Search This Blog

Sunday, September 30, 2012

Mười Điều Tâm Niệm
Luận Bảo Vương Tam Muội

Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghiã.
Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ
Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, Đức Phật dạy:
Lấy bịnh khổ làm thuốc thần
Lấy hoạn nạn làm giải thoát
Lấy khúc mắc làm thú vị
Lấy ma quân làm bạn đạo
Lấy khó khăn làm thích thú
Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
Lấy người chống đối làm nơi giao du
Coi thi ân như đôi dép bỏ
Lấy sự xã lợi làm vinh hoa
Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh



Nên chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại, Đức Thế Tôn thực hiện huệ giác Bồ Đề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành tác thành cho ta?


Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại áp đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!

Luận Bảo Vương Tam Muội 

Saturday, September 29, 2012

Ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích?

TT - Nhiều năm qua, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích được nghĩ có liên quan đến chất béo, chất caffein (có trong trà, cà phê, nước coca...), chất cồn, gluten gây nên.


Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất cho thấy hội chứng ruột kích thích còn do một số chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men tại ruột gây nên (y văn thế giới gọi là các chất FODMAP).


Những chất này có đặc điểm là kém hấp thu ở ruột non nhưng khi di chuyển xuống đến ruột già lại bị hệ vi khuẩn thường trú ở đây lên men và sinh hơi. Do không được hấp thu, các chất này tồn tại trong lòng ruột, làm gia tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, hút nước vào lòng ruột và gây nên triệu chứng tiêu chảy ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, khi di chuyển xuống ruột già, chúng được vi khuẩn ở ruột già lên men và sinh hơi. Chính hơi nhiều gây nên các triệu chứng xì hơi, đầy bụng, lình bình cho bệnh nhân. Nếu hơi được sinh nhiều có thể làm chậm di chuyển thực phẩm trong lòng ruột và gây nên triệu chứng táo bón ở một số trường hợp. Hầu hết mọi người đều ít hấp thu các chất nêu trên. Song chỉ có một số người cảm thấy khó chịu với những chất này (những người mắc hội chứng kích thích). Điều này có thể là do ở những người này có sinh hơi nhiều hơn ở ruột già hoặc đường ruột nhạy cảm hơn với hơi sinh ra, hoặc có trường hợp quá phát vi khuẩn tại ruột non.
Một số chất khác trong nhóm tinh bột như chất xơ và ngũ cốc không ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích. Ngược lại chất xơ đóng vai trò quan trọng điều hòa chức năng đường ruột và phòng chống táo bón, ung thư đại tràng. Còn ngũ cốc (cơm, khoai, bún...) được tiêu hóa, hấp thu tại ruột non và là nhóm chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu, không phải nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích.
Những chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men (FODMAP) nói trên có nhiều trong một số loại trái cây bao gồm táo, dưa hấu, xoài; có trong sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...) và có trong bánh mì; có trong một số loại rau cải như hành, tỏi, bông cải, các loại đậu hạt. Ngoài ra một số đường nhân tạo, đường kiêng cũng chứa các chất này nên cần được hạn chế.
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần hạn chế hoặc ăn với lượng nhỏ các thực phẩm nêu trên. Ở những trường hợp nặng cần kiêng tuyệt đối các thực phẩm trên trong 6-8 tuần rồi sau đó ăn từ từ với lượng ít.
ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG
(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Friday, September 28, 2012

SỰ TRỔI DẬY CủA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (PHẦN MỘT) .
Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả : Perry Garfinkel
Hình ảnh : Steve McCurry
Tứ Diệu Đế của đức Phật : 1/ cuộc đời đưa đến (entail) đau khổ ; 2/ đau khổ xuất phát từ sự vươn vấn/quyến luyến của ta đối với dục vọng (attachment to desires) ; 3/ đau khổ sẽ chấm dứt khi sự vươn vấn/quyến luyến này chấm dứt ; 4/ để vượt qua (transcend) những đau khổ cũa cuộc đời , hảy theo Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) . Một thực hành quan trọng là thiền định .

Người đã dạy tôi nhiều nhứt về Phật giáo không phải là một vị sư với cái đầu nhẳn thín . Ông ta (đã) không nói tiếng Phạn và ông ta (đã) không sống trong một tu viện ở dãy Hy mã Lạp sơn . Thực tế , ông ta cũng chẳng phải là Phật tử . Ông ta là Carl Taylor , một người sống suốt đời ở San Francisco có dáng dấp ở tuổi gần 50 . Lúc đó , ông có vẻ bị lạnh , ngồi thẳng người trên một cái giường kê trong khu vườn của khu dưỡng lão (1) của bịnh viện Laguna Honda (gần San Francisco) . Đó là một buổi trưa hè với bầu trời xanh , nhưng ở cái thành phố này nó lại thường lạnh thấu xương . Carl đang sắp chết vì ung thư .
Tay tuy nắm nhưng lại tinh thần lại buông xả (let go) , bịnh nhân ung thư Suzanne Lewis-Abed tiếp nhận sự an ủi từ người con gái và ông Robert Chodo Campbell , một tuyên úy Phật giáo , ở một viện dưỡng lão ở TP New York . " Trong đạo Phật ko có sanh hay tử , " ông Campbell nói , " chỉ là là sự chuyễn đổi . "
Tôi đang trải qua một tuần với Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) , một tổ chức Phật giáo mà những thiện nguyện viên của họ đang giúp ban điều hành cũa khu dưỡng lão (gồm 25 giường) cũa BV này , đây có lẻ là cơ sở công cộng tại nước Mỹ chuyên chăm sóc dài hạn . Chương trình này , được tích cực noi gương khắp thế giới , xử dụng hai điều giáo huấn cột trụ của đạo Phật – chỉ suy nghĩ đến giờ phút hiện tại và lòng thương cảm/từ bi đối với kẻ khác – như là công cụ để giúp tạo ra một mức độ về phẩm cách và tình nhân loại đối với những ai đang ở giai đoạn cuối cũa cuộc đời . Thật ko dễ chịu cho họ khi phải học những bài học này .
Tôi ngồi bên cạnh Carl , giúp chỉnh lại cái áo khoát quá mòn , mà ông đã dùng như cái mền/tấm đắp . Sau khi được chẫn đoán là bịnh ko chữa được , ông đã có thái độ chấp nhận , ung dung tự tại . Tôi đã cố gắng gợi chuyện , nhưng rất khó khăn . Làm sao bạn có thể an ủi một ai đó khi họ ko còn nhiều thời gian để sống và hiểu (sự an ủi) đó ?
“ Vậy anh đã làm nghề gì ? “
Im lặng rất lâu , ông rít một hơi thuốc lá . Gần như một thế kỷ trôi qua trông lúc chúng tôi nhìn một cụm mây trắng bay ngang bầu trời màu xanh .
“Tôi ko muốn nói về quá khứ của tôi.”
Cũng được . Cảm thấy lúng túng để tiếp tục câu chuyện , tôi lướt qua trong trí danh sách những câu hỏi . Nếu tôi ko thể hỏi về quá khứ và cũng vô lý khi hỏi về tương lai , vậy chỉ còn về hiện tại . Và trong lúc này , tôi đang học một điều , rằng ko cần đặt câu hỏi nào .
Nhưng Carl có vẻ bằng lòng khi có tôi ngồi kế bên , sự có mặt của tôi đã giúp ông giảm bớt phần nào nỗi đau của ông . Một khi tôi đã chấp nhận rằng ko có gì phải làm và ko có nơi nào để đi , tôi đã thư giản . Carl quay lại nhìn tôi và cười . Cả hai chúng tôi hiểu rằng tôi vừa học một bài học nhỏ . Cả hai đã nhìn một đám mây trắng khác bay qua .
Tuần đó cũng có những bài học khác , lấy ra từ Phật giáo – như bài học về tính vô thường cũa cuộc đời , về sự lòng tham (attachment) , muốn mọi việc phải như ý mình , và sự thất vọng , khi nhiều việc xảy ra ko như ý mình . Như bài học về đau khổ của thể xác và tinh thần và bài học về giá trị , mà đạo Phật gọi là sangha , có nghĩa là “cộng đồng” . Nhưng trên tất cả , tôi đã thấy làm thế nào những bài học mà một người đã học tại Ấn độ 2.500 năm trước lại thích ứng với thế giới ngày nay .
Phồng lên vào mỗi sáng và xẹp xuống vào mỗi đêm , Paranirvana - một tượng Phật dài 26 bộ Anh (7.92 m) được triển lảm tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Ohio - tượng trưng cho sự vô thường của cuộc đời , nghệ sĩ Lewis deSoto nói . Tác phẩm này mô tả vị thế của đức Phật khi ngài qua đời và lên Niết bàn . (còn tiếp) . 
Chú thích cũa người dịch :
(1) hospice , là một loại BV dành cho người ở giai đoạn cuối của một bịnh nan y (như ung thư , v.v...) hay những người rất già . Vì hai thành phần này ở chung nên ta ko thể gọi là 'viện dưỡng lão" được ; tôi đề nghị nên dịch là "sinh chung đường" (nơi trú ngụ cuối cùng trước khi chết của hai thành phần này .

