Vô Ngã Vô Ưu Hay Thiền Quán Về Phật
nguồn : http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/696-vo-nga-vo-u-hay-thin-quan-v-pht-o.html?start=1
Ðó chính là những lý do để giải thích tại sao cuộc đời ta sẽ không bao giờ đầy đủ nếu không có Thiền. Những lạc thú bên ngoài mà cuộc đời mang đến cho ta, không thể so sánh được với niềm vui nội tâm. Sự buông xả, không bám víu giúp chúng ta hiểu rằng "cái tôi" luôn đòi hỏi, do đó tâm luôn đòi suy tưởng. Khi ta ngưng mọi ham muốn, ta không cần phải suy nghĩ, vọng tưởng. Khi chúng ta ngưng đòi hỏi, tất cả mọi sự thất vọng, đau khổ đều biến mất. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải tu tập Thiền.
nguồn : http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/696-vo-nga-vo-u-hay-thin-quan-v-pht-o.html?start=1
Ðó chính là những lý do để giải thích tại sao cuộc đời ta sẽ không bao giờ đầy đủ nếu không có Thiền. Những lạc thú bên ngoài mà cuộc đời mang đến cho ta, không thể so sánh được với niềm vui nội tâm. Sự buông xả, không bám víu giúp chúng ta hiểu rằng "cái tôi" luôn đòi hỏi, do đó tâm luôn đòi suy tưởng. Khi ta ngưng mọi ham muốn, ta không cần phải suy nghĩ, vọng tưởng. Khi chúng ta ngưng đòi hỏi, tất cả mọi sự thất vọng, đau khổ đều biến mất. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải tu tập Thiền.
Trước hết chúng ta
phải chú trọng đến hơi thở ra, hơi thở vào nơi mũi. hơi thở là gió, nên
khi gió vào hay ra, ta đều cảm thấy. Cảm giác đó giúp chúng ta chú tâm ở
nơi mũi. Việc làm đó lúc đầu khó tránh khỏi khó khăn.
Hơi thở là mạng sống
của chúng ta, vì thế còn gì thích hợp là dùng hơi thở để Thiền quán: Ta
sống nhờ hơi thở, không thể tách rời khỏi nó giây phút nào. Vậy mà ít
khi ta nghĩ đến nó. Ta quên khuấy nó, cho đến khi ta mất nó, nghẹt thở,
chết đuối hay chết ngạt. Lúc đó ta mới thấy hơi thở quan trọng biết bao.
Nhưng khi hơi thở còn ở với chúng ta, ta chẳng bao giờ nhớ tới, dầu hơi
thở là sự sống còn của ta, là báu vật quý nhất của tất cả chúng ta. Hơi
thở còn trực tiếp hỗ trợ cho tâm. Khi ta xúc động hay vội vã, hơi thở
trở nên gấp rút. Khi tâm ta thanh tịnh, tĩnh lặng, hơi thở nhẹ nhàng,
thanh thoát. Khi hơi thở trở nên mong manh đến nỗi khó tìm thấy, là khi
chúng ta ở trạng thái Thiền định. Tập chú trọng vào hơi thở là phương
pháp giúp chúng ta đạt đến trạng thái đó. Thở là một hành động vừa tự
nhiên, vừa có thể được kiểm soát. Ta có thể làm cho hơi thở sâu, dài hay
ngắn hay ngưng lại giây lát.
Có nhiều cách để chú
tâm vào hơi thở. Ta có thể theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra khi ta chú
tâm đến nó. Muốn thực tập phương cách này, không cần phải thay đổi cách
thở chỉ im lặng theo dõi nó vào ra.
Hoặc tập chú tâm bằng cách kết hợp hơi thở với tụng niệm, thí dụ "Nam Mô". Nam khi hít vào, Mô khi thở ra.
Ta cũng có thể đếm một
khi hít vào, một khi thở ra. Hai khi hít vào, hai khi thở ra. Không đếm
dưới 5, không đếm quá 10. Khi đếm đến 10, lại bắt đầu trở lại một. Khi
tâm lang thang, bắt đầu đếm lại 1. Lúc bắt đầu, nếu bạn không bao giờ
đếm quá hai, đừng nản lòng. Hãy kiên trì thực tập.
Tất cả tâm đều giống
nhau. Bạn không cần phải nghĩ: "Tôi không thể tập Thiền. Thiền không
thích hợp với tôi." Nhưng "tôi" ở đây là ai? Nó chỉ là một tâm không kềm
chế so với tâm đã được kềm chế. Một vận động viên có tập luyện sẽ chạy
nhanh, chạy giỏi hơn người không tập. Thế thôi. Nếu không có sự cố gắng
tập luyện, không thể bảo rằng: "Tôi vô dụng. Tôi không thể chạy nhanh".
