Search This Blog

Sunday, June 30, 2013

Trận Đánh Không Có Đại Bàng
tại Huấn Khu Thủ Đức ngày 30/4/1975

Tác gỉa: Trần Văn Trung, Lê Nguyễn, Hải Triều

Rừng xanh Long Khánh gục đầu, tan tác theo những bước lui binh bỏ Xuân Lộc, lệnh sư đoàn 18 do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy và các đơn vị tăng phái, bằng mọi giá rút về bảo vệ vòng đai Sàigon. Đó là những con đường máu mà các đơn vị QLVNCH phải xuyên phá vòng vây phục kích của các sư đoàn Bắc quân trong thế lui quân nghiệt ngã. Địch chiếm Long Khánh và áp lực địch lấn dần về Saigon theo một vòng cung lửa từ Đông sang Tây.
Cửa ngõ Xuân Lộc đã mở cho địch quân, quân lệnh từ đài phát thanh quân đội và Saigon vẫn được “đại bàng” các loại ban hành xen lẫn với các bản hùng ca chiến đấu, nhưng người lính không biết các ông ở tọa độ nào, “đại bàng” đang xếp cánh ở đâu, còn hay đã bay xa. Nắng ấm tháng Tư miền Nam vẫn trải khắp núi rừng, đồng ruộng, phố phường, nhưng trong nắng rõ ràng đã ăm ắp những tia nắng của tử khí, của bi thương của tuyệt vọng. Người người hốt hoảng, mà cây cỏ dường như cũng không muốn ngẩng đầu.
Trưa 28 tháng 4 . 1975, xe pháo quân đội các loại từ hướng Biên Hòa nối đuôi đổ về Saigon, quân số các cơ quan, đơn vị trong Huấn Khu Thủ Đức cũng vơi dần trong cơn sốt hoảng loạn dù lệnh cấm trại 100% đã được ban ra từ mấy hôm trước. Số sĩ quan bám trụ ở lại trong Huấn Khu TĐ còn lại khoảng 30% , ước chừng 30 sĩ quan cơ hữu của Huấn Khu, trong số người còn lại vào phút chót đó có Đại Úy Trung của trường Tổng Quản Trị, Đại Úy Thảo của trường Quân Báo .
Huấn Khu Trủ Đức (HKTĐ), quân trường Thủ Đức cũ, nằm trong địa bàn trận địa trên lộ trình chuyển địch xuôi Nam tiến về Saigon trong vòng cung tiến quân của các sư đoàn cộng sản. Mọi thành phần thuộc các đơn vị trong Huấn Khu, kể cả khu gia binh được đặt trong tình trạng chiến đấu không có “đại bàng”. Tuy vậy, họ đã phối hợp vô cùng nhịp nhàng trong thế phòng thủ và tác chiến. Các đơn vị gồm trường Tổng Quản Trị, trường Hành Chánh Tài Chánh, trường Quân Nhạc và trường Thể Dục Thể Thao, riêng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia và Trường Bộ Binh Long Thành (Thủ Đức cũ) không nằm trong phạm vi Huấn Khu Thủ Đức.
Đêm qua nhanh trong hơi thở dồn dập tuyệt vọng của miền Nam, đêm cắm trại mệt nhoài chờ tác chiến của quân nhân các cấp trong HKTĐ. Ca trực Tổng Quản Trị được bàn giao từ Đại Úy Thông ngày 28/4 qua Đại Úy Trần Văn Trung sáng 29/4.
Mờ sáng, cả Huấn Khu mừng rỡ mở cổng chính số 1 để đón các đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt từ miền Trung kéo về, cùng lúc hàng loạt những đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Long Thành cũng kéo về HKTĐ, trường Mẹ cũ của họ thuở xưa. Họ di quân từng toán thứ tự dù không có cấp chỉ huy trực tiếp, trừ vị sĩ quan cao lon nhất là Trung Tá Tuyền của trường Bộ Binh Long Thành.
HKTĐ trở thành nơi tá túc của các SVSQ Đà Lạt và Long Thành. Ngay sau đó, họ trở thành những chiến binh tác chiến bảo vệ căn cứ .
HKTĐ có thêm quân, có thêm anh em đồng cảnh ngộ chong súng dựa lưng nhau. Lạ lùng thay, dù không có một “đại bàng” chính thức nào trên đầu, các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc hàng ngang, làm việc hàng ngang trong tình huynh đệ đồng sinh đồng tử trong những giây phút cuối cùng của miền Nam. Các sĩ quan trong Huấn Khu thay phiên nhau trực và điều hợp những kế hoạch phòng thủ và tác chiến trong khi vòng vây của địch đang khép dần chung quanh căn cứ. Các giao thông hào, các công sự phòng thủ, các cứ điểm đặt súng cộng đồng, các trạm canh gác…Tất cả các loại súng chong thẳng ra ngoài hàng rào kẽm gai. Các thùng đạn đủ loại đặt sẵn tại các vị trí tác chiến. M72 sẵn sàng trong từng chiến hào. Các trạm canh báo cáo liên tục về cánh quân di chuyển của địch ở tầm xa đang tiến về hướng Huấn Khu.
Bắc quân tiến về Saigon nhưng sẽ không để yên Huấn Khu Thủ Đức.
Trong Trường Quân Báo Cây Mai, Đ/U Thảo, trưởng phòng Chính Huấn đang phân vân giữa gia đình và đơn vị. Anh vẫn còn ở lại Huấn Khu trong khi có một số bạn đã chuồn về với gia đình họ, đột nhiên anh thấy “ông gìa đầu bạc”, Thiếu Tá Biện Ngọc Bái, người đã rời Huấn Khu về Saigon thăm nhà hôm trước, lại quay trở lại. Ông buột miệng hỏi:
-Ủa, Đ/U Thảo còn ở đây à?
-Bộ huynh trưởng tưởng tôi mang phao lặn theo ông Thiệp kiếng cận rồi sao?
-À, hay toa lấy Honda “dzọt” về nhà chút xem sao. Đường còn đi được mà!
-Thiếu Tá già rồi còn vì trách nhi ệm mà trở lại đơn vị với anh em, còn tôi, trong tình huống này lòng dạ nào bỏ đơn vị?
-Ừ, thôi anh em mình cùng ở lại, có gì thì cùng chiến đấu bên nhau. Mà Đ/U Thảo Ròm, làm sao thì làm chứ tôi đã từng vào Lý Bá Sơ cách đây mấy mươi năm, ớn lắm rồi nhé!
Tại văn phòng Chỉ Huy Phó đêm 29 tháng 4, trường Quân Báo có một cuộc họp mặt bỏ túi gồm có Trung Tá Nguyễn Ngọc Bích, Chỉ Huy Phó kiêm Trưởng Khối Huấn Luyện trường Cây Mai, Trung Tá Phạm Văn Đẫu, Thiếu Tá Bái, Hiền, Kiệt và Đ/U Thảo, không khí nặng nề, âu lo. Anh em chửi thề khi nghe tiếng mõ thanh la, trống các loại của cộng sản đập gõ ở vòng ngoài hàng rào phòng thủ sau cổng số 9, đường ra bãi tập của Trường Bộ Binh cũ. Kèm theo những tiếng gõ đủ thứ, âm thanh ồn ào của tiếng loa vọng vào Huấn Khu: “Hàng sống, chống chết. Hãy về với nhân dân để được khoan hồng!”
Việt cộng cứ loa, cứ gõ, các sĩ quan trong Huấn Khu vẫn âm thầm chia nhau trực và kiểm soát vị trí phòng thủ của anh em. Tr/T Đẫu lên tiếng, giọng ông buồn buồn:
-Anh em mình không còn bao nhiêu người, T/Tá Hiền và Đ/Uý Thảo quen trận mạc, Thảo điều động anh em án ngữ mặt tiền đơn vị, còn Hiền phụ mặt sau với chúng tôi.
-Trung Tá yên chí, chúng ta sẽ chơi xả láng nếu chúng tràn vô Huấn Khu.
-Thảo liên lạc thường xuyên bên phòng sĩ quan trực để phối hợp với anh em bên Tổng Quản Trị và Trường Hành Chánh Tài Chánh nghe.
Giờ Bắc quân tấn công đã tới, khỏang 4 giờ sáng trời còn mờ mờ, chim chóc trong các tàng cây nháo nhác bay cao thì hàng loạt súng cối của địch pháo vào Huấn Khu, tiếp theo sau là súng nổ dữ dội giữa ta và địch ở bên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Bắc quân dồn nỗ lực thanh toán mục tiêu Học Viện CSQG ở ngoài vòng rào phòng thủ Huấn khu, chênh chếch phía Tây Bắc của cổng số 1, gần Chợ Nhỏ, trước khi tập trung quân ào ạt tấn công HKTĐ với lực lượng mạnh hơn. Sự chống trả dũng mãnh và can trường của anh em bên Học Viện CSQG cuối cùng đã tắt sau 2 giờ cầm cự.
Máu đã đổ, tang thương chết chóc đang mò dần đến các hàng rào phòng thủ. Các đơn vị phòng thủ bị địch vây tứ hướng, chúng đang nhìn vào Huấn Khu thăm dò. Không gian yên tĩnh, một thứ yên tĩnh rợn người. Địch đang vây Saigon, họ không hiểu nổi tại sao các đơn vị xa Saigon mấy chục cây số vẫn còn chiến đấu quyết liệt!
6 giờ sáng, Bắc quân pháo vô Huấn Khu mà quả pháo đầu tiên rơi ngay cửa văn phòng sĩ quan trực Trần Văn Trung. Các mũi tấn công của địch đồng loạt đâm thẳng vào các phòng tuyến của HKTĐ, áp lực nặng nhất là khu nghĩa trang.
Đ/Úy Trần Văn Trung đề nghị đưa tất cả vũ khí của Huấn Khu ra các kháng tuyến, M72, lựu đạn, súng lớn, súng nhỏ, thùng đạn… Riêng mặt vòng cung kháng tuyến từ khu nghĩa trang qua phía sau Câu Lạc Bộ Dân Sự, có khoảng vài chục đại liên 30 đang chĩa nòng ra ngoài, dây đạn nối vào ổ súng. Tất cả sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.
Trong khi pháo của địch đang còn rót vào Huấn Khu thì em trai của Trung là Nam đã lọt được vào Huấn Khu tìm và gọi Trung về Saigon. Nam hổn hển:
-Anh Trung, nhà bảo anh trốn về gấp để di tản bằng máy bay của anh Lê Trần Cát, cả nhà còn chờ anh, có anh nhà mới đi
-Trời ơi, giờ này mày lên vùng tử địa này làm gì? Tao ở lại với anh em. Các đơn vị còn chiến đấu làm sao tao về. Tao ở lại, tới đâu hay tới đó, mày đi về đi!
-Làm sao em về, tụi nó bắn tùm lum tà la ngoài Chợ Nhỏ. Hay anh cho em cây súng, em ở lại với anh!
Trung quăng vội cho thằng em cái nón sắt, cây súng , áo giáp và cây Carbin M1:
-Mày nằm giao thông hào gần tao, cứ chĩa súng ra hướng gò mả. Tụi nó tràn vô cứ việc bóp cò như tao đã chỉ cho mày lần trước. Nhét vào túi mấy kẹp đạn nhanh lên!
Trung phóng trở lại phòng sĩ quan trực, đạn địch bắn qua khu nghĩa địa như mưa. Trung hét vào máy:
-Mũi nhọn địch đang tấn công khu nghĩa địa bằng bộ binh. Tụi nó chơi ban ngày. Coi chừng cổng số 1 và cổng số 9!