(2) Dân số thế giới năm 2005 : 6,5 tỉ (hình dưới) trong đó tín đồ Phật giáo : 379 triệu người hay 6 % . Có 373 triệu (98 %) tín đồ sống tại Á châu . Số 6 triệu người còn lại (2%) sống tại : 3,11 triệu tại Mỹ và Canada , 1,64 triệu tại Âu châu , 0,71 triệu tại Châu mỹ La tinh , 0,5 triệu tại Châu đại dương và 0,15 triệu tại Phi châu (còn tiếp) .
SỰ TRỔI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING. PHẦN HAI.

Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả         :  Perry Garfinkel
Hình ãnh      : Steve McCurry
Chuyễn ngữ : Trần anh Tú .
 

           Có một đạo Phật mới trên khắp thế giới ngày nay . Triết lý của đạo này hiện được áp dụng vào các cách điều trị về sức khỏe tâm thần và thể chất và vào những cải cách về chính trị và môi trường . Các lực sĩ dùng triết lý này để trau dồi các môn thi đấu của họ . Triết lý này giúp các nhà điều hành xí nghiệp quản lý stress tốt hơn . Cảnh sát cũng trang bị cho họ triết lý này để tháo ngòi nổ những tình huống dể bùng nổ . Những người đau khổ vì bịnh kinh niên áp dụng triết lý này như là một sự xoa dịu . Sự thích ứng hiện thời này đang tạo nên một sự phục sinh của đạo Phật – ngay tại những nước như Ấn độ , nơi mà đạo này hầu như là biến mất , và tại Trung quốc , nơi mà đạo này đã từng bị đàn áp .

Để tìm hiểu về tình trạng vô gia cư , ông Jim Bastien đã tham gia một khóa thiền trong ba ngày bằng cách sống ko có đồng xu dính túi trên các đường phố của TP New York . "Tôi đã cảm nhận thế nào là vô hình (vì ko ai biết mình là ai - Tài) " , ông Bastien nói ; là một người điều hành của một công ty , ông thường là tâm điễm của mọi chú ý (xem hình dưới) . Người Phật tử nhấn mạnh tính thống nhứt của cuộc đời . "Ảo tưởng của sự chia ly/chia cắt , " ông nói , "là nguồn gốc của tất cả đau khổ của con người . "

         
         Đạo Phật hiện không chỉ dành cho các nhà sư hay các người ở phương Tây có thời giờ hay lợi tức dư dã để học hỏi những gì từ phương Đông . Các tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo thực hành triết lý này . Những người Mỹ gốc Phi châu ngồi thiền bên cạnh các người Mỹ gốc Nhật . Chỉ riêng tại nước Mỹ , một vài chuyên gia ước lượng rằng , có gần ba triệu người theo đạo Phật . Và theo một khảo sát năm 2004 , hơn 25 triệu người Mỹ tin tưởng rằng triết lý cũa đạo Phật đã có ảnh hưởng quan trọng trên đời sống tâm linh cũa họ .
       Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) là một ví dụ của “đạo Phật phụng sự xả hội” , một thuật ngữ tạo bởi sư ông Thích Nhất Hạnh , đã rời Việt nam từ thập niên 1960 vì những hoạt động phản chiến bất bạo động . Vẫn còn dấn thân ở tuổi 79 , ông đã về thăm quê hương ba tháng trong năm nay – kỹ niệm 30 năm ngày Cộng Sản làm chủ Việt nam – để truyền bá triết lý đạo Phật tại nơi mà ông từng là khất sĩ (pariah) .
        Tại miền Tây Nam nước Pháp , ở trung tâm thiền của Làng Mai , ông thường xuyên mời nhiều nhóm trong đó có các nhóm người Palestine và Do thái dự các buổi hội thảo để tìm giải pháp cho xung đột và hòa đàm . Những buổi hội thảo này thường bắt đầu với sự thù nghịch (animosity) , sư ông nói với tôi , và thường kết thúc bằng những ôm hôn .
        “Những cuộc hội thảo này khởi đầu bằng một câu châm ngôn cổ: 'Không làm điều gì hết , chỉ ngồi đó thôi', “sư ông nói với giọng nhẹ nhàng. Dáng người mãnh khãnh với tai to và mắt sâu, sư ông ngồi trên hành lang của ngôi nhà tranh nhìn ra vườn nho giống Bordeaux xanh rì, “Với công tác phụng sự xã hội này, đầu tiên bạn phải học những điều Phật dạy, là để tâm yên tĩnh. Kế đó, bạn đừng hành động gì cả ; hành động sẽ cuốn hút bạn.
         Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) - sinh năm 563 và chết năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi - người sau này được biết như là đức Phật, đã ra đời vào khoãng 500 năm trước Công nguyên gần chân rặng núi Hy mã Lạp sơn, là con cũa một vị vua trong khu vực. Trong những thế kỷ sau khi ngài qua đời, khi tiếng tăm ngày càng phát triển, sự thật và huyền thoại bện vào nhau, và nhiều truyền thuyết về đức Phật đã ra đời. Theo một truyền thuyết , đức Phật đã khoan thai bước ra từ hông cũa mẹ ngài khi mới sinh và đi bảy bước trong bốn hướng, với hoa sen xuất hiện dưới chân.
         Tuy nhiên, phần lớn các truyền thuyết đồng ý ở điểm, ở độ tuổi 29, vị hoàng tử đã có vợ này, thoát khỏi ảo tưởng về sự giàu có của mình, mạo hiểm rời bỏ lâu đài và lần đầu tiên thấy được sự già lão, bịnh tật, và chết chóc. Sau khi thấy được những thực tế đau khổ cũa cuộc đời, ngài quá xúc động đến độ ngài đã rời tòa lâu đài tiện nghi để tìm cách chấm dứt sự đau khổ của con người. Trong sáu năm , ngài đã chịu đựng những thiếu thốn mà những người tầm đạo như ngài đã áp dụng – như nhịn đói, chiêm nghiệm sự tĩnh lặng , sống một mình trong một cái hang – cho tới khi ngài nhận ra rằng ngài đã ko tìm thấy cái mà ngài muốn.
         Phải là một con đường khác , ngài nghĩ như vậy, một “con đường ở giữa “ lối tu quá sung sướng và lối tu quá khắc khổ. Ngài đã quyết định ngồi thiền định (meditation) dưới một trong những bóng cây đa lớn – mọc rãi rác trên bình nguyên sông Hằng cho tới khi tìm câu trả lời. Ngài đã xem xét những ý tưởng của ngài để khám phá làm thế nào và tại sao con người thường tạo ra sự đau khổ về tâm thần cũa chính họ. Từ dưới bóng cây này , ngài đã trở thành Phật, với nghĩa đơn giản là “người đã giác ngộ”. (Cây này , tên khoa học là Ficus religiosa , hiện nay được biết như cây đồ đề/bodhi tree). Cho tới khi ngài chết ở tuổi 80 , đức Phật đã đi lại theo hành lang mà nay là các bang Bihar và Uttar Pradesh của Ấn độ , và chia sẽ những hiểu biết cũa ngài với tất cả những ai muốn nghe .
       Những tư tưởng của ngài đã ko dựa vào niềm tin, như trong các tôn giáo khác, nhưng dựa vào sự quan sát qua kinh nghiệm, đã bắt đầu có từ khi ngài đi ra khỏi hoàng cung. Ngài đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths) :
  1. Có đau khổ trong thế giới này , hoặc là tinh thần hay là thể chất .
  2. Đau khổ xãy ra khi người ta bám víu/gắn bó với dục vọng của họ (too great an attachment to one's desires) .
  3. Khi triệt tiêu nguyên nhân này – sự bám víu/gắn bó - bạn có thể triệt tiêu đau khổ .
  4. Có một phương pháp để triệt tiêu nguyên nhân này, được gọi là Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) , một hướng dẩn để có được hành vi và tư tưởng “đúng”. Bát Chánh Đạo là một kim chỉ nam về tinh thần đưa ta tới : chánh kiến, chánh tư duy , chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng , chánh tinh tấn , chánh niệm , và chánh định .
       Một trong những thực hành quan trọng của Bát Chánh Đạo là thiền định . Dù cho kỹ thuật này khác nhau giữa các giáo phái – ngồi một mình hay trong một nhóm, nhìn vào tường (diện bích) hay người hướng dẩn về thiền , mắt nhắm hay mở hé , trong im lặng hay tụng kinh – các cách thức đều bắt đầu bằng cách chú ý sát sao từng hơi thở cũa mình . Không có bất cứ cái gì thần bí hay thuộc về thế giới bên kia (mystical or other-worldly) trong điều này , không có sự lơ lửng trên không , không có kinh nghiệm xuất hồn (out-of-body experience) . Với mỗi hơi thở ra và vào sự nhận thức/quán chiếu của chúng ta trở nên tinh tế hơn , tập trung hơn .
       Khi thở vào … bạn sẽ nhận thức được các cảm giác của cơ thể bạn, và bộ phận dễ sao lãng nhứt của bạn , đó là ý nghĩ/tinh thần/niệm . Khi thở ra … bạn cảm nghiệm sự căng thẳng của cơ thể bạn được nhả ra/phóng thích , và bạn cố gắng để đưa cái ý nghĩ/tinh thần/niệm đang lang thang của bạn trở vào hơi thở . Khi thở vào … không khí mơn trớn đầu mũi cũa bạn . Khi thở ra … cơn đau ở đầu gối cũa bạn giảm đi , nhưng ý nghĩ/tinh thần/niệm vẫn còn đi lang thang . Khi thở vào …tôi có nên làm điều gì hữu ích hơn trong lúc này không ? Khi thở ra … ai là ”tôi” trong ý nghĩ vừa rồi ? Khi sự thiền định này càng tinh tế hơn , dù có lúc bạn đau đớn hay vui sướng , nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra điều mà đức Phật đã nhận thức được . “Bạn là cái mà bạn suy nghĩ,” ngài nói .
        Đức Phật đã ko hề muốn ý tưỡng cũa ngài thành một tôn giáo ; thực tế ngài đã khuyên chúng ta ko nên đi theo bất cứ con đường hay sự hướng dẩn nào mà ko tự mình thử nghiệm . Những lời cuối cùng của ngài trước khi chết , được kể như sau : “ Bạn hãy tự mình đốt đuốc soi đường cho chính bạn.” Tuy nhiên , trong vòng vài trăm năm sau khi ngài qua đời , những lời dạy cũa đức Phật ngày càng có nhiều người theo . Ngày nay , với 379 triệu tín đồ , Phật giáo là tôn giáo đứng hàng thứ năm trên thế giới , sau Thiên chúa giáo với 2,1 tỉ tín đồ , Hồi giáo với 1,3 tỉ , Ấn độ giáo với 870 triệu , và tôn giáo cổ truyền cũa Trung Hoa (Khỗng giáo) với 405 triệu . 

