Search This Blog

Monday, October 31, 2011

PARIS MATCH PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH .

THƯA CÁC BẠN ,
SÁNG NAY TÔI ĐẢ LỤC TÌM TRONG HỒ SƠ VỀ ' SỰ SỤP ĐỔ CỦA VNCH ' CỦA TÔI VÀ ĐẢ TÌM THẤY TRANG BÁO CỦA PARIS MATCH PHỎNG VẤN ĐT ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH , CHỈ HUY TRƯỞNG TRUNG ĐOÀN 12 SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH VNCH , TẠI MẶT TRẬN BẾN TRANH-LONG AN TRONG KHOẢNG CUỐI THÁNG 4/1975 . VÌ SCAN TỪ MỘT BẢN PHOTOCOPY NÊN CHẤT LƯỢNG KO BẰNG TỪ BẢN CHÁNH . 
VÌ TIẾNG PHÁP TÔI ĐẢ QUÊN NHIỀU NÊN TÔI KO DỊCH RA TIẾNG VN DÙ TRƯỚC KHI QUA MỶ NĂM 1994 , TÔI ĐẢ LÀ THÔNG DỊCH VIÊN CHO NGƯỜI  PHÁP TẠI VN . TÔI MONG CÁC BẠN NÀO , CÒN NHỚ TIẾNG PHÁP , ĐẶC BIỆT LÀ ANH ' LA VIE EN ROSE ' DỊCH GIÙM BÀI NÀY VÀ EMAIL CHO TÔI ĐỂ TÔI POST TRÊN BLOG NÀY . CÁM ƠN ,




TRẦN ANH TÚ ,
SAN JOSE 31 OCT 11 LÚC 0326 PM .

Sunday, October 30, 2011

'Thần đồng' 11 tuổi nhận học bổng 2 tỷ đồng
 nguồn : vnexpress .


Thưa các bạn ,
Bạn nghỉ thế nào về thần đồng Phạm thanh Ngọc , 11 tuổi đả làm được Toán lớp 12 . Theo thuyết Luân hồi (reincarnation) của Ấn độ giáo và Phật giáo thì em đả giỏi toán từ nhửng kiếp trước (previous lifetime) , nên kiếp này em chỉ học sơ sơ là hiểu liền . Nhà toán học Pythagore đả nói ' hiểu tức là nhớ lại ' . Người sáng lập ra Facebook củng là một thiên tài/genius  ; ở độ tuổi trung học ông đả đọc được chử Hy lạp cổ , v.v... (tôi có một bài nói về ông này trên blog) . Bạn giải thích như thế nào về hiện tượng này  ? - Trần anh Tú .

v v v v v v v v v v v v

Chỉ 11 tuổi nhưng Phạm Thanh Ngọc (Lâm Đồng) đã xuất sắc hoàn thành bài kiểm tra Toán lớp 12. Sau khi thẩm định và phát hiện đây là tài năng đặc biệt, trường Quốc tế BVIS quyết định tài trợ học bổng 2 tỷ đồng cho bé.

Chị Bùi Thị Ngọc Ánh, mẹ của Thanh Ngọc cho biết từ khi còn rất nhỏ, Ngọc đã thể hiện khả năng đặc biệt. Năm lên 2 tuổi, thấy bố mẹ đọc sách báo, Ngọc đã để ý và đưa ra nhiều câu hỏi khá lạ. Bố mẹ chỉ dạy qua loa nhưng không ngờ, bé tự ghép vần và chẳng bao lâu sau đã có thể đọc được sách báo và làm được những phép tính đơn giản.
Thanh Ngọc ngồi học trong lớp với các anh chị lớp 12.
Thanh Ngọc ngồi học Toán với các anh chị lớp 12.
Biết con mình có khả năng đặc biệt nhưng vì chưa đủ tuổi đến trường nên gia đình mua nhiều loại sách về cho Ngọc tự học. Lên 6 tuổi, nhập học lớp một, Ngọc đã tự học xong chương trình tiểu học. Vào lớp, Ngọc luôn phàn nàn với bố mẹ rằng chán vì “cô giáo chỉ dạy toàn là những điều mà con đã biết rồi”. Cuối cùng, gia đình phải cho em nghỉ học và mua sách về nhà để tiếp tục tự học lên cao.
7 tuổi, Ngọc học hết chương trình cấp 2. Lúc này, gia đình tìm thầy về nhà dạy cho em.
"Thấy cháu có khả năng đặc biệt nên thầy Trần Xuân Việt, giáo viên Toán cấp 3 ở địa phương cho ngồi trong lớp với các anh chị lớp 12. Thầy nói cháu tiếp thu nhanh và tư duy tốt. Thầy chỉ giảng một lần là có thể làm bài được. Chúng tôi rất lúng túng vì không tìm được trường nào phù hợp cho con", chị Ánh, mẹ Ngọc nói.
Phụ huynh này cho biết thêm, đầu năm học mới vừa qua đã đưa con lên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh để xin học lớp 12 nhưng không được chấp nhận, vì em không đủ tuổi cũng như Sở không đủ thẩm quyền để quyết định.
Đầu tháng 10, Ngọc được Ban giám hiệu trường quốc tế BVIS nhận vào kiểm tra khả năng và quyết định tài trợ cho em suốt thời gian theo học tại trường, tổng trị giá 2 tỷ đồng. Hiện Ngọc được xếp vào lớp 7 để theo học các môn bằng tiếng Anh cùng với bạn bè, đồng thời học các môn Văn, Sử, Địa bằng tiếng Việt. Riêng đối với môn Toán, Ngọc được xếp vào một lớp đặc biệt với các anh chị lớp 12.
Đại diện trường quốc tế này cho biết, Ngọc có thể bắt kịp nhanh với bài học và giải được các bài Toán cao cấp một cách độc lập.
Hải Duyên
Khoa học cơ bản kém, VN không thể đột phá kỹ thuật'

nguồn : vnexpress .

Cho rằng khoa học cơ bản trong nước không còn được coi trọng từ cách đây 15 năm, GS Hoàng Tụy nhận định, muốn có đột phá về kỹ thuật, Việt Nam phải đầu tư đúng mức cho việc dạy các môn Toán, Lý, Hóa...
>Giáo sư Hoàng Tụy nhận giải thưởng Toán học quốc tế

- Khi biết tin được trao giải thưởng Constantin Caratheodory, giáo sư cảm thấy thế nào?
- Tôi thấy vui vì nó xác nhận một lần nữa những cống hiến của tôi trong lĩnh vực tối ưu toàn cục. Mặc dù trước đây, cộng đồng tối ưu toàn cục đã vinh danh tôi, như tổ chức hội thảo quốc tế năm tôi 70 tuổi ở Australia và 80 tuổi ở Pháp. Ngoài ra còn có nhiều bài báo quốc tế khác nữa.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rằng giải thưởng này không có gì đặc biệt. Tôi biết mình được trao giải thưởng cách đây hơn 3 tháng, nhưng không muốn ồn ào nên gần đây mới báo cho anh em Viện Toán. Vì cái nhiệt tình đối với tôi nên họ đưa lên mạng, mọi người mới biết. Cống hiến của tôi cũng chỉ ở chừng mực thôi.

- Tại sao giáo sư nói giải thưởng không có gì đặc biệt?
- Đây là giải thưởng mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp) Constantin Caratheodory. Năm 2009, Hội Tối ưu toàn cục quốc tế được thành lập, tổ chức đại hội và quyết định trao giải thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc đã qua thử thách của thời gian.
Giải thưởng được trao hai năm một lần, bắt đầu vào kỳ đại hội quốc tế năm 2011 dành riêng cho những người nghiên cứu tối ưu toàn cục.
GS Hoàng Tụy cho rằng nước mình chưa có tham vọng đột phá kỹ thuật nhưng mình phải hiểu được tầm quan trọng của các ngành khoa học cơ bản. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Tối ưu toàn cục là một lĩnh vực trong Toán học ứng dụng và là chìa khóa của nhiều ngành khoa học khác, ông đánh giá thế nào về sự phối hợp của các ngành khoa học trong nước hiện nay?
- Tối ưu là trong một chỉnh thể phải tìm ra giải pháp tốt nhất. Giải pháp đấy tùy thuộc vào phương tiện, khả năng mà mình có, tìm ra giải pháp nào sử dụng được khả năng để đạt mục đích của mình một cách tốt nhất. Ví như khi có bài toán tìm cực tiểu của một hàm trên miền nào đấy, trước đây người ta coi miền là cục bộ, còn tối ưu toàn cục xét cái miền đấy rộng ra, có hệ thống. Không chỉ xét lợi ích của một ngành, một địa phương mà xét ở rộng hơn, đó là tối ưu toàn cục.
Trong hóa học, hóa sinh, người ta chế tạo những hóa chất thì mô hình hóa lên thành những bài toán tối ưu. Nếu giải quyết tối ưu toàn cục thì mới tìm ra chất cần thiết, nếu giải quyết theo tối ưu địa phương thì ra chất khác. Trong nhiều trường hợp tối ưu địa phương là tối ưu toàn cục, nhưng nhiều trường hợp không phải. Quyền lợi của địa phương và toàn thể có thể khác nhau, dẫn đến những giải pháp khác nhau.
Nền giáo dục nước ta còn nhược điểm lớn là đào tạo theo hướng chuyên gia nào thì chỉ biết một lĩnh vực rất hẹp. Người học toán thì chỉ chuyên toán, lý thì chuyên lý... Nhưng ở các nước thì không vậy. Khi anh vào ngành toán thì 2/3 thời gian của anh học toán, 1/3 anh phải học ngành khác. Thế nên có những người học toán nhưng họ còn học thêm được kinh tế và khi ra trường họ có thể sử dụng phối hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học.