Tiếng súng hai bên nổ đồng loạt tạo ra một thứ âm thanh binh lửa kinh người mà từ ngày thành lập trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi thành HKTĐ, người dân quanh vùng và binh sĩ trú phòng chưa từng chứng kiến, chưa từng trải qua. Tiếng súng nổ át hẳn âm thanh của các máy âm thoại. Người ta không còn nghe gì ngoài tiếng đạn nổ như gieo cát trên mái tôn. Dưới chiến hào sau trường Tổng Quản Trị, vài anh em hoảng hốt la lớn:
-Chết mẹ! tụi nó cắt gần xong vòng raò ngoài và đang mò dần vào các gò mả. Mày chơi mấy thằng ở lùm cây, tao chơi mấy thằng bò lết cắt kẽm gai. Nó mò vào ôm được mấy gò mả sát mình nó thọt B40 vào thì khốn nạn!
-Thì cứ thế mà làm. ĐM! Bộ nó tưởng dễ ăn, nó tưởng sau mấy cái gò mả không có đồ cúng tụi nó sao?
Những người lính không rõ đơn vị, những SVSQ, những quân nhân cơ hữu còn lại của Huấn Khu, năm cha ba mẹ ở các nơi dồn về chung một chiến hào, vừa bắn vưà chửi như bắp rang. Và y như rằng, ngay sau đó, hàng loạt mìn claymore và mìn chống cá nhân cài dọc theo mấy gò mả thi nhau hàng loạt.. Ầm! Ầm! Ầm! Các loạt nổ dọc dài theo kháng tuyến phòng thủ hòa với lưới lửa phủ chụp địch trong khu nghĩa địa. Dường như Bắc quân không nghĩ tới những hàng rào kẽm gai với dầy đặc cái loại mìn nổ và bên trong là hàng loạt các loại vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng tua tủa chĩa ra mục tiêu trong tư thế chờ địch. Đợt biển người của Bắc quân sau gần 3 tiếng đồng hồ tấn kích đã bị bẻ gẫy. Một số xác Bắc quân nằm dính trong hàng rào kẽm gai tại khu nghĩa địa. Bắc quân chủ quan, tưởng hệ thống phòng thủ của quân trường HKTĐ là không đáng ngại nên họ đã phải trả cái giá quá đắt khi bị đánh bật ra ngoài.
Ý đồ của địch là quyết tâm vượt hàng rào kẽm gai, chiếm nghĩa địa để làm bàn đạp chọc thủng mặt Tây của Huấn Khu trong tầm tác xạ của B40, B41 thay vì đánh chính diện vào cổng chính số 1 mà địch nghĩ có thể hỏa lực phòng thủ tập trung nặng hơn. Khu nghĩa địa đã diễn ra những đợt ác chiến đẫm máu giữa ban ngày và Bắc quân đã bị thiệt hại nặng nề.
Huấn khu Thủ Đức bây giờ là một bãi chiến trường ác liệt, bi hùng, chờ đợi những tang thương, nghiệt ngã khi chiến xa Bắc quân đang trên đường tấn công vào Huấn Khu sau khi bị chận đứng ở các vòng rào vùng nghĩa địa. Tiếng báo cáo trên hệ thống âm thoại của Bắc quân:
-Báo cáo đồng chí, A5 không thể chọc thủng phòng tuyến địch! Tổn thất của ta nặng. Không thể chọc thủng và tràn ngập bằng bộ chiến.
-Các đồng chí chuẩn bị dồn hết nỗ lực tùng thiết vào cổng chính. Tăng sẽ đến ngay. Các đồng chí phải khẩn trương thanh toán mục tiêu trước buổi trưa. Địt mẹ! Tên Dương Văn Minh đã ra lịnh đầu hàng mà quân nguỵ vẫn còn ngoan cố!
Cái yên lặng của chiến trường bỗng trở nên rùng rợn giữa ánh nắng chói chang. Bên ngoài địch ngưng nổ súng, bên trong ta ngưng nổ súng. Các toán cứu thương di chuyển anh em bị thương về phòng cấp cứu. Trong các máy âm thoại, trên các máy điện thoại trong Huấn Khu, trên trời cao ngoài tầm cao xạ phòng không của địch, không có hơi thở, tiếng nói của bất cứ một thứ “đại bàng” hay tư lệnh nào! Trong thủ đô Saigon, “đại bàng chúa Dương Văn Minh” vừa lên ngôi vài hôm đã rũ cánh đầu hàng. HKTĐ vẫn chiến đấu. Bao nhiêu chiến thuật, kỷ luật, binh pháp, bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường, bao nhiêu lòng tự hào, bao nhiêu lòng yêu nước của người LÍNH miền Nam các cấp còn lại sau trận đánh đẫm liệt ở Xuân Lộc Long Khánh và sau khi được lệnh lui quân, đã dồn lại trong kháng tuyến của HKTĐ sáng ngày định mệnh 30 tháng Tư năm 1975.
Không có cấp chỉ huy, không có tư lệnh chiến trường, các sĩ quan còn lại trong Huấn Khu, bất kể cấp bậc, cơ hữu hay tá túc khi đơn vị tan rã từ miền Trung, đã làm việc hàng ngang với nhau, đã phối hợp tuyệt vời trong trận tử thủ. Các SVSQ hai trường Thủ Đức/Long Thành và Đà Lạt đã có mặt ngay trong các chiến hào. Kháng tuyến không còn là lính, là Hạ Sĩ Quan, là SVSQ hay là sĩ quan mà là một khối.
Nắng miền Nam chiếu rọi những tia u uất khắp trời. Từ Vũ Đình Trường, giao thông hào, người sĩ quan vô danh không biết thuộc đơn vị nào, mặt đanh lại, Anh phóng ống nhòm quan sát cổng số 9 rồi quay 180 độ, anh quan sát dọc theo kháng tuyến thẳng ra cổng chính số 1.
Dường như là một sĩ quan từng xông pha trận mạc, anh dự đóan cái gì sẽ xẩy ra sau mấy tiếng đồng hồ “chiến trường yên tĩnh”, địch có thể tung chiến xa vào trận.
Cổng số 1 được bịt kín bởi những hàng rào kẽm gai, quân địch chắc đang núp đâu đó và dân thì đã lánh xa, bên ngoài Chợ Nhỏ không có một bóng người. Bên trong cổng số 1, dọc theo chiến hào là những vũ khí đủ loại của các đơn vị cơ hữu và của các đơn vị khác mang theo vào trú ẩn trong Huấn Khu. Những ống phóng M72 nằm phơi dưới nắng, nếu địch tấn công vào Huấn Khu xuyên qua cổng 1, thế nào cũng lãnh hàng tá M72.
Cái gì phải đến thì sẽ đến. Lấy Saigon được mà HKTĐ còn kháng cự, không thanh toán được có thể là mối nhục của Bắc quân. Giờ định mệnh của HKTĐ đã đến. Khoảng sau 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, khi lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh loan trên đài phát thanh Saigon, không biết vô tình hay cố ý, HKTĐ vẫn ở trong tư thế ứng chiến. Có lẽ tin rằng các đơn vị QLVNCH sẽ tuân theo lệnh của D.V. Minh nên một đoàn chiến xa của Bắc quân từ xa lộ trực chỉ HKTĐ hướng thẳng vào cổng số 1, âm thanh xích sắt càng rõ dần. Đ/Úy Thảo phóng ống nhòm ra cổng chính, Anh la lên báo động cho mọi người:
-Anh em chuẩn bị! Một số chiến xa của địch đang tiến về Huấn Khu, có cả bộ binh tùng thiết và đám du kích nón tai bèo. Đúng là tụi nó! Xe chúng có cắm cờ xanh đỏ của đám Mặt Trận!
Thảo mải mê theo dõi địch di quân, mắt dán vào ống dòm, miệng tiếp tục nói. Thực ra, nhìn bằng mắt trần, anh em cũng đã nhận ra những gì đang xẩy ra và họ đã phóng ra chiến hào phòng thủ nhanh hơn Thảo dự liệu. Khi anh quay lại thì mọi người đã sẵn sàng trong thế tác chiến.
Khi đoàn chiến xa địch tiến gần cổng số 1, tên chỉ huy địch bỗng ra lệnh ngừng xe:
-Các đồng chí cẩn thận coi chừng M72! Tại sao Sagion đã đầu hàng mà HKTĐ không có vẻ gì là sẵn sàng bàn giao cho cách mạng? Lạ thật! Hay là đám này cũng cứng đầu như đám sư đoàn 18 của tướng ngụy Lê Minh Đảo ở Long Khánh? Ta đã mất ở đó hơn mấy ngàn đồng chí, trận đánh sáng nay nghe báo cáo ta tổn thất khá nặng. Phải cẩn thận.
Một tên sĩ quan VC sốt ruột hỏi:
-Đồng chí tính sao? Chẳng lẽ ớn Long Khánh lại khoanh tay bất động đứng nhìn Huấn Khu của địch ngoan cố không đầu hàng? Lệnh trên buộc ta phải nhổ cái chốt này để tập trung về Saigon nội trong ngày hôm nay.
-Đồng chí nghe lệnh tôi, cho phân tán đơn vị vào nhà dân. Tất cả bố trí bên ngoài chờ lệnh, chỉ một chiến xa dò đường phá cổng chính mà thôi để xem quân trú phòng địch phản ứng ra sao. Các đồng chí khẩn trương chấp hành lệnh.
Một con trâu sắt đen thui từ từ húc về hướng cổng số 1, khoảng 10 giờ 30 sáng, chiếc T54 nghiền xích sắt gầm gừ tiến dần về cổng chính. Không biết bao nhiêu cặp mắt bên ngoài nhìn vô, không biết bao nhiêu cặp mắt bên trong nhìn ra, cả dân lẫn lính hai phe đối chiến. Mọi người nín thở, hồi hộp, họ chờ một tiếng nổ của hỏa tiễn M72 phóng vào chiến xa địch. Nhưng lạ lùng thay, bên ta không ai bắn một phát nào, trong lúc chiến xa địch ủi toạc hàng rào kẽm gai phòng thủ chắn trước cổng số 1, vừa qua khỏi cổng vừa tác xạ bừa vào Huấn Khu. Đơn lẻ chỉ có một chiếc, rõ ràng không phải chiến xa đi lạc đường, Bắc quân đang giở trò gì đây?
Lẻ tẻ có những tiếng súng nhỏ của quân trú phòng tức giận đáp lễ tiếng đại liên trên chiến xa địch nhưng âm thanh bị át đi bởi tiếng súng của địch. Có lẽ quân ta ngần ngại không dám khai hỏa khi thấy súng nhỏ M16, Carbine, Garant của phe ta không tương xứng với đại bác, đại liên trên chiến xa địch? Mấy thứ này làm sao bắn thủng vỏ thép T54! Còn M72 đâu? Không thấy khai hoả? Chiến trường gì đâu như giỡn mặt, như đùa.
Khi chiến xa địch vượt qua trường Quân Báo trên đường ra cổng số 9, Trung Sĩ Hùng Tầu hốt hoảng:
-Đại Uý Thảo, cho lệnh bắn đi chớ. Trời ơi! Nó chạy ngay sát cạnh mấy ống M72 mà sao ai cũng tha cho nó vậy trời!
-Không được, chờ! Bộ ông không thấy chúng nó đại bác nòng dài, còn đám mình súng nhỏ cổ lỗ sĩ! Anh em SVSQ các trường bạn bố trí cạnh đường, chiến hào cách chiến xa địch có một tầm tay với, họ chưa phản ứng thì mình phá bỉnh sao được? Nguy cho mình và nguy cho cả họ! Từ bên ngoài cổng số 1, ban chỉ huy của địch cũng căng thẳng theo dõi chiếc chiến xa thám sát đơn độc.
-Lạ thật! các đồng chí có thấy gì không? Tại sao địch lại im lặng không phản ứng gì? Chẳng lẽ địch bỏ trốn trước lệnh đầu hàng? Ta đã vây kín căn cứ địch rồi làm sao chúng thoát.
