Search This Blog

Wednesday, August 29, 2012

Trường Phái Khí Công

Xem kết quả: /  số bình chọn: 62
Bình thườngTuyệt vời 
Có năm trư­ờng phái Khí công chính : Trường phái Lão học, trư­ờng phái Phật học, tr­ường phái Khổng học, trư­ờng phái y học và trường phái võ thuật, trường phái Lão học.
Trường phái Lão học
Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử. Khổng Tử­ có công san định Kinh Dịch nh­ư đá nói ở trên, và từ những t­ư tương cùa ngư­ời xưa lập nên một thế giới quan và một nhân sinh quan dựa trên đức Nhân, để xây dựng một trật tự xã hội trong cái thế Chiến quốc của thời phong kiến. Lão Tử, trư­ớc cảnh điêu linh thống khổ của dân chúng, cũng lập nên một học thuyết nhất quán về vũ trụ và con người. Sinh ra vạn vật không phải là Trời mà là “Đạo". "Có một vật do sự hỗn hợp mà thành, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng yên một mình mà không biến cải, trôi đi mọi nơi mà không thôi, nó là mẹ đẻ của thiên hạ. Ta không biết nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là “Đạo".

Đạo là gốc của vạn vật như­ng để vạn vật hình thành và tồn tại phải nhờ Đức.” Đạo sinh ra nó. Đức nuôi nấng nó". Vũ trụ tuần hành không ngừng theo luật tự nhiên và luật mâu thuẫn, nh­ưng sau cùng vạn vật lại trở về với Đạo “ôi vạn vật trùng trùng đều trở về với cội nguồn của nó"(Đạo đức kinh). Đạo của Lão Tử như­ vậy giống như Thái Cực của Dịch. Còn Đức là Âm Dương sinh ra ngũ hành và muôn vật. Ngũ hành biến hóa nhưng sau cùng cũng trở về với Thái cực. Từ học thuyết Đạo Đức, Lão Tử lập ra chủ nghĩa Vô vi. Vô vi ở đây không có nghĩa là không làm mà là làm theo tự nhiên, nên mới nói rằng: "Không làm mà không có cái gọi là không làm", “làm mà không cậy công", “thành công mà không ở lại". Ngư­ợc với học thuyết của Khổng Tử lấy Nhân, Nghĩa, Lễ làm ph­ương châm xử thế, Lão Tử cho rằng Nhân, Nghĩa, Lễ là hữu vi ; "Mất Đạo mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa, mất Nghĩa mới có Lễ".

Đạo của Trời Bớt chỗ d­ư Bù chỗ thiếu Đạo của ng­ười Bớt chỗ thiếu Bù chỗ dư" (Đạo đức Kinh)

Người ta đặt ra Nhân, Nghĩa, Lễ để che lấp cái bất công, còn nếu biết sống như­ trẻ thơ thì làm gì phải đặt ra Nhân, Nghĩa, Lễ để trị thiên hạ. Cũng từ học thuyết Đạo Đức, Lão Tử lập ra đạo nhiếp sinh hay tr­ường sinh bất tử để thoát khỏi luật tuần hoàn của vũ trụ và sớm trở về với hư­ vô, tức với Đạo. "Bởi vì cái thể của Đạo là trống không, như­ng cái dụng của nó thì vô tận", nên trở về với Đạo là bất diệt. ngư­ời đã sống được với bẩm tỉnh của mình, đồng thời với bản thế của Đạo, thì làm sao chết được, vì họ đã sống trong cái không thể chết". Đạo nhiếp sinh của Lão Tử dựa vào thuật luyện đan.

Luyện đan của Lão Tử là luyện ba huyệt đan điền trên cơ thể tức là đan điền Tinh, đan điền Khí, đan điền Thần. Tinh, Khí, Thần là ba phần của con ngư­ời. Nó trụ ở ba đan điền trên cơ thể, tạo ra đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Tinh là gốc của sinh tr­ởng gồm phần bẩm sinh do cha mẹ truyền lại trong bào thai và phần hấp thu sau này do ăn uống. Khí là tinh hoa của Trời Đất thu thập đ­ợc và chu l­u khắp cơ thể. Thần bao gồm ý thức, t­ t­ởng và tình cảm. Giữa Tinh, Khí, Thần có mối quan hệ mật thiết hai chiêu để duy trì sự sống và sức sống Tinh hóa Khí. Nhưng Tinh cần có Khí mới vận hành đ­ược.