Mọi người tụ họp ở nhà ông Paul Pryde tại Washington , D.C. , để thực hành Soka Gakka , một trong những giáo phái xuất phát từ nguồn của đạo Phật : đó là những lời dạy từ 2.500 năm trước của Sĩ đạt ta Gau Ta Ma . " Bạn có hạnh phúc hay không , đều do nhận thức của bạn đối với hoàn cảnh/tình huống ; chứ không phải là từ những hoàn cảnh/tình huống này (Whether you're happy or not has less to do with circumstances than with how you perceive them) , ông Pryde nói . " Đạo Phật cung cấp cho bạn một phương thức/chế độ để bạn sống một cuộc sống hạnh phúc hơn . "









Tranh thủ giờ nghỉ từ một thế giới bận rộn , các người dân New York này đến Trung tâm Thiền Shambhala để thiền tập thể .









Thực phẩm đóng hộp , sô-cô-la , ngay cả chip khoai tây - hầu như mọi tặng phẩm làm từ đồ chay đều được đón nhận bởi các vị sư của tu viện Shasta ở bắc California  (gần ranh giới với bang Oregon) . Đổi lại , họ sống đơn giản và cố gắng đè nén những dục vọng khiến con người sa ngã .
 
       Một số người đã chỉ rõ/chứng tỏ rằng Phật đã đúng , rằng ta không nên xem đạo Phật là một tôn giáo nhưng nên là một triết học hay một dạng tâm lý học . Sau cùng , ko như các tôn giáo khác , ko có nhân vật tối thượng , và đạo Phật khuyên bạn nên đặt câu hỏi/chất vấn – hay thách thức – giáo quyền/giáo hội/authority .
       Có nhiều người trong thế hệ cũa tôi , trưởng thành từ nửa sau của thế kỷ 20 , đã bị lôi cuốn bởi những điểm trên của đạo Phật . Đạo Phật ko giáo điều (chúng tôi ko tin vào giáo quyền ; đạo Phật chỉ dựa trên bằng chứng mà bạn có thể kiểm tra với chính giác quan của bạn (chúng tôi đang ở thời đại mà khoa học là thượng đế mới) ; đạo Phật gợi ý rằng bạn , chứ ko phải quyền lực bên ngoài bạn , quyết định về hạnh phúc cũa bạn (chúng tôi là những người ở tuyến đầu của thập niên 1970 , còn được gọi là Me Decade) ; đạo Phật đã xem ý tưỡng/tinh thần cũa chúng ta vừa là chướng ngại vừa là chìa khóa để thực sự hiểu về chính chúng ta (chúng tôi xử dụng phân tâm học hay bác sĩ Freud) .
      Trong khi nhiều người Âu châu hay Mỹ bị lôi kéo những lễ nghi hoa mỹ và phức tạp của Phật giáo Tây tạng hay Thiền của người Nhật , những người khác hình như thích sự đơn giản của Phật giáo Tiểu thừa (Theravada Buddhism) của vùng Đông Nam Á . Từ truyền thống này , tôi thực hành vipassana , thiền định “chánh niệm” . Điều này tuy ko giúp tôi đạt được giác ngộ – nhưng đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn đối với các câu hỏi sau đây – mà tôi vẫn còn thắc mắc : Tôi là ai ? Tại sao tôi lại ở đây ? Làm thế nào tôi có thể đạt được hạnh phúc lâu dài ?
          Để minh chứng cho tính thích ứng cũa đạo Phật , kỹ thuật thiền định mà tôi đang áp dụng đã trở thành một chương trình cải tổ lao tù đầy sáng tạo đang phát triển khắp Ấn độ .
       “ Tôi ko ở tù , mà đang thực hành vipassana (thiền định chánh niệm) , “ tù nhân Hyginus Udegbe nói. Đã chờ đợi 4 năm rưởi để chờ kêu án về tội sở hữu cocaine , anh Hyginus , người Nigeria , bị giữ tại Tổ hợp Lao tù Tihar ở New Delhi . Đây là một trong những trại tù lớn nhứt Á châu , với gần 13.000 tù nhân , hơn hai lần khả năng cũa nó . Cuộc sống quá chật chội , điều kiện vệ sinh ko đầy đủ , và một ban giám thị đôi khi phải dùng đến trấn áp và đối xử độc ác các tù nhân đã biến trại này thành một địa ngục sống với nhung nhúc tù nhân .
      Nhưng đối với Hyginus và hàng ngàn tù nhân khác ở Ấn độ , thực hành thiền định chánh niệm đã biến đỗi trại tù này thành một ốc đảo đễ tự suy gẫm (self-reflection) và phục hồi . Cứ hai tuần thì có khóa học vipassana trong mười ngày ở một khu biệt lập và im lặng thuộc Trại tù số 4 . Tù nhân có thể tham dự khóa học mỗi ba tháng và nhiều người đã tham gia .
         “ Tôi bị áp huyết cao và mất ngủ , “ anh Hyginus , một người ngực to , đầu hói , cao sáu bộ Anh (1,83 m) có dáng dấp một đấu thủ hơn là một người học thiền . Sau lưng chúng tôi , được vẽ trên một bức tường cao là một bánh xe màu vàng , biểu tượng truyền thống cũa giáo lý cũa Phật , hay dharma (pháp) . “Sau khóa thiền đầu tiên ở đây, “ Hyginus nói , “áp huyết tụt xuống , và tôi đã ngủ 10 giờ mỗi tối . Trước kia , tôi thường nóng nảy ; nay tôi cảm thấy mình giống như bồ câu , rất hiền ; tôi rất hạnh phúc . “
       Tôi còn ngạc nhiên hơn khi nói chuyện với một người 14 năm làm giám thị trại tù Tihar . Ông ta đã dự ba khóa thiền ở đây , hoàn toàn tự nguyện . “ Tôi muốn tự tôi trải nghiệm những điều mà tôi nghe nói về vipassana , “ ông ta kể cho tôi . “ Trước khóa thiền này , tôi thường đánh tù nhân . Tôi đã căng thẳng đến độ đã biến mình thành một quái vật . Sau khóa thiền , tôi cảm thấy mình nhân đạo hơn . Giờ đây , nhiều tù nhân đến với tôi để hỏi ý kiến (for counseling) .
      " Chúng ta đều là tù nhân – của ý tưỡng/tinh thần cũa chúng ta , " ông Satya Narayan Goenka , một doanh gia người Miến điện 80 tuổi nay trở thành một thày dạy thiền ở Ấn độ ; ông là người dẩn đầu sự trổi dậy của vipassana ở Ấn độ . “ Có nơi nào để nhận ra điều này tốt hơn là sau chấn song sắt ? “ Thật vậy , trên các trại tù trên toàn thế giới , các nhóm thiền nay thường xuyên gặp nhau . Thực hành các kỷ thuật này , các khảo sát cho thấy , tù nhân sẽ giảm bớt nổi đau khổ cũa họ và ít gây sự với tù nhân khác .
       “Tôi ko thuyết giảng đạo Phật , “ Goenka nói với tôi một cách dứt khoát khi tôi gặp ông tại nhà ở Mumbai . Ông ta là một người to nhưng thanh nhã , với một giọng trầm oang oang . “ Tôi ko có ý chuyển đổi một người từ đạo này sang đạo khác . Tôi chỉ quan tâm chuyển đỗi người ấy từ đau khổ sang hạnh phúc , từ trói buộc sang giải thoát , từ độc ác sang sự thương cãm .
       “ Không có gì bí ẩn trong vipassana , “ ông ta tiếp tục với tiếng cười khúc khích với cái bụng to lắc lư . “ Vipassana có nghĩa " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát " . Sau khi theo dỏi hơi thở trong vài ba ngày , bạn bắt đầu để ý đến các cảm giác cũa bạn . Bạn nhận ra một cách nhanh chóng rằng bạn đã bị ám ảnh bởi những sự thèm muốn – thực phẫm , sự nồng hậu , tất cả mọi loại thèm muốn – và ác cãm với những điều mà bạn ko thích . Rồi bạn nhận ra tất cả đều là vô thường . Mọi sự đều thay đỗi . Từ những nhận thức đơn giản này , được khám phá bởi mọi người bắt đầu từ đức Phật , một triết lý cuối cùng được mở ra . “ (còn tiếp) 
 

