Search This Blog

Sunday, October 9, 2011

TÔI ĐẢ ĐI QUA VÀI CON SÔNG TRONG NHỬNG CON SÔNG , ĐƯỢC MÔ TẢ DƯỚI ĐÂY .

Ngoài các con sông chính, mạng lưới sông ngòi của Tiền Giang còn bao gồm nhiều kênh rạch như:
- Rạch Ba Rài: chảy theo hướng Bắc - Nam, từ sông Cũ - kinh 12 đến sông Tiền, dài 22,2 km, thuộc địa bàn huyện Cai Lậy. Rạch cắt ngang qua quốc lộ 1A tại cầu Cai Lậy. Phần Rạch phía Nam quốc lộ 1A có nhiều đoạn uốn khúc, ngay trước khi ra đến sông Tiền có một khúc ngoặc hình Ω. Rạch có chiều rộng trung bình 40 m, hẹp dần về phía Bắc; nơi rộng nhất (130 m) tại chỗ giáp sông Tiền (xã Hội Xuân); nơi hẹp nhất (20 m) tại vị trí giáp rạch Ba Bèo (còn gọi là sông Cũ, Bà Bèo). Rạch có độ sâu trung bình 7 - 8 m so với mặt đất tự nhiên.
- Kênh Bảo Định (tên cũ: Bảo Định Hà, Arroyo de la Poste): chảy trên địa bàn huyện Chợ Gạothành phố Mỹ Tho, nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây. Chiều dài kênh qua địa phận Tiền Giang là 19.000 m. Độ sâu so với mặt đất tự nhiên thay đổi tùy theo đoạn, đoạn từ cửa kênh (chỗ thông với sông Tiền) đến cầu Triển Lãm sâu 6 - 9 m, đoạn từ vàm rạch Đạo Ngạn đến chùa Phổ Đức sâu 4 - 5 m, cạn nhất là đoạn chảy qua 2 xã Phú Kiết và Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo chỉ sâu 2 - 3 m. Trước khi có kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định là tuyến đường thủy quan trọng từ Đồng bằng Sông Cửu Long đi Sài Gòn. Hiện nay, vai trò này đã nhường lại cho kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định được xây cống ở hai đầu để ngăn nước mặn.
- Rạch Cái Cối: chảy trong địa phận huyện Cái Bè, chạy từ Tây sang Đông qua các xã chuyên canh cây ăn trái là Tân Thanh, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, Mỹ Đức Đông và cắt ngang quốc lộ 1A tại cầu An Hữu, dài khoảng 21 km. Đầu phía Tây thông với rạch Cái Nhỏ, đầu phía Đông thông trực tiếp ra sông Tiền. Đoạn qua xã Tân Thanh còn có tên khác là rạch Dâu. Nơi rộng nhất (400 m) tại đầu phía Đông, nơi hẹp nhất (37 m) tại đoạn qua xã Tân Thanh, cách cửa rạch Đào 775 m về phía Tây. Độ sâu trung bình 6 - 7 m so với mặt đất tự nhiên. Rạch có nhiều nhánh khá lớn chảy về phía Bắc và cắt ngang qua quốc lộ 30 và quốc lộ 1A như: rạch Cái Lân, rạch Ruộng, rạch Đào, rạch Giồng, rạch Bà Tứ, rạch Chanh, rạch Cổ Cò.
- Rạch Gò Công: rạch chảy từ rạch Vàm Giồng ở phía Nam thị xã Gò Công, cắt qua quốc lộ 50 tại cầu Long Chánh và quốc lộ 50 mới (tuyến tránh thị xã Gò Công) tại cầu Gò Công, sau đó nối với sông Vàm Cỏ ở phía Bắc. Rạch có chiều dài khoảng 17 km, nơi rộng nhất (190 m) tại cửa rạch, nơi hẹp nhất (40 m) ở gần chỗ giáp với rạch Vàm Giồng, độ sâu trung bình 7 - 8 m so với mặt đất tự nhiên. Rạch Gò Công có nhiều nhánh khá lớn như: rạch Sơn Quy, rạch Công Lương, rạch Giá, rạch Băng, rạch Rầm Vé, rạch Gò Gừa. Do nối với sông Vàm Cỏ nên vào mùa cạn, rạch bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ tháng 1 đến giữa tháng 7, nước luôn có độ mặn lớn hơn 4 g NaCl/l. Ngành thủy lợi tỉnh Tiền Giang đã xây nhiều cống ngăn mặn tại đầu các nhánh của rạch này.
- Kênh Chợ Gạo (tên cũ: Canal Dupérré): kênh chảy từ rạch Kỳ Hôn đến sông Tra - một nhánh ngắn của sông Vàm Cỏ. Kênh dài 11,8 km, sâu 5 - 7 m, rộng trung bình 100 m. Phần lớn chiều dài của kênh chảy trên địa bàn huyện Chợ Gạo, chỉ 2.000 m đầu phía Bắc chảy qua xã Đồng Sơn của huyện Gò Công Tây. Kênh đã được vét lại nhiều lần và hiện là tuyến đường thủy quan trọng từ miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh với mật độ tàu thuyền qua lại rất cao. Nếu không qua kênh Chợ Gạo, các phương tiện phải theo sông Tiền ra biển, tốn nhiều thời gian hơn.
- Kênh Nguyễn Văn Tiếp (tên cũ: kênh Tổng đốc Lộc): là tuyến kênh dài nhất tỉnh Tiền Giang, chảy qua 4 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Tổng chiều dài của kênh thuộc địa phận Tiền Giang là 65,9 km; trong đó đoạn từ rạch Ruộng chạy lên phía Đông - Bắc được gọi là Nguyễn Văn Tiếp B, dài 20,4 km (là ranh giới giữa tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp); đoạn rẽ về phía Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây gọi là Nguyễn Văn Tiếp A, dài 45,5 km. Kênh rộng 40 m, sâu 4 m.
Chế độ nước

Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6 m, tốc độ truyền triều 30 km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102 km) biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm; vào thời kỳ lũ mạnh (tháng 9 và 10), biên độ triều nhỏ nhất khoảng 10 - 130 cm; vào mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195 cm. Đỉnh triều lịch sử tại Mỹ Thuận đạt 196 cm (17-10-1978), chân triều lịch sử đạt mức -134 cm (30-04-1978).

No comments:

Post a Comment