại 100% đã được ban ra từ mấy hôm trước. Số sĩ quan bám trụ ở lại trong Huấn Khu TĐ còn lại khoảng 30% , ước chừng 30 sĩ quan cơ hữu của Huấn Khu, trong số người còn lại vào phút chót đó có Đại Úy Trung của trường Tổng Quản Trị, Đại Úy Thảo của trường Quân Báo .
Huấn Khu Trủ Đức (HKTĐ), quân trường Thủ Đức cũ, nằm trong địa bàn trận địa trên lộ trình chuyển địch xuôi Nam tiến về Saigon trong vòng cung tiến quân của các sư đoàn cộng sản. Mọi thành phần thuộc các đơn vị trong Huấn Khu, kể cả khu gia binh được đặt trong tình trạng chiến đấu không có “đại bàng”. Tuy vậy, họ đã phối hợp vô cùng nhịp nhàng trong thế phòng thủ và tác chiến. Các đơn vị gồm trường Tổng Quản Trị, trường Hành Chánh Tài Chánh, trường Quân Nhạc và trường Thể Dục Thể Thao, riêng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia và Trường Bộ Binh Long Thành (Thủ Đức cũ) không nằm trong phạm vi Huấn Khu Thủ Đức.
Đêm qua nhanh trong hơi thở dồn dập tuyệt vọng của miền Nam, đêm cắm trại mệt nhoài chờ tác chiến của quân nhân các cấp trong HKTĐ. Ca trực Tổng Quản Trị được bàn giao từ Đại Úy Thông ngày 28/4 qua Đại Úy Trần Văn Trung sáng 29/4.
Mờ sáng, cả Huấn Khu mừng rỡ mở cổng chính số 1 để đón các đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt từ miền Trung kéo về, cùng lúc hàng loạt những đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Long Thành cũng kéo về HKTĐ, trường Mẹ cũ của họ thuở xưa. Họ di quân từng toán thứ tự dù không có cấp chỉ huy trực tiếp, trừ vị sĩ quan cao lon nhất là Trung Tá Tuyền của trường Bộ Binh Long Thành.
HKTĐ trở thành nơi tá túc của các SVSQ Đà Lạt và Long Thành. Ngay sau đó, họ trở thành những chiến binh tác chiến bảo vệ căn cứ .
HKTĐ có thêm quân, có thêm anh em đồng cảnh ngộ chong súng dựa lưng nhau. Lạ lùng thay, dù không có một “đại bàng” chính thức nào trên đầu, các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc hàng ngang, làm việc hàng ngang trong tình huynh đệ đồng sinh đồng tử trong những giây phút cuối cùng của miền Nam. Các sĩ quan trong Huấn Khu thay phiên nhau trực và điều hợp những kế hoạch phòng thủ và tác chiến trong khi vòng vây của địch đang khép dần chung quanh căn cứ. Các giao thông hào, các công sự phòng thủ, các cứ điểm đặt súng cộng đồng, các trạm canh gác…Tất cả các loại súng chong thẳng ra ngoài hàng rào kẽm gai. Các thùng đạn đủ loại đặt sẵn tại các vị trí tác chiến. M72 sẵn sàng trong từng chiến hào. Các trạm canh báo cáo liên tục về cánh quân di chuyển của địch ở tầm xa đang tiến về hướng Huấn Khu.
Bắc quân tiến về Saigon nhưng sẽ không để yên Huấn Khu Thủ Đức.
Trong Trường Quân Báo Cây Mai, Đ/U Thảo, trưởng phòng Chính Huấn đang phân vân giữa gia đình và đơn vị. Anh vẫn còn ở lại Huấn Khu trong khi có một số bạn đã chuồn về với gia đình họ, đột nhiên anh thấy “ông gìa đầu bạc”, Thiếu Tá Biện Ngọc Bái, người đã rời Huấn Khu về Saigon thăm nhà hôm trước, lại quay trở lại. Ông buột miệng hỏi:
-Ủa, Đ/U Thảo còn ở đây à?
-Bộ huynh trưởng tưởng tôi mang phao lặn theo ông Thiệp kiếng cận rồi sao?
-À, hay toa lấy Honda “dzọt” về nhà chút xem sao. Đường còn đi được mà!