San Jose ngày thứ hai 10 Sep 2012 lúc 0938 pm , sau ba ngày liên tiếp bỏ công sức để dịch thuật bài báo này . 



SỰ TRỔI DẬY CŨA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (PHẦN BA) .

Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả         :  Perry Garfinkel
Chuyễn ngữ  : Trần anh Tú .
 
         Khi đạo Phật rời khỏi Ấn độ , đã đi theo ba đường . Về hướng nam , các nhà sư đã đi bộ hay bằng thuyền tới Sri Lanka và vùng Đông Nam Á . Về phía bắc , họ đã truyền đạo qua vùng Trung Á và đi dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung quốc , từ đó cuối cùng đã truyền tới Hàn quốc và Nhật bản . Sau đó , đạo Phật đã vượt qua rặng Hy mã Lạp sơn để vào Tây tạng . Trong mọi nước , phong tục địa phương và vũ trụ học (cosmology) đã hợp nhứt với phần căn bản cũa đạo Phật : ma thuật (magic) và những mặt nạ cũa các lạt ma đeo khi đánh nhau với ma quỷ tại Tây tạng , sự khổ hạnh cũa một sư ông thuộc Thiền tông (Zen) ngồi tĩnh lặng như một hòn đá trong một ngôi vườn Nhật (ãnh dưới) mà sạn cát được cào rất đẹp . 



        Qua nhiều thế kỹ , đạo Phật đã phát triển thành một phong cách toàn diện (inclusive style) , một lý do khiến nó tồn tại rất lâu và trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thế . Nhiều người đôi khi so sánh đạo Phật như nước : nó tĩnh lặng , trong suốt , lấy hình dạng và màu sắc cũa cái bình mà nó được đổ vào . 
         Và tuy vậy ngay từ lúc bắt đầu , sự truyền bá cũa đạo Phật – một quá trình hòa bình – đã định kỳ gặp sự thù nghịch . Tại Trung quốc , vào năm 842 sau Công nguyên , hoàng đế Vũ Tông ( Wuzong , 814-846) đời nhà Đường bắt đầu bách hại các tôn giáo ngoại lai . Vào khoảng 4.600 tu viện bị tiêu hủy , nhiều công trình nghệ thuật vô giá bị phá hủy , và khoãng 260.000 sư ông và sư nữ bị buộc phải hoàn tục .
          Lịch sử đã lập lại khi đãng Cộng sãn Trung quốc đàn áp đạo Phật – rỏ ràng nhứt là ở Tây tạng . Theo Chiến dịch quốc tế vì Tây tạng (International Campaign for Tibet) , kể từ 1949 , hơn 6.000 tu viện , tu viện dành cho nữ , và đền đã bị phá sập và ít nhứt 500.000 người Tây tạng đã chết vì tù đày , tra tấn , đói và chiến tranh . Nhưng ngày nay đạo Phật tại Trung quốc , giống như bông sen mọc lên từ bùn , đang tái xuất hiện . Với hơn 100 triệu tín đồ , đấy là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhứt tại nước này . 

Ãnh trên: "Để thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát " - là một mục tiêu cũa một sinh viên tại TQ đang cũng cố tinh thần và thể xác dưới sự theo dõi nghiêm khắc cũa một sư phụ về công phu Thiếu lâm . Đó cũng là mục tiêu cũa hàng triệu tín đồ mà cuộc đời dựa vào/tin vào câu nói cũa đức Phật : " Với tư tưỡng chúng ta tạo nên thế giới"  (With our thoughts we make the world) .

              Trần hiểu Húc (Chen Xiaoxu) là một nhân vật nổi bật - mà ko ai ngờ được - cho sự phục sinh này . 
          
