Search This Blog

Saturday, June 30, 2012

How To Easily Change Your Dual-Booting PC’s Default OS

banner-01
I love Ubuntu, but there are times when you just need to use Windows.  The GRUB boot manager that’s installed with Ubuntu is more than happy to leave it the default OS. We can easily change this with some help.
I hate walking away during after restarting my computer only to come back and find that I’m in the wrong OS. Linux is, among many things, about choice, so It’s funny how Ubuntu doesn’t really give you a choice of which OS you’d want as the default. GRUB is pretty robust and also really daunting to configure for beginners. Luckily for us, there’s a great GUI-based tool in Ubuntu’s repositories: StartUp-Manager.
Fire up a terminal, and enter the following command to install StartUp-Manager.
sudo apt-get install startupmanager

Enter your password, hit ‘Y’ at the prompt, and let it install.
Once that’s finished, go to System > Administration > StartUp-Manager

You’ll see a very beginner-friendly screen pop up.

Much better, isn’t it? You’ll see a handful of pertinent options.
  • Timeout: This is the countdown (in seconds) that GRUB waits before automatically booting the default operating system.
  • Default operating system: Pretty self-explanatory; just click the menu and choose your preference.
  • Display: Here you can choose the resolution and color depth for GRUB.
You can also choose to show the splash screen and current text while booting.

Now when you’ve walked away after a restart, you won’t come back to the wrong OS.


As a dual-booter, do you have any other pet peeves about Ubuntu or Windows? Share you thoughts in the comments!
Don't show again X

Wednesday, June 27, 2012

Cô gái Việt đi khắp thế giới với 700 USD

nguồn :  http://truongduynhat.vn/c-gi-vi%E1%BB%87t-di-kh%E1%BA%AFp-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-700-usd/

Viết bởi truongduynhat Đăng lúc 0:00 am29 May 2012

page Tuyệt vời. Đọc xong thấy khâm phục và thèm được khoác ba lô chạy theo cô gái này- TDN