-Báo cáo thủ trưởng, tôi nghe có tiếng súng nhỏ của địch nổ. Kiểu cách bố trí phòng thủ cho thấy địch không buông tay dễ dàng. Tôi lo cho chiến xa của chúng ta sẽ chạm địch dữ dội trên đường trở ra.
- Đồng chí ra lệnh trưởng xa không ủi cổng sau mà hãy quay lại về hướng cổng số 1 tức khắc, với vận tốc nhanh và khai hỏa tối đa 2 bên đường và các mục tiêu nghi ngờ.
Chiếc T54 chưa chạm cổng số 9 đã quay nhanh lại về hướng cũ, vừa chạy vừa tác xạ liên tục. Khi chiếc T54 vừa lăn xích qua khỏi Vũ Đình Trường, đột nhiên tất cả kháng tuyến hai bên đường đồng loạt nổ súng như mưa vào chiến xa, nhắm thẳng vào tên xạ thủ đại liên trên pháo tháp, hắn biến mất sau vài tràng đạn không biết hắn bị bắn gục lọt xuống lòng xe hay chui xuống trốn đạn?
Không còn bị đại liên uy hiếp, các ổ M72 dọc hai bên hông chiến xa đồng loạt phóng hỏa tiễn vào chiếc T54. Chiếc chiến xa bị vây trong lưới lửa, kinh hoàng rú ga. Một quả, hai quả, ba quả và hàng loạt quả, cái trúng cái trật, nhưng một quả M72 phóng từ hướng Đông phía Trường Thể Dục Thể Thao trúng thẳng vào xích sắt chiếc T54 làm nó đứt xích, khựng lại và rung lên vì sức nổ. Tuy nhiên, nó vẫn cố lết về hướng cổng số 1, hy vọng thoát khỏi vòng vây nhưng xích sắt bên trái bị đứt rời, đầu chiến xa xoay thẳng về hướng Khu Tiếp Tân rồi đứng khựng lại cách cổng số 1 không xa.
Trong chiến hào, quân ta đứng vụt dậy reo hò như tham dự một trạn đánh hào hứng, đẹp như trong xi-nê. Chiếc T54 nằm cọ quạy tại chỗ nhưng chưa cháy, bỗng một SVSQ trường Bộ Binh đứng bật dậy khỏi hố chiến đấu, ném ống M72 xuống đất, phóng ra khỏi hố rút chốt lựu đạn chạy thẳng về chiếc chiến xa, nhẩy vọt lên xe và thảy vào lòng chiến xa rồi nhảy khỏi xe. Một tiếng nổ long trời trong lòng chiếc T54, tiếp theo là những tiếng nổ phụ của các loại đạn trong xe. Người SVSQ gan dạ đó không quay đầu lại cho đến khi anh nhảy lọt vào hố chiến đấu. Anh đứng thẳng người nhìn khói bốc ra từ chiếc T54 bất động. Tiếng reo hò của quân ta lại vang lên khắp các chiến hào. (**)
Chiếc T54 bốc khói nằm chết tại chỗ, vẫn chưa thấy địch chuyển quân. Hai bên án binh bất động. Tình trạng sẵn sàng tham chiến trong Huấn Khu vẫn còn căng cứng. Các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc nhau để kiểm điểm thương vong. Số thương vong có đến 20 anh em.
Trận đánh không có “đại bàng” tại HKTĐ sáng ngày 30 tháng 4, 1975 được coi là tuyệt vời, dù chiến trường ngay sau đó trở thành u ám khi nghe tin đồng đội bị tử thương và khi nghe tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng.
Đại Úy Thảo, tự Thảo Ròm, gọi Trung Sĩ I Hùng giao lại tuyến phòng thủ. Bóng dáng mảnh mai của anh với cây Carbin M2 chạy vụt nhanh qua Hội Quán Sĩ Quan phụ tay tẩm liệm anh em tử thương, băng bó anh em bị thương. Nỗi đau nhìn anh em trên vũng máu chưa nguôi thì nỗi đau lớn hơn, bàng hoàng hơn vây bọc mọi người khi được nghe rõ từ chiếc radio: ông Dương văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng! Không biết lệnh này ban ra lần thứ mấy từ đài phát thanh Saigon. Có những lời chửi thề tức tối, có những vị sĩ quan gục đầu ôm mặt, những dòng nước mắt tuôn trào trên những gương mặt một thời xông pha trong cõi chết của trận mạc mà chưa từng đổ lệ….
Thảo Ròm chạy lên phòng làm việc của Khối Chính Tranh Chính Trị Trường Quân Báo. Anh gặp Thiếu Tá Bái nước mắt ràn rụa:
-Đại Uý Thảo, thế là hết! Thay đồ nhanh lên để về với vợ con, còn gì mà chần chờ!
-Không, Thiếu Tá dzọt trước đi. Tôi đã thủ mấy trái lựu đạn mấy bữa nay. Trước khi buông súng, tôi quyết sẽ chơi bọn nó cú chót. Tôi sẽ gài vài trái vào tủ hồ sơ rồi xuống sau.
-Đừng! Đừng anh Thảo! Nó không giải quyết được gì thêm, ngộ lỡ trong cảnh hỗn loạn, anh em sau mình vô tình mở tủ hồ sơ thì khốn! Thảo tuân lời. Anh cởi bỏ bộ quân phục, đôi giầy trận như anh đã từng làm mỗi chiều tan sở rời đơn vị về nhà, nhưng lần này, tay anh run run, tim anh đoài đoạn, lòng anh trùng xuống khi biết đời binh nghiệp của mình đã chấm dứt, giờ chia tay bạn bè trong tình huống tan hàng nghiệt ngã. Trước khi rời bước, anh xoay người nhìn lại bộ quân phục nằm rũ trên bàn. Chợt anh nhìn thấy ba bông mai vàng trên bâu áo như đau đớn nhìn anh vĩnh biệt, trên má anh, hai hàng nước mắt chảy dài.
Sau khi chiếc T54 bị cháy, địch sẽ dứt điểm HKTĐ bằng mọi gía. Đứng trước cư xá phía mặt tiền Trường Tổng Quản Trị, Trung Tá Truyền mắt đăm đăm nhìn ra cổng số 1, mắt đảo một vòng ra phía Chợ Nhỏ, chợt ông quay lại nói với anh em:
- Điệu này chắc không xong. Ông Minh đã ra lệnh buông súng mà chúng ta vẫn còn đánh. Tôi thấy ca Huấn Khu nhiều anh em vẫn cương quyết đánh đến cùng, nhưng thế cờ sẽ không xoay ngược. Tôi sợ tốn xương máu của anh em.
- Trung Tá định làm gì? Trong khu vực mình, dù Trung Tá thuộc quân số Trường Bộ Binh Long Thành nhưng Trung Tá là sĩ quan cao nhất có mặt trong khu vực này, không biết bên Trường Quân Báo hay Quân Nhạc có vị sĩ quan cao cấp nào còn lại trong Huấn Khu hay không. Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó không xuất hiện trên hệ thống liên lạc tác chiến. Thôi thì Trung Tá cứ nói quyết định của Trung Tá xem sao. - Tôi gắn cờ trắng lên xe và cùng tài xế ra cổng tiếp xúc với các đơn vị Việt cộng để nói chuyện mình hạ vũ khí.
- Không, tụi em không đồng ý.
- Thế thì các cậu có giải pháp nào hay hơn trong tình huống tuyệt vọng này chăng?
Không ai trả lời. “thầy trò” trao đổi quyết định trong không khí nặng nề, căng thẳng. Sau cùng họ để Tr/Tá Truyền quyết định. Tr/Tá Truyền vẫn mặc nguyên quân phục và cấp bậc, cùng tài xế lái xe jeep mui trần ra cổng. Cây cờ trắng phất phơ trên cây cần câu máy truyền tin. Chiếc xe chạy chậm, mấy trăm cặp mắt nhìn chăm chăm vào xe ông di chuyển. Ông đứng thẳng người, xe và người không trang bị vũ khí. Bên ngoài địch thấy rõ đây là một sĩ quan của quân đội miền Nam ra tiếp xúc với họ. Khi xe của Tr/Tá Truyền vừa chạm mặt đường ra cổng chính, một qủa B40 hay SKZ trực xạ từ bên ngoài thẳng vào chiếc xe mang cờ trắng. Ầm! Chiếc xe jeep nổ tung lên và bốc cháy. Tr/Tá Truyền và người tài xế văng ra khỏi xe và chết ngay tại chỗ.
Tất cả những người chứng kiến cái chết của Tr/Tá Truyền bàng hoàng, uất hận, họ nhào xuống giao thông hào khai hỏa hàng loạt ra ngoài, những đỉnh đầu ruồi đồng loạt hướng về cổng số 1, họ sẵn sàng chiến đấu chết bỏ.
Rồi họ chờ phản ứng của địch. Thời gian trôi chậm chạp trên bờ tử khí hắc mùi thuốc súng, địch vẫn án binh bất động. Chiếc T54 vẫn còn những sợi khói quặn mình bò lên không trung. Khoảng 1 giờ trưa, khi Th/Tá Bái và Đ/Úy Thảo nghẹn ngào ôm lấy anh em khóa sinh, SVSQ và những sĩ quan thân thuộc, họ nói với nhau những lời vĩnh biệt, tang thương phủ xuống Huấn Khu. Tiếng loa gọi hàng của Bắc quân vọng vô:
-Chúng tôi kêu gọi các đơn vị Ngụy quân đầu hàng, bỏ vũ khí tại chỗ, mặc thường phục và rời khỏi doanh trại.
Loa gọi hàng được nhắc đi nhắc lại xen lẫn với lời gọi buông súng của Dương Văn Minh. Anh em trong Huấn Khu thấy bầu trời bỗng chốc chuyển sang một mầu đỏ rực, cây cỏ gục đầu dưới nắng tháng Tư hừng hực tử khí thê lương. Cũng không gian đó, cũng vùng đất này, vài tháng trước đây, dù có trải qua những giờ phút lửa đạn ngút trời, HKTĐ vẫn hiên ngang trong lưới đạn thù vây bủa. Nhưng bây giờ, lòng trời đang chuyển đổi, lòng người đang tan nát. Quân địch súng cầm tay, gờm gờm những ngón trỏ gắn vào cò AK, đi hai hàng tiến vào Huấn Khu qua cổng số 1. Bên ngoài, như phòng hờ bất trắc,mấy chiếc T54 chĩa nòng đại liên vào dòng thác người mặc thường phục đang ùn ùn ngược chiều đổ ra khỏi Huấn Khu.
Trong dòng thác người mặc thường phục có cả lính lẫn dân đang tràn về hướng Chợ Nhỏ và xa lộ. Không một tiếng súng nổ, địch âm thầm trám những khoảng trống trong Huấn Khu. Người Lính miền Nam cúi đầu, cắn răng lặng lẽ lê những bước chân không giầy “saut” trên con đường xưa thân quen nhưng trong lúc này bỗng thấy nó trở thành xa lạ.
Có một người tách khỏi dòng người, đứng dạt sang một bên đường, trân trân nhìn lại HKTĐ thấp thoáng bóng địch đang hạ lá cờ vàng, xa xa, vài cột cờ với lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn tung bay trong nắng. Anh đưa tay chào vĩnh biệt lá cờ trong tầm mắt mà hai hàng nước mắt tuôn rơi ….
Ghi chú: (*) Hai sĩ quan tham dự trận đánh và viết lại chi tiết của trận đánh này là Đ/U Trần Văn Trung (hiện ở Canada) và Đ/U Thảo (hiện ở Hoa Kỳ)
(**)Báo Saigon Giải Phóng sau tháng 4/75 cũng đã xác nhận trận đánh lẫm liệt trong HKTĐ với thảm cảnh của chiếc T54 đơn độc trong vòng lửa M72