-Thiếu Tá già rồi còn vì trách nhi ệm mà trở lại đơn vị với anh em, còn tôi, trong tình huống này lòng dạ nào bỏ đơn vị?
-Ừ, thôi anh em mình cùng ở lại, có gì thì cùng chiến đấu bên nhau. Mà Đ/U Thảo Ròm, làm sao thì làm chứ tôi đã từng vào Lý Bá Sơ cách đây mấy mươi năm, ớn lắm rồi nhé!
Tại văn phòng Chỉ Huy Phó đêm 29 tháng 4, trường Quân Báo có một cuộc họp mặt bỏ túi gồm có Trung Tá Nguyễn Ngọc Bích, Chỉ Huy Phó kiêm Trưởng Khối Huấn Luyện trường Cây Mai, Trung Tá Phạm Văn Đẫu, Thiếu Tá Bái, Hiền, Kiệt và Đ/U Thảo, không khí nặng nề, âu lo. Anh em chửi thề khi nghe tiếng mõ thanh la, trống các loại của cộng sản đập gõ ở vòng ngoài hàng rào phòng thủ sau cổng số 9, đường ra bãi tập của Trường Bộ Binh cũ. Kèm theo những tiếng gõ đủ thứ, âm thanh ồn ào của tiếng loa vọng vào Huấn Khu: “Hàng sống, chống chết. Hãy về với nhân dân để được khoan hồng!”
Việt cộng cứ loa, cứ gõ, các sĩ quan trong Huấn Khu vẫn âm thầm chia nhau trực và kiểm soát vị trí phòng thủ của anh em. Tr/T Đẫu lên tiếng, giọng ông buồn buồn:
-Anh em mình không còn bao nhiêu người, T/Tá Hiền và Đ/Uý Thảo quen trận mạc, Thảo điều động anh em án ngữ mặt tiền đơn vị, còn Hiền phụ mặt sau với chúng tôi.
-Trung Tá yên chí, chúng ta sẽ chơi xả láng nếu chúng tràn vô Huấn Khu.
-Thảo liên lạc thường xuyên bên phòng sĩ quan trực để phối hợp với anh em bên Tổng Quản Trị và Trường Hành Chánh Tài Chánh nghe.
Giờ Bắc quân tấn công đã tới, khỏang 4 giờ sáng trời còn mờ mờ, chim chóc trong các tàng cây nháo nhác bay cao thì hàng loạt súng cối của địch pháo vào Huấn Khu, tiếp theo sau là súng nổ dữ dội giữa ta và địch ở bên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Bắc quân dồn nỗ lực thanh toán mục tiêu Học Viện CSQG ở ngoài vòng rào phòng thủ Huấn khu, chênh chếch phía Tây Bắc của cổng số 1, gần Chợ Nhỏ, trước khi tập trung quân ào ạt tấn công HKTĐ với lực lượng mạnh hơn. Sự chống trả dũng mãnh và can trường của anh em bên Học Viện CSQG cuối cùng đã tắt sau 2 giờ cầm cự.
Máu đã đổ, tang thương chết chóc đang mò dần đến các hàng rào phòng thủ. Các đơn vị phòng thủ bị địch vây tứ hướng, chúng đang nhìn vào Huấn Khu thăm dò. Không gian yên tĩnh, một thứ yên tĩnh rợn người. Địch đang vây Saigon, họ không hiểu nổi tại sao các đơn vị xa Saigon mấy chục cây số vẫn còn chiến đấu quyết liệt!
6 giờ sáng, Bắc quân pháo vô Huấn Khu mà quả pháo đầu tiên rơi ngay cửa văn phòng sĩ quan trực Trần Văn Trung. Các mũi tấn công của địch đồng loạt đâm thẳng vào các phòng tuyến của HKTĐ, áp lực nặng nhất là khu nghĩa trang.
Đ/Úy Trần Văn Trung đề nghị đưa tất cả vũ khí của Huấn Khu ra các kháng tuyến, M72, lựu đạn, súng lớn, súng nhỏ, thùng đạn… Riêng mặt vòng cung kháng tuyến từ khu nghĩa trang qua phía sau Câu Lạc Bộ Dân Sự, có khoảng vài chục đại liên 30 đang chĩa nòng ra ngoài, dây đạn nối vào ổ súng. Tất cả sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.
