Trong các bộ phim chiến tranh hiện đại như Blackhawk Down hay The Hurt Locker, các binh sĩ Mỹ đều mặc loại áo giáp chống đạn. Bên trong những bộ áo giáp này có găn các miếng to bản làm bằng gốm và sợi Kevlar, khiến cho tính di động của người lính bị giảm đi, cũng như rất không thoải mái ở điều kiện nhiệt độ 120 độ F (48.89 độ C) trong lúc hành quân.


Từ thực tế vừa thiếu linh hoạt lẫn sức chịu đựng bền bỉ do nhiệt độ cao gây ra, các nhà thầu quốc phòng đã phải tìm đến những lựa chọn áo giáp chống đạn khác nhẹ hơn. Trong số đó có một công nghệ của hãng BAE systems có thể là giải pháp hay khi sử dụng chất gel lỏng. Nhờ sử dụng loại chất lỏng không theo định luật Newton, nhà sản xuất đã thành công trong việc chế tạo ra một loại áo giáp che thân gọi là không những nhẹ hơn các loại áo giáp truyền thống mà còn chịu được lực tác động mạnh hơn.

Ý tưởng của loại áo giáp lỏng này dựa trên thí nghiệm "em yêu khoa học" có tên gọi là oobleck, trong đó người ta sử dụng nước khuấy nhuyễn bột ngô. Lúc đang chế nước vào thì oobleck vẫn còn trạng thái lỏng, nhưng nếu ép một lực mạnh thì nó sẽ đặc quánh lại. Bạn cầm oobleck đó lên và nó sẽ rã dần trên tay. Nếu làm được cục oobleck to và rộng, bạn có thể bước đi trên nó.



Bột ngô khuấy nước

Tất nhiên, áo giáp lỏng của BAE systems đẳng cấp hơn trò chơi khoa học sử dụng bột ngô kia. Được biết dưới dạng chất lỏng nở hoặc quánh lại (STF), loại gel này đặt bên trong áo giáp có độ bám dai mà sẽ trở nên dai hơn khi có ngoại lực tác động mạnh lên nó. Nói cách khác, chất gel trong áo giáp sẽ trở nên dày hơn khi bị dính đạn, tương tự như tình trạng của cục oobleck khi bạn cầm nó trên tay hay bước chân lên nó, chỉ là hàng của BAE systems có hiệu quả thiết thực hơn nhiều.

Loại áo giáp sợi Kevlar truyền thống có đến 45 lớp bọc lót chống đạn ép chồng vào nhau để tạo nên loại chất được cho là cứng gấp 5 lần so với thép. Tấm bọc bằng sợi dày cui này không những không thoát hơi được tốt, mà còn gây hiệu ứng phụ. Người bị dính đạn tuy không nguy hiểm đến tính mạng (do viên đạn không chui được vào thân thể) nhưng vẫn bị chấn thương như thường. Hình ảnh dưới đây cho thấy người lính có mặc áo chống đạn bị bắn trúng phần thân đã bị thâm tím nặng do lực ép mạnh của viên đạn.


Vì vậy, cho dù không sợ đạn chui vào người, nhưng người mặc áo chống đạn truyền thống vẫn bị nguy hiểm do lực ép mạnh do tốc độ bay nhanh khủng khiếp của viên đạn. Để giảm được lực ép, phần bọc lót cần phải tản lực ra khắp nơi, nhưng sợi Kevlar đã không thể làm tốt công việc này.

Đây chính là lúc áo giáp lỏng chống đạn lên ngôi, bởi chất lỏng STF chứa bên trong áo giáp có thể phân tán lực ép mạnh ra khắp toàn bề mặt. Điều này có được là nhờ các phân tử trôi nổi bên trong chất STF mà BAE đã sáng chế ra. Khi lực ép dồn vào chất lỏng này, phản ứng tự nhiên của lực ép là sẽ bị phân tán đi. Thực chất, các phân tử trong chất STF đã liên kết chặt lại với nhau, tạo nên một trạng thái rắn đủ sức phá lực tấn công lên chúng.



So sánh giữa áo giáp lỏng với áo giáp Kevlar truyền thống

BAE cho biết họ có thể ép chồng 10 lớp gel đặc biệt này vào giữa 2 lớp bọc Kevlar để tạo một bộ áo giáp siêu nhẹ có thể chịu được lực tác động từ một khẩu súng ngắn như khẩu Pistol 10mm. Công ty này đã có kế hoạch tăng cường sức mạnh bảo vệ để bộ áo giáp có thể chịu được các lực bắn từ các loại súng lớn hơn như AK-47.



Clip giới thiệu về áo giáp nước chống đạn (Liquid armor)






Theo Geek.com
Nguồn BAE Systems