Wednesday, June 26, 2013

 NHÓM VK XÂY CẦU NÔNG THÔN .

Tôi vừa nhận thư và hình ảnh cũa ông bạn LA VIE EN ROSE cũa tôi .

"Mon cher ANH TÀI
Mình rất vui vì vẩn nhận đều đặn các bài anh viết và hình ảnh về gia đình anh.
Hôm nay xin gởi tặng anh những hình ảnh mới nhất của mình đây. Mấy năm nay mình tham gia Nhóm VK xây cầu nông thôn nên được mời đi khánh thành nhiều cây cầu ở miền Tây.
Đây là cây cầu VK 161 tại xã Tân Mỹ huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre.
Photo cuối là Nhóm VK, người mặc áo chemise trắng tóc bạc hành đầu  là anh Nguyển Văn Công , cưu học sinh Taberd, VK Pháp, kỷ sư nền móng đả sáng lập ra Nhóm VK xây cầu nông thôn mà năm nay kỷ niệm đúng 10 năm. Nhóm VK đã xây tặng trên 150 cây cầu đặc biệt tỉnh Bến Tre đả có 38 cây.
Xin hẹn email cuối tháng mình đi Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang khánh thành cầu VK sẽ gởi photos tặng anh nha.
Tres amicalement."



Nếu anh chụp hình mà tay ko rung thì rất tốt ; tôi ít khi chụp hình vì tay rung .

 
PS . Tôi hiện làm chũ tới ba blog nên rất bận rộn: nó cũng là niềm vui lúc tuổi già . Do viết blog hàng ngày , nên tôi đã bớt sai về HỎI NGÃ

Monday, June 24, 2013

GIỔ BA TÔI , NHÀ NGA (CON CŨA VỢ SAU CŨA BA TÔI) , TIẾP THEO .

CON GÁI ĐẦU CŨA VỢ SAU CŨA SĨ .



THỨ 2 TỪ TRÁI ĐẾM QUA LÀ VỢ SAU CŨA BA TÔI .









Saturday, June 22, 2013

 CÀ RI VÀ MẤT NGỦ - VIÊM ĐA XOANG - GAI CỘT SỐNG

Chào cháu ,
A . Thời gian gần đây bác thường xuyên mất ngũ , thức tới 3-4 g mới chợp mắt . Hồi đầu , bác nghĩ là do bị stress , vì bác bị depression từ lâu .
Bác thường xuyên ăn món CÀ RI gà , có khoai tây cà rốt . Bác để ý hôm nào KHÔNG  ăn cà ri thì ngũ được ; thế là , bác nhận ra : ăn cà ri gây mất ngũ .
Đây là do cơ thể bác DỊ ỨNG với cà ri ; chứ đàn bà , con gái Ấn độ , ỡ Mỹ này , đứng gần họ là có mùi cà ri . Vì họ ăn rất nhiều và hàng ngày nên cà ri đã vô máu và biến thành hơi thở  ; ý cũa bác , là ngay cã trước đó , họ ko ăn cà ri nhưng vẫn có mùi trong hơi thở .
B . Sau đây là vài nguyên nhân cũa viêm đa xoang - mà cháu bị từ nhỏ :
"1/Do cơ địa DỊ ỨNG một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc (màng nhày) mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
2/ Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn,  SUY GIẢM MIỄN DỊCH , suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác."
C .  HỆ MIỄN DỊCH cũa cháu , vì một lý do nào đó , đã trigger một cái lịnh khiến cho cháu mọc GAI trên xương sống .
Trong khi đó : với thể chất yếu đuối từ trước (ba cháu + bác Bình biết rỏ , tướng tá bác như dân nghiện sì-ke) , khi vào tù  ăn uống thiếu thốn , lại thường xuyên khiêng vác gổ nặng trên núi , mà bác đâu có bị đau xương sống hay gai cột sống . Đã vậy bác còn bị loãng xương (osteaomalacy) do suy dinh dưỡng từ nhõ , nên dễ bị gẫy xương nếu bị té . . .
Cháu chịu khó tập yoga hay thiền , kết hợp với uống thuốc . Vì yoga/thiền giúp mình ko suy nghĩ nhiều > mất ngũ . Người Mỹ này , do cuộc sống căng thẵng , sợ thất nghiệp , vợ/chồng li dị , v.v... . . . sợ đủ thứ chuyện nên nhiều người bị STRESS . Thành ra họ đã nghiên cứu nhiều và khuyên tập thiền (MEDITATION) . Ở TP nào cũng có nhiều Meditation Center .
GIỔ BA TÔI  , NHÀ NGA - DO CHÁU DUYÊN (CON CŨA SĨ) MỚI GỬI .

HAI ĐỨA CON GÁI Ở BÊN PHẢI CŨA HÌNH LÀ CON CŨA SĨ .


NGƯỜI MẶT ÁO ĐEN LÀ CON ĐẦU CŨA VỢ SAU CŨA BA TÔI .



VỢ SAU CŨA BA TÔI VÀ CHÁU DUYÊN , CON CŨA SĨ .

Monday, June 17, 2013

THỊ TRƯỞNG TP MONTREAL BỊ BẮT DO NHỮNG CÁO BUỘC VỀ THAM NHŨNG .
Dịch từ nguồn :
http://www.cnn.com/2013/06/17/world/americas/canada-montreal-mayor-arrested/index.html
"Ottawa (CNN) . Thị trưỡng tạm thời cũa TP Montreal (Canada) (1) , ông Michael Applebaum , bị bắt và bị buộc tội vào sáng ngày thứ hai 17.6.13 với 14 tội danh bao gồm gian lận (fraud) , vi phạm lòng tin (breach of trust) và đồng lõa (conspiracy) .
(1) dân số 1,649,519 người , số liệu 2011 ,  thuộc tỉnh Quebec ; đông hàng thứ hai sau TP Toronto thuộc tỉnh Ontario ; Canada có 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ , thủ đô là Ottawa .- Tài) .
Cãnh sát tỉnh Quecbec nói , những cáo buộc  này liên quan đến ít nhứt hai sự chuyễn nhượng/giao dịch (transaction) về bất động sản tại TP Montreal từ 2006 đến 2011 và hàng trăm ngàn đô-la đã sang tay .
"Những cáo buộc này chũ yếu dựa trên (rest upon) sự cấp phép và hổ trợ về chính trị cho hai dự án về BĐS ," theo Đại úy Andre Boulanger cũa lực lượng CS cũa tỉnh Quebec . Ông đã ko xác nhận hay phủ nhận những cáo buộc này có liên quan đến hối lộ (bribe) hay có dính líu (tie) đến những băng đảng tội phạm có tổ chức . 
Ông Applebaum nhận chức thị trưởng vào tháng 11 khi người tiền nhiệm , ông Gerald Tremblay từ chức vì những cáo buộc về tham nhũng . Lúc đó , tại tòa thị chính Montreal  , ông Applebaum đã hứa "sẽ chấm dứt thời đại cũa nhếch nhác (sleaze)" .
Từ 2006 tới 2011 , ông này quản lý khu ngoại ô rộng lớn cũa TP này . Thời gian này , ông cũng phục vụ trong hội đồng TP .
Khi bình luận về cuộc họp báo vào ngày thứ hai cũa CS , người chỉ huy đội chống tham nhũng cũa tỉnh Quebec , ông Robert LaFreniere nói , " Chúng ta không  thể  dung thứ những hành động đáng khiển trách (reprehensible) đã gây phương hại đối với việc điều hành những định chế công cộng cũa chúng ta . Những tiêu chuẩn (values) về đạo đức và liêm chính (integrity) phải được duy trì như NỀN TÃNG cũa mọi công tác - thực hiện bởi các viên chức dân cữ cũa chúng ta . "
(còn tiếp)
====
(tiếp theo)
Các CS nói , cuộc điều tra đã bắt đầu vào tháng Ba sau khi họ nhận được  điều - mà họ mô tã là bằng chứng "vững chắc" từ người dân . CS cũa tĩnh Quebec nói , cuộc điều tra đang tiếp tục và ko loại trừ việc bắt thêm người .
Đây là một cáo buộc gây bùng nổ và mới nhứt làm rung chuyển TP Montreal vì những chi tiết cũa một scandal quỷ quyệt (insidious) về tham những đã được vạch trần  từ một cuộc điều tra toàn tỉnh . Bằng chứng có được từ cuộc điều tra này cho thấy những cáo buộc về tham nhũng rộng khắp và quan hệ gần gũi giửa các viên chức dân cữ , nhân viên tòa thị chính , nhà thầu và ngay cã tội phạm có tổ chức .
Ông Applebaum bác bỏ mọi cáo buộc ./. "
NHẬN XÉT :
1/Vụ này cho thấy , ngay cã ở một NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN đích thực như Canada mà tham nhũng ở qui mô như vậy vẫn có đất sống , huống hồ gì ở một nước không có NNPQ đích thực . Việc làm cũa ông thị trưởng này trước nhứt đã VI PHẠM ĐẾN LÒNG TIN (cũa người dân đã bầu ông làm thị trưởng) khi nhận hối lộ để cấp phép cho dự án BĐS , v.v... Không thấy nói ông này có THÂM LẠM CÔNG QUỸ , v.v...
2/Điều quan trọng hơn : Lực lượng CS và ngành tư pháp cũa tỉnh Quebec đã không bị mua chuộc bởi thị trưởng này ; ngoài ra , BÁO CHÍ tự do và nghành LẬP PHÁP độc lập với hành pháp cũng phần nào giúp đưa vụ này ra ánh sáng : vì nếu thư tố cáo cũa dân bị CS (tỉnh Quebec) dấu nhẹm thì người dân sẽ gửi tới báo chí và các đại diện cũa họ ở quốc hội cũa tỉnh Quebec .

Sunday, June 16, 2013

ĐÓNG GÓP CŨA ĐẾ QUỐC LA MÃ VỀ KIẾN TRÚC .

