Search This Blog

Friday, September 28, 2012

SỰ TRỔI DẬY CŨA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (PHẦN BA) .

Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả         :  Perry Garfinkel
Chuyễn ngữ  : Trần anh Tú .
 
         Khi đạo Phật rời khỏi Ấn độ , đã đi theo ba đường . Về hướng nam , các nhà sư đã đi bộ hay bằng thuyền tới Sri Lanka và vùng Đông Nam Á . Về phía bắc , họ đã truyền đạo qua vùng Trung Á và đi dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung quốc , từ đó cuối cùng đã truyền tới Hàn quốc và Nhật bản . Sau đó , đạo Phật đã vượt qua rặng Hy mã Lạp sơn để vào Tây tạng . Trong mọi nước , phong tục địa phương và vũ trụ học (cosmology) đã hợp nhứt với phần căn bản cũa đạo Phật : ma thuật (magic) và những mặt nạ cũa các lạt ma đeo khi đánh nhau với ma quỷ tại Tây tạng , sự khổ hạnh cũa một sư ông thuộc Thiền tông (Zen) ngồi tĩnh lặng như một hòn đá trong một ngôi vườn Nhật (ãnh dưới) mà sạn cát được cào rất đẹp . 



        Qua nhiều thế kỹ , đạo Phật đã phát triển thành một phong cách toàn diện (inclusive style) , một lý do khiến nó tồn tại rất lâu và trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thế . Nhiều người đôi khi so sánh đạo Phật như nước : nó tĩnh lặng , trong suốt , lấy hình dạng và màu sắc cũa cái bình mà nó được đổ vào . 
         Và tuy vậy ngay từ lúc bắt đầu , sự truyền bá cũa đạo Phật – một quá trình hòa bình – đã định kỳ gặp sự thù nghịch . Tại Trung quốc , vào năm 842 sau Công nguyên , hoàng đế Vũ Tông ( Wuzong , 814-846) đời nhà Đường bắt đầu bách hại các tôn giáo ngoại lai . Vào khoảng 4.600 tu viện bị tiêu hủy , nhiều công trình nghệ thuật vô giá bị phá hủy , và khoãng 260.000 sư ông và sư nữ bị buộc phải hoàn tục .
          Lịch sử đã lập lại khi đãng Cộng sãn Trung quốc đàn áp đạo Phật – rỏ ràng nhứt là ở Tây tạng . Theo Chiến dịch quốc tế vì Tây tạng (International Campaign for Tibet) , kể từ 1949 , hơn 6.000 tu viện , tu viện dành cho nữ , và đền đã bị phá sập và ít nhứt 500.000 người Tây tạng đã chết vì tù đày , tra tấn , đói và chiến tranh . Nhưng ngày nay đạo Phật tại Trung quốc , giống như bông sen mọc lên từ bùn , đang tái xuất hiện . Với hơn 100 triệu tín đồ , đấy là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhứt tại nước này . 

Ãnh trên: "Để thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát " - là một mục tiêu cũa một sinh viên tại TQ đang cũng cố tinh thần và thể xác dưới sự theo dõi nghiêm khắc cũa một sư phụ về công phu Thiếu lâm . Đó cũng là mục tiêu cũa hàng triệu tín đồ mà cuộc đời dựa vào/tin vào câu nói cũa đức Phật : " Với tư tưỡng chúng ta tạo nên thế giới"  (With our thoughts we make the world) .

              Trần hiểu Húc (Chen Xiaoxu) là một nhân vật nổi bật - mà ko ai ngờ được - cho sự phục sinh này . 
          