Ở tuổi 39 , bà cầm đầu một trong những hảng quảng cáo hàng đầu cũa Bắc kinh , Công ty Quảng cáo Thế bang Bắc kinh (Beijing Shipang Lianhe Advertising) (doanh thu hàng năm trên 31 triệu đô -. người dịch) , nhưng bà được biết nhiều hơn như là một cựu ngôi sao cũa truyền hình Trung quốc . Bà bắt đầu hảng này vào đầu thập niên 1990 , khi nghành quảng cáo ở Trung quốc ở giai đoạn phôi thai , sau đó sự thành công đã vượt quá ước vọng cũa bà . “Một khi đã nếm mùi vị cũa thành công , tôi luôn luôn muốn những biểu tượng cũa đẵng cấp ngày càng nhiều hơn , ngày càng lớn hơn , “ bà kể lại cho tôi , trong khi chúng tôi ngồi trong phòng họp cũa công ty cũa bà , nằm trong một cao ốc hiện đại ở Bắc kinh . Cổ dài và nét mặt thanh tú cũa bà làm tôi nhớ tới (nữ tài tử Mỹ) Audrey Hepburn , mà ãnh chân dung treo trên tường sau lưng bà , nhưng cặp mắt ấm áp , đồng cãm cũa bà lại làm tôi nghĩ tới những bức tranh và tượng , mà tôi đã thấy , cũa Quan Âm (Guanyin) , vị Phật bà cũa Trung quốc , tượng trưng cũa sự thương xót/lòng từ bi .
          Dần dần , bà nói , tôi nhận ra cãm giác trống rổng mà rất nhiều người trải nghiệm khi họ có những thứ gì mà họ muốn . Trong đạo Phật , sự tham lam/thèm muốn có một biệt danh : Ma Đói , một sự thèm muốn mà bạn ko thể nào thõa mãn được .
          “ Dù tôi có tất cã – xe to , nhà đẹp , du lịch bất cứ nơi nào tôi thích , được bao quanh bởi sự nổi tiếng và rất nhiều hàng xa xỉ , mà tôi chia sẽ với gia đình tôi – Nhưng không biết làm sao , tôi vẫn cảm thấy không hạnh phúc .”
        Thế rồi , có người đã cho bà Chen một quyển sách về cuộc đời và giáo lý cũa đức Phật , và bà đã trở nên một người nghiên cứu chăm chĩ về đạo Phật . Giờ đây , một bức tường cũa văn phòng chĩ toàn màu trắng cũa bà được dành riêng để treo hình cũa sư phụ cũa bà , Chin Kung , cũng như những tượng và tranh về đạo Phật . Các nhân viên cũa bà đã biết cách xin-gọi-lại-sau với những cú phone trong giờ ăn trưa , khi bà bỏ ra một thời gian ngắn để thiền định hay nghe nhạc Phật giáo .
       Một người Phật tử trong một nghề nghiệp mà mục tiêu là kích thích lòng tham muốn cũa Ma Đói ? Một điều ít ai chú ý là một con người cũa công chúng như Chen Xiaoxu lại đang công khai theo đạo Phật trong một Trung quốc cộng sản . (Chú thích cũa người dịch : Hai năm sau cuộc phỏng vấn này (2007) , bà đã qua đời vì ung thư vú ở tuổi 41) .
         Trong khi đạo Phật trở lại Trung quốc , đạo lại mất sự hấp dẫn/lôi cuốn ở Nhật , nơi được xem là nguồn suối/wellspring (cũa đạo Phật) đối với một số người phương Tây .
        “Nếu đạo Phật tại Nhật ko đạt được những nhu cầu đang thay đổi cũa xã hội hiện đại , đạo này sẽ tàn lụi , Giáo sĩ (Rev.) Yoshiharu Tomatsu cũa Viện Nghiên cứu Phật giáo Jodo Shu ở Tokyo nói .
       Thuộc thế hệ thứ ba cũa Tịnh độ Tông Jodo Shu (Jodo Shu Pure Land) – một giáo phái đã có ở Nhật 800 năm và đặt niềm tin vào sức mạnh cứu độ cũa Phật A Di Đà , một bậc đã giác ngộ , hơn là thông qua thiền định - vị thày tu tuy 50 tuổi nhưng vẽ mặt trẻ con này hiện cai quãn ngôi đền Shinko-in . Chúng tôi hớp trà xanh trong một ngôi đền gỗ làm từ thế kỷ 16 , nằm dưới chân cũa tháp Tokyo , hình ãnh biểu tượng cũa sự hiện đại về kỷ thuật cũa nước Nhật . Là một DJ (disk-jockey , người giới thiệu đĩa hát) cho một club thời ở đại học , Tomatsu đã nuôi dưỡng giấc mơ trở thành một người điều hành trong kỷ nghệ âm nhạc , nhưng thay vào đó , ông đã có bằng cao học về thần học (divinity) tại Đại học Harvard . Khi ông ko mặc 'com-lê' hay áo choàng (robe) đen , ông ta mặc quần ka ki và quấn quanh cổ cái áo len dài tay màu lam với tay áo cột vào nhau , kiểu Ivy League .
          Phần lớn người Nhật là “Phật tữ khi có đám tang” , ông nói , ám chĩ họ chĩ tham dự trong các nghi lễ Phật giáo khi có ai chết . Với sự tiến triển nhanh chóng và tính cạnh tranh cũa xả hội Nhật , giới trẻ tìm thấy rất ít sự hổ trợ dể xúc cãm hoặc ý thức cộng đồng trong những nghi lễ cổ xưa cũa Phật giáo truyền thống .
        “Thật mĩa mai , “ Tomatsu nói , Trong khi nước Nhật học hỏi phương Tây cách xử lý về văn hóa , họ lại ko tiếp thu Phật giáo phụng sự xã hội – một điều rất quan trọng trong giới Phật tử ở phương Tây . “
         Thực vậy , rất mĩa mai : Nhiều người phương Tây đầu tiên biết đến Phật giáo qua Thiền tông (Zen) , nhánh Nhật bãn cũa Thiền tông Trung quốc . Thiền tông hay Zen được phổ biến bởi Thế hệ Beat ở Mỹ vào thập niên 1950 : tiểu thuyết gia Jack Kerouac , tác giả Alan Watts , các thi sĩ Alan Ginsberg và Gary Snyder , và nhiều người khác . Kế đó bạn có thể dự các lớp dành cho người lớn về các dạng nghệ thuật Zen như thư pháp (calligraphy) và ikebana (cách cắm hoa) hoặc các nghi lễ như trà đạo hay bắn cung . Một khi Madison Avenue khám phá sự hấp dẫn cũa đạo Phật , Zen trở thành đồng nghỉa với sự tuyệt hão (cool) , sãn sinh ra hàng tá sản phẩm mang tên Zen từ mỹ phẩm dưỡng da tới máy MP3 .
        Ông Tomatsu còn cho tôi xem những dấu hiệu cho thấy , dù sao đi nữa , trái tim cũa Phật giáo Nhật bản vẫn còn đập . Một dấu hiệu là một tổ chức mà ông đã giúp thành lập năm 1993 . Có tên là Ayus , có nghĩa "cuộc sống" , tổ chức này đóng góp 300.000 đô mổi năm cho các nhóm tại Nhật hay quốc tế hoạt động cho hòa bình và nhân quyền . Hai phần ba cũa 300 hội viên cũa tổ chức này là các tu sĩ Phật giáo .
      Cũng có một giáo phái có tên Rissho Kosei-kai , thành lập năm 1938 và khoe rằng hiện có 1.800.000 thành viên . Trong khi tuân thủ chặc chẽ các giáo lý Phật giáo , tổ chức này lại khác biệt . Đó là một tổ chức ko theo giáo hội/thế tục (lay group) – chĩ nhấn mạnh vào việc phục vụ tha nhân/người khác . Các thành viên bỏ hai bửa ăn mỗi tháng , qua việc đóng góp tiền cho quỹ hòa bình cũa giáo phái . Rissho Kosei-kai đã đóng góp gần 60 triệu đô cho Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) trong 25 năm qua .
      Ở tổng hành dinh toàn cầu của giáo phái này tại Tokyo , phòng thiền định trung ương bề thế có một dàn đàn ống cao tới trần và những cửa sổ bằng kính màu – trông giống một nhà thờ Thiên chúa giáo hơn là một đền Phật giáo . Tomatsu và tôi ngồi dự một lớp , tiếng Nhật gọi là hoza , (dharma session) , tập chú vào những vấn đề xã hội đang gây khó khăn cho nước Nhật nhưng vẫn là những cấm kỵ – ít được nói tới như : ly dị , nghiện ma túy , bịnh trầm cãm , tự tử . Trong một căn phòng lớn , sáng trưng , được xử dụng cho nhiều mục đích , những người tham dự ăn mặc thường phục , phần lớn là phụ nữ , ngồi trên những ghế xếp bằng kim loại tạo thành một vòng tròn không đều chung quanh một người hướng dẫn/facilitator , để cùng chia sẽ những tình trạng khó xử cũa cá nhân như rắc rối về hôn nhân , con cái ko nghe lời , và cha mẹ già lão . Sau mổi câu chuyện , cã nhóm cho một tràng vỗ tay ũng hộ . Nên nhớ rằng đạo Phật mới ko chĩ luôn luôn bàn luận/chăm lo những vấn đề cũa toàn cầu ; bàn ăn nhà bếp cũng có thể là chiến trường .
         Ông Tomatsu cũng giới thiệu tôi tới giáo sĩ (Rev.) Takeda Takao , một tu sĩ Phật giáo – mà tôi đã thấy cầm đầu một cuộc phản kháng trước tòa nhà quốc hội Nhật tại trung tâm Tokyo . Hàng trăm người biểu tình đã tụ họp để phản đối sự tham dự cũa Lực lượng Tự vệ Nhật tại Iraq . Trong cuộc biểu tình này , ông Takao , trong áo tu sĩ , đứng trên vỉa hè với những tu sĩ khác mang loa , trống , và một biểu ngử .
         Ông Takao thuộc Nipponzan Myohoji , một tổ chức Phật giáo quốc tế thành lập năm 1918 mà những tu sĩ , nam và nử , tổ chức những cuộc tuần hành cho hòa bình , vừa hát và đánh trống từ đầu đến cuối (all the way) (cũa cuộc biểu tình) .
       “Biểu tình hòa bình là cách duy nhứt để tạo nên một hành tinh hòa bình , “ ông nói . Đó là một kết luận mà ông có sau khi tham gia những cuộc biểu tình chống việc xây dựng sân bay Narita tại Tokyo . Trong thập niên 1970 vài cãnh sát và người biểu tình đã chết , và hàng ngàn người bị thương , khi bảo vệ quyền cũa các nhà nông trồng rau mà đất đai bị chánh quyền lấy làm phi đạo . Để ghi nhớ thảm kịch này , dòng tu Nipponzan Myohoji đã dựng một ngôi chùa hòa bình vào năm 2001 nằm bên ngoài hàng rào cũa sân bay .
        Sau buổi trưa đó , khi máy bay cất cánh từ sân bay Narita , tôi thoáng thấy ngôi chùa nhỏ xíu màu trắng . Nó đối chọi với sự phát triển cũa khu kỹ nghệ màu xám ; (và là) một đài tưởng niệm sáng chói cho thông điệp ngàn đời cũa đức Phật .
         Thật vậy , từ Tokyo tới San Francisco , từ lớp học trong trại tù tới lớp học cũa người giàu , một cộng đồng trên toàn cầu cũa những Phật tử phụng sự xã hội đã bảo đãm rằng truyền thống này vẫn là một sức mạnh đáng nễ . Trở lại San Francisco , một ai đó đang nằm trên giường ở viện dưỡng lão , mà trước kia Carl Taylor đã nằm . Và bên cạnh người này là một người Phật tử thiện nguyện khác , chĩ ngồi chứ ko nói gì hết ./.