Nhân bài viết về giao thông ở VN , tôi xin giới thiệu một đoạn trong bài viết sau đây để các bác thấy được kỷ thuật  xây dựng ở cách đây trên dưới 2000 NĂM .
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_La_M%C3%A3
. . .
"Những đóng góp chính của người La Mã đối với kiến trúc là cung vòm (arch) và mái vòm (dome) . Ngay cả sau khi trải qua hơn 2.000 năm một số cấu trúc La Mã vẫn còn đứng vững, một phần do những phương pháp chế tạo xi măng và bê tông tinh vi . Các con đường La Mã được coi là những con đường tiên tiến nhất xây dựng cho đến đầu thế kỷ 19. . . Những con đường có thể chịu được lũ lụt và các mối đe dọa môi trường khác. Ngay cả sau khi chính quyền trung ương (La Mã) sụp đổ, một số tuyến đường vẫn có thể sử dụng trong hơn MỘT NGÀN NĂM.
Các cây cầu La Mã là một trong những cây cầu lớn và bền vững đầu tiên, chúng được xây dựng từ đá với kiến ​​trúc cung vòm như cấu trúc cơ bản. Vật liệu được sử dụng nhiều nhất là bê tông. Cây cầu La Mã lớn nhất là cây cầu Trajan bắc qua hạ lưu sông Danube, và  là cây cầu dài nhất đã được xây dựng và xử dụng hơn một 1.000 NĂM . Xin xem hình ở :
http://en.wikipedia.org/wiki/Trajan%27s_Bridge
Người La Mã đã xây dựng nhiều đập để trữ nước, . . . hai trong số đó cấp nước cho Anio Novus, một trong những hệ thống cầu máng (archeduct) lớn nhất của Roma. Họ đã xây dựng 72 đập chỉ riêng trên bán đảo Iberia , (gồm Tây ban nha và Bồ đào nha . - Tài) và một số lượng nhiều hơn trên khắp Đế quốc, và một số vẫn còn được sử dụng. . .
Người La Mã đã xây dựng nhiều cầu máng. . . Sau khi nước đi qua cầu máng, nó được tập trung vào các bể chứa nước và theo các đường ống để tới các đài phun nước công cộng, phòng tắm, nhà vệ sinh, hoặc các khu công nghiệp.[208] . . . Một hệ thống phức tạp còn được xây dựng để cung cấp nước cho TP Constantinopolis (nay là Istanbul , thủ đô Thỗ nhĩ kỳ .-Tài) từ nơi cách nó hơn 120 km dọc theo một tuyến đường quanh co dài hơn 336 km. "
. . .
CHỮ CÁI LA TINH , CYRILLIC VÀ  HY LẠP

Thưa các bác ,
Hôm nay tôi xin chuyển sang đề tài về ngôn ngữ học 'cho nó lành' .
Thưa anh Chênh ,
Sau khi đọc bài AI THỰC SỰ TÌM RA CHỮ QUỐC NGỮ trên blog cũa anh , tôi có ý kiến sau :
Mới nhìn sơ qua bài viết này , tôi nghĩ ngay rằng tấm hình được ghi "chữ cái La-tinh" chính là "chữ cái Hy lạp" . Vì trước đây , tôi đã từng quen với chữ cái LA TINH , trong các văn chương cổ và LUẬT PHÁP . (Không dấu gì các bác , trước đây tôi rất ĐAM MÊ môn khảo cổ và ngôn ngữ học đối chiếu , v.v...) . Tuy vậy , để chắc ăn , tôi vào Wikipedia để kiểm chứng . Thì đúng như vậy . Chữ cái HL cũng ko xa lạ với tôi vì nó là chữ viết cũa nước Hy lạp ngày nay ; và chữ cái Cyril (Cyrillic alphabet) cũa dân Nga cũng từ chữ cái HL mà ra . Các bác nào đã du học ở Nga có thể kiểm chứng điều này giùm tôi . Xin đọc về 'chữ cái LT' ở đây :
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_ch%E1%BB%AF_c%C3%A1i_Latinh
. . .
Cùng với sự bành trướng của Đế quốc La Mã, bảng chữ cái Latinh cùng tiếng Latinh cũng mở rộng từ bán đảo Ý sang các vùng lân cận bên bờ Địa Trung Hải. Cho đến cuối thế kỷ 15, bảng chữ cái Latinh đã phổ biến khắp Tây, Bắc và Trung Âu, chỉ có Đông và Nam Âu vẫn tiếp tục sử dụng bảng chữ cái Cyril (được người Nga dùng , có nguồn gốc từ chữ cái HL .- Tài) . Ở giai đoạn sau, cùng với quá trình thực dân hóa của các quốc gia châu Âu, bảng chữ cái Latinh bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới, từ châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và một phần châu Á.
. . .
Nếu tôi có sai điều gì , xin đóng góp . Cám ơn ,
16.06.13

SỰ TIN TƯỞNG LẪN NHAU , THƯỢNG TÔN LUẬT PHÁP và DỊ ỨNG với CÁI XẤU .
Ở Mỹ được một năm (1995) , tôi đã thi vào một ĐH cộng đồng  .  Điều tôi muốn nói : tôi ko phải trưng bằng cấp , chĩ cần ghi vào đơn là 'đã học hết cấp TH ". Vì một khi tôi đậu kỳ thi xếp lớp là sự TIN TƯỞNG cũa họ (đối với tôi) đã đúng .
Ở bang Cali , để bảo vệ môi trường , họ dùng bao giấy có tay xách hay bao plastic dầy (10 cent một cái) , cã 2 đều dùng được nhiều lần . Hôm nay tôi ghé chợ Target để mua 20 bao giấy , v.v... Khi ra cữa , tôi thấy một số khách hàng (có cã tuổi teen) nhìn tôi , tôi rất ngạc nhiên ko biết chuyện gì xãy ra .
Ở trạm xe bus , trong lúc chờ xe , một bà Mỹ già hỏi tôi "Sao ông có nhiều bao giấy quá vậy ?" Tôi mới hiểu ra là bà ta tưởng tôi 'do mới tới Mỹ , ko biết luật lệ nên đã lấy các bao này trong siêu thị mà KO TRẢ TIỀN' . Vì các bao giấy này KHÔNG có barcode (MÃ VẠCH) nên có thể mang ra khỏi chợ mà chuông báo động ko reo .
Đây là một bằng chứng cho thấy : nước Mỹ là một đất nước mà hầu như mọi người dân (kể cã trẻ con) đều đã quen THƯỢNG TÔN LUẬT PHÁP ngay ở những việc nhõ nhặt nhứt như vừa kể . Và họ rất DỊ ỨNG với những việc PHẠM PHÁP /ĐIỀU XẤU (mà tôi vừa bị hiểu lầm) .
KẾT LUẬN : sự TIN TƯỠNG LẪN NHAU , THƯỢNG TÔN LUẬT PHÁP , và DỊ ỨNG đối với ĐIỀU XẤU là những điều kiện TIÊN QUYẾT để VN trở nên một xã hội HÀI HÒA , không còn THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN . Vì khi ta KHÔNG dị ứng với cái xấu - có thể nói là ta đã 'vô tình đồng lõa , chấp nhận ' cái xấu ; và điều này sẽ tiếp tục xãy ra hàng ngày và khắp nơi  .
15.06.13

Thursday, June 13, 2013


GS Nguyễn Ngọc Lung kể chuyện Global Witness và rừng Việt Nam
“Muốn khắc chế được nạn phá rừng, trước tiên phải cắt quyền của nhóm lợi ích” – GS.TS Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ nói về cáo buộc phá rừng của tổ chức GW.
GW từng cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam phá rừng
PV:-  Với những lý do trồng rừng thì phải khai hoang, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người ở Tây Nguyên và căn bản nhất là tất cả đều đúng luật. Nhưng tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ tới môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Là một nhà khoa học, một nhà quản lý ông nhìn nhận vấn đề này thế nào? Ông nghĩ gì trước lời cáo buộc Tập đoàn HAGL đang nhân danh kinh tế để phá rừng của tổ chức Global Witness (GW)?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- GW nói đúng chứ không sai. Đó là một tổ chức có uy tín trên thế giới nếu họ đã có cáo buộc thì họ sẽ có bằng chứng.
GW là một tổ chức họ điều tra tất cả mọi thứ nhưng lại không để lộ thông tin. Chỉ đến khi họ công bố thông tin chính thức trên tạp chí của họ. Họ có tất cả các bằng chứng mà không thể chối cãi được.

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ
GW từng có bài báo viết về nạn phá rừng buôn gỗ cách đây 15 năm. Đó là bài điều tra có tên là “Chế tạo tại Việt Nam nhưng khai thác tại Campuchia”. Bài báo nói về một đường dây phá rừng buôn gỗ lậu từ TP.HCM do một  công ty thuộc Tổng Cty Lâm nghiệp ở đó làm…
Nghĩa là, Campuchia chặt gỗ bán, mình mua ký hợp đồng giữa hai nước và nhận hàng ở biên giới.
Nhưng công ty của Việt Nam đã đàm phán riêng với Campuchia mua trực tiếp khu rừng nào thì sẽ tự sang khai thác và vận chuyển lấy (tự khai thác thì họ không quản lý, khai báo bao nhiêu m3 gỗ thì trả tiền bấy nhiêu- PV). Đó là chỉ vì tiền lãi mà phải làm như vậy.
Sau một sự cố đáng tiếc, Chính phủ đã yêu cầu mở một hội nghị tại Phnom Penh, họp với Campuchia, Lào, GW. Từ đó, đã có chỉ đạo ngăn chặn các doanh nghiệp chỉ vì lãi mà làm mất uy tín, của Việt Nam.
Nhưng, hiện nay phá rừng, khai hoang lấy đất, có thể bản chất của nó là không hợp pháp nhưng họ sẽ tìm mọi cách để hợp pháp hóa nó. Trước đây, các đại gia Sài Gòn để lấy được đất rừng họ thực hiện như sau:
Lợi dụng chính sách ưu tiên của nhà nước với người dân tộc (cụ thể là dân tộc Thượng phá rừng thì không bị phạt), các đại gia này đã tìm cách tiếp cận với người Thượng, cho họ ít tiền để họ chặt rừng đốt rẫy,  trồng vài trăm cây điều, rồi bán nương điều này cho chính đại gia đó để họ công khai trồng cà phê. Đại gia lại tiếp tục cấp tiền, cấp giống rồi tiếp tục đầy lùi họ vào rừng sâu, tiếp tục phá, tiếp tục lấy đất…
Đó chính là cách ban đầu để các đại gia này hợp pháp hóa lấy đất rừng để trồng cà phê.
Sau này, người dân tộc không được phá rừng nữa, rừng được giao cho bản làng, già làng quản lý. Các già làng, già bản sẽ phải khai báo cần bao nhiêu diện tích đất rừng để trồng điều sẽ được nhà nước cấp. Lúc này các đại gia lại áp dụng biện pháp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Với những khu đất trống, đồi trọc mà bị bào mòn thì giá trị kinh tế không cao, nên các đại gia này muốn khai thác đất rừng, loại đất tốt nhất. Và họ tàn phá đất rừng này bằng cách cứ đẩy lùi người dân tộc vào sâu trong rừng rồi để họ khai hoang, sau đó lại mua lại với giá rất thấp.
Có thể GW nay lại tố cáo cách làm của HAGL hiện nay là thuê đất trồng cao su của nhà nước Lào và Campuchia, mà việc chặt rừng và dãn dân thuộc trách nhiệm người cho thuê đất. Cái hợp lý của họ là cái sai mà cả thế giới phản đối nhưng lại được hợp thức hóa, được pháp luật công nhận.
Ngay ở Tây nguyên, từ năm 2007, chính phủ cho phép lấy 100.000 ha đất chưa sử dụng và chủ yếu là từ rừng tự nhiên nghèo để phát triển quy hoạch cao su.  Sau 5 năm hàng trăm dự án đã được phê duyệt và triển khai, trong đó đa số chủ đầu tư là các đại gia chứ không phải Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG).
Trong khi 1 dự án thuỷ điện chiếm 200-300 ha rừng được hàng vạn tiếng nói, hàng trăm tổ chức lên tiếng bảo vệ rừng, thế mà hàng trăm lần mất rừng tự nhiên cho cao su thì chỉ có Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bảo vệ .
Tháng 12/2011 chuyên gia Cục thẩm định và ĐTM thuộc Tổng cục Môi trường khảo sát, chỉ ra nhiều dự án chặt rừng tự nhiên nghèo để trồng cao su đã không thực hiện cam kết “Bảo vệ môi trường” và nhất là “Sử dụng lao động tại chỗ” đến nỗi UBND tỉnh Đắc Lắc đã dừng chủ trương đầu tư 28 dự án. Tôi không bình luận, vì không nghiên cứu tố cáo của GW lần này là gì, có giống như lấy rừng tự nhiên ở Tây Nguyên?
Mục đích của người phá rừng không phải là phá môi trường để cho con người chết, mà chỉ vì một cái lợi trước mắt, chỉ vì mấy đồng bạc bỏ túi mà làm như vậy.
PV: – Có thể nhân danh phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, tạo công ăn việc làm mà được quyền phá rừng để…trồng rừng mới với hiệu quả cao hơn?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- Từ năm 1992, Việt Nam cũng đã ký vào nhiều công ước quốc tế, trong đó có  vấn đề phát triển rừng bền vững. Đó là khoảng thời gian người ta nói rằng loài người bỗng tự nhiên tỉnh ngủ, sau khi  đã ăn quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, khiến môi trường bị tàn phá, gây biến đổi khí hậu, một số nước bị sa mạc hóa.