Ðếm hơi thở, niệm chú,
chú tâm ở hơi thở nơi mũi hay theo dõi hơi thở ra vào. Hãy thử xem
phương pháp nào thích hợp với bạn, rồi giữ lấy phương pháp đó. Nếu bạn
có thể tập chú tâm, bằng cách theo dõi hơi thở phồng lên xẹp xuống ở
bụng thì cứ làm như thế. Chân xếp như thế nào để bạn có thể ngồi lâu.
Lưng thẳng nhưng không gồng. Vai, bụng, và cổ cũng phải thư giãn, mềm.
Khi bạn ngồi bị ngã chúi, hãy ngồi thẳng lại. Ðầu cũng phải giữ thẳng.
Ngồi chúi, đầu gục xuống dễ làm ta buồn ngủ hơn là tĩnh tâm. Khi ngồi
Thiền chúng ta cần phải hoàn toàn tỉnh giác.
Bạn sẽ thấy rằng không
phải lúc nào tâm cũng trụ vào hơi thở, dù bạn tập bằng phương pháp nào:
niệm chú, đếm 1-1, 2-2 hay chú tâm vào hơi thở ở mũi hay theo dõi hơi
thở vào ra. Tâm vẫn lăng xăng, trừ khi bạn đã từng tập ngồi Thiền một
thời gian dài. Vọng tưởng cuốn phim vẫn còn đó. Chỉ có cách là tập gọi
tên các vọng tưởng, nhưng nếu gặp khó khăn, có thể đơn giản hóa bằng
cách gọi chung chung như "tư tưởng", "hồi ức" "lầm lẫn", "dự tính" hay
"nhảm nhí". Không quan trọng. Vì ngay lúc ta đặt cho vọng tưởng một cái
tên, là lúc ta đã tách ta ra khỏi nó. Nếu không, bạn không phải là ngồi
Thiền mà là ngồi suy nghĩ và bạn sẽ hoàn toàn bị dẫn dắt, lôi cuốn theo
các suy tưởng của mình. Bạn sẽ lo cho con mèo bị nhốt ngoài cửa, lo
không biết mấy đứa nhỏ ngủ chưa... Bất cứ gì, thì bạn đang lo nghĩ, dĩ
nhiên tâm bạn sẽ tự bào chữa rằng: "Nhưng tôi cần phải biết những điều
đó chứ". Khi tọa Thiền bạn không cần biết về vấn đề gì cả. Cuộc đời vẫn
cứ tuần tự trôi đi, không cần đến sự lo lắng của chúng ta. Mỗi giây
phút, nó đến rồi đi.
Khi vọng tưởng dấy
lên, hãy nhìn thẳng vào nó, đặt tên cho nó. Trúng, sai không thành vấn
đề. Khi một vọng tưởng đã được đặt tên, có nghĩa là ta có thể buông bỏ
nó. Dần dần thói quen này sẽ được chúng ta áp dụng vào mọi phút giây
tỉnh giác. Nhờ thế khi có những tư tưởng không trong sáng, ta có thể
buông bỏ chúng. Bạn sẽ tập chỉ nghĩ đến điều mình muốn nghĩ, và khi làm
được như thế, bạn sẽ không bao giờ thấy khổ đau nữa. Chỉ có kẻ khờ mới
tự nguyện đau khổ.
Ðặt tên cho các tư
tưởng, đó là cách giúp ta nhận biết vọng tưởng trong đời sống hàng ngày,
nhưng khi ngồi Thiền ta gọi đó là sự tỉnh giác. Ðó là cách thực tập
Chánh niệm. Ðức Phật nói: "Tỉnh giác là phương pháp duy nhất để giải
thoát con người, giúp họ tránh thất vọng, bước vào con đường Giác ngộ,
thoát khỏi khổ đau". Biết rằng "Tôi đang suy nghĩ. Tôi đang lơ đễnh, lo
lắng, bứt rứt, mơ mộng về tương lai. Mong ước..." Chỉ nhận biết rồi trở
về với hơi thở. Nếu bạn có hàng ngàn vọng tưởng, thì hãy nhận biết chúng
hàng ngàn lần. Nhận biết sự dấy khỏi của vọng tưởng và nội dung của
chúng. Ðấy là nền tảng của sự tỉnh giác một cách chủ động, con đường duy
nhất đưa đến giải thoát - nếu ta thực sự thực hành chúng.
Cơ thể của chúng ta sẽ
cảm thấy khó chịu vì phải ngồi trong một tư thế không quen thuộc, và
nhất là vì ta bắt nó phải ngồi yên. Thân không bao giờ thích phải ở yên
một chỗ dù chỉ trong thời gian ngắn. Ngay như khi nằm trên chiếc giường
êm ái, thoải mái, thân cũng lăn trở suốt đêm. Thân muốn di chuyển để
thoát khỏi sự khó chịu, nên dù ta đang ngủ, thân vẫn chuyển động. Cũng
thế, khi chúng ta ngồi Thiền, sự khó chịu dấy lên. Thay vì lập tức nghe
theo thân, thay đổi thế ngồi như ta vẫn thường làm, thường phản ứng khi
đau đớn, khó chịu dấy lên, hãy nhận biết nó. Quan sát cảm giác khó chịu
từ đâu tới. Có phải vì sự tiếp xúc với gối, sàn nhà hay với chân kia. Từ
sự tiếp xúc sinh ra cảm giác. Từ cảm giác dẫn đến hành động. (Ðây cũng
chính là vòng luân hồi luẩn quẩn của chúng ta. Chính phản ứng của chúng
ta đối với các cảm giác đưa chúng ta đến luân hồi sanh tử).