Ở tuổi 39 , bà cầm đầu một trong những hảng quảng cáo hàng đầu cũa Bắc kinh , Công ty Quảng cáo Thế bang Bắc kinh (Beijing Shipang Lianhe Advertising) (doanh thu hàng năm trên 31 triệu đô -. người dịch) , nhưng bà được biết nhiều hơn như là một cựu ngôi sao cũa truyền hình Trung quốc . Bà bắt đầu hảng này vào đầu thập niên 1990 , khi nghành quảng cáo ở Trung quốc ở giai đoạn phôi thai , sau đó sự thành công đã vượt quá ước vọng cũa bà . “Một khi đã nếm mùi vị cũa thành công , tôi luôn luôn muốn những biểu tượng cũa đẵng cấp ngày càng nhiều hơn , ngày càng lớn hơn , “ bà kể lại cho tôi , trong khi chúng tôi ngồi trong phòng họp cũa công ty cũa bà , nằm trong một cao ốc hiện đại ở Bắc kinh . Cổ dài và nét mặt thanh tú cũa bà làm tôi nhớ tới (nữ tài tử Mỹ) Audrey Hepburn , mà ãnh chân dung treo trên tường sau lưng bà , nhưng cặp mắt ấm áp , đồng cãm cũa bà lại làm tôi nghĩ tới những bức tranh và tượng , mà tôi đã thấy , cũa Quan Âm (Guanyin) , vị Phật bà cũa Trung quốc , tượng trưng cũa sự thương xót/lòng từ bi .
          Dần dần , bà nói , tôi nhận ra cãm giác trống rổng mà rất nhiều người trải nghiệm khi họ có những thứ gì mà họ muốn . Trong đạo Phật , sự tham lam/thèm muốn có một biệt danh : Ma Đói , một sự thèm muốn mà bạn ko thể nào thõa mãn được .
          “ Dù tôi có tất cã – xe to , nhà đẹp , du lịch bất cứ nơi nào tôi thích , được bao quanh bởi sự nổi tiếng và rất nhiều hàng xa xỉ , mà tôi chia sẽ với gia đình tôi – Nhưng không biết làm sao , tôi vẫn cảm thấy không hạnh phúc .”
        Thế rồi , có người đã cho bà Chen một quyển sách về cuộc đời và giáo lý cũa đức Phật , và bà đã trở nên một người nghiên cứu chăm chĩ về đạo Phật . Giờ đây , một bức tường cũa văn phòng chĩ toàn màu trắng cũa bà được dành riêng để treo hình cũa sư phụ cũa bà , Chin Kung , cũng như những tượng và tranh về đạo Phật . Các nhân viên cũa bà đã biết cách xin-gọi-lại-sau với những cú phone trong giờ ăn trưa , khi bà bỏ ra một thời gian ngắn để thiền định hay nghe nhạc Phật giáo .
       Một người Phật tử trong một nghề nghiệp mà mục tiêu là kích thích lòng tham muốn cũa Ma Đói ? Một điều ít ai chú ý là một con người cũa công chúng như Chen Xiaoxu lại đang công khai theo đạo Phật trong một Trung quốc cộng sản . (Chú thích cũa người dịch : Hai năm sau cuộc phỏng vấn này (2007) , bà đã qua đời vì ung thư vú ở tuổi 41) .
         Trong khi đạo Phật trở lại Trung quốc , đạo lại mất sự hấp dẫn/lôi cuốn ở Nhật , nơi được xem là nguồn suối/wellspring (cũa đạo Phật) đối với một số người phương Tây .
        “Nếu đạo Phật tại Nhật ko đạt được những nhu cầu đang thay đổi cũa xã hội hiện đại , đạo này sẽ tàn lụi , Giáo sĩ (Rev.) Yoshiharu Tomatsu cũa Viện Nghiên cứu Phật giáo Jodo Shu ở Tokyo nói .