Khai thác cao su. Ảnh minh họa
Nhận thức việc này, thế giới đã cho ra đời hàng loạt các công ước. Quan trọng nhất là lĩnh vực “Môi trường và phát triển”.
Trong  công ước khung về  biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, cũng có một quy định về cơ chế phát triển sạch (CDM) khi trồng rừng xin tín chỉ carbon, thì từ năm 2000 không được chặt rừng tự nhiên (dù nghèo kiệt) để trồng rừng mới.
Một  tổ chức bảo vệ rừng tự nhiên nữa là Hội đồng quản trị rừng thế giới  (FSC), là tổ chức cấp chứng chỉ cho chủ rừng đang “quản lý bền vững” để gỗ được lưu thông vào mọi thị trường mà giá lại cao hơn rất nhiều. Nhưng FSC cũng nói ngay, không được cấp chứng chỉ nếu chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng sau tháng 11/1994.
Việc  trồng cao su cũng vậy. Cây cao su là cây đa mục đích có thể trồng rừng lấy mủ, lấy gỗ, hoặc trồng rừng phòng hộ. Nhưng rừng cao su về mặt môi trường không tốt như các rừng trồng khác, thứ nhất đa dạng sinh học đơn giản, thứ hai là khả năng hấp thụ khí CO2 kém (chu kỳ 30 năm chỉ tích lũy được 20-30 tấn sinh khối khô…)
Các doanh nghiệp phá rừng tự nhiên, chuyển thành rừng trồng đã bị cả thế giới lên án, lại chuyển sang trồng rừng cao su thì điều đó càng không nên, trừ khi trồng trên các loại đất chưa sử dụng khác.
Thực ra ở Viêt Nam hiện nay, đầu cơ, buôn đất mới là có lãi lớn. Có đất rồi, có sổ đỏ rồi hoặc hợp đồng thuê đất,  chỉ cần nhượng 1 vài ha thì cũng đã đủ  tiền chi phí và  bôi trơn để có được đất sạch cho 1 dự án cao su . Vì khi có quyền sử dụng đất thì có thể chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất  như đã lộ ra qua sự kiện Nông trường Sông Hậu, hay đất nuôi trồng thuỷ sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng .
Muốn khắc chế nạn phá rừng phải cắt quyền của nhóm lợi ích
PV:- Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các “lâm tặc” thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế.  Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia, ông có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- Tây Nguyên được coi là mái nhà xanh, là lá phổi giữ ổn định sinh thái cho cả nước. Nhưng chỉ cần theo dõi thông tin là biết, cứ mỗi lần mưa lũ là hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, mùa màng bị phá huỷ, hàng vạn m3 gỗ mênh mông trôi ở các cửa sông. Nhìn vào đó là biết ngay, lâm tặc vẫn hoành hành.
Đó là điều bất cập. Bất cập ở chỗ càng biết luật lại càng làm trái luật. Đến cả không ít người thực thi lâm luật lại có lúc, có nơi cộng tác với lâm tặc hoặc bảo vệ nhóm lợi ích cao hơn. Tức là, lẽ ra họ phải chống thì họ lại làm, mà không chỉ riêng gì trong  kiểm lâm mà bất cứ ngành nào cũng có.
Lợi ích đó chỉ có những người có chức có quyền mới làm được. Người ta gọi là tham nhũng.
Việc giữ rừng chỉ với một lực lượng chuyên trách thì không thể làm được. Nếu nhìn ra các nước, với Campuchia, Lào cũng vậy cũng giống như nước ta nạn tham nhũng hoành hành làm nghèo đi đất nước.
Một thực tế là cứ chống cái gì thì cái đó lại phát triển mạnh, chống buôn lậu thì buôn lậu nhiều hơn, chống tham nhũng thì tham nhũng lớn hơn. Tốt nhất là không nên chống nữa. Chính vì vậy, phải cải cách đồng bộ toàn hệ thống hành chính.
Phải làm đồng bộ, đa sở hữu. Khi ruộng ở thành phố còn mất  thì đất rừng mất là đương nhiên. Vì hiện tại giờ đất rừng đang là sở hữu của toàn dân, Lâm trường quản lý rừng sản xuất, hiện nay không tư nhân hoá được.
Không cổ phần hoá được cũng tại chính sách đất đai vẫn như hồi chiến tranh. Nhà nước có quyền thu hồi, thu hồi xong lại có quyền chuyển mục đích sử dụng thì các nhóm lợi ích họ phải giữ bằng được chính sách này…
Muốn khắc chế được điều này phải làm sao để nhóm lợi ích không có được hai quyền đó.
PV:- Việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: – Phải cải tổ từ gốc. Không thể để người có quyền thích diễn vở gì, thì dân được xem vở đó.
Nếu nói sòng phẳng, thì khó. Vì khi có một tí quyền là có khả năng tham nhũng. Vậy thì có thể kỷ luật được không. Không. Vì tất cả người có quyền đều đã tham nhũng, hoặc đang tập tham nhũng. Hãy chỉ ra xem có ông cán bộ cấp xã, cấp huyện nào không quá giàu, chỉ cần so với trước đây 20-30 năm, họ cũng nghèo như dân!
Nếu rừng mất hết thì sẽ chết cả nhân loại, người giàu cũng chết, người nghèo cũng chết chứ không phải riêng gì ai. Chính vì vậy mà các nước tư bản họ rất sợ mất rừng. Mất rừng sẽ sinh ra bão tố, lụt lội, biến đổi khí hậu nghĩa là ảnh hưởng tới cả nhân loại.
Nhưng do sự ích kỷ của con người chỉ vì cái lợi trước mắt mà đôi khi họ bất chấp tất cả.
Tận thu gỗ là tiếp tay cho lâm tặc
PV:- Báo chí Lào ca ngợi hết lời tập đoàn HAGL, thậm chí Chủ tịch tập đoàn HAGL còn lên tiếng cho rằng GW đã lợi dụng tập đoàn này để đánh bóng tên tuổi. HAGL cũng khẳng định không lấy một m3 gỗ nào, chỉ nhận đất sạch. Ông nhận xét gì về điều này?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: – Việc HAGL (hay bất kỳ ai) đầu từ sang các nước khác thì thường là phải có lãi hoặc lợi ích cao hơn, đầu tư là hành động kinh doanh chứ không phải là làm nhân đạo. Còn nước được đầu tư cũng thấy cái lợi, là có vốn, có công nghệ, hơn thiệt thì chính họ phải cân nhắc, có thể cho  là cơ hội  được  vay vốn  của HAGL, hoặc cơ hội cải thiện đời sống cho dân.
Có lẽ HAGL nói đúng. Nếu theo luật của Việt Nam thì chủ đầu tư được thuê đất sạch, không liên quan đến kinh doanh gỗ để giải phóng mặt bằng như xưa.
Nhưng như tôi đã nói, từ cách đây 15 năm tôi đã phải chủ trì cuộc họp ở Đông Dương chính là vì Campuchia lúc đó các quân khu được giao rừng, giao mỏ đá quý  đang phá rừng ác liệt, mà  mình mua gỗ của Campuchia thì thế giới đã lên tiếng cảnh báo đây là hành động tiếp tay cho nạn phá rừng. Do quan niệm khác nhau, mình đã lý luận rằng mình không mua thì các nước khác họ sẽ mua vì vậy tôi mua trên cơ sở bình đẳng quốc tế. Ký hợp đồng mua bán, việc vi phạm của 1 công ty thì công ty đó bị xử lý…
Tức là mình không muốn tiếp tay phá rừng nhưng nếu không mua thì họ vẫn bán để nuôi sống quân đội của họ. Tôi không thể bình luận gì vì chưa nghiên cứu tố cáo của GW và không có thông tin về dự án  của HAGL .
PV:- Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo ông, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: – Không phải cả đất nước đều giống nhau. Trước đây có chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cả nước thực hiện chương trình từ 1992-1997. Khi đất nước còn rất nghèo, nhưng vì lúc đó tỉ lệ rừng còn có 27%, mỗi một năm nhà nước phải bỏ ra 50 triệu USD để đầu tư trồng rừng. Trong 5 năm phục hồi được 1,4 triệu ha làm cho môi trường sống được cải thiện hơn rất nhiều.
Nhưng nơi giàu rừng nhất là Tây Nguyên. Mà ở đó cả nước xô vào khai hoang, Đắc Lắc cũ nay có 1,6 triệu dân, so với năm 1976 chỉ có 0,35 triệu. Khi kinh tế phát  triển đến đến đâu thì môi trường bị hủy hoại đến đó, đồng thời nó cũng tác động xấu đến văn hoá, đạo đức của con người. Đúng là phải có 1 chiến lược phát triển bền vững cho Tây Nguyên, trong đó vai trò của rừng là rất quan trọng .
PV:- Có nghĩa là chưa thể có một giải pháp tổng thể để bảo vệ rừng, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: – Vâng, tuy xã hội đang có nhiều biến chuyển lớn, nhưng chưa thể thực thi một giải pháp tổng thể nào, nếu không thống nhất được ý chí toàn dân, nếu không thoát ra khỏi quốc nạn tham nhũng, phe phái và nhóm lợi ích, trong cục bộ từng ngành, từng địa phương.
Xin cảm ơn ông!
(BDV)
Khâm phục nước Nhật20:00 Ngày 12 tháng 6 năm 2013


ĐƯA TIỄN TS. NISHIMURA MASANARI VỀ LÀNG GỐM KIM LAN

Tiếc thương TS Nashimura Masanari khi anh đang ở độ chín về tài năng. Xin chia buồn cùng gia quyến anh, cha me, vợ và các con anh. Cầu mong anh yên giấn ngàn thu, an nghỉ vĩnh hằng nơi cực lac.
Tiến sỹ hãy tự hào là một công dân Nhật ưu tú đã làm rạng danh đất nước Nhật trong quãng thời gian sinh sống và làm việc ở Việt nam.
Ts Nashimura Masanari đã để lại dấu ấn tốt đẹp không dễ phai mờ trong tất cả những người đã từng quen biết hoặc làm việc với TS.
Người Việt nam luôn ngưỡng mộ thành tích diệu kỳ của đất nước và nhân dân Nhật Bản trong phát triển kinh tế cũng như bản sắc văn hóa Nhật. Bất kỳ người dân Nhật làm việc trong bất cứ công việc nào đều thể hiện tính trách nhiệm cao, hiệu quả, nghiêm khắc với bản thân nhưng lại khiêm nhường, dung hòa, tôn trọng người đối thoại với nét văn hóa đặc trưng Nhật bản.
Người dân Nhật thật may mắn, dân tộc Nhật tự hào vì có những nhà lãnh đạo kiệt xuất một lòng vì đất nước.

Nguyễn Hưng Quốc - Lòng tin và sự xấu hổ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á, ngày 31/5/2013.
13.06.2013
Nhân nhắc đến khái niệm lòng tin chiến lược trong bài nói chuyện của ông Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thử bàn về chuyện lòng tin trong chính trị nói chung. Nói đến lòng tin, ở đây tôi chỉ muốn tập trung vào sự tin cậy (trust, chứ không phải faith hay belief) và chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị đối nội, trong nội bộ một quốc gia.

Trước hết, hầu như ai cũng biết sự tin cậy là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mọi người có thể sinh hoạt chung với nhau trong xã hội, từ phạm vi nhỏ và riêng tư nhất là gia đình và bạn bè đến những phạm vi lớn hơn như các cơ sở làm ăn buôn bán hoặc các đoàn thể và cuối cùng, sinh hoạt chính trị trong cả nước. Nền tảng của cái gọi là đạo đức công dân, thật ra, là vấn đề tin cậy: mình tin người khác và làm cho người khác tin mình bằng cách, trước hết, tự mình làm cho mình đáng tin cậy. Nền tảng của dân chủ, nghĩ cho cùng, cũng là sự tin cậy: tin cậy vào thiện chí của người khác và vào quyết định của đa số (biểu hiện cụ thể nhất là qua các lá phiếu).