Trong khi pháo của địch đang còn rót vào Huấn Khu thì em trai của Trung là Nam đã lọt được vào Huấn Khu tìm và gọi Trung về Saigon. Nam hổn hển:
-Anh Trung, nhà bảo anh trốn về gấp để di tản bằng máy bay của anh Lê Trần Cát, cả nhà còn chờ anh, có anh nhà mới đi
-Trời ơi, giờ này mày lên vùng tử địa này làm gì? Tao ở lại với anh em. Các đơn vị còn chiến đấu làm sao tao về. Tao ở lại, tới đâu hay tới đó, mày đi về đi!
-Làm sao em về, tụi nó bắn tùm lum tà la ngoài Chợ Nhỏ. Hay anh cho em cây súng, em ở lại với anh!
Trung quăng vội cho thằng em cái nón sắt, cây súng , áo giáp và cây Carbin M1:
-Mày nằm giao thông hào gần tao, cứ chĩa súng ra hướng gò mả. Tụi nó tràn vô cứ việc bóp cò như tao đã chỉ cho mày lần trước. Nhét vào túi mấy kẹp đạn nhanh lên!
Trung phóng trở lại phòng sĩ quan trực, đạn địch bắn qua khu nghĩa địa như mưa. Trung hét vào máy:
-Mũi nhọn địch đang tấn công khu nghĩa địa bằng bộ binh. Tụi nó chơi ban ngày. Coi chừng cổng số 1 và cổng số 9!
Tiếng súng hai bên nổ đồng loạt tạo ra một thứ âm thanh binh lửa kinh người mà từ ngày thành lập trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi thành HKTĐ, người dân quanh vùng và binh sĩ trú phòng chưa từng chứng kiến, chưa từng trải qua. Tiếng súng nổ át hẳn âm thanh của các máy âm thoại. Người ta không còn nghe gì ngoài tiếng đạn nổ như gieo cát trên mái tôn. Dưới chiến hào sau trường Tổng Quản Trị, vài anh em hoảng hốt la lớn:
-Chết mẹ! tụi nó cắt gần xong vòng raò ngoài và đang mò dần vào các gò mả. Mày chơi mấy thằng ở lùm cây, tao chơi mấy thằng bò lết cắt kẽm gai. Nó mò vào ôm được mấy gò mả sát mình nó thọt B40 vào thì khốn nạn!
-Thì cứ thế mà làm. ĐM! Bộ nó tưởng dễ ăn, nó tưởng sau mấy cái gò mả không có đồ cúng tụi nó sao?
Những người lính không rõ đơn vị, những SVSQ, những quân nhân cơ hữu còn lại của Huấn Khu, năm cha ba mẹ ở các nơi dồn về chung một chiến hào, vừa bắn vưà chửi như bắp rang. Và y như rằng, ngay sau đó, hàng loạt mìn claymore và mìn chống cá nhân cài dọc theo mấy gò mả thi nhau hàng loạt.. Ầm! Ầm! Ầm! Các loạt nổ dọc dài theo kháng tuyến phòng thủ hòa với lưới lửa phủ chụp địch trong khu nghĩa địa. Dường như Bắc quân không nghĩ tới những hàng rào kẽm gai với dầy đặc cái loại mìn nổ và bên trong là hàng loạt các loại vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng tua tủa chĩa ra mục tiêu trong tư thế chờ địch. Đợt biển người của Bắc quân sau gần 3 tiếng đồng hồ tấn kích đã bị bẻ gẫy. Một số xác Bắc quân nằm dính trong hàng rào kẽm gai tại khu nghĩa địa. Bắc quân chủ quan, tưởng hệ thống phòng thủ của quân trường HKTĐ là không đáng ngại nên họ đã phải trả cái giá quá đắt khi bị đánh bật ra ngoài.
Ý đồ của địch là quyết tâm vượt hàng rào kẽm gai, chiếm nghĩa địa để làm bàn đạp chọc thủng mặt Tây của Huấn Khu trong tầm tác xạ của B40, B41 thay vì đánh chính diện vào cổng chính số 1 mà địch nghĩ có thể hỏa lực phòng thủ tập trung nặng hơn. Khu nghĩa địa đã diễn ra những đợt ác chiến đẫm máu giữa ban ngày và Bắc quân đã bị thiệt hại nặng nề.