Cô gái Việt 20 tuổi đi khắp thế gian với 700 đôla
          20 tuổi, trong lúc bạn bè đang mải mê với sự học, Nguyễn Thị Khánh Huyền hay Huyền Chip (sinh năm 1990) một mình xách ba lô lên vai và đi vòng quanh thế giới với chỉ 700 đôla trong túi.
          Xách ba lô lên và đi
          Cô gái 22 tuổi nhớ lại quãng thời gian trước khi chuyến đi vòng quanh thế giới bắt đầu "20 tuổi, khi đang làm việc ở Malaysia, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc… tất cả đều rất tốt, nhưng tôi nhận thấy cuộc sống của mình như đang đi vào đường không lối ra. Nếu cứ làm và chờ đợi được tăng lương, thăng chức thì rồi cũng sẽ đến lúc con người ta già và chết. Tôi muốn đi để biết được thực sự mình muốn gì cho cuộc sống này. 20 tuổi, khi ấy tôi chỉ như một đứa trẻ, nói với mẹ rằng con muốn đi vòng quanh Thế giới, thế là đi".
1
          Huyền ở lễ hội Holy tại Nepal. Cô đã có thời gian sống ở đây ba tháng
2
Huyền trước kim tự tháp Khafre, Cairo, Ai Cập
          Và Huyền đi thật, chỉ với 700 đôla trong túi. Sau cái tặc lưỡi "đi bừa đi", đôi chân đã đưa Huyền tới 25 quốc gia, trái tim níu cô ở lại với Ấn Độ suốt bốn tháng, trải qua ba tháng khác tại Nepal, cũng như sống cuộc sống thường nhật suốt ba tháng khác tại Israel.
          Trong 24 tháng ròng, thỉnh thoảng bạn bè và người thân sẽ giật mình khi thấy Huyền xuất hiện như một khách mời dự tiệc, hay đang tham gia lễ trao giải trong các quảng cáo hay phim điện ảnh tại Ấn Độ. Lúc khác, Huyền trở thành nhân viên trong một sòng bài ở Tanzania, tổ chức sự kiện ở Nepal hay đang cặm cụi viết bài cho một trang web công nghệ ở Israel. Cô cũng không nề hà làm công việc tỉ mỉ và mất thời gian như nhập dữ liệu cho một trang web về danh bạ tại Zambia.
3
          Mỗi nước Huyền đặt chân đến, cô đều tìm cách đến thăm ít nhất một trại trẻ mồ côi
          Hành trình một mình mà không đơn độc của cô gái Việt trẻ này còn được lấp đầy bởi những công việc thiện nguyện cho trẻ em mồ côi và người già ở Nepal, Myanmar và Kenya. Giáng sinh mà Huyền đã trải qua ở Nepal đến giờ vẫn còn đọng lại trong cô những dư vị rất ngọt ngào với 50 cô cậu bé theo đạo Hindu chưa bao giờ biết đến Noel trong đời.
          "Ở Việt Nam, sẽ không ai yêu tôi"
          Tự nhận mình là "gái xấu" với tóc xù, mặt tròn, da đen cháy, Huyền cười xòa khi nói chuyện với tôi "Mẹ tôi giận suốt vì sợ tôi sẽ…ế chồng. Ở Việt Nam, người ta đánh giá nhau bằng tài sản, bằng bằng cấp, bằng việc có một người chồng hay vợ tử tế. Tôi bây giờ, bằng cấp không có, thu nhập bằng 0 và không có cả đến một người bạn trai nào. Chắc vì thế nên mẹ bảo, sau hai năm ngao du thiên hạ, tôi bây giờ còn tệ hơn trước đây".
          "Tôi và năm người bạn khác hùn tiền mua bánh kẹo, dạy hát, nhảy múa với các em. Tiệc tàn, chúng tôi ôm nhau chào tạm biệt. Các em quyến luyến đến nỗi chúng xếp hàng để ôm chầm lấy tôi, cứ đứa này ôm xong thì lại đi… xếp hàng để… ôm tiếp." Huyền mỉm cười kể lại "Khi dạy cho những đứa trẻ ấy cách viết ước mơ của mình lên tờ giấy, rất nhiều em đã viết sau này lớn lên muốn cưới chị Chip".
4
           Trong hành trình của mình, Huyền đã được rất nhiều người tốt bụng cho đi nhờ xe. Trong hình là lúc cô xin quá giang từ Ethiopia qua Kenya, trên một trong những con đường nguy hiểm nhất ở Châu Phi.
5
Câu cá ở Lamu, Kenya
          Nhưng nếu có đủ thời gian để trò chuyện với cô gái trẻ này, bạn sẽ nhận ra rằng điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt.
          Nếu sau khi tốt nghiệp chuyên Toán của khối THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, Huyền quyết định chọn học trong một trường đại học danh giá, chắc chắn cô đã không đi làm ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, và được mời làm cho những công ty tiếng tăm ở Việt Nam và Malaysia.
6
Huyền trên dãy Himalaya
          Nếu không quyết định "đi bụi", giờ này có lẽ Huyền đã trở thành kế toán, lấy một anh chàng hiền lành nào đó cùng quê làm chồng. Thế nhưng giờ đây, cô có cơ hội sống tự do với tuổi trẻ của mình giữa những vùng đất lạ, nhìn thế giới bằng đôi mắt của chính cô.
          Và nếu không khác biệt, cô gái nhỏ nhắn đam mê leo núi, kickboxing và võ thuật này đã không chọn Châu Phi làm nhà trong 9 tháng trời.
7
          "Tôi chưa đi Châu Âu vì cho rằng nơi này không có nhiều thử thách lắm với dân đi bụi. Châu Phi giờ vẫn là một điểm đen trên Thế giới và nó thôi thúc tôi đến đây", Huyền nói.
          "Nếu như tôi không thực hiện những quyết định trên, có lẽ đến giờ tôi vẫn là một cô bé thôn quê bẽn lẽn, không biết dùng máy tính, không nói được tiếng Anh, không biết Thế giới bên ngoài là thế nào." Huyền nói với đôi mắt tự tin.
          "Trong một năm đi bụi tôi thấy mình học được nhiều hơn chừng đó năm ở Việt Nam. Chuyến đi ấy cho tôi hiểu rõ vị trí của mình trên Thế giới này. Tôi sống thực tế hơn. Giờ đây, tôi vẫn còn trẻ và không biết sẽ đi đến đâu trong cuộc sống này, nhưng biết mình đang đến gần hơn bao giờ hết với mục đích sống của đời mình".
8
          Huyền cùng nhóm bạn cắm trại qua đêm sau chuyến đi xe máy vòng quanh Nepal. Trong hai năm trời rong ruổi, cô đã có rất nhiều bạn thân
          "Ước gì tất cả các bạn trẻ Việt Nam đều có cơ hội"
          Thừa nhận nếu không thử thách mình bằng chuyến đi đầy can đảm này, có lẽ giờ Huyền sẽ rất ấm ức khi đọc nhật ký hành trình của ai đó, và nghĩ rằng người ta chắc phải may mắn lắm mới có thể đi như thế. Cô luôn khao khát rằng tất cả những bạn trẻ Việt Nam cũng sẽ có cơ hội để đi.
9
Trước thác Victoria, biên giới giữa Zambia và Zimbabwe
          Từng phải "vật lộn" để thu thập hàng tấn thông tin, từ chuyện xin visa cho người Việt, cách đi từ Việt Nam đến các nước, cũng như sự khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác ra sao, Huyền ôm ấp hoài bão xây dựng một cổng thông tin và viết một cuốn hướng dẫn du lịch ngang tầm Lonely Planet cho người Việt. Cuốn sách sẽ cung cấp thông tin cơ bản và chi tiết cho người Việt để đi đến hầu hết các nước.
10
Cùng với bạn bè tại Lễ hội Lag BaOmer, Israel
          Huyền cũng đang trong quá trình đi và viết. Khi hoàn thành, cuốn sách mang tên "Xách ba-lô lên và đi" chắc chắn sẽ là sản phẩm được Huyền nung nấu trong thời gian dài.
          "Tôi không phải là hot girl và đó chắc chắn không phải là lí do để bán sách. Bạn bè thậm chí còn đùa: xấu như tôi mà cũng đòi viết sách. Tôi chỉ muốn qua cuốn sách ấy, mình có thể chia sẻ khát vọng cho nhiều người, phần nào giúp ích cho các bạn trẻ Việt Nam có khát khao nhìn ra thế giới." Huyền nói.
page
(Theo Yahoo)
Nguồn: Vietnamnet
____________________