- Giáo sư từng nói ngành toán tối ưu toàn cục được đề xuất và xây dựng ở Việt Nam nhưng được ứng dụng nhiều trên thế giới mà chưa được ứng dụng ở trong nước, nguyên nhân do đâu?
- Đây là nỗi buồn lớn nhất của tôi. Từ khi phát minh ra tối ưu (từ những năm 60 của thế kỷ trước), sau này phát triển ra tối ưu toàn cục tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng luôn luôn vấp phải những trở ngại khiến tôi phải đầu hàng.
Những ngày đầu tôi có rất đông học trò cùng nghiên cứu, nhưng vì chiến tranh nên tạm dừng. Sau này tôi được Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất ủng hộ. Khi miền Bắc kết thúc chiến tranh, tôi đề nghị xây dựng viện nghiên cứu. Lãnh đạo cấp cao thì tán thành, nhưng khi thực hiện lại giao công việc ấy cho người khác, những người này lơ mơ về khoa học nên không thể làm được.
Muốn áp dụng tối ưu toàn cục, cần có hai việc phải làm là có tổ chức nghiên cứu, đào tạo và làm ứng dụng. Làm ứng dụng phải có người trẻ. Năm 1995, tôi nhắc lại chuyện đào tạo thế hệ trẻ, cố gắng lần cuối cùng. Tôi nói rằng mình đã già, những học trò của tôi ngày xưa giờ đã nhiều tuổi nên không thể xông xáo vào trong các xí nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng. Hãy để chúng tôi đào tạo những người trẻ, cho họ làm việc ấy, giúp họ giải quyết những vấn đề khoa học, từ đó đào tạo một lớp thanh niên thông thạo khoa học và giỏi thực tế. Lúc ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ, nhưng sau đó vì nhiều lý do đã không triển khai được.
- Thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu lựa chọn toán ứng dụng mà ít đi theo toán cơ bản, điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy nào, thưa giáo sư?
- Đây là vấn đề đụng chạm đến chiến lược khoa học. 15 năm trước có những nhà toán học Việt kiều có tâm huyết, thiết tha và hợp tác có hiệu quả với chúng ta như anh Lê Dũng Tráng. Khi đó họ đã cảnh báo nếu cứ tình hình này Toán học Việt Nam sẽ xóa sổ. Những người giỏi đều có tuổi, còn những người trẻ phần lớn không ai học, nếu thích học toán thì ra nước ngoài, mà họ đi rồi không trở về nước làm việc nữa.
Khoa học cơ bản trong nước kém, không phát triển được, mà các kỹ thuật cao đều liên quan đến Toán, Lý, Hóa. Khi những môn khoa học này kém thì chúng ta phải chịu thua thôi. Các nước lớn có đột phá về kỹ thuật đều có khoa học cơ bản giỏi. Còn nước mình chưa có tham vọng đột phá nhưng mình phải hiểu được tầm quan trọng của các ngành khoa học cơ bản như thế nào để đầu tư đúng mức.
GS Hoàng Tụy sinh năm 1927, là tiến sĩ toán học, nghiên cứu hàm thực, lý thuyết tối ưu, giải tích lồi, toán kinh tế, người được xem là cha đẻ của lĩnh vực tối ưu hóa toàn cục.
Ông từng là Viện trưởng Viện Toán học, giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học trên thế giới. Ông là người gây dựng cơ sở và tổ chức ứng dụng toán học vào quản lý kinh tế ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và góp sức vào chấn hưng giáo dục và các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Hoàng Thùy

Saturday, October 29, 2011


Người Lính Không Có Số Quân

Trần như Xuyên



Nguồn : www.bietdongquan.com/.../nguoilinhkhongsoqua...

Tối hôm đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội. Sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội (Đ.Đ), quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến... Có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội, hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 1967 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy. Gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu. Bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin. Tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 Đà Lạt đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo. Ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm. Ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới. Quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập. Sáu tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tạm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu Đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.
Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được..
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.
Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
Nở thực hiện lời "em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã. Hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.
Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
"Long Xuyên, ngày...
Anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba."
Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.
Năm 1967, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn (ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2) khoảng 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.
Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An Việt Cộng chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công.Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuống có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.
Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên:
- Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.
Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?
Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi, Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.
Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo cáo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị / Tiểu Đoàn mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị. Trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ. Có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.
Trận Đánh Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV

Trích trong bài hồi ký “Những ngày bên cạnh Đặng Phương Thành” của Trần Văn Lưu *

THƯA CÁC BẠN ,
       SAU TRẬN ĐÁNH NÀY , BÁO PHÁP PARIS-MATCH ĐẢ TỚI NGAY TRẬN ĐỊA ĐỂ PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH , TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG TR.Đ 12 SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH VNCH . TÔI CÓ MAY MẮN ĐỌC ĐƯỢC SỐ BÁO NÀY . SAU NÀY , KHI QUA MỶ TÔI ĐỊNH MUA SỐ BÁO NÀY NHƯNG NÓ RẤT ĐẮT VÌ Ở DẠNG VĂN KHỐ/ARCHIVE , ĐÓ LÀ CHƯA KỂ TIỀN SHIPPING TỪ PARIS SANG MỶ ; DO VẬY TÔI BỎ Ý ĐỊNH NÀY VÀ CÓ NHỜ NGƯỜI EM Ở CANADA VÀO THƯ VIỆN KIẾM . Y ĐẢ PHOTOCOPY ĐEN TRẮNG VÀ GỬI CHO TÔI NHƯNG TÔI KO THỂ POST TRÊN BLOG VÌ QUÁ MỜ . VỪA RỒI , TÔI CÓ EMAIL MỘT ANH BẠN Ở PHÁP NHỜ ANH "VÀO THƯ VIỆN ĐỂ SCAN VÀ SAU ĐÓ POST TRÊN BLOG" CỦA ANH .
      THEO TÔI BIK , TRÂN ĐÁNH NÀY LÀ CHIẾN THẮNG LỚN VÀ CUỐI CÙNG CỦA QLVNCH  , VÀ ĐƯỢC BÁO CHÍ QUỐC TẾ LOAN TIN KHẮP THẾ GIỚI TRONG ĐÓ CÓ PARIS-MATCH , VÀ NGƯỜI TẠO RA CHIẾN THẮNG  LÀ ĐT ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH , KHÓA 16 ĐÀ LẠT . NĂM 1975 , CÁC SQ KHÓA NÀY THƯỜNG Ở CẤP ĐẠI TÁ VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐẢ ANH DỦNG HY SINH  TRONG LÚC CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI CUỘC TẤN CÔNG Ồ ẠT CỦA QUÂN CSBV  NHƯ ĐẠI TÁ NGUYỂN XUÂN PHÚC VÀ ĐỔ HỬU TÙNG , LỬ ĐOÀN TRƯỞNG VÀ LĐ PHÓ LĐ 369 TQLC Ở BẢI BIỂN ĐÀ NẲNG . NHƯ ĐẠI TÁ NGUYỂN HỬU THÔNG , TR.Đ.TRƯỞNG SĐ 22 BB ĐẢ TỰ TỬ VÌ KO MUỐN LÊN TÀU ĐỂ DI TẢN VÀO NAM . NHƯ TRUNG ÚY NGUYỂN BẢO TÙNG , SQ KHÔNG QUÂN LÁI TRỰC THĂNG ĐI THẢ BIỆT KÍCH MỶ  , TỬ TRẬN NĂM 1965 ; SAU NÀY ĐƯỢC CS TRAO HÀI CỐT VÀ ĐƯỢC CHÔN Ở ARLINGTON THÁNG 6/2003 . 
      TRONG THÁNG 3 VÀ 4/1975 , TRONG KHI CÓ NHỬNG SQ CÁC CẤP TÌM MỌI CÁCH ĐỂ RỜI BỎ HÀNG NGỦ ĐỂ VỀ NHÀ LO CHO GIA ĐÌNH VỢ CON THÌ HẦU HẾT CÁC SQ KHÓA 16 ĐỀU CHIẾN ĐẤU TỚI GIỜ PHÚT CHÓT ĐỂ BỊ TỬ TRẬN , BỊ BẮT SỐNG .  ĐẤY LÀ ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG GHI NHỚ CỦA KHÓA 16 VỎ BỊ ĐÀ LẠT . CÁC BẠN CÓ THỂ KIỂM CHỨNG NHẬN XÉT CỦA TÔI BẰNG CÁCH TÌM HIỂU VỀ KHÓA NÀY . XIN NÓI THÊM , TÔI ĐẢ HỌC Ở TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC (KHÓA 8/68) NÊN KO CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN KHÓA 16 ĐÀ LẠT . NHƯNG PHẢI CÔNG TÂM MÀ NÓI , KHÓA NÀY ĐẢ ĐÓNG GÓP XƯƠNG MÁU RẤT NHIỀU TRONG CUỘC CHIẾN VỪA QUA . 
       NHÂN DỊP NÀY TÔI THÀNH TÂM  CẦU NGUYỆN CỦA CÁC SQ THUỘC KHÓA 16 ĐÀ LẠT , ĐẢ HY SINH TRONG CUỘC CHIẾN , SỚM SIÊU THOÁT ; RIÊNG CÁC SQ NÀO CÒN SỐNG THÌ DỒI DÀO SỨC KHỎE VÌ CÁC ANH ĐỀU TRÊN 70 TUỔI . - TRẦN  ANH  TÚ.