       Thuộc thế hệ thứ ba cũa Tịnh độ Tông Jodo Shu (Jodo Shu Pure Land) – một giáo phái đã có ở Nhật 800 năm và đặt niềm tin vào sức mạnh cứu độ cũa Phật A Di Đà , một bậc đã giác ngộ , hơn là thông qua thiền định - vị thày tu tuy 50 tuổi nhưng vẽ mặt trẻ con này hiện cai quãn ngôi đền Shinko-in . Chúng tôi hớp trà xanh trong một ngôi đền gỗ làm từ thế kỷ 16 , nằm dưới chân cũa tháp Tokyo , hình ãnh biểu tượng cũa sự hiện đại về kỷ thuật cũa nước Nhật . Là một DJ (disk-jockey , người giới thiệu đĩa hát) cho một club thời ở đại học , Tomatsu đã nuôi dưỡng giấc mơ trở thành một người điều hành trong kỷ nghệ âm nhạc , nhưng thay vào đó , ông đã có bằng cao học về thần học (divinity) tại Đại học Harvard . Khi ông ko mặc 'com-lê' hay áo choàng (robe) đen , ông ta mặc quần ka ki và quấn quanh cổ cái áo len dài tay màu lam với tay áo cột vào nhau , kiểu Ivy League .
          Phần lớn người Nhật là “Phật tữ khi có đám tang” , ông nói , ám chĩ họ chĩ tham dự trong các nghi lễ Phật giáo khi có ai chết . Với sự tiến triển nhanh chóng và tính cạnh tranh cũa xả hội Nhật , giới trẻ tìm thấy rất ít sự hổ trợ dể xúc cãm hoặc ý thức cộng đồng trong những nghi lễ cổ xưa cũa Phật giáo truyền thống .
        “Thật mĩa mai , “ Tomatsu nói , Trong khi nước Nhật học hỏi phương Tây cách xử lý về văn hóa , họ lại ko tiếp thu Phật giáo phụng sự xã hội – một điều rất quan trọng trong giới Phật tử ở phương Tây . “
         Thực vậy , rất mĩa mai : Nhiều người phương Tây đầu tiên biết đến Phật giáo qua Thiền tông (Zen) , nhánh Nhật bãn cũa Thiền tông Trung quốc . Thiền tông hay Zen được phổ biến bởi Thế hệ Beat ở Mỹ vào thập niên 1950 : tiểu thuyết gia Jack Kerouac , tác giả Alan Watts , các thi sĩ Alan Ginsberg và Gary Snyder , và nhiều người khác . Kế đó bạn có thể dự các lớp dành cho người lớn về các dạng nghệ thuật Zen như thư pháp (calligraphy) và ikebana (cách cắm hoa) hoặc các nghi lễ như trà đạo hay bắn cung . Một khi Madison Avenue khám phá sự hấp dẫn cũa đạo Phật , Zen trở thành đồng nghỉa với sự tuyệt hão (cool) , sãn sinh ra hàng tá sản phẩm mang tên Zen từ mỹ phẩm dưỡng da tới máy MP3 .
        Ông Tomatsu còn cho tôi xem những dấu hiệu cho thấy , dù sao đi nữa , trái tim cũa Phật giáo Nhật bản vẫn còn đập . Một dấu hiệu là một tổ chức mà ông đã giúp thành lập năm 1993 . Có tên là Ayus , có nghĩa "cuộc sống" , tổ chức này đóng góp 300.000 đô mổi năm cho các nhóm tại Nhật hay quốc tế hoạt động cho hòa bình và nhân quyền . Hai phần ba cũa 300 hội viên cũa tổ chức này là các tu sĩ Phật giáo .
      Cũng có một giáo phái có tên Rissho Kosei-kai , thành lập năm 1938 và khoe rằng hiện có 1.800.000 thành viên . Trong khi tuân thủ chặc chẽ các giáo lý Phật giáo , tổ chức này lại khác biệt . Đó là một tổ chức ko theo giáo hội/thế tục (lay group) – chĩ nhấn mạnh vào việc phục vụ tha nhân/người khác . Các thành viên bỏ hai bửa ăn mỗi tháng , qua việc đóng góp tiền cho quỹ hòa bình cũa giáo phái . Rissho Kosei-kai đã đóng góp gần 60 triệu đô cho Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) trong 25 năm qua .
