Chú rể già nhất Việt Nam làm cha ở tuổi 90
Đã hơn 2 năm kể
từ khi cụ Thuận sinh con ở tuổi 90, câu chuyện về cuộc hôn nhân hiếm có
của cụ vẫn còn gây xôn xao thị trấn Lạt, Tân Kỳ, Nghệ An.
Ở tuổi 93 này, cụ Trần Văn Thuận (sinh năm 1921) vẫn cùng vợ làm nghề
nấu cao động vật để bán. Cụ cho biết chính mình cũng không rõ tại sao
lại có mối nhân duyên này. "Có lẽ do duyên số mà tôi và vợ đã tìm đến
với nhau, rồi gá nghĩa trăm năm hạnh phúc", cụ cởi mở kể.
Cụ Thuận sinh ra và lớn lên ở Hưng Nguyên, một huyện miền xuôi của
Nghệ An. Năm 30 tuổi, cụ kết hôn với cô thôn nữ trong làng, rồi cả nhà
chuyển ra vùng kinh tế mới ở Tân Kỳ. Năm 2004, vợ cụ qua đời do tuổi
già, thọ 78 tuổi. Mất đi người bạn đời mấy chục năm, con cái thì đã lớn
nên cụ Thuận thực sự cảm thấy trống vắng.
Vợ mất, cụ Thuận không hề nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa vì đã ở
tuổi 87. Cụ vẫn hàng ngày đi vào các xã ở Tân Kỳ và một số huyện xung
quanh để mua xương động vật về nấu cao kiếm sống, khỏi nhờ vả con cái.
Trong một lần đi vào xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) mua hàng, cụ gặp chị
Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1971). Nghe kể về hoàn cảnh của chị, cụ Thuận
vô cùng xúc động. Chị vốn là người phụ nữ đảm đang, từng có người chồng
nghiện ma túy. Sau ly hôn năm 2002, chị một mình nuôi con gái.
Một thời gian qua lại, giữa cụ Thuận và chị Nhung "tình trong như đã, mặt ngoài còn e", nhưng cụ Thuận không dám hỏi cưới bởi cụ quá hiểu, chuyện một một ông già gần chín mươi đi hỏi cưới một cô gái mới ngoài ba mươi sẽ là tâm điểm dị nghị. Sau rất nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng cụ quyết định làm theo tiếng gọi trái tim. Biết tin ấy, không chỉ dân làng mà các con của cụ đều "giãy nãy như đỉa phải vôi". Con cái can ngăn mãi không được đành chấp nhận.
Lời xì xầm về đám cưới chưa hết, đầu năm 2010, tin chị Nhung mang thai
lại làm dấy lên cơn sóng dư luận ở phố núi. Không ai tin rằng một người
đàn ông đã ở tuổi 90 lại còn khả năng làm bố. Những đứa trước của cụ
Thuận cũng cho rằng bố mình chẳng còn khả năng làm "chuyện ấy" chứ đừng
nói chuyện sinh con.
Đủ tháng ngày, chị Nhung sinh một bé trai nặng hơn 3kg, bụ bẫm, đáng yêu. Mấy đứa con của vợ trước vẫn chưa chịu nhận em. Cực chẳng đã, cụ Thuận quyết định làm xét nghiệm AND. Cụ nhớ lại: "Kết quả chứng minh đó là đứa con do hai vợ chồng tôi sinh ra. Lúc đó, mọi người mới tin tôi còn khả năng sinh con thật".
Đến nay, cháu Trần Nhật Quang, con của cụ Thuận và chị Nhung đã được 2 tuổi và bé ngày càng giống cha. Ông Dương Đình Khoa (51 tuổi) hàng xóm của gia đình cụ Thuận cho biết: "Vợ chồng ông Thuận sống hòa hợp với nhau lắm, người ngoài nhìn vào ai cũng phát thèm. Dù ông ấy hơn vợ 50 tuổi nhưng vẫn chiều chuộng chăm sóc, tâm lý và chu đáo lắm".
Còn chị Nhung bẽn lẽn cho biết: "Thầy (chị gọi chồng bằng "Thầy") yêu thương hai mẹ con tôi lắm và đối xử rất tốt với con gái riêng của tôi nữa".