 v v v v v v v v v v v v v

Vào cuối tháng 4 năm 1975, trong khi các Quân Đoàn I, II, III đã tan rã thì các chiến sĩ Quân Đoàn IV vẫn ghìm chặt tay súng, quyết tâm bảo vệ mảnh đất cuối cùng của miền Nam tự do. Trung Đoàn 12 là thành phần trừ bị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, lúc này do Chuẩn Tướng Trần Văn Hai làm Tư Lệnh, đang hoạt động tại khu Bến Tranh và Long Định kế cận quốc lộ 4.
Đại Tá Thành được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn gọi về họp khẩn cấp. Theo tin tức nhận được từ bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn IV cho hay, lực lượng địch là hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 quân chính quy Bắc Việt, có chiến xa và đại pháo yểm trợ, từ biên giới Việt-Miên, đang băng Đồng Tháp Mười tiến về hướng Thủ Thừa-Tân An. Ý đồ của chúng là chiếm Thủ Thừa làm bàn đạp, sau đó đánh chiếm Tân An, cắt đứt Quốc Lộ 4, cô lập thủ đô Sài Gòn. Sư đoàn được lệnh phải tung quân ra chặn. Trung Đoàn 10 khi đó đang giải tỏa áp lực địch tại Kiến Hòa. Trung Đoàn 11 đang hoạt động tại Cần Thơ, bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Chỉ còn Trung Đoàn 12 của Đại Tá Thành, tương đối rảnh tay hơn nên được chỉ định đi chặn địch.
Khi Thành trở về bộ chỉ huy Trung Đoàn thì các đơn vị trưởng trực thuộc và tăng phái đã có mặt sẵn sàng nhận lệnh. Ngoài thành phần cơ hữu, trung đoàn được tăng phái 2 chi đoàn thiết vận xa M-113 và tăng cường yểm trợ pháo binh 155 ly của Sư Đoàn. Có phi cơ bao vùng khi trung đoàn xuất phát. Liên lạc hàng ngang với Tiểu Khu Long An để tránh ngộ nhận. Lệnh hành quân cấp tốc được ban ra:
- Lực lượng 1 gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, có đại đội trinh sát 12 tùng thiết, nhanh chóng vượt qua cầu Tân An, lấy vị trí này làm điểm xuất phát, tiến về hướng Thủ Thừa. Liên lạc hàng ngang với quận Thủ Thừa để tránh ngộ nhận.
- Lực lượng 2 là 1 tiểu đoàn, xuất phát từ Tân Hương tiến về Rạch Chanh. Lục soát hai bên bờ và tiếp tục tiến về hướng Thủ Thừa. Liên lạc hàng ngang với các đơn vị bạn để biết thêm tình hình và tránh ngộ nhận.
- Lực lượng trừ bị gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, bố trí tại lăng Nguyễn Huỳnh Đức (khoảng giữa Tân Hương và Tân An sát quốc lộ 4) sẵn sàng tiếp ứng quân bạn khi được lệnh.
- Bộ chỉ huy Trung Đoàn và Tiểu Đoàn 73 Pháo Binh 105 ly đóng tại Tân Hương. Bộ chỉ huy nhẹ sẽ di chuyển đến lăng Nguyễn Huỳnh Đức theo nhu cầu chiến trường.
Lực lượng 1 xuất phát từ 6 giờ chiều. Đến 7 giờ 30 chạm địch lẻ tẻ. Quận Thủ Thừa đang bị địch pháo kích dữ dội bằng đủ loại pháo, cối. Tại Tân An cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Khoảng 8 giờ 30, cánh 1 chạm địch rất mạnh. Địch có cả xe lội nước PT-76 kèm theo bộ binh tùng thiết. Đại đội Trinh Sát và chi đoàn Thiết Kỵ lập thành tích khởi đầu, bắn cháy ngay một thiết xa địch làm tinh thần binh sĩ lên cao. Kế tiếp là xe thứ 2 rồi xe thứ 3 của địch đã bị bên ta bắn cháy. Địch quân đã phải lùi lại không phải xông xáo như lúc đầu mới nổ súng. Được phi cơ soi sáng và chỉ điểm các vị trí pháo của địch để không quân và pháo binh ta tiêu diệt, làm sút giảm cường độ pháo kích của chúng. Đến 11 giờ đêm thì địch im tiếng súng, dường như chúng đã rút để củng cố lực lượng.
Cánh thứ 2 xuất phát lúc 5 giờ chiều. Đến 8 giờ tối thấy bóng dáng và nghe nhiều tiếng động khả nghi. Đơn vị tiếp tục tiến rất cẩn thận. Đến 9 giờ tối, địch khai hỏa trước rất dữ dội để cướp tinh thần bằng đủ loại vũ khí và pháo nặng, làm đơn vị phải đừng lại nghênh chiến. Hai cánh quân đều chạm địch rất nặng. Phi cơ được gọi đến soi sáng trận địa và hỏa long, phi cơ C-47 có trang bị đại bác 105 ly đến yểm trợ liên tục. Pháo binh của ta từ các vị trí kế cận cũng được lệnh của Sư Đoàn cho bắn tập trung TOT (time on target) vào những điểm nghi địch tập trung rất mãnh liệt. Đến 12 giờ đêm thì địch hoàn toàn im lặng. Cánh quân 1 và 2 được Thành chỉ thị kiểm tra, tổ chức địa thế phòng ngự chờ sáng sẽ tấn công tiếp.
Vừa tới 5 giờ sáng, địch nổ súng hỗ trợ cho bọn đặc công xâm nhập. Nhưng chúng đã làm mồi cho hàng rào mìn claymore và hỏa lực của chiến sĩ ta. Hai cánh quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Khi trời vừa sáng rõ, từng đoàn phi tuần phản lực cơ A-37 thay nhau giội bom lên đầu địch. Hỏa lực phòng không của địch rất mạnh, làm các phi cơ giội bom phải bay cao nên khó chính xác thả bom đúng mục tiêu. Sau khi nắm vững tình hình địch, Thành quyết định tung lực lượng trừ bị tham chiến. Tiểu đoàn trừ bị tùng thiết chi đoàn thiết kỵ M-113 bọc phía Nam Tân Hưng, vòng ra sau đánh bọc hậu địch. Nhờ những rặng cây trâm bầu che khuất tầm quan sát của địch, quân ta được phi cơ hướng dẫn và chỉ điểm đã bất ngờ đánh vào sau lưng chúng. Cộng Quân đã không ngờ rơi vào tình huống lưỡng đầu thọ địch, nên hốt hoảng chạy ra đồng trống làm mồi cho phi cơ và pháo binh ta. Các phi công A-37 rất gan dạ, đã bay sát ngọn cây tránh hỏa lực phòng không của địch để thả bom xăng đặc thiêu sống địch quân. Trận chiến kéo dài đến 3 giờ chiều mới được coi như chấm dứt. Địch để lại trận địa 3 xe thiết giáp bị cháy. Trên ba trăm xác Cộng Quân rải rác trên trận địa. Năm tên bị bắt sống cùng cùng với một xe lội nước PT-76. Ta tịch thu một đại pháo 130 ly nòng dài, loại vũ khí mà địch từng tự hào đã trấn áp đè bẹp tinh thần quân ta. Ngoài ra ta còn tịch thu vô số kể các loại khác như đại bác không giật 75 ly, súng cối 82 ly, đại liên phòng không 12 ly 8 cùng rất nhiều vũ khí nhỏ khác.
Sau đó là tin chiến thắng giòn giã, làm nức lòng dân Long An. Hai vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Sư Đoàn 7 lập tức bay tới thị sát trận địa. Tiếp đó là Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương, có tổng tham mưu trưởng QLVNCH tháp tùng, đến thị sát chiến trường ngay lúc còn vương mùi thuốc súng và xác địch ngổn ngang. Tổng Thống đã đích thân trao gắn Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cho Thành ngay tại mặt trận.
Trung Đoàn 12 đã góp phần oanh liệt trong những trang sử cuối cùng của Quân lực VNCH. Trong trận này, tinh thần quân nhân các cấp cùng một lòng, từ tiểu đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng, đã mưu trí và gan dạ, điều động binh sĩ thi hành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời hai chi đoàn thiết kỵ M-113 đã phối hợp với bộ binh rất nhịp nhàng, xông xáo tấn công như vũ bão làm địch phải kinh hồn táng đởm. Cũng phải nói đến các phi công phản lực A-37 đã gan dạ đến liều lĩnh, bay sát đầu giặc để tiêu diệt địch khiến phải phơi thây lền ên trên chiến địa. Trong sự gan dạ này, hai phi cơ A-37 đã bị địch bắn rơi. Một chiếc cháy và phi công nhảy dù ra. Một chiếc khác bị rơi xuống sông Vàm Cỏ Tây mất tích luôn.
Điều quan trọng làm binh sĩ tin tưởng và phục tùng cấp chỉ huy là do gương sáng của các cấp lãnh đạo như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, những vị đã và đang chỉ huy Sư Đoàn 7 Bộ Binh lúc đó. Cả hai đều là những vị tướng thanh liêm, cương quyết nhưng nhân từ, độ lượng. Tôi còn nhớ, trong buổi họp các đơn vị trưởng từ tiểu đoàn trưởng trở lên, Tướng Nam thường nhắc: “Chúng ta nên nặng về giáo dục hơn trừng phạt, nhất là đối với các sĩ quan trẻ mới ra trường, chưa kinh nghiệm, dễ bị quyến rũ và vi phạm kỷ luật. Ta hãy xét kỹ và phân tách từng trường hợp. Đừng vì nhất thời, cái gì cũng ký giấy phạt thì họ không có cơ hội chuộc lỗi để tiến thân. Như vậy chúng ta sẽ thiếu cán bộ chỉ huy sau này. Chính họ là vốn quý của đơn vị và quân đội chúng ta.” Lời vàng ngọc này tôi không bao giờ quên. Và chính Thành, cũng đã thấm nhuần tư tưởng của Tướng Nam, nên anh đã thu phục được nhân tâm của các quân nhân các cấp trong trung đoàn, để tất cả một lòng theo anh và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
Sau ngày 30 tháng 4, thương và nghe lời gia đình, Thành phải chấp nhận trình diện như trăm ngàn người khác. Chúng điều tra, biết chính anh là người chỉ huy trận đánh và đã loại hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 thiện chiến Bắc Việt, đó là điều chúng không ngờ. Vì vậy, chúng bắt anh khai tới, khai lui, bắt anh thuyết trình lại trận đánh trên bản đồ, chúng mới tin là thật. Đến khi di chuyển ra Bắc, tuy ở chung trong trại cấp Đại Tá, nhưng Thành không được đi lao động bên ngoài vì sợ anh trốn. Nhưng một hôm, bỗng nhiên phát giác Thành vắng mặt, bọn chúng vội vã thông báo cho địa phương và mang chó săn đi tìm kiếm. Sau mấy ngày lẩn trốn, chúng bắt được anh rồi đưa về trại, tra tấn - kể cả những tên lính gác cũng được dịp vào đánh hôi trong hầm đá lạnh lẽo - để cố tìm ra ai là người tổ chức vì tất cả đều không khai. Chân tay bị cùm nên anh chỉ gồng mình hứng chịu cho đến khi chết. Liền đó, bọn giám thị trại và quản giáo bày cảnh Thành tự tử. Bắt người đội trưởng ký tên xác nhận. Khoảng giữa tháng 10 năm 1976, tôi ở trong tổ trực của trại Tám nên phải đi đào huyệt. Tò mò tôi muốn biết người vừa chết là ai, nên sáng hôm sau đi cắt tranh lợp nhà, lén tạt qua nơi mình đào mộ hôm qua, lúc đó mới hay người nằm xuống chính là người bạn AET thân nhất trong cuộc đời quân ngũ của mình: Cựu TSQ cố Đại Tá Đặng Phương Thành.