      Ở tổng hành dinh toàn cầu của giáo phái này tại Tokyo , phòng thiền định trung ương bề thế có một dàn đàn ống cao tới trần và những cửa sổ bằng kính màu – trông giống một nhà thờ Thiên chúa giáo hơn là một đền Phật giáo . Tomatsu và tôi ngồi dự một lớp , tiếng Nhật gọi là hoza , (dharma session) , tập chú vào những vấn đề xã hội đang gây khó khăn cho nước Nhật nhưng vẫn là những cấm kỵ – ít được nói tới như : ly dị , nghiện ma túy , bịnh trầm cãm , tự tử . Trong một căn phòng lớn , sáng trưng , được xử dụng cho nhiều mục đích , những người tham dự ăn mặc thường phục , phần lớn là phụ nữ , ngồi trên những ghế xếp bằng kim loại tạo thành một vòng tròn không đều chung quanh một người hướng dẫn/facilitator , để cùng chia sẽ những tình trạng khó xử cũa cá nhân như rắc rối về hôn nhân , con cái ko nghe lời , và cha mẹ già lão . Sau mổi câu chuyện , cã nhóm cho một tràng vỗ tay ũng hộ . Nên nhớ rằng đạo Phật mới ko chĩ luôn luôn bàn luận/chăm lo những vấn đề cũa toàn cầu ; bàn ăn nhà bếp cũng có thể là chiến trường .
         Ông Tomatsu cũng giới thiệu tôi tới giáo sĩ (Rev.) Takeda Takao , một tu sĩ Phật giáo – mà tôi đã thấy cầm đầu một cuộc phản kháng trước tòa nhà quốc hội Nhật tại trung tâm Tokyo . Hàng trăm người biểu tình đã tụ họp để phản đối sự tham dự cũa Lực lượng Tự vệ Nhật tại Iraq . Trong cuộc biểu tình này , ông Takao , trong áo tu sĩ , đứng trên vỉa hè với những tu sĩ khác mang loa , trống , và một biểu ngử .
         Ông Takao thuộc Nipponzan Myohoji , một tổ chức Phật giáo quốc tế thành lập năm 1918 mà những tu sĩ , nam và nử , tổ chức những cuộc tuần hành cho hòa bình , vừa hát và đánh trống từ đầu đến cuối (all the way) (cũa cuộc biểu tình) .
       “Biểu tình hòa bình là cách duy nhứt để tạo nên một hành tinh hòa bình , “ ông nói . Đó là một kết luận mà ông có sau khi tham gia những cuộc biểu tình chống việc xây dựng sân bay Narita tại Tokyo . Trong thập niên 1970 vài cãnh sát và người biểu tình đã chết , và hàng ngàn người bị thương , khi bảo vệ quyền cũa các nhà nông trồng rau mà đất đai bị chánh quyền lấy làm phi đạo . Để ghi nhớ thảm kịch này , dòng tu Nipponzan Myohoji đã dựng một ngôi chùa hòa bình vào năm 2001 nằm bên ngoài hàng rào cũa sân bay .
        Sau buổi trưa đó , khi máy bay cất cánh từ sân bay Narita , tôi thoáng thấy ngôi chùa nhỏ xíu màu trắng . Nó đối chọi với sự phát triển cũa khu kỹ nghệ màu xám ; (và là) một đài tưởng niệm sáng chói cho thông điệp ngàn đời cũa đức Phật .
         Thật vậy , từ Tokyo tới San Francisco , từ lớp học trong trại tù tới lớp học cũa người giàu , một cộng đồng trên toàn cầu cũa những Phật tử phụng sự xã hội đã bảo đãm rằng truyền thống này vẫn là một sức mạnh đáng nễ . Trở lại San Francisco , một ai đó đang nằm trên giường ở viện dưỡng lão , mà trước kia Carl Taylor đã nằm . Và bên cạnh người này là một người Phật tử thiện nguyện khác , chĩ ngồi chứ ko nói gì hết ./.

No comments:

Post a Comment