Search This Blog

Friday, June 8, 2012

BẠN GIẢI THÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ TRẼ EM BỊ BẠO HÀNH BỞI CHÍNH MẸ RUỘT HAY CON MÀ LẠI TỎ VẼ XA LẠ HAY GHÉT CHA/ MẸ RUỘT CŨA NÓ ?

Thưa các bạn ,

A1/ Thời gian gần đây , báo chí VN đã đăng nhiều tin về trẻ em bị bạo hành , (thực tế có thễ còn nhiều hơn những gì báo đăng vì nạn nhân âm thầm chịu đựng hay người ngoài ko biết). Có em mới 3 tuổi bị bão mẫu hành hạ khi tắm ; có em chưa đầy 1 tuổi bị bạo hành , gần như tra tấn bởi mẹ ruột ; còn bé Bão Anh ở Cà Mau bị chũ thường xuyên đánh đập , tra tấn .
Ở người lớn gặp đau khỗ hay hình phạt cũa xã hội thì ta có thể nói rằng do hắn ko biết cách làm ăn , mê cờ bạc , mê gái , nghiện ngập , v.v...nên dẫn đến trộm cướp , giết người , v.v... nên bị băng đãng hay xã hội trừng trị … Còn các em này chưa làm tội tình gì với ai nhưng lại chịu sự đau khổ như vậy !

A2/ Cũng có em , mới 12-13 tuỗi , đã bị dụ dỗ sang Trung quốc làm gái mãi dâm . Em nào chống cự sẽ bị đánh đập tàn nhẫn , bỏ đói v.v... (Cũng ở tuổi đó thì có em đã là người mẫu chân dài , cao 1,72 m, như Lê hoàng Bão trân , kiếm rất nhiều tiền cho gia đình !)
Với hiễu biết ít nhiều về Luật Luân hồi Nhân quã (LLHNQ) , tôi xin giải thích những vấn nạn kễ trên : những em nhõ kễ trên , trong những kiếp trước đã hành hạ , tra tấn người khác hay đã làm tú bà chứa gái , v.v... nên kiếp này mới một tuổi đã bị hành hạ hay 12 tuổi đã làm gái điếm , v.v... Những nạn nhân cũa các em trong kiếp trước giờ đây đang trả thù bằng cách hành hạ các em một cách rất khó hiễuko thương sót . Nếu ko dựa vào LLHNQ thì làm sao ta có thễ giải thích những trường hợp trên .

A3/ Cũng có trường hợp trẻ tuy ko thường xuyên bị bạo hành như trên nhưng cũng rất khỗ do cha mẹ nghèo , thường xuyên cãi nhau , đánh nhau . Thành ra , trẻ đã lớn lên trong một gia đình ko bình thường (dysfunctional family) ; sau đó cha mẹ lại ly dị nên về sống với ông bà . Theo kinh nghiệm cũng như các nghiên cứu về xã hội học , những trẻ này dễ dàng phạm pháp , hay bị các bịnh tâm thần vì chúng đã thiếu thốn tình thương – món ăn cần thiết nhứt ở tuổi ấu thơ . Theo LLHNQ , kiếp trước em này đã gây đau khổ cho một hay nhiều người nào đó ; trong kiếp này , những người này đầu thai làm người thân cũa em đó (cha , mẹ , chú , bác , cô , dì , v.v...) đễ gây đau khỗ lại cho em này .

A4/ Cũng có trường hợp con ruột lại tỏ thái độ xa lạ thậm chí ghét cha hay mẹ cũa nó ! Theo LLHNQ , kiếp trước người cha hay mẹ này đã là người gây nhiều đau khỗ cho nó ; do đó trong kiếp này , dù là con ruột , nhưng trong tiềm thức nó vẫn còn ác cảm với cha mẹ ruột dẫn đến thái độ như trên .
Những trường hợp này khiến tôi nhớ đến một câu trong Kinh Pháp Hoa , đã đọc cách đây hơn 20 năm : “Trong các cha mẹ hay các người thân cũa ta , có thễ có người kiếp trước là kẻ thù cũa ta . “ Lúc mới đọc câu này tôi ko tin lắm . Sau này , qua những giông tố đỗ xuống gia đình tôi , tôi mới thấy là đúng : anh em ruột thịt gì mà chĩ làm khỗ cho nhau . Trong khi đó , tôi được một người bạn Pháp giúp đỡ dài dài dù tôi đã qua Mỹ .
Xin nói thêm : từ năm 1990-93 , tôi đã làm thông dịch hưỡng lương từ một người này ; y làm việc cho một tổ chức phi chánh phũ cũa Pháp . Sau khi tôi qua Mỹ năm 1994 , y thường xuyên điện thoại thăm hõi tôi (trong khi tôi ko liên lạc với y) và có một lần , vợ y , nhân dịp thăm người thân ở Cali , gặp tôi và cho 500 euro . Năm ngoái , vợ chồng y lại ngỏ lời cho tôi 1000 euro đễ mua vé máy bay về VN , tôi ko đồng ý và bảo nên dùng tiền đó cho em trai tôi để y sắm một laptop hầu anh em dễ liên lạc nhau . Y đã đồng ý và đã cho em tôi nhân một chuyến du lịch VN . 