* Ông nguyên là Trung Tá, chức vụ cuối cùng là Quận Trưởng
kiêm Chi Khu Trưởng Tam Bình, Vĩnh Long  ./.


TRẦN ANH TÚ ,
SAN JOSE 29.10.11 LÚC 0452 PM .
       CÁCH LÀM CHO MÁY TÍNH NÓI ĐƯỢC


       Nguồn :  Make Your Computer Talk/Tweat and Trick 


       CÓ BAO GIỜ BẠN NGHỈ RẰNG BẠN CÓ THỂ LÀM CHO MÁY TÍNH NÓI ĐƯỢC BẤT CỨ CÂU NÀO MÀ BẠN ĐẢ NHẬP VÀO MÁY ? BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC . VỚI MẸO VẶT SAU , BẠN CÓ THỂ RA LỊNH TRONG WINDOWS ĐỂ LÀM CHO MÁY NÓI ĐƯỢC . XIN THEO CÁC BƯỚC SAU .




1. MỞ NOTEPAD . (START > ALL PROGRAMS > ACCESSORIES > NOTEPAD) .
2. CHÉP VÀ DÁN LỊNH SAU ĐÂY :


        Dim Message , Speak
        Message=InputBox("Enter text","Speak")
        Set Speak=CreateObject("sapi.spvoice")
        Speak.Speak Message

3. Nhấp File Menu > Save As , chọn All Types hay All Files trong  ô Save as Type , và save tệp tin/file  này như Speak.vbs hay "*.vbs" .
4. Sau đó , vào Documents , tìm file này và nhấp hai lần , một cửa sổ sẻ mở như trong hình . Nhập vào đó một câu nào đó vào text column và nhấp OK .
     Thế là máy tính sẻ phát âm/nói nhửng gì bạn đả gỏ ở bước 4 . Bạn hảy làm thử .
     Tính tương thích : tệp tin VBS này có thể thao tác trên mọi phiên bản của Windows gồm Windows XP , Windows Vista và Windows 7 . Tôi đả làm thử và thành công . Chúc bạn củng thành công . Chào bạn ,


     Trần anh Tú
     San Jose ngày 29.10.2011 lúc 0935 am . Lại trải qua một đêm khó ngủ vì đau hai vai do phong              thấp/rhumatism .

Friday, October 28, 2011

TỬ VI CỦA BÀ THỦ TƯỚNG YINGLUCK SHINAWATRA .

(Bài đã được viết cách đây HƠN BA NĂM , nay tôi post lên để các bạn xem để biết Lý Thuyết Số (Numerology) có nói đúng về bà hay không ? Tôi chĩ nghiên cứu khoa tử vi này – có cách đây trên 2000 năm - do tò mò và rất đúng đối với tôi và 1 số người khác chứ không đúng với tất cã mọi ng . - Tài) .
Bà Yingluck Shinawatra là thủ tướng thứ 28 của Thái  , sanh ngày 21-6-1967 (năm nay 44 tuổi) .

I/ Dựa vào Numerology/lý thuyết số  , tôi và các bạn xem tên họ của bà bằng bao nhiêu .
a/  Y  i  n g  l   u  c  k    
     1  1 5 3 3   6  3  2 = 24 = 2 + 4 = 6 .
 b/  S h i  n a w a   t  r a
      3 5 1 5 1 6  1  4 2 1   =  29 = 2 + 9 = 11 = giử nguyên .
Do đó tên của bà bằng 6 + 11 = 17 . Phần lớn cuộc đời bà sẽ chịu tác động của số 17 , mà ý nghĩa như sau .
                              
                                            Ý NGHĩA CỦA SỐ 17
         NGÔI SAO CỦA NHÀ THÔNG THÁI ( THE STAR OF THE MAGI)
Đây một số rất cao về tâm linh/tôn giáo (highly spiritual number) , và ngừoi Chaldean cổ đại đả tuợng trưng nó bằng sao Kim (Venus) 8 cánh  . Ngôi sao của Nhà Thông thái  là hình ảnh của Tình yêu và Hòa bình  , và những uớc muốn của nguời số 17 sẽ vuợt qua đựoc (trong tâm tư) những thử thách và khó khăn của kiếp truớc (will rise superior in spirit to the trials and difficulties of earlier life) , với khả năng chinh phục thất bại truớc đây  trong quan hệ cá nhân và nghề nghiệp (with the ability to conquer to conquer former failure in personal relationships and the career) . [Nói thêm  : ngưòi thuộc số  17 rất khôn ngoan về mặt  đạo đức   (to be morally good or wise) để có khả năng tránh đựoc những điều mà họ không nên làm và hiểu đựoc nhửng điều mà ngưòi khác không hiểu ] .  17 là “ số của sự Bất tử “  , và cho thấy tên của nguời ( hay thực thể) này sẽ sống mải sau khi họ đả lìa đời  . Đây là một  số của cực kỳ may mắn , với một cảnh báo  . Vì nó thu nhỏ thành  ( 1+7 = ) 8 , do vậy những ngưòi số  17  nên đọc kỷ phần nói về các số 4 và 8 dưói đây .
        Theo khoa tử vi Tây phương Numerology thì người nào có ngày sinh hoặc có tên bằng 4 , 8 ,13 , 17 , 22 , 26 , và 31 thì sẽ có định mệnh như sau : linh hồn của người này đã nghĩ rằng họ có nhiều nợ nần cần phải trả DỨT ĐIỂM , những nợ này  đã bị trì hoản trong những kiếp trước đây của họ ; vì vậy họ đã chọn ra đời vào các ngày kể trên (hay mang một cái tên cộng lại bằng các số này)  để giải quyết  dứt điểm món nợ này . Đây là hình thức trả nợ dồn , để kiếp sau được thanh thản . Cũng giống như người sinh viên  không chịu thường xuyên học tập , khi ngày thi sắp tới đả quính quán , bỏ tất cã vui chơi , học ngày học đêm để chuẫn bị cho ngày thi .
(Dịch từ quyển Linda Goodman's Star Signs) .