Wednesday, September 26, 2012

MỘT SOFTWARE CẦN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐANG DÙNG MICROSOFT OFFICE .


Như các bạn đều biết , phần mềm xữ lý văn bãn (word processor) phỗ biến nhứt thế giới hiện nay là Microsoft Office ; có điều là bạn phải trả tiền để dùng nó .
Vì thế rất nhiều người , mà càng ngày càng đông trong đó có tôi , vì một lý do nào đó , ko muốn tốn tiền để mua phần mềm này , thì phải dùng phần mềm khác như :
1/Kingsoft Office Suite Free 2012 (do chính phủ Trung quốc sãn xuất để dân xài miển phí) .
2/ Open Office (do hãng Sun Microsystems , Mỹ sãn xuất) , đây là phần mềm miển phí có những tính năng gần giống như Microsoft Office như thảo văn bản , presentation , spreadsheets . Nhưng có một trở ngại phát sinh là gần như các tệp tin (file) - tạo bởi Open Office – không thể copy và paste trên máy tính đang dùng Microsoft Office .
Thấy được điều này , hãng Sun đã thảo một plugin để giúp những ai đang xử dụng Microsoft Office có thể copy và paste các tệp tin (được viết bằng Open Office) .
Xin các bạn vào link sau để download :
http://www.softpedia.com/get/Office-tools/Other-Office-Tools/Sun-ODF-Plugin-for-Microsoft-Office.shtml
Chúc các bạn thành công . Chào các bạn , 

Tuesday, September 25, 2012

PHẦN MỀM TƯƠNG TỰ MICROSOFT OFFICE 2012 NHƯNG FREE .

Trước nhứt , bạn mở browser Firefox và gõ chữ  kingsoft office suite free 2012 vào ô Google . Chọn Download 39.1 MB , chờ một chút và chọn Save File .  Sau đó nhấp vào Tools cũa Firefox , chọn Downloads . Chờ một chút để file này tải xuống và chọn Open  > Yes . Đóng các ứng dụng (application) trước khi set up , kế đó Next . Chọn I accept the terms of the License Agreement > Next > Next > Next > Install > Next > Close .
Kế đó , vào Start > All Programs > Kingsoft Office > Expand . Chọn Kingsoft Presentation và Kingsoft Writer . (Nếu bạn muốn dùng Kingsoft Spreadsheets thì chọn thêm phần mềm này) > Pin to Start Menu .
Nhận xét : Phần mềm (Kingsoft Office Suite Free 2012) do chính phủ Trung quốc sản xuất để cho dân dùng miển phí ,  khỏi tốn tiền mua phần mềm Microsoft Office 2012 tốn trên 100 đô . Chúc các bạn thành công ,
Thiền – Stroke - Trái Tim . Tác giã : Chu Tất Tiến .
Nguồn : http://www.tamlinhvaodoi.net/suckhoe/suckhoe/1663-thien.html

 (Ngày hôm qua, nghe tin Người Nhạc Sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang, bị “stroke”. Vội gửi bài này đến quý độc giả, mong được góp một phần nào hữu ích trong việc đề phòng “stroke”.)
Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.
Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.
Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”
Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra..
Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!”
Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng.
Triệu chứng bị “heart attack” được thể hiện dưới hính thức sau:
- Đau thắt tim.
- Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
- Hơi thở gấp rút, ngắn và giật
- Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
- Có thể muốn ói mửa.
Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.
Còn xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:
- Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
- Mất thăng bằng.
- Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
- Có những cử động bất thường.
- Nhức đầu khủng khiếp
Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi 911, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi 911 không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe… Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là hít thở Thiền.
Thực hiện hít thở Thiền rất đơn giản, gồm hai việc: xả bỏ và tập trung hít thở.
- Xả bỏ: lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”
- Tập trung hít thở: Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi. Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở… Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.
Điều quan trọng là sau khi qua khỏi cơn “stroke”, phải thay đổi lối sống, từ suy tư, lo nghĩ đến bỏ mặc mọi việc suy nghĩ rắc rối. Bỏ bớt thương mại, bỏ bớt âu lo về cuộc sống, về gia đình, con cái. Không ôm đồm nhiều việc một lúc, không bao đồng, dù là bao đồng giúp thiên hạ, giúp kẻ nghèo, kẻ bệnh tật, hay là lo lắng về hiện tình đất nước nữa. Với những người hay âu lo về vận mệnh đất nước, nên nhớ rằng: “Con người có số, đất nước có mệnh!”. Thôi, thì với điều kiện sức khỏe của mình đã không tốt, thì đành vậy. Quên đi! Quên đi! Hãy để cho những người khác hoặc giới trẻ lo giùm!
Và, nếu có thể, thì đi chơi xa một thời gian cho thật thoải mái rồi hãy trở lại nhà. Trong suốt thời gian sau đó, phải kiên nhẫn Thiền và hít thở, mỗi ngày ít nhất một tiếng đồng hồ, hoặc Thiền ngồi, hoặc Thiền nằm, thì mới may ra giữ được mạng đến 90 tuổi….

Monday, September 24, 2012

Một linh mục nghiên cứu nhiều về thiền và đạo Phật .
Thưa các bạn ,
      Trong lúc tìm hiểu về thiền trên mạng , tôi đã vào một website cũa một tu sĩ công giáo , Linh mục Hoàng minh Thắng ; và lúc đầu tôi ko tin ở mắt mình , vì vị này đã viết nhiều bài về thiền và đạo Phật đăng trên website cũa mình . 
      Ông còn có thụ đắc được năng lượng vũ trụ đễ chữa bịnh : ông đã từng đến San Jose , bang California (nhà thờ Saint Patrick) , Oklahoma City , bang Oklahoma và nhiều nơi trên thế giới đễ thuyết giảng cũng như chữa bịnh . Xin mời các bạn vào website này để tìm hiễu thêm :
http://tamlinhvaodoi.net/y-sau/ysau/824-giay.html
Xin nói thêm :

        Khoãng đầu thập niên 1970 , khi dự các buổi nói chuyện vào ngày chúa nhựt ở trụ sở hội Thông thiên học , (đường Phan Thanh Giản , gần BV Bình dân , Sài gòn) , tôi còn nhớ khẩu hiệu cũa họ là " không tôn giáo nào cao hơn chơn lý " . Thông thiên học chũ trương "hòa đồng tôn giáo " nên các người đến thuyết giãng thì đũ mọi tôn giáo (lúc thì linh mục , khi thì đại đức , lúc thì một tu sĩ Cao đài , v.v...)


MỘT LINH MỤC DÙNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ ĐỄ CHỮA BỊNH



. . . LM đã từng phổ biến tài liệu về năng lượng này cho một số các anh chị em nhóm Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh tại San Jose bên Califonia, nơi tôi được mời sang dậy các khóa Thánh Kinh và giảng tĩnh tâm mùa hè cho cộng đoàn Việt Nam giáo xứ Saint Patrick. Một vài anh chị lấy được thiên khí năng cũng thường xuyên chữa cho nhiều người khỏi bệnh . . .Trần anh Tú .