Ông Nguyễn Viết Thu, khối trưởng khối 1, thị trấn Lạt, nói vui: "Nhớ đợt trước chị Nhung mang thai, ông Thuận không cho vợ làm gì cả. Ông ấy còn thuê người về nấu cao, tự mình chăm sóc cho bà Nhung. Nếu lại sinh con nữa, chắc ông ấy còn chiều vợ hơn nữa".
Vợ cụ Thuận bên đứa con trai.
|
Một thời gian qua lại, giữa cụ Thuận và chị Nhung "tình trong như đã, mặt ngoài còn e", nhưng cụ Thuận không dám hỏi cưới bởi cụ quá hiểu, chuyện một một ông già gần chín mươi đi hỏi cưới một cô gái mới ngoài ba mươi sẽ là tâm điểm dị nghị. Sau rất nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng cụ quyết định làm theo tiếng gọi trái tim. Biết tin ấy, không chỉ dân làng mà các con của cụ đều "giãy nãy như đỉa phải vôi". Con cái can ngăn mãi không được đành chấp nhận.
Hôm đám cưới, mặc dù cụ Thuận chỉ làm dăm mâm cho đúng lễ tục nhưng
người ở thị trấn Lạt đến xem đông như trẩy hội. Chuyện cụ già gần 90
tuổi "chơi trống bỏi" trở thành đề tài đàm tiếu, đồn đại ác ý. Thậm chí,
khi đã về sống với nhau, vì xấu hổ, suốt một thời gian dài chị Nhung
không dám ra khỏi nhà. Có lần, thấy những tiếng xầm xì rằng chị lấy cụ
Thuận chỉ vì số tài sản kế thừa và miếng đất mặt tiền đắc địa của người
chồng già, chị Nhung òa khóc. Bằng sự từng trải, bằng tình yêu chân
thành, cụ nhẹ nhàng động viên, làm bờ vai vững vàng cho chị tựa vào.
|
Dù bước sang tuổi 92 nhưng cụ Thuận vẫn mạnh khỏe, hồng hào.
|
Đủ tháng ngày, chị Nhung sinh một bé trai nặng hơn 3kg, bụ bẫm, đáng yêu. Mấy đứa con của vợ trước vẫn chưa chịu nhận em. Cực chẳng đã, cụ Thuận quyết định làm xét nghiệm AND. Cụ nhớ lại: "Kết quả chứng minh đó là đứa con do hai vợ chồng tôi sinh ra. Lúc đó, mọi người mới tin tôi còn khả năng sinh con thật".
Đến nay, cháu Trần Nhật Quang, con của cụ Thuận và chị Nhung đã được 2 tuổi và bé ngày càng giống cha. Ông Dương Đình Khoa (51 tuổi) hàng xóm của gia đình cụ Thuận cho biết: "Vợ chồng ông Thuận sống hòa hợp với nhau lắm, người ngoài nhìn vào ai cũng phát thèm. Dù ông ấy hơn vợ 50 tuổi nhưng vẫn chiều chuộng chăm sóc, tâm lý và chu đáo lắm".
Còn chị Nhung bẽn lẽn cho biết: "Thầy (chị gọi chồng bằng "Thầy") yêu thương hai mẹ con tôi lắm và đối xử rất tốt với con gái riêng của tôi nữa".
Ông Nguyễn Viết Thu, khối trưởng khối 1, thị trấn Lạt, nói vui: "Nhớ đợt trước chị Nhung mang thai, ông Thuận không cho vợ làm gì cả. Ông ấy còn thuê người về nấu cao, tự mình chăm sóc cho bà Nhung. Nếu lại sinh con nữa, chắc ông ấy còn chiều vợ hơn nữa".
Riêng với cụ Thuận, từ khi sinh con, nhiều người tỏ ý muốn biết bí kíp
để duy trì "phong độ". Cụ vui vẻ cho biết thực sự chẳng có bí quyết gì
đặc biệt cả. "Hàng ngày tôi ăn uống điều độ, không sử dụng những thứ ảnh
hưởng đến sức khỏe, tập thể dục mỗi sáng. Đặc biệt là nhà tôi nấu cao
nên tôi thường sử dụng cao để uống nhằm nâng cao sức khỏe". Dù đã ở tuổi
92 nhưng mỗi sáng cụ vẫn ăn được 3 bát cơm hoặc 2 gói mì tôm kèm theo
mấy quả trứng gà.
Theo Giadinh.net
No comments:
Post a Comment