Search This Blog

Tuesday, December 28, 2010

BOM DAISY-CUTTER , VÀ BOM BLU-82 THẢ TẠI XUÂN LỘC THÁNG 4.1975 .

TÔI ĐẢ SƯU TẦM CÁC BÀI VIẾT SAU ĐÂY GIÚP CÁC BẠN TÌM HIỂU THÊM VỀ BOM M-121 , CÓ BIỆT DANH LÀ DAISY-CUTTER ,  ĐƯỢC DÙNG TRONG CHIẾN TRANH VN ĐỂ TẠO BẢI ĐÁP CHO TRỰC THĂNG NƠI RỪNG GIÀ , NHIỀU CÂY LỚN . NGOÀI RA LÀ VỀ LOẠI BOM BLU-82 , GÂY SÁT THƯƠNG LỚN LAO CHO ĐỐI PHƯƠNG TẠI XUÂN LỘC TRONG THÁNG 4/1975 - TAT .

I / M-121 Daisy-Cutter Bomb : Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương . . . Trực thăng rất cần có được những bải đáp an toàn, đũ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đặt ra cho Bộ Chỉ huy QL HK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.
Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) ký hiệu M-121 lưu trữ tại Trung Tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kirtland (New Mexico). Đây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lb này có thễ sẽ đáp ứng được nhu cầu của lục quân cho lực lượng trực thăng ? 
Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là : làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này ?
Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả được quả bom cỡ này : Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi cơ loại phóng pháo- chiến đấu như F-100, F-105... lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay phi cơ vận tải để thả chúng..Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng : trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả được 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao. (cbubombed) 
Biện pháp thứ nhì là dùng phi cơ vận tải C-130 : C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp  nhưng vì lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn ! 
Đến tháng 6 năm 1968, Chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi đoàn 29 (KĐ 463) là người đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ Kirtland. 
Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại Pleiku và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lb đã được thả thường xuyên với tên gọi là Hệ thống võ khí M121
Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ baỵ . Các phi công của KĐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất. 
Để biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành phi cơ thả bom 10,000 lb, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật ‘chất và thả hàng’ (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm hệ thống thả hàng 463L : gồm nhửng đường rầy đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ‘hàng’ đặt sẵn trên một giàn gỗ/pallet/cradle , và khi thả thì sẽ thả giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng phi cơ. 
Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ : khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, có thể rộng đũ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi đầu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33 m) . 

 
Như thế : Daisy Cutter là tên , đầu tiên, đặt cho Hệ thống võ khí M-121 này . (c130flares) . 

II / Bom BLU-82  thả tại Long Khánh.. 
Đến 1970, loại bom 10,000 lb còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung tâm Võ khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lõng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).
Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000 lb, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Đầu đạn của BLU-82 chứa 12,600lb nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyrene. 
BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này là Commando Vault . BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchea (1970), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.


BOM BLU-82


Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân cũa CQ, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rãi tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau..

III / During the Vietnam War, the USAF used 10,000-lb. M121 bombs left over from World War II, to blast Helicopter Landing Zones (HLZ) in the dense undergrowth. As the supply of M121 bombs dwindled, the USAF developed the Bomb Live Unit-82/B (BLU-82/B) as a replacement. Weighing a total of 15,000 lbs., the BLU-82/B was essentially a large thin-walled tank (1/4-inch steel plate) filled with a 12,600-lb. "slurry" explosive mixture. The designers optimized this bomb to clear vegetation while creating little or no crater, and it cleared landing zones about 260 feet in diameter - just right for helicopter operations. Since only cargo aircraft could carry them, C-130 crews delivered the BLU-82/B with normal parachute cargo extraction systems.
The BLU-82/B first saw use in Vietnam on Mach 23, 1970. Throughout the rest of the war, the USAF used them for tactical airlift operations called "Commando Vault." After the war, the BLU-82/B was used during the Mayaguez rescue in May 1975, but the remaining BLU-82s went into storage until the mid-1980s, when the Air Force Special Operations Command began using them in support of special operations. During Operation Desert Storm, MC-130E "Combat Talon" aircraft from the 8th Special Operations Squadron dropped 11 BLU-82/Bs, primarily for psychological effects.  
SPECIFICATIONS:  
Length: 141.6 in.
Diameter: 54 in.
Weight: 15,000 lbs.
Total Produced: 225
NGUỒN : WEBSITE KBC HẢI NGOẠI VÀ CÁC NƠI KHÁC . 

No comments:

Post a Comment