Vào đầu năm 1996 có một người cho tôi vài trang tài liệu về Năng Lượng Vũ Trụ. Vì bận việc tôi để quên tài liệu ấy trong hộc bàn, mãi cho tới tháng 5 mới có dịp đọc lại. Trang đầu có hình các Chakra tương ứng với các vùng cơ phận trong thân thể con người. Bên dưới có ghi mấy điều kiện giúp có được năng lượng: hít thở chậm và sâu, đầu không nghĩ ngợi gì cả; có hệ thống chakra được mở do một người đã có năng lượng mở cho, hay do một chấn động, hoặc sau khi tịnh thiền lâu ngày có được năng lượng.
Nhận thấy vị trí của các Chakra cũng tương đương với vị trí của các huyệt của hệ thống kinh mạch, tôi suy luận rằng việc kích thích các huyệt đó khiến cho chúng nhậy cảm hơn và qua đó có thể giúp tự mở các Chakra và lấy được năng lượng.
Tối Chúa Nhật 5-5-1996 tôi đã dùng một cái dùi đánh trống để tì mạnh trên 7 Chakra, đặc biệt lâu, mạnh và đau trên các Chakras 1, 2, 6 và 7 luân phiên trong vòng ba giờ liên tiếp, từ 9 giờ tối cho tới 12 giờ đêm. Sau đó tôi đi ngủ. Sáng hôm sau (6-5-1996) tôi thức dậy lúc 5 giờ, và bắt đầu ngồi thiền trong tư thế hết sức giãn xả, lưng thẳng không dựa vào thành ghế, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, chậm, dài và sâu, đầu hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả, chỉ nhẩm đếm hơi thở.
Sau một giờ tôi thấy bàn chân lăn tăn như kiến bò, có luồng điện và hơi nóng từ hai bàn chân chạy lên. Luồng năng lượng lên cao dần, trong khi hai chân tôi nặng như bị nam châm hút càng lúc càng chặt xuống sàn nhà, hai tay cũng như dính chặt trên đầu gối. Tới 7 giờ rưỡi thì luồng năng lượng chạy khắp người khiến toàn thân tôi run lên như bị một luồng điện nhẹ giật, cứ như thế khoảng 15 phút. Tôi đoán có lẽ hệ thống Chakra của tôi đã được mở hoàn toàn.
Từ hôm đó sáng nào và tối nào tôi cũng ngồi thiền và hít thở trong tư thế như kể trên đây. Cứ ngồi thở chừng nửa tiếng là luồng năng lượng bắt đầu lên, nhưng thường chỉ dừng lại ở bụng, chứ không lên tới đầu như sáng thứ hai 6-5-1996. Lý do có thể vì tôi không có giờ để hít thở lâu như lần đầu tiên.
Vào chiều Chúa nhật kế tiếp 12-5-1996 tôi cũng dùng dùi trống kích thích các luân xa cho tới một giờ sáng, rồi đi ngủ. Lúc 2 giờ rưỡi sáng, tôi tự nhiên thức giấc, và bắt đầu cảm thấy sức nóng từ dưới bàn chân cứ chạy lên dần cho tới đầu. Sau đó tôi cảm thấy người quay tít vòng tròn như một cái pháo bông bông mà trẻ con đốt đêm giao thừa, với tiếng réo y như vậy. Đây là một cảm giác rất lạ tôi chưa từng gặp bao giờ. Và tôi biết không phải mình mơ, vì lúc đó tôi rất tỉnh táo.
Từ hôm đó trở đi tôi cũng bắt đầu dùng năng lượng chữa cho một số người bị bệnh đau nhức, dị ứng, nhức đầu, cảm cúm, đau dạ dầy, suyễn… và thấy họ khỏi ngay.
Đầu tháng 8 năm 1996 tôi qua Marseille thăm mấy chú em họ. Ông bố vợ của một chú em tuổi ngoài 60 bị điếc cả hai tai, vì ngày trước là lính pháo binh. Tai bên phải điếc 100%, tai bên trái điếc 50%, tuy có đeo máy, nhưng nhiều lúc cũng không nghe, mà trong đầu lúc nào cũng như có gió thổi tựa như khi đi xe mở cửa kính vậy. Tôi thử chữa cho ông ấy ngày ba lần mỗi lần 10-15 phút.
Sau bốn ngày thì ông khỏi hẳn bệnh ù, và tai bên trái nghe được rõ hơn trước, cả khi không đeo máy. Rất tiếc tôi phải trở về Roma nên không thể tiếp tục chữa xem ông có khỏi hẳn không. Dầu sao đi nữa, tôi có mở Chakra cho hai chú em họ, ông chú và bà dì. Ngay buổi tối khi được tôi mở Chakra ông chú bắt đầu ngồi thở thì thấy chân nặng như bị hút xuống đất, và một chú em cũng bắt đầu cảm thấy như vậy. Sau khi về Roma tôi có điện thoại qua hỏi thăm, ông chú cho biết ông đã bắt đầu tự chữa mấy bệnh lặt vặt cho mình và thấy khỏi ngay.
Kể từ khi có thiên khí năng tôi bắt đầu chữa bệnh cho những ai muốn giúp, và thấy rất công hiệu. Song song, tôi cũng tìm mua sách nói về năng lượng vũ trụ để nghiên cứu thêm, định tâm khi nào có thêm nhiều kinh nghiệm và hiểu biết khoa học chắc chắn, sẽ viết sách và mở lớp truyền bá. Vì năng lượng hiện hữu trong vũ trụ dưới nhiều dạng thức khác nhau nên tôi gọi nó là “thiên khí năng”, khí năng trời cho, khí năng Thiên Chúa đặt để trong vũ trụ dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhờ đó mà mọi sinh vật: thảo mộc, súc vật và con người có thể sống và sinh sôi nảy nở.
Trong các năm sau đó tôi phổ biến cho một số các anh chị em nhóm Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh tại San Jose bên Califonia, nơi tôi được mời sang dậy các khóa Thánh Kinh và giảng tĩnh tâm mùa hè cho cộng đoàn Việt Nam giáo xứ Saint Patrick. Một vài anh chị lấy được thiên khí năng cũng thường xuyên chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Những lần đầu tiên sang Hoa Kỳ, vì múi giờ khác nhau 9 tiếng, ban đêm tôi chỉ thường ngủ được 1, 2 giờ, nhưng cứ nằm thở. Sáng hôm sau tôi vẫn cảm thấy người tỉnh táo, khỏe mạnh không mệt mỏi. Điều này có nghĩa là tuy không ngủ, nhưng thiên khí năng đã giúp tôi nghỉ ngơi rất hữu hiệu. Đây cũng thường là kinh nghiệm của tất cả những người được mở hệ thống chakra. Họ cảm thấy người rất sảng khoái, và mọi mệt mỏi đều tan biến. Có người khỏi nhiều thứ bệnh lặt vặt ngay sau 40 phút được mở chakra.
Tại San Jose tôi đã chữa cho hai người bị các bác sĩ chê: một người bị trĩ nội rất nặng, một người bị ung thư ruột già. Các bác sĩ người Việt cũng như người Mỹ, kể cả các bác sĩ nhà thương Stanford đều nói là không chữa được nữa, nếu đau qúa thì chỉ còn giải pháp cằt bỏ phần đau yếu và đeo ống thải cặn bã bên ngoài cho tới chết mà thôi. Sau một tháng chữa trị bằng thiên khí năng và lá cây Aloe Vera, cả hai người đều khỏi bệnh và khỏe mạnh.
Ngoài ra tôi cũng có dịp vào thăm một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và trong tình trạng bất động không nhận ra ai. Sau gần một giờ chuyền thiên khi năng trên vùng đầu, thoa bóp phản xạ học và bấm huyệt, anh đã nhận ra vợ con và cảm động chảy nước mắt. Điều này cho thấy thiên khi năng có thể giúp hồi tỉnh và tái phục hồi khả năng nhận biết của những người ở trong tình trạng tương tự. Rất tiếc sau đó tôi phải về Roma không có dịp chữa thêm.
Còn có một trường hợp một người bị bệnh ung thư gan, da vàng ủng, các bác sĩ Mỹ đã chịu thua cho ra nằm ngoài hành lang để chờ chết. Tôi và cha Nguyễn Duy Tường vào thăm và chuyền thiên khí năng hai buổi chiều liên tiếp, sau lần thứ hai da dẻ người bệnh có sắc trở lại, và đã ăn được hai bát cháo, sau bao nhiêu ngày chỉ chuyền nước biển. Nhưng rất tiếc thân nhân đã không dám xin bác sĩ cho về nhà, để tiếp tục chữa bằng thiên khí năng.
Cũng tại San Jose tôi đã chữa cho một người bị bênh ung thư gan, bụng cứng như đá, cứ ba ngày phải lên nhà thương Stanford rút nước đen một lần. Và các bác sĩ chỉ cho anh sống được vài tháng. Sau mười lần chuyền thiên khi năng và song song là uống lá cây Aloe Vera, bụng anh đã mềm mại, xẹp xuống, hết chảy nước đen, anh ăn được và ngủ được. Nhưng rất tiếc sau đó tôi phải về Roma nên không có ai tiếp tục chữa cho anh ta.
Trẻ em có khả năng phục hồi sức khỏe mau chóng một cách ngoại thường. Khi dùng thiên khí năng để chữa bệnh cho các trẻ em, tôi nhận thấy các em rất mau lành bệnh, kể cả những bệnh các bác sĩ coi là tàn tật nặng, không thể nào phục hồi và chữa được nữa như bệnh câm điếc. Khi trẻ em bị sốt nặng, chỉ cần đặt tay trên chakra 7, tức huyệt hội dương trên đỉnh đầu, và một tay trên óc con, tức chakra số 6, hay trên trán, tức chakra số 8 huyệt ấn đường, chỉ trong vòng 10 phút sốt hạ và đầu các em mát trở lại ngay.