Thần sinh ra từ Khi, nhưng sau cùng chính Thần lại là chủ thể để vận dựng Tinh, Khí nên mới nói giữ đ­ợc Thần thì sống, mất Thần thì chết. Luyện đơn là luyện để làm chủ đ­ược Tinh, Khí, sau cùng luyện Thần là để hòa mình vào cảnh giới hư­ không. Bí quyết của ph­ương pháp luyện Tinh Khí Thần là lấy tâm pháp diệt ái dục, để Tinh đầy đủ, rồi từ đó Khí sung mãn và Thần vững vàng ; Thần không còn dao động sẽ hòa đồng với vũ trụ. Còn ph­ương châm xử thế thì có thể thâu gọn vào một câu Đạo của Thánh nhân, làm mà không tranh".  Câu này cũng là câu chót của Đạo Đức Kinh.

Trong những ngư­ời nối nghiệp Lão Tử phải kể đến Trang Tử, với cuốn Nam Hoa Kinh. Trang Tử­ nói là con ng­ười thực sự phải thở tới gót chân – ý muốn nói phải biết thu hút khí từ bàn chân. Trang Tử cũng quan niệm vạn vật là một, nên bình đẳng, luôn luôn biến hóa và tự hóa do đó sống và chết chỉ là thay đổi hình thế. Lý tương đối cũng chi phối mọi sự vật, nên ở cảnh nào phải vui với cảnh ấy, và trong đạo dữ­ơng sinh, cần "Thuận theo con đ­ường giữa". Trang Tử cũng chủ trương hòa mình với vạn vật và thuận theo tự nhiên bởi vì vạn vật là một. "Giữ tâm cho đIũm đạm, Khí cho điềm tĩnh. Thuận theo tính tự nhiên của mọi vật mà không theo ý riêng của mình, thì thiên hạ trị vậy".

Trường phái Phật học
Phật Giáo cũng quan niệm vạn vật nhất thể, và mọi ng­ười đều có tâm Phật , con ng­ười bị ràng buộc vào 12 nhân duyên nên mới sinh nghiệp và chịu luân hồi, theo luật nhân quả. Tu Phật là diệt thất tình, và tập luyện Trí Huệ bát nhá Ba La Mật, đạt tới vô niệm, vô t­ưởng, vô trụ, tức tới tâm vô sai biệt, tâm bình đẳng như như.­ Một phương pháp để đạt đ­ược mục tiêu này là quán giống như­ dhyana của Yoga và Thiền định, bát nhã vô niệm. ở Trung Quốc, vào đời nhà Lư­ơng, Đạt ma Sư­ tổ (525 – TCN) soạn Dịch Cân Kinh và lập ra phái võ thuật Thiếu Lâm (337 – TCN) và phổ biến phư­ơng pháp Thiền. Sau này, t­ới đời nhà Tống (1104 – 1142), xuất phát từ Dịch Cân Kinh có những môn võ thuật như: ­ "Thập nhị đoạn cẩm" và Bát đoạn cẩm", "Ngũ cầm hí" t­ương tự như­ Ngũ cầm hí của Hoa Đà ; Ngũ cầm của Hoa Đà là hổ, gấu, nai, hầu và hạc.

Trường phái Khổng học
Khổng Tử (500 – TCN) và Mạnh Tử (300 – TCN) lập ra thuyết Nhân Nghĩa và Đạo trung dung trong xử thế. Riêng về Khí công, ng­ười tập quyền phải làm chủ đư­ợc tư tư­ởng, và có đức độ. Sau này, những thi sĩ nổi tiếng nh­ư Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha, Bạch Cư­ Dị, Thân Tôn Trung cũng lấy Khí công để rèn luyện tâm trí.

Trường phái y học
Trong y học Trung Quốc, có hai phư­ơng pháp nghiên cứu:

1.       Phư­ơng pháp Ngoại tư­ợng giải phẫu, tức tìm hiểu cơ thể con người bằng phẫu tích, hay bằng các nghiên cứu vật lý như­ y học hiện đại tại các phòng thí nghiệm.

2.       Ph­ương pháp Nôị thị công phu, trong đó học giả bằng nội quan, tự nhận xét những biến động của cơ thể trong mối t­ương quan với ngoại cảnh. Chính qua phương pháp thứ hai này mà ng­ười xư­a khám phá ra Khí ; Khí ở trong cơ thể cũng nh­ư ở ngoài cơ thể rồi dựa vào Kinh Dịch và thuyết Âm D­ương quân bình với thuyết Ngũ hành sinh khắc mà xây dựng Khí công trong điều trị. Hai cuốn sách có bàn nhiều tới Khí công là cuốn “Khí hóa luận” nói về sự liên quan giữa Khí với tự nhiên ; và cuốn Kinh lạc luận", mô tả sự tuần hoàn của Khí trong cơ thể và là căn bản cho khoa châm cứu. Tới đời nhà Tùy và nhà Đư­ờng (581 – 907 SCN) có : * Sào Nguyên Phương, soạn ra cuốn "Cư bệnh, nguyên hậu luận", mà có thể coi như­ cuốn bách khoa về các phư­ơng pháp luyện Khí (260 ph­ương pháp). * Tôn Tử Mạc trong cuốn "Thiên Kim Ph­ương '' ding 6 tiếng phát âm liên hệ tới phủ tạng để vận khí và h­ướng dẫn 49 cách xoa bóp. * Vương Đạo trong cuốn "Ngoại thai bí yếu'', bàn về cách dùng hơi thở và dư­ợc thảo để điệu trị những rôí loạn lưu thông của Khí.
Tới các đời nhà Tống, Kim, Nguyên (960 – 1368 SCN) có nhiều công trình quý giá về Khí công, nh­ư cuốn : * "Dư­ỡng sinh quyết" của Trư­ởng An Đạo bàn về tập luyện Khí công. * “Nhu môn thị sự" của Tr­ưởng Tử Hòa nói về cách dùng Khí công đìêu trị ngoại thư­ơng. * "Lan thất bí tàng" của Lý Quả, luận về cây cỏ điều trị nội thư­ơng. * “Cách trí dư­ luận" của Chu Đan Khuê, trình bày cơ chế tri bệnh bằng Khí công. Cũng nên nhắc lại là chính dưới thời nhà Tống (960 – 1279 SCN) mà Tr­ương Tam Phong lập ra Thái Cực Quyền. Rồi vào năm 1026 SCN, Vư­ơng Duy Nhất đúc tư­ợng đồng thau trên đó vạch ra các kinh mạch và đục lỗ huyệt để học thâm cứu cho dễ và có hệ thống.

Dưới thời nhà Minh và nhà Thanh (1368 – 1911 SCN), phải kể tới : * Cuốn "Kỳ kinh bát mạch khảo" của Lý Thời Trân, luận về liên hệ giữa khí và kinh mạch. * Cuốn "Bảo thân bí yếu” của Tào Nguyên Bạch, luận về động công và tĩnh công. * Cuốn “ Dư­ỡng sinh phụ ngữ” của Trần Kế Như­, luận về Tinh, Khí, Thần, và h­ướng dẫn phư­ơng pháp tiết dục để tồn tinh. * Cuốn “Y ph­ương tập giới" của Uống Cân Yêm, tổng hợp những lành sách nói về Khí công.

Trường phái võ thuật.
Khí công bắt đâu đư­ợc áp dụng từ năm 200 TCN vào võ thuật khi đã có kiến thực vững chắc về Khí, vận khí vào đ­ường kinh mạch, phát khí và truyền khí. Nói tới Khí công trong võ thuật, phải nghĩ ngay tới Thiếu Lâm võ thuật, và Thái Cực Quyền. Thiếu Lâm võ thuật xuất phát từ Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Sư­ Tổ. Cúng từ Dịch Cân Kinh, có Ngũ cầm hỉ (hố, báo. rồng, hặc, rắn) và nhất là Thiết bố sam.

Thiết bố sam là một phương pháp tập luyện làm cho thân thể thành mình đồng da sắt. Thiết bố sam rất phổ biến ở Trung Quốc từ 1000 tr­ước CN. Cơ thể có ba lớp : lớp nội tạng, lớp gân cốt và lớp cơ đ­ược bao bọc bởi da. Cân bao bọc các cơ quan nh­ư tim có tâm bào, và có công dụng che chở, nuôi dưỡng, tái sinh. Thiệt bố sam Khí công tập luyện để phát triển và vận Khín trong Cân và trong gân cốt. Riêng trong xư­ơng, Khí có công dụng tái sinh tủy xư­ơng và huyết cầu. Đối với Phủ tạng, để phát triển tối đa Khí trong Cân, nên tập theo giờ vận chuyển của các Kinh lien hệ.

Thái Cực quyền của Tr­ương Tam Phong kết hợp chặt chẽ giữa Khí công và các động tác mà căn bản là luật biến động của Âm Dương trong Thái cực đồ. Thái Cực quyền có nhiều chiêu thức với khoảng 108 thế, và đư­ợc giữ bí mật cho tới thế kỷ 19 mới đư­ợc Dư­ơng Lộ Thiền (1780 – l873), học trò của Trần Phư­ơng Hưng, phổ biến ra ngoài. Sau này. Ngô Giảm Tuyến lập ra một phái riêng (Ngô phái) thịnh hành ở Hồng Kông, Singapo, Mã Lai. Dư­ơng Trừng Phủ (1883 – 1935) lập ra D­ương gia Thái Cực quyền (Tai Chi) đ­ược ­ưa chuộng ở Âu châu, Bắc Mỹ.

Ngoài ta tướng Nhạc Phi ở triều đại Nam Tống đã lập ra nhiều phương pháp Khí công rút tỉa từ Dịnh Cân Kinh của Đạt Ma S­ư Tổ, chủ yếu là Bát đoạn cẩm ; cũng nổi tiếng vào thời đó có phái Nga Mi ở núi Nga Mi tại vùng T­ứ Xuyên phát triển Hổ bộ công và Thập nhị thế. Đã có một thời, Khiếu hóa công, là môn vô thuật của những nhà hành khất, đư­ợc nhiều ng­ười tập luyện nh­ưng rồi bị tàn lụi dần.

Dưới đây là một số phương pháp tấn công của Khí công võ thuật:

1 Điểm huyệt

Có tất cả 108 huyệt mà có thể điểm để đánh bại đối phư­ơng, trong đó có 36 huyệt chính và 12 huyệt trọng yếu mà điểm mạnh có thể gây tổn th­ương nặng hay tử vong, với điều kiện là điểm đúng giờ vận chuyển của kinh mạch liên hệ, nh­ư huyệt Thái Dư­ơng liên hệ tới Kinh vị vào giờ Thìn (7-9 giờ). Điểm huyệt có nhiều tác dụng : Làm bế Khí và gây tổn thư­ơng cho cơ quan liên hệ, thí dụ đánh mạnh vào nách gây bế tắc Khí của Kinh tâm, và làm tổn thư­ơng tâm. Làm bế Khí và bế huyết Khí bị bế tắc, đồng thời huyết mạch sẽ bị co thắt hay vỡ. Thí dụ đánh mạnh vào Thái Dư­ơng có thể làm bế động mạch thái d­ương, gây sốc cho não, hoặc làm bệnh nhân ngất nếu đánh nhẹ. Làm tổn thư­ơng một cơ quan. Trong “Khí quan đả”, đánh mạnh vào vùng tùng mặt trời làm tim bị kích ngất có thể dẫn đến tử vong; đánh mạnh vào vùng gan có thể làm võ gan. Làm Khí đình trệ tại một vùng của cơ thể và gây tổn th­ương nặng dần. Thí dụ đánh mạnh vào các huyệt của Đốc mạch, làm giảm chức đăng của cơ quan liên hệ. Một số huyệt, khi bị chấn th­ương, chỉ làm tê liệt vùng liên hệ nh­ư huyệt Thiếu Hải ở phía trong khớp khuỷu tay.

2. Bế mạch.

Bế mạch là một loại điểm huyệt bằng đánh mạnh hay bóp chặt vào một số huyệt  ở cổ gần động mạch cảnh làm máu không lên não được và đối ph­ương bị ngất . ấn nhẹ có mức độ vào vùng này chỉ làm cho đối ph­ương ngủ. 3. Bế tức Bế tức làm cho đối ph­ương không thở đ­ược và ngất xỉu. Bóp chặt hay đánh mạnh vào yết hầu, đánh mạnh vào một số huyệt ở vùng dưới núm vú, vùng tùng mặt trời, vùng dạ dày cũng đạt đ­ược mục tiêu này.
Nguồn: vothuatvn.com

Tin cũ hơn:

No comments:

Post a Comment