Tuesday, June 26, 2012

HÔM QUA , NHẬN SỮA LAPTOP HIỆU SONY VPCEB4HGX .

Cái này bị virus . dù đã cài lại Windows 7 nhưng ko thễ kết nối mạng . Vì virus đã làm chũ máy nên như vậy : nó cho bik máy bị Error 651 , 797 , v.v...
Hôm nay , tới phiên  cái laptop Extensa 4420 cũa tôi bị hư hard drive . Tôi bèn tháo hdd cũa một máy rất cũ đễ thay thế và sau đó cài Win 7 cho hdd này .( Máy tính cũ này được biết trước đây đã bị  ai đó vất bỏ nằm ngoài trời  hàng tháng ; thấy vậy họ lượm mang đến tôi nhờ sữa ; tôi thấy màn hình bị hư ; nên đễ dưới đất ko xử dụng gần cã năm ; nay vì cái Extensa 4420 bị hư nên lấy hdd cũa nó mà thay thế) . Thế mà sau khi cài Win 7 , chạy vẫn ngon lành .
Thế mới biết sự tàn phá cũa virus : được bik cái Sony mua năm 2010 , chạy Win 7 Professional ; nhưng do bị virus nên hư như vậy ; tôi đề nghị mua hdd mới vì cái hdd 500 GB này đã bị nhiễm .
thông thường khi cài win 7 sẽ hiện ra bản này đễ mình nhập tên cũa network và mật mã . khi cài cho cái sony trên , tôi ko thấy bản này hiện ra . chứng tỏ virus đã làm chũ cái hdd cũa máy này .