Huấn khu Thủ Đức bây giờ là một bãi chiến trường ác liệt, bi hùng, chờ đợi những tang thương, nghiệt ngã khi chiến xa Bắc quân đang trên đường tấn công vào Huấn Khu sau khi bị chận đứng ở các vòng rào vùng nghĩa địa. Tiếng báo cáo trên hệ thống âm thoại của Bắc quân:
-Báo cáo đồng chí, A5 không thể chọc thủng phòng tuyến địch! Tổn thất của ta nặng. Không thể chọc thủng và tràn ngập bằng bộ chiến.
-Các đồng chí chuẩn bị dồn hết nỗ lực tùng thiết vào cổng chính. Tăng sẽ đến ngay. Các đồng chí phải khẩn trương thanh toán mục tiêu trước buổi trưa. Địt mẹ! Tên Dương Văn Minh đã ra lịnh đầu hàng mà quân nguỵ vẫn còn ngoan cố!
Cái yên lặng của chiến trường bỗng trở nên rùng rợn giữa ánh nắng chói chang. Bên ngoài địch ngưng nổ súng, bên trong ta ngưng nổ súng. Các toán cứu thương di chuyển anh em bị thương về phòng cấp cứu. Trong các máy âm thoại, trên các máy điện thoại trong Huấn Khu, trên trời cao ngoài tầm cao xạ phòng không của địch, không có hơi thở, tiếng nói của bất cứ một thứ “đại bàng” hay tư lệnh nào! Trong thủ đô Saigon, “đại bàng chúa Dương Văn Minh” vừa lên ngôi vài hôm đã rũ cánh đầu hàng. HKTĐ vẫn chiến đấu. Bao nhiêu chiến thuật, kỷ luật, binh pháp, bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường, bao nhiêu lòng tự hào, bao nhiêu lòng yêu nước của người LÍNH miền Nam các cấp còn lại sau trận đánh đẫm liệt ở Xuân Lộc Long Khánh và sau khi được lệnh lui quân, đã dồn lại trong kháng tuyến của HKTĐ sáng ngày định mệnh 30 tháng Tư năm 1975.
Không có cấp chỉ huy, không có tư lệnh chiến trường, các sĩ quan còn lại trong Huấn Khu, bất kể cấp bậc, cơ hữu hay tá túc khi đơn vị tan rã từ miền Trung, đã làm việc hàng ngang với nhau, đã phối hợp tuyệt vời trong trận tử thủ. Các SVSQ hai trường Thủ Đức/Long Thành và Đà Lạt đã có mặt ngay trong các chiến hào. Kháng tuyến không còn là lính, là Hạ Sĩ Quan, là SVSQ hay là sĩ quan mà là một khối.
Nắng miền Nam chiếu rọi những tia u uất khắp trời. Từ Vũ Đình Trường, giao thông hào, người sĩ quan vô danh không biết thuộc đơn vị nào, mặt đanh lại, Anh phóng ống nhòm quan sát cổng số 9 rồi quay 180 độ, anh quan sát dọc theo kháng tuyến thẳng ra cổng chính số 1.
Dường như là một sĩ quan từng xông pha trận mạc, anh dự đóan cái gì sẽ xẩy ra sau mấy tiếng đồng hồ “chiến trường yên tĩnh”, địch có thể tung chiến xa vào trận.
Cổng số 1 được bịt kín bởi những hàng rào kẽm gai, quân địch chắc đang núp đâu đó và dân thì đã lánh xa, bên ngoài Chợ Nhỏ không có một bóng người. Bên trong cổng số 1, dọc theo chiến hào là những vũ khí đủ loại của các đơn vị cơ hữu và của các đơn vị khác mang theo vào trú ẩn trong Huấn Khu. Những ống phóng M72 nằm phơi dưới nắng, nếu địch tấn công vào Huấn Khu xuyên qua cổng 1, thế nào cũng lãnh hàng tá M72.
Cái gì phải đến thì sẽ đến. Lấy Saigon được mà HKTĐ còn kháng cự, không thanh toán được có thể là mối nhục của Bắc quân. Giờ định mệnh của HKTĐ đã đến. Khoảng sau 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, khi lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh loan trên đài phát thanh Saigon, không biết vô tình hay cố ý, HKTĐ vẫn ở trong tư thế ứng chiến. Có lẽ tin rằng các đơn vị QLVNCH sẽ tuân theo lệnh của D.V. Minh nên một đoàn chiến xa của Bắc quân từ xa lộ trực chỉ HKTĐ hướng thẳng vào cổng số 1, âm thanh xích sắt càng rõ dần. Đ/Úy Thảo phóng ống nhòm ra cổng chính, Anh la lên báo động cho mọi người:
-Anh em chuẩn bị! Một số chiến xa của địch đang tiến về Huấn Khu, có cả bộ binh tùng thiết và đám du kích nón tai bèo. Đúng là tụi nó! Xe chúng có cắm cờ xanh đỏ của đám Mặt Trận!
Thảo mải mê theo dõi địch di quân, mắt dán vào ống dòm, miệng tiếp tục nói. Thực ra, nhìn bằng mắt trần, anh em cũng đã nhận ra những gì đang xẩy ra và họ đã phóng ra chiến hào phòng thủ nhanh hơn Thảo dự liệu. Khi anh quay lại thì mọi người đã sẵn sàng trong thế tác chiến.
Khi đoàn chiến xa địch tiến gần cổng số 1, tên chỉ huy địch bỗng ra lệnh ngừng xe:
-Các đồng chí cẩn thận coi chừng M72! Tại sao Sagion đã đầu hàng mà HKTĐ không có vẻ gì là sẵn sàng bàn giao cho cách mạng? Lạ thật! Hay là đám này cũng cứng đầu như đám sư đoàn 18 của tướng ngụy Lê Minh Đảo ở Long Khánh? Ta đã mất ở đó hơn mấy ngàn đồng chí, trận đánh sáng nay nghe báo cáo ta tổn thất khá nặng. Phải cẩn thận.
Một tên sĩ quan VC sốt ruột hỏi:
-Đồng chí tính sao? Chẳng lẽ ớn Long Khánh lại khoanh tay bất động đứng nhìn Huấn Khu của địch ngoan cố không đầu hàng? Lệnh trên buộc ta phải nhổ cái chốt này để tập trung về Saigon nội trong ngày hôm nay.
-Đồng chí nghe lệnh tôi, cho phân tán đơn vị vào nhà dân. Tất cả bố trí bên ngoài chờ lệnh, chỉ một chiến xa dò đường phá cổng chính mà thôi để xem quân trú phòng địch phản ứng ra sao. Các đồng chí khẩn trương chấp hành lệnh.
Một con trâu sắt đen thui từ từ húc về hướng cổng số 1, khoảng 10 giờ 30 sáng, chiếc T54 nghiền xích sắt gầm gừ tiến dần về cổng chính. Không biết bao nhiêu cặp mắt bên ngoài nhìn vô, không biết bao nhiêu cặp mắt bên trong nhìn ra, cả dân lẫn lính hai phe đối chiến. Mọi người nín thở, hồi hộp, họ chờ một tiếng nổ của hỏa tiễn M72 phóng vào chiến xa địch. Nhưng lạ lùng thay, bên ta không ai bắn một phát nào, trong lúc chiến xa địch ủi toạc hàng rào kẽm gai phòng thủ chắn trước cổng số 1, vừa qua khỏi cổng vừa tác xạ bừa vào Huấn Khu. Đơn lẻ chỉ có một chiếc, rõ ràng không phải chiến xa đi lạc đường, Bắc quân đang giở trò gì đây?
Lẻ tẻ có những tiếng súng nhỏ của quân trú phòng tức giận đáp lễ tiếng đại liên trên chiến xa địch nhưng âm thanh bị át đi bởi tiếng súng của địch. Có lẽ quân ta ngần ngại không dám khai hỏa khi thấy súng nhỏ M16, Carbine, Garant của phe ta không tương xứng với đại bác, đại liên trên chiến xa địch? Mấy thứ này làm sao bắn thủng vỏ thép T54! Còn M72 đâu? Không thấy khai hoả? Chiến trường gì đâu như giỡn mặt, như đùa.
Khi chiến xa địch vượt qua trường Quân Báo trên đường ra cổng số 9, Trung Sĩ Hùng Tầu hốt hoảng:
-Đại Uý Thảo, cho lệnh bắn đi chớ. Trời ơi! Nó chạy ngay sát cạnh mấy ống M72 mà sao ai cũng tha cho nó vậy trời!
-Không được, chờ! Bộ ông không thấy chúng nó đại bác nòng dài, còn đám mình súng nhỏ cổ lỗ sĩ! Anh em SVSQ các trường bạn bố trí cạnh đường, chiến hào cách chiến xa địch có một tầm tay với, họ chưa phản ứng thì mình phá bỉnh sao được? Nguy cho mình và nguy cho cả họ! Từ bên ngoài cổng số 1, ban chỉ huy của địch cũng căng thẳng theo dõi chiếc chiến xa thám sát đơn độc.
-Lạ thật! các đồng chí có thấy gì không? Tại sao địch lại im lặng không phản ứng gì? Chẳng lẽ địch bỏ trốn trước lệnh đầu hàng? Ta đã vây kín căn cứ địch rồi làm sao chúng thoát.
-Báo cáo thủ trưởng, tôi nghe có tiếng súng nhỏ của địch nổ. Kiểu cách bố trí phòng thủ cho thấy địch không buông tay dễ dàng. Tôi lo cho chiến xa của chúng ta sẽ chạm địch dữ dội trên đường trở ra.
- Đồng chí ra lệnh trưởng xa không ủi cổng sau mà hãy quay lại về hướng cổng số 1 tức khắc, với vận tốc nhanh và khai hỏa tối đa 2 bên đường và các mục tiêu nghi ngờ.
Chiếc T54 chưa chạm cổng số 9 đã quay nhanh lại về hướng cũ, vừa chạy vừa tác xạ liên tục. Khi chiếc T54 vừa lăn xích qua khỏi Vũ Đình Trường, đột nhiên tất cả kháng tuyến hai bên đường đồng loạt nổ súng như mưa vào chiến xa, nhắm thẳng vào tên xạ thủ đại liên trên pháo tháp, hắn biến mất sau vài tràng đạn không biết hắn bị bắn gục lọt xuống lòng xe hay chui xuống trốn đạn?
Không còn bị đại liên uy hiếp, các ổ M72 dọc hai bên hông chiến xa đồng loạt phóng hỏa tiễn vào chiếc T54. Chiếc chiến xa bị vây trong lưới lửa, kinh hoàng rú ga. Một quả, hai quả, ba quả và hàng loạt quả, cái trúng cái trật, nhưng một quả M72 phóng từ hướng Đông phía Trường Thể Dục Thể Thao trúng thẳng vào xích sắt chiếc T54 làm nó đứt xích, khựng lại và rung lên vì sức nổ. Tuy nhiên, nó vẫn cố lết về hướng cổng số 1, hy vọng thoát khỏi vòng vây nhưng xích sắt bên trái bị đứt rời, đầu chiến xa xoay thẳng về hướng Khu Tiếp Tân rồi đứng khựng lại cách cổng số 1 không xa.
Trong chiến hào, quân ta đứng vụt dậy reo hò như tham dự một trạn đánh hào hứng, đẹp như trong xi-nê. Chiếc T54 nằm cọ quạy tại chỗ nhưng chưa cháy, bỗng một SVSQ trường Bộ Binh đứng bật dậy khỏi hố chiến đấu, ném ống M72 xuống đất, phóng ra khỏi hố rút chốt lựu đạn chạy thẳng về chiếc chiến xa, nhẩy vọt lên xe và thảy vào lòng chiến xa rồi nhảy khỏi xe. Một tiếng nổ long trời trong lòng chiếc T54, tiếp theo là những tiếng nổ phụ của các loại đạn trong xe. Người SVSQ gan dạ đó không quay đầu lại cho đến khi anh nhảy lọt vào hố chiến đấu. Anh đứng thẳng người nhìn khói bốc ra từ chiếc T54 bất động. Tiếng reo hò của quân ta lại vang lên khắp các chiến hào. (**)
Chiếc T54 bốc khói nằm chết tại chỗ, vẫn chưa thấy địch chuyển quân. Hai bên án binh bất động. Tình trạng sẵn sàng tham chiến trong Huấn Khu vẫn còn căng cứng. Các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc nhau để kiểm điểm thương vong. Số thương vong có đến 20 anh em.
Trận đánh không có “đại bàng” tại HKTĐ sáng ngày 30 tháng 4, 1975 được coi là tuyệt vời, dù chiến trường ngay sau đó trở thành u ám khi nghe tin đồng đội bị tử thương và khi nghe tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng.