II/ Do bà sanh ngày 21-6-1967 , bà lại chịu thêm tác động của số 21 , mà ý nghĩa như sau .
                       Ý Nghĩa Của Số 21 - Vuơng Miện Của Nhà Thông Thái 
                                          (The Crown of the Magi )
          21 đuợc tuợng trưng/biểu tuợng ( is pictured )  bởi “ Vũ trụ “ , và còn đuợc gọi là “ Vuơng miện của nhà Thông thái ” . Nó hứa hẹn sẽ có thành công tổng quát , và bảo đảm sẽ có  sự thăng tiến , danh dự/kính trọng (honours) , phần thuởng , và địa vị cao một cách chung chung (general elevation)  trong cuộc sống  và nghề nghiệp . Nó cho thấy sẽ thắng lợi sau một  cuộc tranh  đấu lâu dài  (it indicates victory after long struggle) , bởi vì “ Vuơng miện của nhà Thông thái ” chĩ có đuợc sau nhiều thử thách về tinh thần cũng như những thử thách khác về quyết tâm của họ (for the “Crown of the Magi” is gained only after the long initiation , much soul testing and various other tests of determination ) .  Tuy nhiên , nguời hay thực thể này được ban phúc/phù hộ bởi (blessed with)  số 21 sẽ chắc chắn có được thắng lợi cuối cùng sau khi vuợt qua mọi  thử thách và chuớng ngại ( may be certain of final victory over all odds and all opposition) . Đây là số rất may mắn do tạo đựoc nhiều nghiệp tốt trong những  kiếp truớc  ( it's a most fortunate vibration – a number of karmic reward )  .
Dịch từ sách đã dẫn nơi trang 258 .

III/ Bà lại là thủ tướng thứ 28 của Thái nên bà lại chịu thêm tác động của số 28 , mà ý nghĩa như dưới đây .

                                               Ý nghĩa của số 28
                  Con cừu non/kẻ ngây thơ dễ tin ( The Trusting Lamb)
28 là số của những mâu thuẩn khó giải quyết/gây bối rối (puzzling) và gây cản trở (frustrating) . Nó tuợng trưng bởi  một nguời hay (hay thực thể) có hứa hẹn tốt đẹp , ngay cã có thiên tài , có nhiều khả năng lớn lao (great possibilities) , với khả năng đạt đuợc thành công gây ấn tuợng , và nguời 28 thuờng  thực hiện thành công như vậy , chĩ để thấy mọi sự bị lấy mất trừ phi ông ta hay bà ta đã chuẫn bị cẫn thận (has carefully provided) cho tuơng lai . Số này cho thấy sự thất thoát do đặt sai chổ niềm tin  vào kẻ khác , sự chống đối mạnh mẽ (powerful) từ nhửng kẻ thù và kẻ cạnh tranh trong kinh doanh hoặc nghề nghiệp , sự nguy hiểm về nhửng tổn thất  trầm trọng tại tòa án – và khả năng phải bắt đầu làm lại cuộc đời nhiều lần (over and over again) . Nếu tên cộng lại bằng 28 , bạn nên đổi tên để có đuợc một số hài hòa và may mắn hơn . Nếu 28 là ngày sanh và do đó không thể thay đổi , nhửng bài học (về nghiệp quả) của sự thận trọng , cảnh giác (caution) , và nhửng kế hoạch chuẫn bị kỷ luởng phải đuợc nghiên cứu và thực hành . Khi điều này đuợc thực hiện , khía cạnh tiêu cực của số 28 sẽ đuợc giảm đi một cách đáng kể (substantially) . Điều quan trọng là phải nhìn truớc khi nhảy .
(Dịch từ trang 204 của quyển Linda Goodman's Star Signs . San Jose ngày 29/03/2010 lúc 7:58 tối ) .

IV/ Ý kiến của tôi :
1/ Tôi thấy bà Yingluck Shinawatra đang  chịu tác động mạnh của số 28 với dẫn chứng :
-  số  28 tượng trưng bởi " con cừu non dễ tin , ngây thơ " . Bà bị đối thủ gọi là " con rối " của ông anh và được 'điều khiển từ xa' (remotely controlled)  bởi ông này . Rất đúng với tính cách của bà vì bà trước đây chĩ là một doanh nhân , chưa bao giờ làm chính trị .
-  bà đang gặp " nhửng mâu thuẫn khó giải quyết/gây bối rối (puzzling) và gây cản trở " : Thái lan đang bị trận lụt thế kỷ . 
- "sự chống đối mạnh mẻ (powerful) từ những kẻ thù và kẻ cạnh tranh trong kinh doanh hoặc nghề nghiệp" .Khi đắc cử , bà bị phe áo vàng , thân hoàng gia chống đối . Nhóm này đại diện cho người giàu và có học vấn cao ở Thái  , kể cả một số tướng lảnh .
- bà ta đã thiếu" chuẩn bị cho tương lai" . Bà đắc cử nhờ ảnh hưởng của ông anh . Bà có  "khả năng phải bắt đầu làm lại cuộc đời nhiều lần (over and over again) " .
Nếu bà có được " nhửng bài học (về nghiệp quả) của sự thận trọng , cảnh giác (caution) , và những kế hoạch chuẫn bị kỷ luởng phải đuợc nghiên cứu và thực hành ; khi điều này đuợc thực hiện , khía cạnh tiêu cực của số 28 sẻ đuợc giảm đi một cách đáng kể (substantially) . Điều quan trọng là phải nhìn truớc khi nhảy " .
2/ Ngoài ra , do tên bằng 17 = 1 + 7 = 8 , nên bà lại chịu tác động của số 8 . Vừa nắm chức thủ tướng , bà đã bị một trận lụt thế kỷ phủ đầu (tính tới nay tổn thất hơn 6 tỉ đô) .Khi mới đắc cử , bà Yingluck luôn tươi cười trước đám đông , nhưng từ khi có trận lụt này , người ta ít thấy bà cười .

VÔ HIỆU HÓA CHỨC NĂNG UAC TRÊN WIN 7 .

Nguồn : Disable User Account Control (UAC) - How-To Geek

Câu hỏi : một số tệp tin/file hiện chử " Read-Only" . Làm cách nào để tôi có thể chỉnh sửa/edit các tệp này ?

Trả lời : có nhiều cách , trong đó có cách đóng lại/shut off chức năng UAC (User Account Control/điều khiển tài khoản của người xử dụng) . Xin xem dưới đây .

Disable UAC on Windows 7 / Vô hiệu hóa UAC trên Windows 7 .
Windows 7 makes it much easier to deal with UAC settings, and in fact you don’t have to completely disable UAC if you don’t want to. Just type UAC into the start menu or Control Panel search box. Windows 7 giúp cho việc điều chỉnh UAC dể dàng hơn , và thật sự bạn ko cần phải vô hiệu hóa hoàn toàn UAC nếu bạn ko muốn như vậy . Chỉ cần gỏ chử UAC vào start menu hay vào search box của Control Panel .


You can simply drag the slider up or down, depending on how often you want to be alerted. Bạn có thể kéo thanh trượt/slider lên hay xuống , tùy thuộc bạn  muốn thường được cảnh báo  như thế nào .
Windows 7 UAC Settings
If you drag it all the way down to the bottom, you’ll have disabled it entirely. Nếu bạn kéo thanh trượt xuống tận cùng , bạn sẻ vô hiệu hóa (UAC) hoàn toàn . Chúc bạn thành công ,
chinas-luckiest-driver-1.jpg

Chinese are finally celebrating a happy tale from the chaos of their nation’s roads – the driver of this vehicle apparently somehow managed to survive the impact of a truckload of metal bars almost unscathed.
Người TQ cuối cùng đang ăn mừng một câu chuyện may mắn từ sự hổn độn của đường xá của nước họ - người tài xế của chiếc xe này gần như không hề hấn (unscathed) gì , sau khi rỏ ràng không biết làm sao (apparently somehow) đả thoát chết từ sự va chạm/đụng nhau (impact)  với một xe tải chở đầy các thanh kim loại (metal bar) .
The incident happened in China’s Zhejiang province. The driver involved had no number plate, so upon seeing police he immediately tried to perform a U-turn in the middle of a busy road, at which point he collided with a taxi in the opposite lane. Tai nạn này đả xẩy ra ở tỉnh Triết- Giang ? . Người tài xế trong vụ này ko có bản số xe , do vậy khi thấy cảnh sát , anh lập tức cố gắng quay đầu xe ở giửa một con đường đầy xe , vào lúc đó anh đụng một xe taxi chạy ngược hướng với anh .
After losing control of his vehicle he collided with a three wheeled truck carrying a cargo of steel frame, which shed its load into his windscreen. Sau khi mất kiểm soát , xe anh đả đụng với một xe tải ba bánh (three wheeled truck) chở đầy các khung thép (steel frame)  , (và xe tải này) đả tung cả tải trọng này (shed its load) vào kiếng trước của xe anh .
chinas-luckiest-driver-2.jpg
Amazingly, he avoided total perforation by throwing himself into the passenger seat, as in addition to missing a number plate he was apparently not wearing a seatbelt either. The poles missed his head “by a few cm.” Lạ lùng thay , anh không bị xuyên thủng do đả văng mình vào ghế của hành khách , vì ngoài việc xe ko bản số hình như anh ta không đeo dây an toàn (seatbelt)  . Nhửng cọc sắt chỉ cách đầu anh " vài cm " .
chinas-luckiest-driver-3.jpg
chinas-luckiest-driver-4.jpg
chinas-luckiest-driver-5.jpg



Chyện về hơn 100 bộ hài cốt chiến sĩ VNCH bị lãng quên 


Nguồn : phóng viên Liêu Thái của báo Người Việt ở Nam Cali , Mỷ . 
Đả là con người , không ai muốn phải xa gia đình hay vợ con thân yêu , phải đi chiến đấu lâu dài ở một nơi xa xôi . Miền Bắc thì do nghỉa vụ , miền Nam thì do quân dịch ; khi gặp đối phương thì họ phải chiến đấu nếu ko muốn bị giết . Chúng ta nên thành khẩn cầu nguyện cho nhửng người lính đả chết , của CẢ HAI PHÍA , sớm được siêu thoát . - Trần Anh Tú . 