Riêng cái Extensa 4420 , dù chạy bằng 1 hdd bỏ ngoài trời hàng tháng , vẫn chạy tốt . bằng cớ là tôi đang dùng cái laptop này đễ viết blog .

Monday, June 25, 2012

 GIỖ BA TÔI , NHÀ NGA , TỖ CHỨC TỐI THỨ BẢY 23.06.2012

cháu dung - con anh sĩ


cháu phượng - con anh sĩ

dì hương , vợ thứ cũa ba tôi .

cháu duyên - con anh sĩ

duyên và cô hương

nga - con dì hương , phương anh , hằng - em cũa nga , và hương .


lộc - con cũa sĩ , thu - cháu cũa ba tôi , và nga .



dì hương

thành - chồng cũa hương  ; và phương anh .




dung , lộc và thu .










lộc , thu , hương , thành , duyên , và phương anh .

Friday, June 22, 2012

Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích
TPO - Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright TP Hồ Chí Minh trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế trong năm 2012.
Tái cấu trúc DNNN là một trong ba mục tiêu cải cách kinh tế trong năm
Tái cấu trúc DNNN là một trong ba mục tiêu cải cách kinh tế trong năm.
Xác định động lực cải cách
Theo ông, trong năm 2012, Chính phủ cần gì và phải làm gì để tái cấu trúc nền kinh tế?
Tôi cho rằng, để cải cách thành công cần hội đủ ba yếu tố. Đầu tiên phải có ý chí cải cách thực sự. Tiếp đến là năng lực cải cách, tức là phải có cách tiếp cận và cách làm thích hợp để xây dựng được những chương trình cải cách hiệu quả. Nếu không làm được hai điều trên thì không làm được điều thứ ba, đó là vượt qua trở ngại của các nhóm đặc quyền đặc lợi.
Sau khi đã hội đủ ba yếu tố này rồi, lúc đó chúng ta mới cần bàn thêm về mặt kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất có lẽ là xác định ưu tiên và trình tự của các chương trình cải cách.
Theo ông, cần ưu tiên cải cách trước lĩnh vực gì?
Theo tôi, ưu tiên số một phải là cải cách hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các khung khổ điều tiết NHTM. Hiện nay, khả năng gây xáo trộn cho nền kinh tế nằm trước hết ở lĩnh vực ngân hàng.
Thời gian qua, thanh khoản của ngân hàng thực sự có vấn đề. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có những lúc lên đến 30 - 40% và duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Nợ xấu thậm chí đã xuất hiện trên cả thị trường liên ngân hàng, do vậy càng làm tăng tính rủi ro và làm căng thẳng thêm tình hình thanh khoản.
Thêm vào đó, nợ xấu của bất động sản (BĐS) có nguy cơ tăng lên vì thị trường BĐS vẫn tiếp tục đóng băng. Sau một, hai năm cầm cự, giờ đây các nhà đầu tư không thể cầm cự được nữa thì có thể là một quá trình gia tốc nợ xấu của khu vực ngân hàng, và nếu không được kiểm soát tốt thì quá trình này thậm chí có thể dẫn đến những vụ sụp đổ lớn.
Khác với cải cách đầu tư công , DNNN có tính phức tạp rất cao, lại liên quan đến rất nhiều nhóm đặc quyền đặc lợi nên cần rất nhiều thời gian, và vì vậy cần được coi là vấn đề trong trung và dài hạn. Khu vực ngân hàng của Việt Nam hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, có thể là nhân tố kích hoạt cho sự đổ vỡ kinh tế. Đó là lý do đầu tiên để Chính phủ phải đặt ưu tiên cao độ cho việc cải cách khu vực ngân hàng.
Lý do thứ hai để ưu tiên tái cấu trúc hệ thống NHTM xuất phát từ những tác động lan tỏa của nó. Nếu sau tái cấu trúc mà các NHTM chỉ cần làm được một việc, đó là cho vay có tính thương mại (chứ không phải cho vay có tính quan hệ hay tính chính trị) thì chúng đã thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng là phân bổ nguồn lực hữu hạn, cụ thể là nguồn tín dụng và tài chính của quốc gia, đến tay những người sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Làm được điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp giảm lạm phát. Khi mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ thương mại thì lập tức nó sẽ làm giảm sự ảnh hưởng quá lớn của khu vực DNNN - khu vực được cho là kém hiệu quả, và lúc đó sẽ phân bổ lại nguồn vốn cho khu vực dân doanh - nơi tạo ra đa số công việc làm và tạo ra ¾ tăng trưởng của nền kinh tế.