Đại Úy Thảo, tự Thảo Ròm, gọi Trung Sĩ I Hùng giao lại tuyến phòng thủ. Bóng dáng mảnh mai của anh với cây Carbin M2 chạy vụt nhanh qua Hội Quán Sĩ Quan phụ tay tẩm liệm anh em tử thương, băng bó anh em bị thương. Nỗi đau nhìn anh em trên vũng máu chưa nguôi thì nỗi đau lớn hơn, bàng hoàng hơn vây bọc mọi người khi được nghe rõ từ chiếc radio: ông Dương văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng! Không biết lệnh này ban ra lần thứ mấy từ đài phát thanh Saigon. Có những lời chửi thề tức tối, có những vị sĩ quan gục đầu ôm mặt, những dòng nước mắt tuôn trào trên những gương mặt một thời xông pha trong cõi chết của trận mạc mà chưa từng đổ lệ….
Thảo Ròm chạy lên phòng làm việc của Khối Chính Tranh Chính Trị Trường Quân Báo. Anh gặp Thiếu Tá Bái nước mắt ràn rụa:
-Đại Uý Thảo, thế là hết! Thay đồ nhanh lên để về với vợ con, còn gì mà chần chờ!
-Không, Thiếu Tá dzọt trước đi. Tôi đã thủ mấy trái lựu đạn mấy bữa nay. Trước khi buông súng, tôi quyết sẽ chơi bọn nó cú chót. Tôi sẽ gài vài trái vào tủ hồ sơ rồi xuống sau.
-Đừng! Đừng anh Thảo! Nó không giải quyết được gì thêm, ngộ lỡ trong cảnh hỗn loạn, anh em sau mình vô tình mở tủ hồ sơ thì khốn! Thảo tuân lời. Anh cởi bỏ bộ quân phục, đôi giầy trận như anh đã từng làm mỗi chiều tan sở rời đơn vị về nhà, nhưng lần này, tay anh run run, tim anh đoài đoạn, lòng anh trùng xuống khi biết đời binh nghiệp của mình đã chấm dứt, giờ chia tay bạn bè trong tình huống tan hàng nghiệt ngã. Trước khi rời bước, anh xoay người nhìn lại bộ quân phục nằm rũ trên bàn. Chợt anh nhìn thấy ba bông mai vàng trên bâu áo như đau đớn nhìn anh vĩnh biệt, trên má anh, hai hàng nước mắt chảy dài.
Sau khi chiếc T54 bị cháy, địch sẽ dứt điểm HKTĐ bằng mọi gía. Đứng trước cư xá phía mặt tiền Trường Tổng Quản Trị, Trung Tá Truyền mắt đăm đăm nhìn ra cổng số 1, mắt đảo một vòng ra phía Chợ Nhỏ, chợt ông quay lại nói với anh em:
- Điệu này chắc không xong. Ông Minh đã ra lệnh buông súng mà chúng ta vẫn còn đánh. Tôi thấy ca Huấn Khu nhiều anh em vẫn cương quyết đánh đến cùng, nhưng thế cờ sẽ không xoay ngược. Tôi sợ tốn xương máu của anh em.
- Trung Tá định làm gì? Trong khu vực mình, dù Trung Tá thuộc quân số Trường Bộ Binh Long Thành nhưng Trung Tá là sĩ quan cao nhất có mặt trong khu vực này, không biết bên Trường Quân Báo hay Quân Nhạc có vị sĩ quan cao cấp nào còn lại trong Huấn Khu hay không. Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó không xuất hiện trên hệ thống liên lạc tác chiến. Thôi thì Trung Tá cứ nói quyết định của Trung Tá xem sao. - Tôi gắn cờ trắng lên xe và cùng tài xế ra cổng tiếp xúc với các đơn vị Việt cộng để nói chuyện mình hạ vũ khí.
- Không, tụi em không đồng ý.
- Thế thì các cậu có giải pháp nào hay hơn trong tình huống tuyệt vọng này chăng?