Trong một lần giảng khóa Thánh Kinh mùa hè năm 2004 tại Houston, có một bé gái 7 tuổi chỉ biết la hét, nhưng không biết nói. Vì người tới xin chữa bệnh đông nên trong hai lần đầu tôi đã chỉ có thể chuyền thiên khí năng cho em mỗi lần 15 phút vào các vùng đỉnh đầu, óc con, trán, cổ và hai bên càng cổ. Lần thứ ba chữa 40 phút sau Thánh lễ sáng Chúa Nhật. Khi đó tôi nói với em hễ con nghe cha nói cái gì thì cứ lập lại như thế. Và cháu đã lập lại các tiếng gọi “Ba ơi”, “Má ơi”, “Ông ơi”, Bà ơi” rất rõ và bắt đầu nói được. Hỏi ra mới biết là khi được 3 tháng cháu bị té từ trên bàn xuống đất nên bị chấn thương não sọ. Mùa hè năm sau 2005 khi dậy khóa Thánh Kinh tại Portland Oregon, tôi cũng đã chữa cho một bé gái 11 tuổi bị câm điếc nghe và nói được. Em bé này tôi chỉ chữa một lần khoảng 45 phút bằng cách chuyền thiên khí năng vào 4 vùng trên đầu: đỉnh đầu, óc con, trán, bên trên hai tai, thọc hai ngón trỏ vào hai lỗ tai, để một bàn tay dưới cổ, và hai bên càng cổ.
Sau đó tôi hỏi em có nghe không, em gật đầu. Và tôi bảo em hễ nghe tôi nói cái gì thì lập lại y như vây. Em đã lập lại “Ba ơi”, Má ơi”, “Bà ơi”, “Ông ơi”, nghĩa là bắt đầu nghe và nói được. Trường hợp này vì điếc nên em bị câm. Sau 11 năm cha mẹ mới nghe con gọi mình lần đầu tiên. Hỏi ra mới biết hồi em còn là bào thai, mẹ em đi nhổ răng nên phải chụp hình răng bằng quang tuyến, có thể vì đó em sinh ra bị câm và điếc.
Đầu năm 2008 có một cặp vợ chồng trẻ thuộc tỉnh Barletta, nam Italia, có đứa con nhỏ 9 tháng tên là Paolo bị chứng bệnh có nước trong não. Các bác sĩ đều chê và cho biết là nếu còn sống sót, bé sẽ bị mù, câm, điếc và hoàn toàn tê liệt. Hai vợ chồng tuyệt vọng đưa bé về Roma và xin cho bé vào Nhà Thương Nhi Đồng để may ra các bác sĩ có chữa trị được không. Đây là một nhà thương nhi đồng nổi tiếng thế giới, vì các bác sĩ rất giỏi. Trẻ em từ nhiều nơi trên thế giới được cha mẹ đưa tới đây để chữa bệnh. Hai vợ chồng trọ trong cùng nhà nơi tôi đang ở. Tôi gợi ý muốn vào nhà thương thăm bé và dùng thiên khí năng chữa bệnh cho bé. Để cho các bác sĩ và y tá khỏi nghi ngờ, tôi đề nghị anh chị xin phép cho tôi vào thăm, cầu nguyện và chúc lành cho bé. Tôi tới nhà thương nhi đồng thăm Paolo vào chiều Chúa Nhật. Vì lý do vệ sinh khi vào khu vực này phải mặc áo, đội mũ, bọc giầy và sát trùng trước. Nhìn nguyên cả một khu vực với mấy chục thân hình bé bỏng nằm trong lồng kính người gắn đầy dây và thở bằng ốc xy, tôi biết các em đang chiến đấu với cái chết để sống còn, nên lòng se lại. Hôm đó tôi đã bế bé Paolo và để tay trên đầu, ngực, đặc biệt là tiểu não và trên bụng, vì mọi cơ phận, cách riêng bộ máy tiêu hóa làm việc rất yếu. Paolo có đôi mắt thất thần, không nhúc nhích, thở khò khè, đầu cổ cụp xuống và chân tay xuội lơ, không cử động được, khóc cũng không thành tiếng, và táo bón nặng, cứ mấy ngày mới đi cầu một lần nhưng phải nhét thuốc. Sau hơn hai tiếng chuyền thiên khí năng, gương mặt và hai mắt của bé Paolo tươi tỉnh hơn và hai tròng mắt bắt đầu di động, chứ không một mỏi lờ đờ như từ trước tới nay. Bé đói bụng và đòi sữa. Lần đầu tiên kể từ khi chào đời bé Paolo bú được hơn nửa bình sữa. Tròng mắt đã có thể di động và tai bắt đầu nghe và mắt nhìn theo hướng vỗ tay hay búng tay bên trái hoặc bên phải. Tôi nói với mẹ của Paolo: cháu bé bắt đầu trông thấy và bắt đầu nghe. Theo đà này chỉ sau một thời gian chữa trị, mọi cơ phận của bé có thể phục hồi bình thường. Mẹ của bé mừng đến chảy nước mắt, vì thấy công hiệu của cách chữa trị bằng thiên khí năng. Tôi đã thăm bé Paolo tại nhà thương nhi đồng Roma bốn buổi chiều Chúa Nhật liên tiếp. Những lần sau tôi bế Paolo lâu hơn, có khi tới bốntiếng, để cho mẹ của bé có thể đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại nguyện đường nhà thương. Cứ sau mỗi lần chữa sức khỏe của Paolo tiến triển rất khả quan. Bé có thể cười vui, chân tay ngày càng cử động, giẫy và đạp rất mạnh, đầu có thể quay bên trái bên phải rất nhanh và hai mắt có thể theo dõi các cử chỉ và tiếng động như một đứa bé bình thường.
Sau đó tôi vừa giúp chữa bệnh đau nhức cho ba mẹ của bé vừa mở hệ thống chakra để anh chị lấy được thiên khí năng và chữa bệnh cho con. Một tuần sau chị đã có đôi bàn tay ấm có thể chữa bệnh cho bé. Sau năm tuần ở nhà thương Paolo được xuất viện, nhưng còn ở lại Roma thêm môt tháng để các bác sĩ theo dõi. Từ đó mỗi ngày tôi đều chuyền thiên khí năng để chữa cho bé đều đặn 2-3 tiếng. Paolo bị sưng bìu dái bên trái. Sau hai lần chuyền thiên khi năng cơ phận sinh dục hết sưng và trở lại bình thường. Và ngày cùng cha mẹ trở về nhà ở Barletta, Paolo là một đứa bé rất tươi vui khỏe mạnh.
Một vài vụ chữa bênh kể trên chứng minh cho thấy thiên khí năng giúp phục hồi sức sống và chữa bệnh rất hữu hiệu mà không cần thuốc. Và ai cũng có thể lấy được để tự chữa bệnh cho mình và cho người khác, mà không cần phải có điều kiện gì đặc biệt, ngoài việc hít thở đúng cách và trong thời gian lâu đủ để nhận được nó.
Tháng 8 năm 2010 tôi đã mở khóa dậy Thiên Khí Năng lần đầu tiên tại thành phố Oklahoma bên Hoa Kỳ, và thành lập nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe, để các anh các chị làm việc tông đồ giúp chữa bệnh cho những ai cần. Trong các học viên có vài nữ tu. Các chị sống tại Oklahoma đã có thể chữa bệnh. Mấy chị về Việt Nam cũng đã mở khóa dậy Thiên Khí Năng để phổ biến phương pháp chữa bệnh không cần phải dùng thuốc này. Hiện nay tại Việt Nam cũng có nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe, và các anh các chị thành viên đã mở nhiều khóa dậy, và chữa bệnh với các thành qủa rất khích lệ.
Tất cả những gì trình bầy ở đây là tổng hợp một số kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Là người đã tự lấy được thiên khí năng và sử dụng nó để chữa bệnh cho chính mình cũng như cho người khác, tôi cũng chỉ là người thừa hưởng công lao nghiên cứu của biết bao nhiêu bác sĩ và các chuyên viên đi trước. Nếu có chút công lao gì, thì đó chỉ là nỗ lực tổng hợp và phố biến một số kiến thức liên quan tới vài phương pháp chữa bệnh giúp minh giải bản chất và kiểu chữa bệnh của thiên khí năng trong lãnh vực trị liệu rất cần được tiếp tục nghiên cứu và quảng bá.
Xin cám ơn thầy Nguyên Văn Yên, dòng Tên, đã giúp trình bầy bìa và lên trang; anh chị Huỳnh Dũng Kim Lan về việc liên lạc in ấn; Chị Kim Tuyến về các tài liệu liên quan tới dầu dừa, lá Neem và thể dục bàn nhún rebounder; cũng như sự hỗ trợ của các anh các chị nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe Oklahoma City. Xin chân thành cám ơn các thân nhân, bạn bè, ân nhân và đặc biệt các bệnh nhân đã khích lệ phổ biến cách chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng, một phương pháp tuyệt diệu mà Thiên Chúa Tình Yêu Quan Phòng đặt để trong tầm tay của từng người.
Ước mong cuốn sách nhỏ bé này góp phần phổ biến một kiến thức chữa bệnh hữu hiệu giúp nhiều người được khỏi bệnh và sống khỏe mạnh.
Roma 13-5-2011
Lễ Đức Mẹ Fatima
Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng