Chuyện luân hồi: Thái hậu, Thái giám và Cung nữ của Hoàng đế
Tác giả: Hàng Minh—Chuyện có thật của quá khứ, hiện tại và tương lai
[Chanhkien.org] Nhân loại đã trải qua vài ngàn năm lịch sử. Những gì xảy ra trong quá khứ có thể bị chôn sâu trong ký ức của chúng ta. Những ký ức đó có thể tác động lên sự thích và không thích, hay chán ghét và trả nghiệp của nhân loại. Thường thường chúng ta nghe những câu chuyện trong lịch sử của vài nhân vật nổi tiếng, những vị anh hùng, những vị tướng lãnh, những học giả, hoặc cả những thảo khấu và vân vân, chúng ta có thể cảm thấy hơi cảm động hoặc bị kích thích và để ý nhiều về các câu chuyện này. Có thể là chúng ta đã có mặt khi những câu chuyện đó đã xảy ra lâu lắm rồi…
Trải qua sự tu luyện, một số ngườicó thể nhớ lại những gì chôn sâu vào ký ức, và hiểu cái ý nghĩa của kiếp sống con người. Trong bài nầy, tôi xin được giới thiệu chuyện tiền kiếp của cô Ann, từ đó chúng ta có thể biết một chút ít lịch sử của triều đại nhà Thanh mà sử gia chỉ biết sơ qua.
Một buổi chiều năm 2000, cô Ann và mẹ đang tập Pháp Luân Công ở sau vườn trước nhà để xe. Thình lình cô Ann cảm thấy vật gì chạm vào chân cô. Rất ngạc nhiên, Ann mở mắt ra và thấy một con chó đang chúi đầu vào hai chân cô và liếm đầu gối cô. Ann muốn đuổi con chó đi nhưng nó không đi. Ann đành phải ngưng nhạc tập. Cô vào trong nhà và gọi chồng ở sở xem phải làm thế nào. Chồng Ann nói, “Em đã luôn mong muốn có một con chó phải không? Nếu con chó không đi, tại sao không giữ nó lại?” Ann trả lời với chồng là cô đã đổi ý, là người tu luyện không nên nuôi thú vật và sát sinh. Mặc dù Ann không muốn giữ con chó lại, cô cảm thấy hơi lo vì trời tối và lạnh. Cô nghĩ nếu cô đuổi con chó đi thì còn chỗ nào để nó đi. Chồng Ann cảm nhận Ann chưa quyết định trong điện thoại, nên đề nghị Ann ra ngoài mua thức ăn cho con chó, và để nó ở trong nhà xe đợi anh về.
Sau khi Ann trở về nhà, chồng cô cũng về đến nhà. Sau khi chồng Ann thấy con chó trong nhà xe, anh ta nói với Ann, “Con chó này loại chó săn mồi rất đắt tiền. Người chủ nó chắc là lo cho nó lắm. Nếu em không có ý muốn giữ nó, cách tốt nhất là đăng cáo thị trong cộng đồng về con chó để chờ người chủ đến. Và vợ chồng Ann cho con chó ăn uống và đồ chơi để con chó ở lại đêm trong nhà để xe.
Sáng hôm sau Ann thức dậy sớm. Trời vẫn còn tối, cho nên cô vẫn còn nằm trên giường. Khi cô còn nữa thức nữa ngủ, cô thấy một hang động lớn giống như hang động nổi tiếng ở Đôn Hoàng và hình ảnh rõ ràng hơn trong giây phút. Có một tấm kính lớn hình trái xoan ở trước cửa vào hang. Bên trong hang động ở hai bên có những bức tượng các hoàng đế của mỗi triều đại cổ xưa Trung Hoa. Ann không thể tự chủ bước đến và đứng trước tấm kính. Một làn sương mù che phủ tấm kính. Khi sương mù hạ xuống, một người đàn bà mặc quần áo xưa của triều đại nhà Thanh hiện ra (Ghi chú của dịch giả: Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của hệ thống hoàng gia Trung Hoa đã chấm dứt gần một thế kỷ trước). Người đàn bà đó cử chỉ trang nghiêm, mắt bà trong sáng. Ann sợ hãi nhìn bà ở trong gương. Lúc đó một giọng nói như sấm từ trong vũ trụ, “Đây là hoàng hậu thừa kế của triều đại nhà Thanh, tên bà là XX, và cô đã là XX!” Sợ hãi và quýnh quáng tràn ngập với Ann khi nghe những lời đó, vì cô có ấn tượng không tốt với Thái Hậu của triều đại nhà Thanh. Cô không có cảm nghĩ tốt về người đàn bà danh tiếng này. Vì vậy Ann thét lớn, “Không, không tôi không phải là bà đó. Hãy để tôi đi ra khỏi chỗ này! Hãy để tôi đi ra khỏi chỗ này!” Dường như tình trạng đó ở ngoài vòng kiểm soát của cô. Sau đó Ann vào Tử Cấm Thành. [Ghi chú của dịch giả: Tử Cấm Thành là nơi ở của các vua triều đại nhà Thanh tọa lạc tại Bắc Kinh. ] Cô thấy vị Hoàng đế trẻ đang tuyển chọn hoàng hậu, phi tử, và quí nhân. Có một cô gái trẻ thuộc gia đình quý phái xem ra rất đặc biệt – cô ấy không có e thẹn như các cô gái khác, và cô đang lặng lẽ nhìn quang cảnh và người chung quanh cô. Sau cùng người con gái được chọn là quí nhân. Trong vài năm cô Guiren có mang và sanh được một con trai.
Vì hoàng hậu chỉ sinh được con gái, cô gái sinh được cho hoàng đế một người con trai nên địa vị trong triều đình được nâng cao, cô gái trở thành người thứ hai đứng sau hoàng hậu. Vì cô sinh ra hoàng tử nên rất được hoàng đế yêu chiều. Cô gái này bạo dạn và thông minh, đôi khi hoàng đế để cho cô trông coi việc triều đình và cho phép cô được ký tên các công văn. Dần dần cô trở nên người cố vấn chính trị tin cẩn của hoàng đế. Và năm sau, hoàng đế chết vì bệnh ở cung điện mùa hè tại Thừa Đức. Vì hoàng tử còn nhỏ, nên cô và hoàng hậu xử lý công việc triều đình nhà Thanh. Cô gái nầy, người thừa kế Hoàng Hậu (Thái Hậu), trở thành một nhân vật có thế lực nhất trong triều đình.
Thái Hậu cai trị triều đại nhà Thanh hàng chục năm nhưng sử gia không ngừng nói xấu về bà và gắn cho bà rất nhiều nhãn hiệu. Nhưng sự thật, khi hoàng đế trẻ còn sống đất nước hoàn toàn không người cai trị và triều đình nhà Thanh bên bờ sụp đổ. Cô gái trẻ này, lúc hai mươi tuổi lấy lại sự cai trị và kéo dài sự cai trị của nhà Thanh thêm hàng chục năm và việc này khó mà thành tựu dễ dàng. Can đảm của cô từ đâu mà có? Ai đã cho cô uy quyền như thế? Và cô đã làm cách nào để kéo dài cai trị triều đại nhà Thanh? Thật ra, sự chấm dứt của triều đại Thanh là do ý trời, không ai có thể thay đổi định mệnh. Tôi tin rằng câu chuyện thật về Thái Hậu xấu hay tốt sẽ có ngày được biết rõ.
Trong sử lược không chính thức trong dân gian của Trung Hoa, Thái Hậu tính nết lạnh lùng và bắt nạt, và nhiều câu chuyện về sự tàn ác của bà đối với dân chúng. Nhưng có lý do nào đằng sau của các việc này không? Và có lẽ cũng có một số sự kiện bí ẩn đằng sau câu chuyện.
Trong những năm cai trị của nhà Thanh, có một thái giám là cánh tay mặt của Thái Hậu. Một ngày nọ Thái Hậu đi tản bộ trong vườn hoa Di Hòa Viên (vườn hoa của vua ở Bắc Kinh) với thái giám và nghỉ chân ở hành lang. Một cô công chúa trẻ chạy đến gặp Thái Hậu và hỏi một cách giận dữ, “Ai cho bà cai trị đất nước? Có phải chỉ vì bà sinh được hoàng tử? Trong khi đó mẹ tôi không được gì cả vì không sinh được con trai!” Mặc dù cô công chúa không phải là con gái ruột của Thái Hậu, bà vẫn rất yêu thương đứa trẻ. Bà rất ng̣ạc nhiên vì sự bộc phát của cô công chúa. Sự dành giật quyền lực và ganh tị trong vòng chính trị đôi khi đầu độc trẻ con. Thái Hậu không thốt ra lời nào, bình tĩnh xoay qua người thái giám và ra dấu bằng mắt. Người thái giám hiểu ý bước đến bạt tay rất mạnh cô công chúa. Sự trừng phạt đau đớn bất ngờ làm công chúa bắt đầu khóc nức nở. Thái Hậu với tay ôm công chúa vào lòng, vuốt má vỗ về công chúa, và mắng thái giám, “Tại sao ngươi dám động tới công chúa! Mau đến quỳ xuống xin lỗi công chúa!” Bà quay sang công chúa với giọng lo lắng, “Bây giờ con có thể ngừng khóc và nhớ đừng phê bình ngu dại như vậy nữa. Ta sẽ trừng trị tên thái giám ngu xuẩn nầy!” Và cô công chúa rời khỏi đó như đã bảo. Từ biến cố nầy, thì thấy được Thái Hậu thật ra rất đanh đá và không phải là một người đàn bà tầm thường.
Sống trong cung điện, Thái Hậu không những lo công việc triều đình mà còn xử sự với những sự va chạm giữa cá nhân của hàng ngàn người sống trong cung điện. Trong những phụ nữ sống trong cung có một vũ nữ mảnh khảnh rất đẹp và được hoàng đế khi còn sống yêu chuộng. Vì cô vũ nữ này được hoàng đế chiều chuộng, cô ta hay nói xấu các người khác sinh ra những chuyện xô xát nhỏ giữa những người ở trong cung. Sau khi hoàng đế chết, cô vũ nữ này mất địa vị trong cung vì tính nết xưa, Thái Hậu không thích cô ấy và hay làm cho cô sống khổ sở. Tên thái giám nhận thấy tình trạng này nên thường hay làm những việc để Thái Hậu được vui lòng. Do đó một ngày nọ không cần hỏi ý kiến Thái Hậu, tên thái giám chặt cả tay chân cô vũ nữ và để thân cô sống trong chậu lớn. Hắn mới nói với Thái Hậu về việc này và nghĩ rằng hắn sẽ được khen ngợi vì ý nghĩ độc nhất vô nhị của hắn. Thái Hậu bị chấn động vì sự tàn ác của tên thái giám, sau khi nghe việc này kết quả Thái Hậu mắng và phạt nặng tên thái giám.
Cũng có nhiều chuyện trong lịch sử về Thái Hậu, hoàng hậu kế vị của triều đại nhà Thanh, nhưng không hoàn toàn thật. Mặc dù Thái Hậ̣̣̣̣̣̣u đanh đá và tính toán nhưng bà ta cũng rất rộng lượng, kiên quyết và luôn luôn giữ lời hứa. Bà cũng biểu hiện sự tử tế với quan lại, cung phi và thái giám đã kính trọng bà. Bà luôn luôn đối xử với người chung quanh bà với sự dịu dàng mặc dù bà đã có một ngày làm việc trong triều đình không tốt.
Đương nhiên là người thường, ai cũng phạm lỗi lầm; Thái Hậu cũng không được ngoại lệ. Nhưng chúng ta không thể thấu đáo các sự xấu và tốt trong cuộc đời của bà ở đây.
Đây là vài câu chuyện không được kể về Thái Hậu mà cô Ann đã thấy được Thái Hậu lúc còn trẻ, có một lần vì nhàm chán đời sống trong cung điện nên rời Tử Cấm Thành với vài cung nữ và thái giám tín cẩn để đi xem vài nơi sinh hoạt trong Bắc Kinh. Bà đến một quán rượu và thấy một đám đông đang cờ bạc trong đó. Thái Hậu ăn mặc như đàn ông trông rất đẹp trai nhưng bí ẩn. Bà hiếu kỳ muốn xem đám đông đang làm gì, bà mới chen vào để xem. Sau đó bà thấy thích thú nên bắt đầu nhập cuộc cờ bạc. Bà đặt tiền với mảnh ngọc đắt tiền, hành động nầy làm các tay cờ bạc tại đó sửng sốt, tự hỏi người đàn ông trẻ giàu nầy là ai. Đối thủ của Thái Hậu là một thương gia ngoại quốc, nhìn thấy giá trị của tiền đặt cuộc, ông ta cũng đặt cả hàng hoá trên tàu để đánh cuộc. Người ngoại quốc rất lo lắng thở hổn hển sợ hãi vì giá trị của đánh cuộc. Trái lại Thái Hậu rất bình tĩnh. Vì thiếu kinh nghiệm cờ bạc nên Thái Hậu bị thua cuộc; bà không ngần ngại để lại chiếc ngọc cho người ngoại quốc và rời khỏi quán rượu.
Một dịp khác, Thái Hậu một lần nữa rời Tử Cấm Thành và viếng thăm một đường phố nhộn nhịp ở Bắc Kinh. Có một đám rước lễ cưới, với người đánh chiên, đánh trống. Rất nhiều người nhìn đám rước và họ có vẻ đang bàn tán việc gì. Thái Hậu đi vào đám đông để nghe thì mới biết là đám cưới giữa một quan giàu tuổi 70 với một cô gái trẻ tuổi! Thái Hậu giận dữ, nghĩ rằng: tại sao lão già xấu tình này làm hư hỏng đạo đức của xã hội đến thế! Vì vậy bà bảo vị thái giám đi ngăn chận cuộc lễ. Khi biết bị ngăn chặn, lão già rất giận và nói: ”Ta là một viên chức quan trọng triều đình; không ai có thể cản ta!” Nghe như vậy, Thái Hậu nổi giận và nói, ”Ông già ngu xuẩn, ông có biết phạm tội gì không! Dừng lại ngay, nếu không ta cách chức ông!” Tên thái giám bảo với ông già đó là lệnh của Thái Hậu, ngăn chận lễ cưới và đưa trả cô gái về nhà. Lão già hốt hoảng và rất sợ sệt. Lão tự phủ phục trước mặt Thái Hậu và cầu xin tha lỗi.
Trong một dịp Thái Hậu cùng với vài cung nữ và thái giám đi viếng chợ đêm ở Bắc Kinh. Có rất nhiều người ồn ào trong chợ. Một người thủy thủ ngoại quốc say rượu, tay cầm chai rượu, điếu thuốc trên miệng, đang ôm một người đàn bà trong tay đang đi ngang qua. Thái Hậu nổi giận, nghỉ rằng tư cách làm tổn thương sự đứng đắn công cộng và phải cần ngăn chận lập tức. Và bà bảo thái giám thông báo với người thủy thủ ngoại quốc. Người thủy thủ giận dữ trả lời lớn tiếng, “Tôi muốn làm gì thì làm không ai có quyền làm gì được tôi! Thái Hậu giận dữ và nói; “Hãy mở mắt ra và nhìn xem anh đang nói chuyện với ai! Mọi người trong nước đều biết ta là ai! Anh đã nhục mạ triều đình nhà Thanh vì làm hư hại đạo đức. Anh đáng bị xử chết… ” Sau khi biết được Thái Hậu là ai, người thủy thủ bắt đầu hoảng sợ và xin tha mạng, nhưng đã trễ khi Thái Hậu đã quyết định…
Buổi sáng hôm sau khi cô Ann thức dậy, cô thuật lại chuyện cô đã thấy cho mẹ cô nghe. Cô rất ngạc nhiên khi nghe mẹ nói cho cô biết là mẹ cô thấy kiếp trước của bà là vũ nữ trong triều đại nhà Thanh. Đột nhiên cô Ann hiểu ra… mặc dù Ann chỉ là con một trong gia đình, mẹ cô dường như không hề quan tâm hay yêu mến cô. Tuổi thơ và trưởng thành của Ann đầy ký ức đau khổ vì bị đau và bị trừng phạt. Có nhiều đêm Ann phải khóc và tự hỏi cô có phải là con gái ruột của mẹ vì cô không thể ngờ được người mẹ đối xử với con gái như vậy… Thật vậy, không tu luyện thì ai có thể hiểu được sự trả nghiệp và những sự quan hệ giữa người này với người khác?
Bất thình lình Ann cũng biết rằng con chó đến nhà cô ngày hôm qua là hiện thân của tên thái giám đã làm việc cho Thái Hậu trong triểu đại nhà Thanh. Sự buồn khốn khổ mà Ann có thể thấy trong mắt con chó làm cho Ann bối rối. Thật sự, người thái giám giống như con chó rất trung thành và vâng lời với Thái Hậu. Người thái giám đã làm những việc xấu sau lưng Thái Hậu và thường để trách nhiệm những hành động xấu cho Thái Hậu và nói là do Thái Hậu chỉ thị. Vì hắn đã làm những việc xấu xa nên trở thành con chó ở kiếp này để trả nghiệp, mặc dù hắn làm những việc để được đặc ân của chủ, Thái Hậu. Trong sáu lần tái sinh, ai trở thành ai? Thật là khó nghĩ cho nhân loại.
Sau khi hiểu ra chuyện, Ann chạy vào nhà xe để xem con chó. Nhiều đôi giày nằm rải rác trên nền nhà để xe. Khi cô Ann nhặt những đôi giày đó, cô để ý là chỉ có một đôi giày không bị cắn hư hại là đôi giày của cô. Ann thở dài vì biết rằng con chó chưa quên được sự bất bình riêng tư dù là con chó. Vì vậy cô Ann, người chủ cũ của người thái giám đối đãi tốt, mua thức ăn và đồ chơi cho con chó. Hơn một tháng sau đó, cô Ann tìm được người chủ và giao lại con chó.
Số phận của người thái giám là một bài học cho tất cả chúng ta. Chúng ta phải làm những gì với nguyên tắc đạo đức. Làm những gì xấu cho người khác để được đặc ân là việc chúng ta không nên làm, nếu không thì khi phạm lỗi người ta phải đền trả trong chu kỳ luân hồi. Việc này được gọi là “Làm lành thì sinh lành, làm dữ thì sinh dữ. ”
Đọc giả! Nếu quí vị tin vào trả nghiệp, thì tâm tính và hành vi của quí vị sẽ ngay thẳng đứng đắn. Nếu quí vị không tin thì xem câu chuyện này như là chuyện thần thoại đừng tìm ai trở thành ai trong lịch sử. Làm ơn hãy ghi nhớ!
Dịch từ:
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=3884
http://zhengjian.org/zj/articles/2005/9/26/33985.html
No comments:
Post a Comment