A5/ Nhưng lại có trường hợp con nuôi nhưng lại rất thương yêu cha mẹ nuôi ! Theo LLHNQ , người , đang là cha mẹ nuôi hiện nay , trong kiếp trước đã yêu thương , giúp đỡ nó rất nhiều  ; kiếp này , nó vào gia đình này đễ trả ơn . Thành ra , ngay cã gia đình này có đối xữ tệ với nó , do nhớ ơn và nghĩ tới tình cũ nghĩa xưa  , nó đã bỏ qua tất cã đễ tiếp tục ở với gia đình này .  

A6/ Trong cuộc đời , có lẽ bạn đã gặp những tình huống như sau : có người ghét hay liên tục làm khổ bạn , đến độ bạn phải nói “tôi mắc nợ người ấy” ; dù trong kiếp này bạn đã ko làm gì tỗn thương đến họ . Cũng có người gặp bạn một lần là có cãm tình ngay , lại còn giúp đỡ bạn dài dài ; mặc dù bạn chưa bao giờ giúp đở họ (tôi đã có kinh nghiệm về cã 2 tình huống này) . LLHNQ giải thích : người ghét ta , hay làm khỗ ta vì do trong kiếp trước ta đã gây nhiều đau khỗ cho họ cho nên kiếp này họ đã gây đau khỗ cho ta (hay nói theo dân gian là tìm ta đễ đòi nợ)  . Còn kẻ yêu thương , giúp đỡ ta trong kiếp này là do kiếp trước ta đã yêu thương , giúp đỡ họ nên nay họ đã trã ơn . Tôi có người em một cha khác mẹ ; nó đã hết lòng thương yêu và giúp đỡ ba má và em gái út cũa tôi ; phãi nói là rất nhiều nếu so với tôi hay những đứa em khác cũa tôi . Tôi đã nói với em gái : kiếp trước mày và ba má đã thương yêu và giúp đở nó rất nhiều nên kiếp này nó đã trả ơn như vậy .Cũng như vậy , trong kiếp trước , tôi đã giúp đở anh bạn Pháp - mà tôi đã kể ở trên ; nên kiếp này được trả ơn . 
Tóm lại , mọi tình cãm yêu thương hờn ghét đều có nguyên nhân từ kiếp trước .
Trong văn chương tiếng Anh có câu : love at first sight (yêu từ cái nhìn đầu tiên) . Trong truyện Kiều có câu cũng có nội dung tương tự :
Người đâu gặp gở làm chi
Trăm năm biết có duyên gì với nhau .

B1/ Giờ tôi nói về hiện tượng thần đồng xảy ra lai rai trên khắp thế giới . Tại sao các em này đã làm chũ được những kiến thức hay kỹ năng mà em chưa học hay học một cách sơ sài từ cha mẹ hay nhà trường ? LLHNQ giải thích rằng các em đã học những điều này trong những kiếp trước . Nếu ko dựa vào LLHNQ thì làm sao bạn giải thích được về việc những thần đồng đã tiếp thu một kiến thức khổng lồ trong một thời gian ngắn . Mới đây có thần đồng Sho Yano , mới 21 đã tốt nghiệp BS (tôi có bài trên blog này) .

B2/ Bạn cũng giải thích thế nào về trường hợp anh em ruột mà kẻ thì tốt nghiệp cao học , ăn nói hoạt bát trong khi kẽ kia thì học tới đệ tứ thì bỏ học vì học ko nỗi ; dù cã hai đều có cùng sự thương yêu , dạy dỗ giống nhau từ cha mẹ ?
Trong các bài kế , tôi sẽ nêu lên những trường hợp về khác biệt về sức khỏe , học vấn , sự nghiệp , v.v... cũa anh chị em ruột . Chào các bạn ,

San Jose ngày 8 June 2012 lúc 1249 PM .

No comments:

Post a Comment