Trong chính trị đối nội, lòng tin có ba loại: tin vào các nhà lãnh đạo, tin vào các tổ chức công quyền và tin vào cơ chế.

Trong các tổ chức công quyền, nổi bật nhất là lập pháp (tập trung vào Quốc hội - ở một số nước, có hai hình thức chính Thượng viện và Hạ viện), hành pháp (tập trung vào phủ Tổng thống và/hoặc văn phòng Thủ tướng) và tư pháp (qua hình ảnh của toà án cũng như công an). Ranh giới giữa lòng tin vào các nhà lãnh đạo và các tổ chức công quyền không hoàn toàn rạch ròi: Ở các cơ quan hành pháp, người ta có khuynh hướng nhìn vào người lãnh đạo cao nhất (tổng thống hoặc/và thủ tướng); còn ở các cơ quan khác, từ lập pháp đến tư pháp, vai trò tập thể nổi bật hơn vai trò của cá nhân, do đó, người ta có thói quen nhìn vào cả cơ quan hơn hơn là từng người cụ thể, ngay cả là người lãnh đạo cao nhất.

Đối với các nhà lãnh đạo, lòng tin cũng có nhiều loại: Một, tin vào cá tính và đạo đức của họ; và hai, tin vào lý tưởng cũng như các chính sách mà họ theo đuổi. Trong hai loại lòng tin ấy, cá tính của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng đầu tiên, có vai trò thu hút quần chúng nhất. Không có cá tính mạnh và không có sức cuốn hút quần chúng, không ai có thể trở thành lãnh tụ được, nhất là ở các quốc gia dân chủ, nơi để trở thành lãnh tụ, người ta phải trải qua những cuộc tranh cử và bầu cử gay gắt, trước hết, trong nội bộ đảng, và sau đó, trong phạm vi quốc gia. Nhưng yếu tố đầu tiên này tức khắc trở thành thứ yếu khi người ta trở thành lãnh tụ thực sự. Khi trở thành lãnh tụ, yếu tố được quần chúng quan tâm nhất lại là lý tưởng và từ đó, chính sách của họ. Lý tưởng, vốn thường lớn và chung chung, là yếu tố đầu tiên để gây chú ý và sự đồng cảm. Tuy nhiên, yếu tố chính để quần chúng đánh giá giới lãnh đạo chính là đường lối và chính sách, tức những khía cạnh nhằm hiện thực hoá lý tưởng mà họ tuyên truyền. Đối với đường lối và chính sách, ba điều kiện căn bản nhất là: một, rõ ràng; hai, nhất quán; và ba, hiệu quả. Xuyên suốt từ đầu đến cuối, vấn đề đạo đức của nhà lãnh đạo luôn luôn là một vấn đề quan trọng. Có điều, ở đây là đạo đức công dân chứ không phải là đạo đức cá nhân. Những cái gọi là hiền lành, khiêm tốn, hòa nhã, dễ thương, mau nước mắt, v.v. đều thuộc loại đạo đức cá nhân. Là đạo đức cá nhân, chúng chỉ có ý nghĩa trong phạm vi liên-cá nhân, giữa người này và người khác, trong một không gian có giới hạn. Điều người ta quan tâm nhất ở nhà lãnh đạo là thứ đạo đức công dân, trong đó, nổi bật nhất là sự trong sạch, tinh thần trách nhiệm và tôn trọng pháp luật, bởi vậy, ba cái xấu thường dễ bị theo dõi và lên án nhất chính là tham nhũng, vô trách nhiệm và lạm dụng quyền hành.

Đối với các tổ chức, nội dung của cái gọi là lòng tin chỉ tập trung chủ yếu vào khía cạnh thực hành với hai nội dung chính: năng lực và tính hiệu quả. Tiêu chí để đánh giá việc thực hành là hiến pháp và luật pháp. Nói đến năng lực và tính hiệu quả của các cơ quan, người ta phải đối chiếu việc thực hành của các cơ quan ấy so với các quy định ghi trong hiến pháp và luật pháp. Nếu nhiệm vụ chính của công an, chẳng hạn, là bảo đảm an ninh và an toàn trong xã hội thì năng lực và tính hiệu quả của công an cần phải được đo lường và đánh giá trên mức độ tội phạm các loại trong xã hội.

Đối với cơ chế, lòng tin chủ yếu tập trung vào tính lý tưởng, tính hiệu quả và sự bền vững của nó.

Qua ba loại lòng tin ở trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các xã hội dân chủ và các xã hội phi dân chủ.

Ở các xã hội dân chủ, từ Mỹ đến Úc và toàn bộ các quốc gia Tây Âu và Bắc Âu, dân chúng có thể mất lòng tin vào giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền, nhưng họ luôn luôn tin tưởng vào cơ chế. Cơ chế dân chủ mà họ thiết lập và hoàn thiện suốt cả trăm năm hoặc lâu hơn nữa không những có tính lý tưởng cao, phù hợp với những bảng giá trị phổ quát của nhân lại (tôn trọng tự do cá nhân và sự bình đẳng giữa mọi người cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật) mà còn có tính hiệu quả trong việc vận hành kinh tế, an sinh xã hội và đặc biệt, quản trị đất nước. Hơn nữa, mọi người còn tin tưởng vào sự bền vững của nó: Một mặt, giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền có thể thay đổi, nhưng cơ chế dân chủ thì không; mặt khác, chính cơ chế ấy bảo đảm mọi sự thay đổi quyền lực đều diễn ra một cách êm thắm, không gây nên bất cứ một xáo trộn nào trong xã hội. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước dân chủ, tâm lý quần chúng thường khá an tâm sau các cuộc bầu cử. Trong bầu cử, người ta có thể tranh đấu với nhau một cách dữ dội nhưng bầu cử xong, tuy có kẻ thắng người thua và tuy sẽ có những chính sách khác nhau, mọi người vẫn biết rõ một điều: tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp chế vẫn được tôn trọng và duy trì. Dưới chính phủ mới, một số người có thể bị cắt bớt một phần trong các trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp xã hội, chẳng hạn, nhưng chắc chắn, sẽ không có ai bị bỏ đói, bị tước đoạt đất đai hay bị bắt bỏ tù một cách vô lý vì một số phát ngôn hay vì tham gia một cuộc biểu tình nào đó.

Cũng chính vì tin cậy vào cơ chế nên ở các quốc gia Tây phương, hầu như không ai nghĩ đến chuyện gây bạo loạn để lật đổ chính quyền. Mọi sự thay đổi, nếu có, đều diễn ra bên trong cơ chế, với các luật chơi gắn liền với cơ chế.

Ở các nước phi dân chủ, ngược lại, điều người ta ít tin nhất, lại là cơ chế. Thoạt đầu, chế độ phi dân chủ nào cũng khuếch đại tính lý tưởng của nó để thu phục nhân tâm. Nhiều người sẵn sàng tin và có người sẵn sàng hy sinh tính mạng để thực hiện các lý tưởng ấy. Nhưng cái thiếu nhất của các chế độ độc tài là tính hiệu quả. Khái niệm hiệu quả ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn trải rộng ra mọi phạm vi khác, từ luật pháp đến xã hội, văn hóa, chính trị và nhân quyền. Cứ nói mãi đến tự do nhưng đi đâu cũng đối đầu với công an, lúc nào cũng có nguy cơ bị công an còng tay hay đạp vào mặt; cứ nói mãi đến dân chủ, nhưng tranh cử thì hạn chế, bầu cử thì gian lận, bộ máy công quyền đều được giao phó cho những kẻ bất tài nhưng có nhiều “quan hệ”… dần dần người ta sẽ mất hết niềm tin. Chính vì có sự trái ngược giữa tính lý tưởng và tính hiệu quả như vậy, mọi chế độ độc tài đều thiếu hẳn tính ổn định và bền vững. Kiểu tuyên truyền ưu tiên cho ổn định ở các nước độc tài, trong đó có Việt Nam, là một lối ngụy biện đầy nghịch lý, bởi, tự bản chất, đã độc tài thì không thể ổn định, và vì không ổn định, nó cũng không thể bền vững.

Đó chính là tình trạng ở Việt Nam hiện nay.

Lần lượt, nhiều người, ngay cả những kẻ từng cúc cung phục vụ chế độ gần như cả đời, đều nhận ra một điểm: tất cả các khuyết điểm ở Việt Nam đều bắt rễ từ một cái lỗi chính, có người gọi là “lỗi hệ thống”. Lỗi hệ thống tức là lỗi ở cơ chế. Lỗi ở cơ chế chủ yếu là lỗi ở ba khía cạnh: một, phương thức lên cầm quyền (thường, một cách chính đáng, phải gắn liền với các cuộc bầu cử tự do); hai, ở phương thức phân quyền (yêu cầu tối thiểu là tính chất độc lập của tư pháp, và đằng sau nó, lực lượng công an); và ba, phương thức kiểm soát quyền lực (chỉ đáng tin cậy khi, thứ nhất, người kiểm soát độc lập với người bị/được kiểm soát; và thứ hai, từ nhiều nguồn khác nhau. Ở Tây phương, cơ cấu kiểm soát quyền lực thường chằng chịt nhiều tầng và từ nhiều góc độ khác nhau, từ tư pháp đến truyền thông, các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phi chính phủ và, bàng bạc khắp nơi, dân chúng).

Lâu nay, dường như chính quyền Việt Nam cảm thấy tuyệt vọng trong việc củng cố lòng tin của dân chúng vào cơ chế nên bộ máy tuyên truyền của họ thường hiếm khi đề cập đến cơ chế, vốn gắn liền với chế độ. Họ chỉ sử dụng biện pháp tiêu cực là cấm đoán việc phê phán cơ chế hoặc lâu lâu vẽ vời vài chuyện nhăng nhít (trong đó, mới nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm giới lãnh đạo) để mị dân hoặc lừa dân với ảo tưởng là cơ chế ấy đang trong tiến trình tự hoàn thiện. Nhưng cố gắng xây dựng lòng tin dựa trên lời hứa hẹn là nó đang tự thay đổi và hoàn thiện chỉ là một trò chơi nửa vời của những kẻ đang biết là mình thua cuộc. Nó thiếu hẳn tự tin. Và cũng thiếu lòng tin ở cơ chế.

Trước đây, bộ máy đảng và chính quyền tập trung thật nhiều công sức vào việc gây dựng lòng tin vào các nhà lãnh đạo bằng cách thần thánh hóa, hoặc ít nhất, thần tượng hóa một người nào đó, trước là Hồ Chí Minh, sau là Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Nhưng với giới lãnh đạo thuộc các thế hệ sau, các nỗ lức ấy bị biến thành tuyệt vọng ngay cả trước khi họ bắt đầu thực hiện. Lý do chính, tôi nghĩ, là do sự phát triển của truyền thông. Với thế hệ lãnh đạo đầu tiên, việc thần thánh hóa tương đối dễ: dưới mắt dân chúng, ông Hồ Chí Minh, chẳng hạn, lâu lâu mới thoáng qua một lần. Toàn bộ hình ảnh của ông là do các cán bộ tuyên truyền hoặc chính ông vẽ ra. Không ai có thể kiểm tra được cả. Giới lãnh đạo gần đây, đi đâu cũng có các ống kính chĩa vào ghi hình và ghi âm, rất dễ bộc lộ những sự hớ hênh trong cả trí tuệ lẫn nhân cách. Huống gì hầu hết các nhà lãnh đạo gần đây đều thuộc loại kém cỏi. Họ khó đủ sức để giữ được lòng tin của quần chúng.

