Search This Blog

Friday, September 28, 2012

SỰ TRỔI DẬY CủA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (PHẦN MỘT) .
Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả : Perry Garfinkel
Hình ảnh : Steve McCurry
Tứ Diệu Đế của đức Phật : 1/ cuộc đời đưa đến (entail) đau khổ ; 2/ đau khổ xuất phát từ sự vươn vấn/quyến luyến của ta đối với dục vọng (attachment to desires) ; 3/ đau khổ sẽ chấm dứt khi sự vươn vấn/quyến luyến này chấm dứt ; 4/ để vượt qua (transcend) những đau khổ cũa cuộc đời , hảy theo Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) . Một thực hành quan trọng là thiền định .

Người đã dạy tôi nhiều nhứt về Phật giáo không phải là một vị sư với cái đầu nhẳn thín . Ông ta (đã) không nói tiếng Phạn và ông ta (đã) không sống trong một tu viện ở dãy Hy mã Lạp sơn . Thực tế , ông ta cũng chẳng phải là Phật tử . Ông ta là Carl Taylor , một người sống suốt đời ở San Francisco có dáng dấp ở tuổi gần 50 . Lúc đó , ông có vẻ bị lạnh , ngồi thẳng người trên một cái giường kê trong khu vườn của khu dưỡng lão (1) của bịnh viện Laguna Honda (gần San Francisco) . Đó là một buổi trưa hè với bầu trời xanh , nhưng ở cái thành phố này nó lại thường lạnh thấu xương . Carl đang sắp chết vì ung thư .
Tay tuy nắm nhưng lại tinh thần lại buông xả (let go) , bịnh nhân ung thư Suzanne Lewis-Abed tiếp nhận sự an ủi từ người con gái và ông Robert Chodo Campbell , một tuyên úy Phật giáo , ở một viện dưỡng lão ở TP New York . " Trong đạo Phật ko có sanh hay tử , " ông Campbell nói , " chỉ là là sự chuyễn đổi . "
Tôi đang trải qua một tuần với Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) , một tổ chức Phật giáo mà những thiện nguyện viên của họ đang giúp ban điều hành cũa khu dưỡng lão (gồm 25 giường) cũa BV này , đây có lẻ là cơ sở công cộng tại nước Mỹ chuyên chăm sóc dài hạn . Chương trình này , được tích cực noi gương khắp thế giới , xử dụng hai điều giáo huấn cột trụ của đạo Phật – chỉ suy nghĩ đến giờ phút hiện tại và lòng thương cảm/từ bi đối với kẻ khác – như là công cụ để giúp tạo ra một mức độ về phẩm cách và tình nhân loại đối với những ai đang ở giai đoạn cuối cũa cuộc đời . Thật ko dễ chịu cho họ khi phải học những bài học này .
Tôi ngồi bên cạnh Carl , giúp chỉnh lại cái áo khoát quá mòn , mà ông đã dùng như cái mền/tấm đắp . Sau khi được chẫn đoán là bịnh ko chữa được , ông đã có thái độ chấp nhận , ung dung tự tại . Tôi đã cố gắng gợi chuyện , nhưng rất khó khăn . Làm sao bạn có thể an ủi một ai đó khi họ ko còn nhiều thời gian để sống và hiểu (sự an ủi) đó ?
“ Vậy anh đã làm nghề gì ? “
Im lặng rất lâu , ông rít một hơi thuốc lá . Gần như một thế kỷ trôi qua trông lúc chúng tôi nhìn một cụm mây trắng bay ngang bầu trời màu xanh .
“Tôi ko muốn nói về quá khứ của tôi.”
Cũng được . Cảm thấy lúng túng để tiếp tục câu chuyện , tôi lướt qua trong trí danh sách những câu hỏi . Nếu tôi ko thể hỏi về quá khứ và cũng vô lý khi hỏi về tương lai , vậy chỉ còn về hiện tại . Và trong lúc này , tôi đang học một điều , rằng ko cần đặt câu hỏi nào .
Nhưng Carl có vẻ bằng lòng khi có tôi ngồi kế bên , sự có mặt của tôi đã giúp ông giảm bớt phần nào nỗi đau của ông . Một khi tôi đã chấp nhận rằng ko có gì phải làm và ko có nơi nào để đi , tôi đã thư giản . Carl quay lại nhìn tôi và cười . Cả hai chúng tôi hiểu rằng tôi vừa học một bài học nhỏ . Cả hai đã nhìn một đám mây trắng khác bay qua .
Tuần đó cũng có những bài học khác , lấy ra từ Phật giáo – như bài học về tính vô thường cũa cuộc đời , về sự lòng tham (attachment) , muốn mọi việc phải như ý mình , và sự thất vọng , khi nhiều việc xảy ra ko như ý mình . Như bài học về đau khổ của thể xác và tinh thần và bài học về giá trị , mà đạo Phật gọi là sangha , có nghĩa là “cộng đồng” . Nhưng trên tất cả , tôi đã thấy làm thế nào những bài học mà một người đã học tại Ấn độ 2.500 năm trước lại thích ứng với thế giới ngày nay .
Phồng lên vào mỗi sáng và xẹp xuống vào mỗi đêm , Paranirvana - một tượng Phật dài 26 bộ Anh (7.92 m) được triển lảm tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Ohio - tượng trưng cho sự vô thường của cuộc đời , nghệ sĩ Lewis deSoto nói . Tác phẩm này mô tả vị thế của đức Phật khi ngài qua đời và lên Niết bàn . (còn tiếp) . 
Chú thích cũa người dịch :
(1) hospice , là một loại BV dành cho người ở giai đoạn cuối của một bịnh nan y (như ung thư , v.v...) hay những người rất già . Vì hai thành phần này ở chung nên ta ko thể gọi là 'viện dưỡng lão" được ; tôi đề nghị nên dịch là "sinh chung đường" (nơi trú ngụ cuối cùng trước khi chết của hai thành phần này .

(2) Dân số thế giới năm 2005 : 6,5 tỉ (hình dưới) trong đó tín đồ Phật giáo : 379 triệu người hay 6 % . Có 373 triệu (98 %) tín đồ sống tại Á châu . Số 6 triệu người còn lại (2%) sống tại : 3,11 triệu tại Mỹ và Canada , 1,64 triệu tại Âu châu , 0,71 triệu tại Châu mỹ La tinh , 0,5 triệu tại Châu đại dương và 0,15 triệu tại Phi châu (còn tiếp) .

No comments:

Post a Comment