Không ai trả lời. “thầy trò” trao đổi quyết định trong không khí nặng nề, căng thẳng. Sau cùng họ để Tr/Tá Truyền quyết định. Tr/Tá Truyền vẫn mặc nguyên quân phục và cấp bậc, cùng tài xế lái xe jeep mui trần ra cổng. Cây cờ trắng phất phơ trên cây cần câu máy truyền tin. Chiếc xe chạy chậm, mấy trăm cặp mắt nhìn chăm chăm vào xe ông di chuyển. Ông đứng thẳng người, xe và người không trang bị vũ khí. Bên ngoài địch thấy rõ đây là một sĩ quan của quân đội miền Nam ra tiếp xúc với họ. Khi xe của Tr/Tá Truyền vừa chạm mặt đường ra cổng chính, một qủa B40 hay SKZ trực xạ từ bên ngoài thẳng vào chiếc xe mang cờ trắng. Ầm! Chiếc xe jeep nổ tung lên và bốc cháy. Tr/Tá Truyền và người tài xế văng ra khỏi xe và chết ngay tại chỗ.
Tất cả những người chứng kiến cái chết của Tr/Tá Truyền bàng hoàng, uất hận, họ nhào xuống giao thông hào khai hỏa hàng loạt ra ngoài, những đỉnh đầu ruồi đồng loạt hướng về cổng số 1, họ sẵn sàng chiến đấu chết bỏ.
Rồi họ chờ phản ứng của địch. Thời gian trôi chậm chạp trên bờ tử khí hắc mùi thuốc súng, địch vẫn án binh bất động. Chiếc T54 vẫn còn những sợi khói quặn mình bò lên không trung. Khoảng 1 giờ trưa, khi Th/Tá Bái và Đ/Úy Thảo nghẹn ngào ôm lấy anh em khóa sinh, SVSQ và những sĩ quan thân thuộc, họ nói với nhau những lời vĩnh biệt, tang thương phủ xuống Huấn Khu. Tiếng loa gọi hàng của Bắc quân vọng vô:
-Chúng tôi kêu gọi các đơn vị Ngụy quân đầu hàng, bỏ vũ khí tại chỗ, mặc thường phục và rời khỏi doanh trại.
Loa gọi hàng được nhắc đi nhắc lại xen lẫn với lời gọi buông súng của Dương Văn Minh. Anh em trong Huấn Khu thấy bầu trời bỗng chốc chuyển sang một mầu đỏ rực, cây cỏ gục đầu dưới nắng tháng Tư hừng hực tử khí thê lương. Cũng không gian đó, cũng vùng đất này, vài tháng trước đây, dù có trải qua những giờ phút lửa đạn ngút trời, HKTĐ vẫn hiên ngang trong lưới đạn thù vây bủa. Nhưng bây giờ, lòng trời đang chuyển đổi, lòng người đang tan nát. Quân địch súng cầm tay, gờm gờm những ngón trỏ gắn vào cò AK, đi hai hàng tiến vào Huấn Khu qua cổng số 1. Bên ngoài, như phòng hờ bất trắc,mấy chiếc T54 chĩa nòng đại liên vào dòng thác người mặc thường phục đang ùn ùn ngược chiều đổ ra khỏi Huấn Khu.
Trong dòng thác người mặc thường phục có cả lính lẫn dân đang tràn về hướng Chợ Nhỏ và xa lộ. Không một tiếng súng nổ, địch âm thầm trám những khoảng trống trong Huấn Khu. Người Lính miền Nam cúi đầu, cắn răng lặng lẽ lê những bước chân không giầy “saut” trên con đường xưa thân quen nhưng trong lúc này bỗng thấy nó trở thành xa lạ.
Có một người tách khỏi dòng người, đứng dạt sang một bên đường, trân trân nhìn lại HKTĐ thấp thoáng bóng địch đang hạ lá cờ vàng, xa xa, vài cột cờ với lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn tung bay trong nắng. Anh đưa tay chào vĩnh biệt lá cờ trong tầm mắt mà hai hàng nước mắt tuôn rơi ….
Ghi chú: (*) Hai sĩ quan tham dự trận đánh và viết lại chi tiết của trận đánh này là Đ/U Trần Văn Trung (hiện ở Canada) và Đ/U Thảo (hiện ở Hoa Kỳ)
(**)Báo Saigon Giải Phóng sau tháng 4/75 cũng đã xác nhận trận đánh lẫm liệt trong HKTĐ với thảm cảnh của chiếc T54 đơn độc trong vòng lửa M72