Dĩ nhiên, nói đến lòng tin của dân chúng đối với lãnh đạo Việt Nam, chúng ta khó tìm ra một bằng chứng cụ thể nào để phân tích. Bầu cử thì gian lận; các cuộc điều tra dư luận thì bị cấm đoán, mọi cố gắng tìm kiếm số liệu đều trở thành vô vọng. Nhưng ít nhất cũng có một số người biết chắc chắn là dân chúng không tin giới lãnh đạo: Đó chính là giới lãnh đạo hiện nay. Biết, nên họ sợ và tìm mọi cách để tránh né việc đối đầu với việc bày tỏ cách đánh giá của dân chúng. Họ biết chắc chắn một điều: nếu để dân chúng tự do bộc lộ lòng tin, họ sẽ chỉ đạt được số âm.

Như vậy, ở đây, chúng ta lại thấy một khía cạnh khác: Ở Việt Nam, không phải chỉ có việc dân chúng mất lòng tin vào cơ chế, cơ quan công quyền và giới lãnh đạo mà còn có hiện tượng bản thân giới lãnh đạo cũng không tin vào cơ chế và đặc biệt, vào quần chúng. Họ không bao giờ dám để dân chúng phát biểu một cách tự do và trung thực. Họ cũng không dám để dân chúng được tự do lựa chọn. Đây đó, họ giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đa đảng: đa đảng sẽ gây nên hỗn loạn. Tại sao đa đảng, ở các nơi khác không gây nên hỗn loạn mà ở Việt Nam thì có? Họ trả lời: Tại dân trí Việt Nam còn thấp! Nói thế tức là không tin vào trí tuệ, vào phán đoán, và cuối cùng, sự lựa chọn của dân chúng.

Trên diễn đàn quốc tế, giới lãnh đạo Việt Nam nói đến lòng tin, nhưng một trong những bi kịch lớn nhất ở Việt Nam là không ai tin ai cả. Trong quan hệ xã hội, người ta không tin nhau. Trong quan hệ chính trị, dân chúng không tin nhà cầm quyền và nhà cầm quyền, ngược lại, cũng không tin dân chúng. Khi lòng tin bị đánh mất, yếu tố thống trị mọi quan hệ xã hội và chính trị chỉ còn là sự giả dối.

Giả dối thì ở đâu cũng có, nhưng ở Việt Nam, sự giả dối có hai điểm đặc biệt: Thứ nhất, nó không phải chỉ hiện diện, thậm chí, không phải chỉ phổ biến mà còn thống trị mọi sinh hoạt và mọi loại quan hệ; và thứ hai, chính vì tính chất thống trị ấy, nó trở thành một điều bình thường, không còn làm cho ai xấu hổ cả.

Không có một xã hội nào có thể lành mạnh nếu thiếu sự tin cậy và không có một nền đạo đức nào có thể đứng vững nếu thiếu sự xấu hổ.

Tiếc, Việt Nam thiếu cả hai.

Tuesday, June 11, 2013

HTTPS Everywhere (Mọi Nơi)
HTTPS Everywhere là một bộ tiện ích của Firefox, và là sản phẩm hợp tác giữa The Tor Project (https://www.torproject.org) và Electronic Frontier Foundation (https://eff.org/). Tác dụng của tiện ích này là mã hóa thông tin của bạn đối với một số trang Web lớn gồm có Google, Wikipedia, và các mạng xã hội thông dụng như Facebook và Twitter.
Nhiều trang Web có chức năng mã hóa thông tin qua giao thức HTTPS, nhưng lại khó sử dụng. Ví dụ, các trang này có thể mặc định kết nối bạn vào HTTP ngay cả khi có HTTPS. Hoặc trong các trang có mã hóa, lại dùng với các đường dẫn quay trở lại trang không có mã hóa. Với kiểu đó, thông tin (như tên và mật mã tài khoản) gửi/nhận qua lại với các trang Web đó được chuyển như dữ liệu thông thường không mã hóa và có thể bị đọc dễ dàng bởi thành phần thứ ba.
Phần mở rộng HTTPS Everywhere giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển mọi yêu cầu kết nối tới HTTPS một cách tự động. (Mặc dầu có tên gọi là “HTTPS Everywhere" (khắp mọi nơi), phần mở rộng này chỉ kích hoạt HTTPS đối với một số trang mạng nhất định và cũng chỉ có thể sử dụng với các trang chịu hỗ trợ phần mở rộng này. Do đó, tiện ích này không thể làm kết nối tới một trang nào đó an toàn nếu trang đó không hỗ trợ HTTPS.)
Cần nhớ rằng, trong số các trang được đề cập thì vẫn có những trang chứa đựng nhiều thành tố như hình ảnh hay icon đến từ những trang web khác mà chúng không hỗ trợ HTTPS. Như vậy, nếu icon ổ khóa của trình duyệt có hình dạng bể gãy, hay có dấu chấm than, thì bạn vẫn có rủi ro về bảo mật đối với những kẻ gian tấn công trực tiếp hoặc dùng cách phân tích lưu lượng thông tin. Tuy thế, với việc áp dụng tiện ích này thì vẫn sẽ gây khó khăn hơn nhiều cho những kẻ muốn kiểm duyệt hay theo dõi hoạt động mạng của bạn.
Một số trang Web (như Gmail) có thể kết nối qua HTTPS một cách tự động, nhưng việc sử dụng HTTPS Everywhere còn có tác dụng bảo vệ người dùng đối với các kỹ thuật tấn công tháo-gỡ-SSL (SSL-stripping), trong đó, những kẻ tấn công mạng sẽ giấu trang HTTPS của trang cần tới, nếu ban đầu bạn kết nối thẳng tới trang HTTP thường của trang đó.
Xin đọc thêm tại địa chỉ: https://www.eff.org/https-everywhere.
Cài đặt
Trước tiên, tải phần mở rộng HTTPS Everywhere từ trang chính thức: https://www.eff.org/https-everywhere.
Nhớ chọn phiên bản mới nhất. Trong ví dụ dưới đây, phiên bản HTTPS Everywhere 0.9.4 đã được sử dụng. (Tại thời điểm này có thể đã có phiên bản mới hơn.)

Nhấn "Allow" (Cho phép chạy). Sau đó, bạn sẽ phải khởi động lại Firefox bằng cách nhấn "Restart Now". Sau đó HTTPS Everywhere được cài đặt.

Thiết trí cấu hình
Để vào được trang thiết trí cấu hình của HTTPS Everywhere trong Firefox 4 (Linux), nhấn vào menu của Firefox ở phía trên bên trái màn hình và sau đó chọn Add-ons Manager (Quản lý các tiện ích). (Cần nhớ rằng trong các phiên bản khác nhau của Firefox hay hệ điều hành khác nhau, mục Add-ons Manager có thể được thiết trí tại các vị trí khác nhau trong giao diện.)

Nhấn nút Options (Các lựa chọn).

Một danh sách toàn bộ các trang Web có hỗ trợ quy luật chuyển hướng HTTPS sẽ được hiển thị. Nếu gặp vấn đề với một quy luật chuyển hướng nào đó, bạn có thể bỏ đánh dấu trong khung này. Trong trường hợp đó, HTTPS Everywhere sẽ không thay đổi kết nối của bạn tới trang này.
Sử dụng
Một khi đã được kích hoạt và cấu hình, HTTPS Everywhere rất dễ và đơn giản để dùng. Ví dụ, hãy đánh nhập địa chỉ URL một trang HTTP thường (chẳng hạn, http://www.google.com).

Sau đó nhấn Enter. Bạn sẽ được chuyển hướng tự động tới trang an toàn có mã hóa HTTPS (trong trường hợp này là: https://encrypted.google.com). Không cần phải làm gì khác thêm.

Nếu mạng lưới chặn HTTPS
Nhà cung cấp dịch vụ mạng có thể sẽ chặn phiên bản mã hóa của trang mà bạn muốn vào, nhằm tăng khả năng theo dõi giám sát hoạt động mạng. Trong các trường hợp như vậy, HTTPS Everywhere sẽ làm cho bạn không thể vào được trang này, vì bản thân nó đã tự động chuyển kết nối đến trang có mã hóa là HTTPS, và không cho phép chạy phiên bản không mã hóa. (Ví dụ, chúng tôi được biết về mạng Wi-Fi của một sân bay cho phép kết nối tới các trang HTTP thường, nhưng lại chặn các kết nối HTTPS. Có thể vì người điều hành mạng Wi-Fi muốn biết xem người dùng đang làm gì. Tại sân bay đó, người dùng có HTTPS Everywhere không thể sử dụng một số trang Web nhất định nếu họ không tạm thời ngưng chạy tiện ích HTTPS Everywhere.)
Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp sử dụng HTTPS Everywhere với một kỹ thuật vượt kiểm duyệt khác như Tor hay VPN, để tránh được những sự ngăn chặn của giới điều hành dịch vụ mạng đối với các trang Web có mã hóa bảo mật.
Thêm các trang khác trong HTTPS Everywhere
Bạn có thể thiết trí thêm các quy luật khác trong HTTPS Everywhere đối với các trang thường dùng. Để tìm hiểu thêm phương thức thực hiện việc này, hãy vào trang: https://www.eff.org/https-everywhere/rulesets. Lợi ích của việc tạo thêm quy luật như thế là để ra lệnh cho HTTPS Everywhere truy cập vào các trang Web đó được an toàn. Nhưng cần nhớ: HTTPS Everywhere không giúp bạn kết nối tới một trang mạng an toàn, nếu bản thân trang mạng đó không hỗ trợ HTTPS. Nếu một trang mạng không hỗ trợ HTTPS thì thêm quy luật cho trang đó không có ích lợi gì cả.
Nếu bạn là người quản lý một trang Web và tạo phiên bản HTTPS của trang, thì nên đăng ký trang mạng HTTPS của mình với HTTPS Everywhere để được cập nhật vào danh mục chính thức.
Giới Thiệu
Lời Mở Đầu
Đôi Lời Về Cẩm Nang Này
Những Việc Làm Ngay
Mạng Internet Hoạt Động Như Thế Nào
Những Việc Làm Ngay
Mở Đầu
Kiểm Duyệt Và Mạng Internet
Vượt Thoát Và An Toàn
Kiến Thức Căn Bản
Mẹo Vặt Đơn Giản
Hãy Sáng Tạo
Proxy Mạng
Psiphon
Sabzproxy
Firefox Và Các Tiện Ích
Giới Thiệu Về Firefox
Các Tiện Ích Noscript Và Adblock
HTTPS Everywhere (Mọi Nơi)
Cấu Hình Proxy Và Foxy Proxy
Công Cụ
Giới Thiệu
Freegate
Simurgh
UltraSurf
Dịch Vụ VPN (mạng ảo riêng)
Dùng VPN Trên Ubuntu
Hotspot Shield
Alkasir
Tor: Bộ Định Tuyến Củ Hành
Jondo
Your-Freedom
Kiến Thức Chuyên Môn
Tên Miền Và DNS
HTTP Proxies
Dòng Lệnh
OpenVPN
Xuyên Hầm SSH
SOCKS Proxies
Giúp Đỡ Người Khác
Nghiên Cứu Và Thu Thập Tài Liệu Liên Quan Đến Kiểm Duyệt
Đối Phó Với Việc Chặn Cổng
Cài Đặt Các Proxy Mạng
Thiết Lập Trạm Tor Chuyển Tiếp
Rủi Ro Trong Việc Điều Hành Proxy
Các Thói Quen Cần Có Của Webmaster
Phụ Lục
Từ Điển Thuật Ngữ
Mười Điều
Giấy Phép
Những Tài Liệu Khác