Chỉ có ba loại cảm
giác: dễ chịu, trung tính, khó chịu. Ngồi Thiền gây cảm giác khó chịu,
nên tâm lên tiếng:"Á, cảm giác khó chịu, đau đớn quá. Tôi không chịu
nổi, tôi muốn thoát ra khỏi cảm giác này". Chúng ta sống, phản ứng như
thế mỗi ngày, từ sáng đến tối, đều như thế. Bất cứ điều gì làm chúng ta
khó chịu chúng ta chạy trốn, xua đuổi hay cố gắng thay đổi các nguyên
nhân bên ngoài chúng ta. Bằng mọi cách chúng ta xua đuổi khổ đau. Nhưng
sẽ không có cách gì làm được, trừ khi chúng ta dứt bỏ được lòng tham
muốn. Bất cứ điều gì ta làm cho thân, xoay chuyển chiều nào rồi nó cũng
sẽ khó chịu, vì sự thoải mái không thể kéo dài.
Hãy quan sát vòng lẩn
quẩn đó: tiếp xúc, cảm giác, phản ứng. "Tôi cảm thấy đau. Tôi muốn chạy
khỏi chỗ này". Nhưng thay vì chạy trốn, hãy đặt hết sự chú tâm vào nơi
đang bị đau đớn, để cảm nhận sự thay đổi của nó. Bạn sẽ thấy cảm giác
đau đớn hoặc là di chuyển đến nơi khác, hoặc là thay đổi cường độ. Cảm
giác đó không phải là một khối đông đặc, nó di chuyển, nó đổi thay.
Hãy nhớ rõ rằng, cơ
thể ta không có sự đau đớn, nhưng nó đang đau đớn. Chỉ có như thế ta mới
hiểu sự thật về những đau đớn của con người. Không phải là thỉnh thoảng
cơ thể ta mới bị đau đớn, khó chịu mà nó luôn luôn đau đớn khó chịu. Nó
không thể nằm hay ngồi yên mà không cảm thấy khó chịu. Hãy nhận biết
tánh vô thường đó. Hãy nhận biết tính chất khổ đau đã được ươm mầm trong
cơ thể con người. Hãy nhận biết là cảm giác chúng tự đến, không có lời
mời của chúng ta. Vậy tại sao gọi chúng là "của tôi"? Hãy nhận biết
chúng từ các cảm giác khó chịu này, rồi thì chuyển đổi nếu cần, không
phải là ngay lập tức. Chỉ chuyển đổi sau khi chúng ta đã quán sát tại
sao cần làm vậy. Chuyển đổi nhẹ nhàng, đầy Chánh niệm để không làm phiền
đến người chung quanh.
Cứ ngồi nguyên một chỗ
cắn răng chịu đựng, và tự nhủ "Tôi sẽ ngồi nguyên bằng mọi giá. Tôi
không chịu đựng nổi nữa, nhưng tôi vẫn cố chịu" không đem lại lợi lộc gì
cho sự ngồi Thiền của chúng ta. Ðó là một phản ứng sai lầm không khác
gì sự đầu hàng nhanh chóng. Một đằng là chạy đuổi theo sự thoải mái,
đằng khác là sự bám víu vào khổ đau. Chúng chỉ là hai mặt của một đồng
tiền. Cách tốt nhất là làm sao hiểu rõ nội tâm, hiểu rõ hành động của
ta, và như thế mới thật sự mang lại kết quả. Hãy tiếp xúc với tư tưởng
và cảm giác khi chúng dấy khởi. Quan sát tính cách vô thường của chúng.
Chúng đến, rồi chúng đi. vậy tại sao ta nhận chúng là mình? Ta có mời
chúng không? Chắc chắn là không. Ta chỉ có ý định ngồi Thiền thôi phải
không? Vậy tại sao tâm ta đầy những vọng tưởng? Chúng có phải là ta
không? Chúng có phải là sự khổ đau không?
Vô thường, Khổ đau, và
Vô ngã là ba đặc tính bao trùm vạn vật. Trừ khi ta nhận biết chúng từ
trong tâm thức của ta, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu Ðức Phật nói gì.
Thiền là phương pháp giúp ta hiểu ra điều ấy. Thiền là hành động. Còn
lại tất cả chỉ là ngôn từ. (còn tiếp) .
No comments:
Post a Comment