Lý do thứ ba liên quan đến tính khả thi. Trong 43 ngân hàng thương mại trong nước có trên dưới 10 ngân hàng là có vấn đề thật sự. Việc khu trú 10 anh này dễ dàng hơn rất nhiều so với chạy theo hàng nghìn dự án đầu tư công hoặc theo khoảng 1.300 DNNN. Hơn nữa, so với chính sách tác động tới đầu tư công và DNNN thì chính sách tiền tệ - ngân hàng minh bạch hơn, tốc độ dãn truyền chính sách nhanh hơn nên thích hợp để giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn hạn.
Xử lý được vấn đề ngân hàng sẽ là cơ sở để xử lý hai vấn đề còn lại. Khi quan hệ ngân hàng và DN là quan hệ thương mại đúng nghĩa thì DNNN không thể tự tung tự tác, không thể chi tiêu bữa bãi. Trước đây, DNNN chi tiêu vung tay quá trán là bởi vì được hưởng trợ cấp lãi suất ưu đãi, được hưởng tín dụng chỉ định. Khi những điều này không còn nữa thì buộc anh phải căn cơ. Tức là cải cách ngân hàng tạo ra động lực để giám sát hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp, bất kể công hay tư.
Tương tự như vậy, một phần không nhỏ đầu tư công ở Việt Nam được tài trợ từ tín dụng ngân hàng. Nếu tín dụng ngân hàng tốt thì sẽ hỗ trợ cho đầu tư công có hiệu quả.
Tóm lại, cải cách hệ thống NHTM thành công sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho cơ chế phân bổ nguồn lực, ở đây là tín dụng, trở nên tốt hơn, nhờ đó giúp giải quyết nhược điểm cố hữu của nền kinh tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều nhưng hiệu quả thấp.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh.
Quyết tâm cao mới loại được lợi ích nhóm
Có ý kiến cho rằng, chúng ta phải làm cuộc đổi mới kinh tế lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 1986), còn tái cấu trúc chỉ là sửa chữa nhỏ, cục bộ nên sẽ không giải quyết được một cách căn cơ triệt để các vấn đề tồn tại của nền kinh tế, thưa ông?
Nếu chúng ta tỉnh táo hơn thì đã phải cải cách kinh tế một cách căn bản ngay từ sau cuộc khủng hoảng 1997-1998 như một số nước khác trong khu vực; hoặc nếu không thì cũng phải làm trước khi gia nhập WTO, hoặc muộn nữa thì cũng đến năm 2008 là cùng. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã trì hoãn hết lần này đến lần khác, bởi vì như tôi đã nói, vấn đề không chỉ thuần túy nằm ở nhận thức.
Từ 2005 trở đi, các tập đoàn kinh tế Nhà nước mọc lên như nấm, từ con số 0, sau 5 năm đã lên tới 12. Không chỉ tập đoàn Nhà nước, bây giờ còn có nhiều tập đoàn tư nhân, và chúng đã trở thành các nhóm lợi ích hùng mạnh.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam lớn quá nhanh, trong vòng 10 năm nó lớn gấp mấy chục lần (theo giá cố định). Còn theo con số danh nghĩa thì vào năm 2000, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ là 150.000 tỷ đồng (tương đương 20% GDP) thì đến nay đã lên xấp xỉ 3.000.000 tỷ đồng (tương đương 130% GDP). Một hệ thống lớn quá nhanh nhưng chất lượng quản trị và điều tiết không được cải thiện một cách tương ứng. Tất cả những lợi ích vừa nêu là nguyên nhân cơ bản cản trở cải cách.
Ông có nói Chính phủ "đặt cược" vào ba chương trình tái cơ cấu. Trong khi theo phân tích của ông, cải cách đang gặp rất nhiều trở ngại từ ý chí đến năng lực lẫn các nhóm lợi ích, vậy khả năng tái cơ cấu thành công có cao?
Những gì chúng ta đang có hôm nay là kết quả của hàng chục năm về trước chứ không phải là kết quả của một sớm một chiều. Thay đổi quán tính của cả một nền kinh tế, vốn là một thực thể hết sức phức tạp, không thể giải quyết trong một năm. Vì vậy, trong năm 2012, mức cao nhất mà chúng ta có thể hy vọng là có một chương trình cải cách mạch lạc, đúng hướng và sau đó là chúng ta có đủ ý chí để thực hiện nó.
Nếu tái cấu trúc đúng thì khu vực ngân hàng sẽ thấy tác dụng sớm nhất. Cụ thể là rủi ro giảm xuống, căng thẳng về thanh khoản bớt đi nhiều, dòng tín dụng được lưu thông hiệu quả và khả năng đổ vỡ trong khu vực ngân hàng không còn nữa. Còn câu chuyện về đầu tư công và DNNN muốn có hiệu quả thì phải chờ từ ít nhất 3 đến 5 năm, tức là từ trung hạn trở lên.
Theo ông, vượt qua các nhóm lợi ích có dễ?
Không! Vì nhóm lợi ích giờ đã lớn quá rồi, và nó có tính cố thủ, đan quện vào nhau. Cứ nhìn vào tình trạng tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu tập đoàn, rồi các ngân hàng sở hữu lẫn nhau.... là sẽ thấy ngay rằng chỉ cần động vào bất kỳ một nút thắt nào trong đó đều sẽ là “rút dây động rừng”.
Thứ hai là lợi ích của nó đã lớn nên khó hy sinh, lợi ích rất lớn thì lại càng khó hy sinh. Tuy nhiên, nếu có quyết tâm chính trị cao và vì lợi ích của đa số người dân và đa số DN thì vẫn có thể vượt qua được những nhóm lợi ích thiểu số kể trên.
Kỳ vọng
Ông dự báo thế nào về tình hình năm tới, kể cả thị trường BĐS, thị trường vàng và lãi suất?...
Bất kỳ một dự báo nào ở Việt Nam thì đều phải nhìn ra nước ngoài. Bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2012 được dự báo là ảm đạm, có thể còn xấu hơn 2011. Với bối cảnh chung như thế, khả năng duy trì tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam là khó vì tăng trưởng của cả xuất khẩu và đầu tư, vốn là hai động lực của nền kinh tế Việt Nam, đều có thể giảm sút trong năm tới.
Xuất khẩu năm 2011 tăng trên 30% so với 2010, nhưng 90% trong số đó là tăng giá chứ không phải tăng lượng. Khi nền kinh tế đi xuống, yếu tố tăng giá này không còn nữa. Đồng thời, khi ấy ngay cả khả năng tăng lượng thậm chí cũng không còn. Bên cạnh đó, FDI có thể giảm, vì thế tăng trưởng sẽ thấp đi.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có vấn đề nhưng Việt Nam lại đặt mục tiêu tham vọng hơn cả năm 2011. Năm 2011, GDP chỉ tăng 5,9%, lạm phát 18,5% mà sang năm 2012 lại GDP tăng 6,0-6,5%, lạm phát chỉ còn 9%. Tăng trưởng cao hơn và lạm phát giảm đi một nửa là điều khó khả thi.
Cần nhớ rằng nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và đầu tư. Tốc độ tăng đầu tư và tín dụng thấp xuống thì không tăng trưởng được, nhưng ngược lại thì gây ra lại lạm phát. Hơn nữa, việc giảm đầu tư xuống mức 34-35% GDP trong năm tới là một mục tiêu khó, muốn đạt được thì quan trọng nhất là phải giảm đầu tư công.
Thị trường vàng và USD thường có sự tương quan nghịch, nghĩa là nếu đồng USD yếu đi thì vàng sẽ lên ngôi và ngược lại. Nếu như triển vọng kinh tế của Mỹ sáng sủa hơn, tức là tăng trưởng được khôi phục dần, thất nghiệp giảm bớt và những khúc mắc về tài khóa của Mỹ được giải tỏa thì đồng USD có thể mạnh lên và giá vàng có thể đi xuống. Điều này không phải không có thể xảy ra, nhưng xác suất thấp nên khả năng đồng đô-la yếu đi là tương đối lớn, do vậy giá vàng có thể vẫn sẽ duy trì ở mức cao.
Trong năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu giảm mạnh lạm phát (dưới 10%), điều đó cũng có thể hình dung là lãi suất sẽ giảm mạnh theo?
Lãi suất phụ thuộc rất nhiều vào lạm phát. Khi lạm phát đi xuống thì mới có cơ sở để giảm lãi suất một cách bền vững. Nếu như lạm phát mà giảm xuống mức 10-12% thì chắc chắn lãi suất sẽ giảm. Tuy nhiên, giảm xuống bao nhiêu thì chưa thể nói được.
Một năm trước đây, mục tiêu lạm phát đặt ra là 7%, nhưng thực tế thì cuối cùng lên tới 18,5%. Vậy thì mục tiêu là một chuyện, còn thực tế là chuyện khác. Nếu như mục tiêu được thực hiện đúng như đề ra ban đầu (đầu tư giảm xuống còn 34-35%, tăng trưởng tín dụng xuống 15-16%) thì tôi tin lạm phát sẽ ở mức 10-12% là có thể đạt được và khi lạm phát như thế thì lãi suất có thể giảm ở mức độ tương ứng.
Lãi suất tiền gửi giảm xuống thì lãi suất cho vay cũng giảm xuống, khi ấy lãi suất cho vay dao động từ 12-15% là hoàn toàn có cơ sở.
Đại Dương thực hiện
 