Kỳ 1

Ngôi chùa nhỏ và những hài cốt vô danh
 
QUẢNG NAM - Thắp một nén nhang, mua áo giấy, vàng mã và lên đường. Đó là câu của mẹ tôi nói với chúng tôi sau khi nghe người bạn kể về trận đánh nảy lửa ngay trong thời điểm quân Cộng Sản Bắc Việt tiến công vào Quảng Nam (ngày 24 tháng Ba năm 1975) và 64 ngôi mộ chiến sĩ VNCH chưa có người thân đến thăm một lần cũng như nhiều bộ hài cốt đồng đội của họ còn nằm quanh quất đâu đó trong khuôn viên chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Những ngôi mộ nằm lưng chừng đồi và nhìn ra lòng hồ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)


Chúng tôi vượt qua hơn 80 cây số đường nhựa, vào một con đường nhựa khác còn lại thời trước 1975 lổ chổ ổ gà ổ voi, qua mấy con kênh, vòng qua một hẻm núi nhỏ và qua một cánh đồng rộng mênh mông, chùa Dương Lâm nằm khiêm tốn giữa bốn bề ruộng đồng và núi.
Tiếp chuyện chúng tôi là vị trụ trì còn khá trẻ, Ðại đức Thích Pháp Tánh. Sau một hồi trò chuyện, vị trụ trì bắt đầu kể và giới thiệu thêm vài người từng mục kích trận đánh năm đó, những người tham gia bốc mộ, di dời mộ lên núi và nhiều chuyện linh ứng...
Thầy kể: “Lúc thầy về đây trụ trì, chùa này vắng lạnh lắm, thậm chí có người muốn vào chùa thắp nhang nhưng khi vào đến cổng chùa lại quay ra vì cứ nghe rờn rợn âm khí, cảm giác như âm linh đang đứng đâu đó sau lưng mình, đang quanh quẩn đâu đó trong mấy vạt sắn, vạt cỏ tranh... Nhưng kể từ ngày di dời, qui tập mộ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tạm mồ yên mả đẹp thì thanh khí hơn, Phật tử tụ về nhiều hơn...”
“Lúc đó, thầy chỉ nghe các Phật tử quanh đây họ chứng kiến và kể lại thôi, nhưng mỗi người kể mỗi khác nhau, khó cho rõ một câu chuyện, khó mà thống nhất lắm. Nhưng nhìn chung là có hai tuyến chuyện, một tuyến nói rằng vào ngày hôm đó, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa biết mình bị bao vây, đã tử thủ trong chùa này. Chuyện dài lắm!”






Chùa Dương Lâm - thôn Dương Lâm - xã Tam Dân - huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Nói đến đây, Ðại đức Thích Pháp Tánh im lặng, ông nhìn ra vạt khoai mì phía sau chùa rồi thở dài.
Một Phật tử khác, không yêu cầu giấu tên nhưng chúng tôi quyết định giấu tên ông, cho biết: “Khi chôn các chiến sĩ VNCH, tội nghiệp lắm, con số lên đến cả vài trăm người chứ không phải một trăm lẻ mấy người như người ta thường kể đâu. Vì lúc đó, ngoài Trung Ðoàn 5 Sư Ðoàn 2 ra, còn có một số lính Thủy quân lục chiến, lính Ðịa phương quân, lính Dù... Cũng tụ về đây tử thủ”.
“Trong đó có một y tá đang chăm sóc các chiến sĩ bị thương, nghe nói đã đánh trận trên Khâm Ðức, Hiệp Ðức, Tiên Phước, bị thương, băng rừng về náu trong chùa, chữa trị vết thương. Nhưng rồi quân miền Bắc tấn công vào, họ tử thủ, bị B.40, B.41 bắn vào chùa, họ chết nhiều lắm”.
“Họ chết, chùa bị phá gần như nát, người dân chung quanh thì sợ quá, bỏ trốn khỏi nhà, cả thôn không còn mấy người, thậm chí không ai dám bén mảng đến khu vực chùa... Cả tuần sau, mùi tử thi bay ra khắp xóm. Bà con mới bắt đầu rủ nhau chôn vào một hố tập thể. Nói là chôn cho sang chứ thật ra sơ sài lắm...”


Hy sinh không toàn thân


Nói đến đây, người đàn ông này bắt đầu lạc giọng, mắt rươm rướm, ông nhấp một ngụm trà rồi im lặng ngồi nhìn ra vạt khoai mì, nơi có hố chôn tập thể mà theo như ông nói: “Nhiều lắm, chết nhiều lắm, chết anh dũng và thê thảm lắm!”
Vạt khoai mì, nơi có hố chôn tập thể. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Lúc chúng tôi đến đây chôn xác, có nhiều xác bị thú vật ăn hết một phần, có nhiều xác đã sình to lên rồi, không nhận ra gương mặt ai cả, chỉ cần biết họ mặc cùng loại đồng phục lính thì chôn thành một nhóm. Ðông nhất vẫn là xác lính Biệt động quân. Họ ra từ miền Nam anh à!”
Một người đàn ông khác, vốn là lính trong trận chiến này, người duy nhất thoát chết đã cho những người trong chùa biết rằng phần đông chiến sĩ VNCH nói giọng miền Nam, họ là những người trí thức, nói năng nhẹ nhàng, lịch sự và thường giúp đỡ bà con trong thôn.
Chúng tôi cố hỏi tìm người lính còn sống sót nhưng chỉ tìm được địa chỉ, ông đang sống ở một huyện miền núi Quảng Nam sau nhiều năm đi tù cải tạo ở trại giam An Ðiềm. Cũng vì một số lý do nhạy cảm, chúng tôi không nêu tên của ông trong bài viết này.
Qua điện thoại, nghe chúng tôi nhắc về những đồng đội nằm sót lại bên cạnh ngôi chùa cổ và trận đánh năm xưa, ông thở dài và thổn thức, không nói nên lời. Ba lần điện thoại, vẫn nghe ông khóc và không nói được gì. Ðến mấy lần điện thoại sau, chúng tôi chỉ nghe ông nói đúng một câu: “Họ là những anh hùng”.
Câu nói duy nhất của ông trong điện thoại cộng với nhiều luồng dư luận khác nhau, khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về trận đánh nảy lửa trong thời điểm đất nước đầy biến động - tháng 4 năm 1975.


Tìm về hướng biển


Tìm gặp một cụ già trong thôn, sống khá gần chùa Dương Lâm từ trước năm 1975, tìm hiểu thêm về trận đánh này, ông cụ cho biết: “Lúc đó tôi còn trẻ, nhưng không đi lính vì gia đình tôi chỉ có mình tôi là con nối dõi. Tôi ở nhà, nhìn toàn bộ trận đánh này. Nhưng cho đến thời điểm này, qua nhiều lời kể, tôi lại đâm ra hoài nghi về sự thấy của mình!”
“Thật ra, lúc đó, chắc chắn là các anh lính VNCH không đầu hàng, họ tử thủ, họ không chủ động bắn về phía quân Bắc Việt, nhưng họ cũng không đầu hàng theo lời kêu gọi của phía Bắc Việt”.
“Thì các anh chị biết rồi đó, một bên thì bắc loa kêu gọi đầu hàng, hễ đầu hàng thì sống, chống lại thì chết. Một bên thì im lặng, cố gắng dưỡng thương và cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây để đi ra biển, hướng đi của họ là biển, nhưng bị mắc kẹt trong vòng vây chỗ này. Vì họ không hay biết rằng thôn này là cái nôi của cộng sản nằm vùng. Vào đây thì không có lối ra, nhất là trong thời điểm quân miền Nam bị thất thủ nhiều nơi...”
Có người còn kể rằng: “Họ đầu hàng rồi, một số người quyết định ra hàng, nhưng khi vừa ra đến cổng chùa, giơ cao cờ trắng (làm bằng chiếc áo trắng quấn trên nòng súng) thì bị bắn tỉa ngã gục xuống ngay. Cũng có người hoài nghi đó là đạn của những người không chịu đầu hàng, có người lại cho rằng đó là đạn của cộng sản. Nhưng theo tôi thấy thì khả năng đạn của phía Bắc Việt nhiều hơn, vì những người ra hàng là người đang bị thương, không ai nỡ bắn vào đồng đội đang bị thương đâu!”