  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam lớn như thế nào?

    Giá trị nợ xấu đến tháng 6/2012 ước tính khoảng 256.000 tỷ, tương đương với 10% GDP năm 2011, 80% vốn CSH toàn bộ hệ thống NH và gấp 9 lần gói hỗ trợ doanh nghiệp mới được thông qua.
    Theo thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng của Việt Nam đã lên đến 10%, tăng so với mức 6% cuối năm ngoái. Đây là mức tương đương với các dự báo của tổ chức nước ngoài về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mới đây NHNN có kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ trị giá 100 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD) để giải quyết đang tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay.
    Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2011 của ngành ngân hàng khoảng 2,6 triệu tỷ đồng và tăng trưởng âm 0,89% trong 5 tháng đầu năm. Như vậy giá trị nợ xấu khoảng 256 nghìn tỷ đồng.
    - Giá trị nợ xấu này tương đương với 10% GDP năm 2011 của Việt Nam và gấp 9 lần gói hỗ trợ doanh nghiệp mới được thông qua.
    - So với các ngân hàng, nợ xấu cao gấp 6 lần tổng lợi nhuận ngành năm 2011 và bằng tổng tài sản của 14 ngân hàng nhỏ nhất cộng lại.
    - Xem tiếp dưới đây


    An Huy
    Theo TTVN