“Có lẽ vì hàng cũng không xong, mà đánh cũng không xong nên các anh ém quân đến hai ba ngày mới có trận đánh khét tiếng này!”


Và, theo dòng kể, một trận đánh kinh hoàng đã xảy ra, long trời lở đất, ban đầu còn bắn tỉa, dần dần bao vây, bố ráp, thít chặt vòng đai lửa và tiêu diệt, tàn sát...


Kỳ 2
Trận đánh long trời lở đất




QUẢNG NAM - “Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2, một trung đoàn nổi tiếng có những người lính quả cảm, đánh đồn xuất quỉ nhập thần bởi họ được đào tạo bài bản từ kiến thức địa lý, kiến thức quân sự, chính trị, văn chương cho đến võ thuật, phương cách sử dụng vũ khí...

Lễ chiêu linh trước khi bốc mộ trong hố chôn tập thể. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
 

 Họ được mệnh danh là 'Những con hổ rừng già'... - Ông K., người tham gia trận đánh nhưng thoát chết, trầm ngâm nói.
Theo dòng ký ức ông K., “phần lớn những người lính trong Trung Ðoàn 5 có gốc gác miền Nam, do thuyên chuyển, họ về Quảng Nam. Lý do chính để họ có mặt ở đây là vì phần lớn quân Bắc Việt nằm vùng ở Quảng Nam có cách đánh du kích, bắn tỉa khá thiện xạ và hơn hết là cơ số lính đặc công ở đây khá lớn.”
Kể lại trận đánh, ông K. cho biết:
“Bắt đầu từ rạng sáng ngày 20 tháng 3 năm 1975, phần lớn các tuyến phòng thủ của Vùng 1 chiến thuật đã lung lay, quân Bắc Việt tràn vào ngày một nhiều. Ngày 21 tháng 3, nhiều tuyến phòng thủ Quảng Ðà (tên gọi cũ) đã rạn nứt.

“Ngày 22 tháng 3, nhiều binh chủng rút quân từ núi ra biển, thoát lên tàu. Có một số đơn vị bị mắc kẹt do có quá nhiều lính bị thương và họ vẫn muốn tiếp tục chiến đấu bảo vệ vòng đai chiến sự của mình.
“Trường hợp nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2 là một điển hình của tinh thần chiến đấu này. Thay vì rút quân về phía biển, họ tiếp tục trụ lại khu vực thôn Dương Lâm để chiến đấu.”
Cánh đồng này là nơi diễn ra trận đánh ngày 24 tháng 3, 1975. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)


Ngày 23 tháng 3, có thêm một nhóm chiến sĩ khác thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tiến về thôn Dương Lâm, hợp với nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5.
Cũng trong ngày 23 này, có thêm nhiều nhóm nhỏ chiến sĩ thuộc đơn vị khác (đã trúng thương) đưa thương binh vào chùa Dương Lâm nương nhờ vào sự bảo vệ của nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5 và nhóm vừa “tăng cường,” để các y tá chăm sóc cho các thương binh.
Ngày 24 tháng 3, lính Bắc Việt chiếm đồn 159 trên đỉnh đồi Phú Ninh, nằm phía Tây Nam, cách chùa Dương Lâm chừng 3km. Ðồng thời, đồn 162 - Núi Cấm cũng bị chiếm trong ngày này.
Bốn phía là quân đối phương, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 và nhiều thương binh của các binh chủng bạn trong chùa Dương Lâm rơi vào thế cô lập hoàn toàn.
Phía quân Bắc Việt bắt đầu nã đạn vào chùa Dương Lâm. Các chiến sĩ VNCH chưa có phản ứng gì, họ tranh thủ đào hầm, đào hào và canh chừng, chưa nổ súng.
Ðến chiều ngày 24 tháng 3, sau một ngày bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng không thấy động tĩnh nào, phía Bắc Việt bắt đầu nã súng vào khu vực khuôn viên chùa Dương Lâm.
Lúc này, có nhiều thương binh của VNCH đã treo áo lên nòng súng làm cờ trắng, ra trước sân chùa đầu hàng.
Nhưng khi họ bước ra đến sân thì tiếng súng bắn tỉa nổ đanh điếng, họ ngã quị.
Những người lính trong chùa bắt đầu nã súng dữ dội về phía đối phương, đẩy lùi quân Bắc Việt lên phía núi.
Chừng 3 giờ chiều, một người lính đặc công phía Bắc Việt mang lựu đạn bò vào chùa, vào đến giếng nước phía Ðông sân chùa thì bị phát hiện và bắn chết.
Phía quân Bắc Việt hạ lệnh bắn xối xả B.40, B.41 vào chùa Dương Lâm. Trong bắn ra, ngoài bắn vào, trận pháo hai bên kéo dài chừng 3 giờ đồng hồ thì cả hai bên im hơi lặng tiếng.
Những người lính VNCH còn sống sót trong chùa bắt đầu rút ra khỏi chùa, luồn người dọc theo bờ rào trồng hoa râm bụt của chùa.
Lúc này, phía quân Bắc Việt ngồi trên những đồi cao quan sát và hạ tầm súng xuống ngang mặt đất, nhắm ngay vào bờ rào hoa râm bụt và nổ liên tục. Toàn bộ những người lính rút theo hướng bờ rào ngã xuống không sót người nào.
Còn một người duy nhất - ông K. (người chúng tôi không tiện nêu tên, đã trải qua tù cải tạo, hiện đang sống trong một huyện miền núi hẻo lánh ở Quảng Nam) - còn sống sót được nhờ băng ruộng phía bên hông chùa chạy thắng ra nhà dân, cải trang thành thường dân và rút về Tam Kỳ.

Lúc này, toàn bộ phủ lỵ Tam Kỳ đã treo cờ Bắc Việt.
Sau trận đánh hơn một tuần, không ai dám đi ngang qua khu vực chùa Dương Lâm bởi mùi máu và tiếng quạ kêu, đêm thì chim cú và mèo hoang. Nhưng sau đó toàn bộ người dân thôn Dương Lâm bắt buộc phải kéo nhau lên chùa để thu gom xác người và chôn cất.
Nhà linh, nơi tạm đặt các hài cốt trước khi đưa ra nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)


Nói là chôn cất nhưng thật ra, lúc đó không ai dám bày tỏ lòng kính ngưỡng hay thương cảm đối với những người lính đã chết mà vốn trước đây có người còn là ân nhân của thôn vì quá sợ quân Bắc Việt.
Chính vì vậy mà sự chôn cất rất qua quýt, chôn để mà có chôn, tránh tình trạng thú vật ăn mất xác và mùi tử thi bay khắp thôn. Chôn không có vải bọc thi thể như những người lính trên bãi biển An Dương ở Phú Vang, Huế mà chỉ phân nhóm ra, đào một cái hố sâu chừng 1.5 mét, lùa toàn bộ xác người xuống đó và lấp đất lại.

“Vì sao tôi nói hơn 100 xác à? Vì lúc đó, số anh em chúng tôi, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5, nhóm này tuy là thuộc Bộ Binh nhưng bên trong cơ cấu rất nhiều Biệt Ðộng Quân, kể cả tôi, nhằm ứng phó chiến cuộc... còn lại sáu mươi hai người, cộng thêm với nhóm lính thuộc đại đội Thủy Quân Lục Chiến cũng ngót nghét 50 người, rồi các thương binh... Tính kiểu gì cũng ra trên 100 hài cốt, nếu không nói là 200, vì phần bị nã B.40 chắc chắn là không còn nguyên vẹn, phần nguyên vẹn nằm ở trên đường rút và sau vạt khoai mì, chừng 100 người” - Ông K. nói như đang thôi miên.
Có nhiều hố chôn cá nhân chỉ còn một vài vụn xương như thế này. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)


Câu chuyện của những người lính VNCH khép lại sau trận chiến một cách buồn thảm và bi tráng. Cái chết của họ cũng không được yên bởi phong trào đào sắt, rà sắt để cải thiện bữa ăn của nhiều người nghèo trong những năm tháng Việt Nam nghèo đói. Mộ tập thể bị quật lên nhiều lần để lấy thẻ bài, súng đạn, dây nịt...
Mãi cho đến sau này, khi Phật tử chùa Dương Lâm sinh hoạt thường xuyên hơn, kinh tế của họ cũng khá hơn, họ bắt đầu nghĩ đến những người đã khuất. Họ cùng nhau chung tiền, góp công, góp sức để bốc mộ và di dời những hài cốt lên núi.
Cũng bắt đầu từ lúc này, những câu chuyện về người lính năm xưa trở về linh hiển và bí nhiệm... 
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có:
 1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ22. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ23. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ24. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 27445. Nguyễn Thị Phụng6. Nguyễn Thanh (A)7. Hoàng Thắng Tài8. Nguyễn Văn Trị9. Trần Công Tranh10. Phan Văn Ẩn11. Nguyễn Văn An12. Phan Văn Ảnh13. Nguyễn Tấn Ca14. Lê Văn Nghĩa15. Ðinh Văn Nhiên16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi)17. Nguyễn Thành Danh
Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh.”


Kỳ cuối

Sống khôn, chết thiêng...

QUẢNG NAM - Ðầu tháng 4 năm 2009, sau hơn ba mươi năm im ngủ trong lòng đất mẹ, những người lính VNCH tưởng đã đi vào quên lãng bỗng dưng sống dậy trong ký ức của nhiều Phật tử chùa Dương Lâm.
Lễ động thổ bốc mộ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Có lẽ, người được nhắc đến đầu tiên, người khơi mào câu chuyện cũ lại là người còn rất trẻ, một nhà ngoại cảm nữ lên thăm chùa và bắt đầu bàn với nhiều Phật tử khác về chuyện bốc mộ, quyên góp tiền, công sức xây dựng cho những chiến sĩ VNCH được mồ yên mả đẹp.
Nhiều người trong chùa hưởng ứng lời kêu gọi của cô, cuộc vận động quyên góp bắt đầu. Con số quyên góp được không nhiều, chừng vài mươi triệu đồng. Nhưng mọi người quyết định có bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu, tùy duyên mà thực hiện.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, sau lễ chiêu linh, sau những hồi chuông chiêu cảm của chư thầy và các Phật tử chùa Dương Lâm, những đoạn xương, những bộ hài cốt được đưa lên mặt đất, an quách và đưa đến khu nghĩa trang tập thể của chùa, nằm trên lưng ngọn đồi Phú Ninh, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra lòng hồ nước xanh.
37 ngôi mộ mới (trong đó có 3 mộ đôi) an tọa trên lưng đồi, nơi mà trước đây ba mươi mấy năm, những người nằm dưới mộ kia, có người được mệnh danh là ‘con hổ rừng già’. Họ nằm im nghe tiếng gió núi và lời thầm thì của đại ngàn sau cơn binh biến, sau những tử sinh và cô đơn.
Vẫn còn nhiều đồng đội của họ nằm sót lại sau lưng chùa, trên những nương khoai mì vắng lạnh...

Về báo mộng

Và, sau lần di dời ấy, nhiều Phật tử trong nhóm bốc mộ nằm mơ thấy những người lính trở về. Câu đầu tiên họ nói là lời cám ơn gửi đến những ân nhân đã đưa họ đến nơi khô ráo, yên tĩnh và thơ mộng.
Một trong những ngôi mộ trong khu nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Sau đó, nhiều lần báo mộng khác, họ cho biết rằng trong số họ, có người thèm ăn ớt xanh với mì quảng, có người thèm khoai lang luộc, có người thèm hút thuốc lá, có người thèm một chai bia, có người nhớ quê mà lâu quá không được về nhà bởi không có tiền mãi lộ... Cũng có người than lạnh quá bởi ngôi mộ mới của họ bị trống chân...
Vậy là các Phật tử lại họp nhau, mua những thức quà mà họ đã báo mộng rằng họ đang cần, mang lên khu mộ mới để cúng kính, dâng tặng.
Ngạc nhiên nhất là người Phật tử nằm mộng thấy người lính chỉ ngôi mộ của mình nằm ngoài bìa khuôn viên nghĩa trang mới bị lạnh chân. Khi anh đến cúng thì phát hiện ngôi mộ đó bị lở đất do mưa núi. Anh đắp đất lại thì tối đó về nằm mộng thấy người lính ấy về cám ơn và hứa sẽ tặng một món quà...
Những hài cốt còn nằm lẩn khuất đâu đó trong khuôn viên chùa, chưa được di dời lên nghĩa trang vẫn là nỗi canh cánh trong lòng những Phật tử Dương Lâm.
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có: 1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ2 2. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ2 3. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ2 4. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 2744 5. Nguyễn Thị Phụng 6. Nguyễn Thanh (A) 7. Hoàng Thắng Tài 8. Nguyễn Văn Trị 9. Trần Công Tranh 10. Phan Văn Ẩn 11. Nguyễn Văn An 12. Phan Văn Ảnh 13. Nguyễn Tấn Ca 14. Lê Văn Nghĩa 15. Ðinh Văn Nhiên 16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi) 17. Nguyễn Thành Danh. Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh”.


Qui tập lần 2, những báo mộng mới...

Ðầu năm 2011, Ðại đức Thích Pháp Tánh về nhậm trụ trì chùa Dương Lâm. Việc đầu tiên của thầy làm là kêu gọi các Phật tử cùng thầy góp công sức, tiền của để tiếp tục di dời, cải táng cho những hài cốt còn sót lại trong khuôn viên chùa.
Miếu thờ các chiến sĩ trận vong và thập loại cô hồn trong khuôn viên chùa. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Lời kêu gọi của vị sư trẻ 24 tuổi đã nhanh chóng được hưởng ứng, đợt qui tập mộ lần 2 được thực hiện sau đó không lâu.
Nhưng, điều làm cho vị sư trẻ cùng những Phật tử buồn nhất lại là những hài cốt đã bị lưu lạc trong lòng đất. Nếu như những ngôi mộ đôi, những hố chôn đôi vẫn còn nguyên vẹn (bởi lúc chôn được phân công theo từng đội hoặc cá nhân, chính vì vậy mà có hố chôn cả mấy chục chiến sĩ, có hố chỉ chôn một hoặc hai người) nhưng những hố cá nhân và tập thể, khi đào lên thì hỡi ôi, không còn đầy đủ hoặc không còn gì cả!
Thầy Pháp Tánh tâm sự: “Có lẽ do trải qua một giai đoạn nghèo đói chung của cả nước, người dân có lúc thi nhau đi rà phế liệu, họ đào lên và lấy nhiều thứ, trong đó có những thứ quí giá vô cùng nhưng lại được bán với giá rẻ mạt, mua chưa được một ổ bánh mì, đó là tấm thẻ bài. Tính ra, hơn một trăm tấm thẻ bài mất đi, chưa tới một trăm ổ bánh mì theo thời giá hiện tại nhưng cái mất mát lại là danh tánh của người chết vĩnh viễn không còn...!”
Cũng chính vì có những ngôi mộ đôi, khi đào lên, không còn thẻ bài, chỉ còn sắc phục và dây thắt lưng (ra gió chừng 5 phút là tan rã, không còn gì nữa), mà phần đầu và phần mình lại nằm chéo nhau, rất khó để phân biệt mình của ai, đầu của ai nên các Phật tử không dám tách thành hai mộ mà vẫn giữ nguyên mộ đôi khi về nơi qui tập mới.
Lại có cả chuyện nhiều hố chôn đơn, khi đào lên chỉ thấy bộ xương thân hình nhưng không tìm thấy đầu, mọi người lo lắng và hoài nghi... Quàng tạm trong nhà linh ở chùa để đào tiếp thì tối đó, người lính về báo mộng, chỉ vị trí đầu mình nằm cách nơi gần hố chôn chừng vài mét. Sáng mai, ra đào, đúng y như giấc mộng.

Cuộc cầu siêu và những giấc mộng lành...

Sau cuộc qui tập lần 2, nỗi canh cánh vẫn còn đó, chỉ có 27 hài cốt được tìm thấy, như vậy có nghĩa là còn nhiều người vẫn nằm lạnh trong vườn chùa.
Nhưng dẫu sao cũng ít nhiều an lòng người sống và ấm lòng người khuất phần nào. Những giấc mộng vẫn còn quanh quẩn trong nội dung đói, lạnh, thèm ăn, nhớ quê, nhớ người thân, bơ vơ lạc lõng...

Vài tấm thẻ bài còn sót lại. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Thầy Pháp Tánh họp các Phật tử một lần nữa, bàn kế hoạch tổ chức Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho những vong linh chiến sĩ trận vong.
Ngày 27, 28, 29 tháng 7 Âm lịch năm nay (26, 27, 28 tháng 8 năm 2011), một đại lễ Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho tất cả được tổ chức trong khuôn viên chùa Dương Lâm.
Dường như từ đó đến nay, thỉnh thoảng, những giấc mộng của các Phật tử Dương Lâm được thấy vui hơn, các vị chiến sĩ báo mộng xin thuốc lá để hút chứ không còn lạnh và cô đơn như trước đây.
Thay cho lời kết của bài viết này, xin trích lời một Phật tử: “Tôi là người nằm mộng thấy họ về nhiều nhất. Bây giờ họ vui vẻ hơn nhiều. Nhưng có một điều, dường như nỗi nhớ nhà, nhớ người thân vẫn là nỗi thao thức lớn nhất của các linh hồn. Ðã ba mươi mấy năm họ chưa được gặp lại người thân! Phần lớn họ nói giọng miền Nam, và họ rất muốn về quê!”
Vẫn còn nhiều bộ hài cốt nằm trong khuôn viên chùa Dương Lâm chưa được di dời. Qua thời gian, xê dịch địa tầng, đào sắt và mưa lũ, rất có thể, sự nguyên vẹn là hy hữu. Nhưng dù sao vẫn cần đến một cuộc qui tập đầy đủ để ấm lòng người đã khuất.http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138678&z=2#.Tp5yUY2Kvdo.facebook  

trần anh tú ,
san jose ngày 28.10.11 lúc 1042 am .